Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 29 tháng 4 năm 2020 |
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 1393/QĐ-UB ngày 29/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ủy quyền ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Triển khai kịp thời Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 (của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện kịp thời các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, người dân gặp khó khăn, bị giảm sâu thu nhập do đại dịch COVID-19 gây ra.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và cộng đồng cùng chia sẻ đối với cuộc sống của nhân dân, người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
2. Yêu cầu
- Việc hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, đúng tiến độ, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, tham nhũng, tiêu cực.
- Huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị; phải được các cấp, các ngành triển khai với nỗ lực và quyết tâm cao nhất.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đúng quy trình, thủ tục quy định; đảm bảo sự đồng bộ, tính hiệu quả, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong quá trình thực hiện.
1.1. Điều kiện hỗ trợ: theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả
a) Mức hỗ trợ: 1.800.000 đồng/người/tháng.
b) Thời gian hỗ trợ: theo thời gian thực tế người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020. Trường hợp thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương sau khi tính tròn tháng có ngày lẻ thì số ngày lẻ từ 15 ngày trở lên được tính tròn 01 tháng, dưới 15 ngày thì không được tính.
c) Phương thức chi trả: Hỗ trợ hằng tháng
1.3. Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền thực hiện và tổ chức chi trả: Thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
a) Hồ sơ theo Phụ lục kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
b) Doanh nghiệp lập danh sách người lao động theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ thì đồng thời gửi thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp của người lao động để Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, tránh trùng lặp đối tượng, trục lợi chính sách.
c) Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch cùng cấp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện chi trả cho người lao động.
1.4. Thời gian và tiến độ thực hiện: Thực hiện từ ngày 28/4/2020, hoàn thành xong trước ngày 15 hằng tháng.
1.5. Cơ quan lưu hồ sơ: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện.
2.1. Điều kiện vay vốn: theo quy định tại Điều 13 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Mức vay, lãi suất vay và thời hạn vay, bảo đảm tiền vay:
a) Mức cho vay:
- Ngân hàng chính sách xã hội cho người sử dụng lao động vay để trả lương theo số lao động ngừng việc thực tế hằng tháng, không quá 50% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng, tối đa trong 03 tháng (từ tháng 4 đến hết tháng 6 năm 2020).
- Mức tiền lương tối thiểu vùng căn cứ theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Vùng II: mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái; Vùng III: mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thị xã Đông Triều, Quảng Yên; Vùng IV: mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn còn lại của tỉnh.
b) Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay tối đa không quá 12 tháng.
c) Lãi suất vay vốn:
- Lãi suất vay vốn: 0%/năm.
- Lãi suất nợ quá hạn: 12%/năm.
d) Bảo đảm tiền vay: Người sử dụng lao động vay vốn được vay không có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
2.3. Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền thực hiện và tổ chức giải ngân: Thực hiện theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
a) Hồ sơ theo Phụ lục kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
b) Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách (đồng thời gửi Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện).
c) Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện căn cứ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện giải ngân hàng tháng đến người sử dụng lao động.
2.4. Thời gian thực hiện: Thực hiện từ ngày 28/4/2020; việc giải ngân được thực hiện đến hết ngày 31/7/2020.
2.5. Cơ quan lưu hồ sơ: Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện lưu hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng; Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện lưu hồ sơ vay vốn của người sử dụng lao động.
3.1. Điều kiện hỗ trợ: theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả:
a) Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/hộ/tháng.
b) Thời gian hỗ trợ: theo thời gian tạm ngừng kinh doanh thực tế, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 nhưng tối đa không quá 03 tháng.
Thời gian hỗ trợ tính theo tháng (đủ 30 ngày). Trường hợp có ngày lẻ được làm tròn theo nguyên tắc: thời gian tạm ngừng kinh doanh từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng, dưới 15 ngày thì không được tính.
c) Phương thức chi trả: hỗ trợ hằng tháng.
3.3. Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền thực hiện và tổ chức chi trả: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
a) Hồ sơ theo Phụ lục kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
b) Trong 05 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục Thuế.
c) Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Đội quản lý thị trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện (gửi qua Phòng Tài chính - Kế hoạch) tổng hợp.
d) Trong 03 ngày làm việc, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện rà soát, tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.
e) Phòng Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chi trả cho hộ kinh doanh.
3.4. Thời gian và tiến độ thực hiện: Thực hiện từ ngày 28/4/2020, hoàn thành xong trước ngày 15 hằng tháng.
3.5. Cơ quan lưu hồ sơ: Phòng Tài chính cấp huyện thực hiện.
4.1. Điều kiện hỗ trợ: theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
4.2. Mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả:
a) Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/tháng.
b) Thời gian hỗ trợ: từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, ít nhất 01 tháng và tối đa không quá 03 tháng.
Trường hợp người lao động nộp hồ sơ đề nghị lần đầu vào tháng nào thì được hỗ trợ tháng đấy. Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong tháng 4 hoặc tháng 5 hoặc tháng 6 mà tháng tiếp theo mới nộp hồ sơ đề nghị làn đầu thì mỗi tháng tương ứng được hỗ trợ thêm 01 tháng.
c) Phương thức chi trả: hỗ trợ hằng tháng.
4.3. Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền thực hiện và tổ chức chi trả: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
a) Hồ sơ theo Phụ lục kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động cư trú hợp pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ, xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp).
c) Trong 02 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chi trả cho người lao động.
4.4. Thời gian và tiến độ thực hiện: Thực hiện từ ngày 28/4/2020, hoàn thành xong trước ngày 15 hằng tháng.
4.5. Cơ quan lưu hồ sơ: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện.
5.1. Điều kiện hỗ trợ: theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 7 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg; bổ sung các đối tượng khác khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5.2. Mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả:
a) Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/tháng.
b) Thời gian hỗ trợ theo thời gian người lao động không có việc làm, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 nhưng tối đa không quá 03 tháng.
Thời gian hỗ trợ tính theo tháng (đủ 30 ngày). Trường hợp có ngày lẻ được làm tròn theo nguyên tắc: thời gian không có việc làm từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng, dưới 15 ngày thì không được tính.
c) Phương thức chi trả: hỗ trợ hằng tháng.
5.3. Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền thực hiện và tổ chức chi trả: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
a) Hồ sơ theo Phụ lục kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động cư trú hợp pháp xác định đối tượng người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ để lập danh sách với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách trong 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện (gửi qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội).
c) Trong 02 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chi trả cho người lao động.
Riêng việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng là người bán lẻ xổ số lưu động do Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Ninh thực hiện và được hạch toán vào chi phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5.4. Thời gian và tiến độ thực hiện: Thực hiện từ ngày 28/4/2020, hoàn thành xong trước ngày 15 hằng tháng.
5.5. Cơ quan lưu hồ sơ: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Ninh thực hiện.
6.1. Đối tượng hỗ trợ: theo quy định tại Điều 9, Điều 11 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
6.2. Mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả:
a) Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/người/tháng;
b) Thời gian hỗ trợ: 03 tháng, kể từ tháng 4 đến tháng 6/2020.
c) Phương thức chi trả: thực hiện chi trả một lần.
6.3. Phân cấp thực hiện và tổ chức chi trả:
a) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện rà soát, lập danh sách, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ (theo Mẫu số 05, 06, 07 ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg).
b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện phối hợp với cơ quan Bưu điện và Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chi trả cho đối tượng.
6.4. Thời gian và tiến độ thực hiện: Thực hiện từ ngày 28/4/2020, hoàn thành xong trước ngày 10/5/2020.
6.5. Cơ quan lưu hồ sơ: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện.
7.1. Đối tượng hỗ trợ: theo quy định tại Điều 10 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
7.2. Mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả:
a) Mức hỗ trợ: 250.000 đồng/người/tháng.
b) Thời gian hỗ trợ: 03 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.
c) Phương thức chi trả: thực hiện chi trả một lần.
7.3. Phân cấp thực hiện và tổ chức chi trả
a) Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ (theo Mẫu số 08, 09, 10 ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg).
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện căn cứ quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chi trả cho đối tượng.
7.4. Thời gian và tiến độ thực hiện: Thực hiện từ ngày 28/4/2020, hoàn thành xong trước ngày 15/5/2020.
7.5. Cơ quan lưu hồ sơ: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện.
Theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước quy định tại Khoản 4, Mục I và cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo Khoản 3, Mục IV Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
- Định kỳ trước ngày 20 hằng tháng, chủ trì tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các nhóm đối tượng theo Kế hoạch này; kịp thời hướng dẫn hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Sở Tài chính.
- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí của tỉnh và đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí để đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định; hướng dẫn việc phân bổ ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Mục III Kế hoạch này.
- Hướng dẫn việc thanh quyết toán ngân sách nhà nước, kinh phí thực hiện hỗ trợ theo quy định.
3. Cục Thuế tỉnh.
Chỉ đạo cơ quan thuế địa phương:
- Cung cấp danh sách hộ kinh doanh có doanh thu do cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh năm 2020 dưới 100 triệu đồng, được xác định tại thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2020 theo quy định của pháp luật quản lý thuế;
- Phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Đội Quản lý thị trường, Phòng Tài chính, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm định, gửi Phòng Tài chính tổng hợp.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.
- Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh;
- Tiếp nhận, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện gói hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc.
5. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.
Căn cứ quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để hướng dẫn người sử dụng lao động các thủ tục, hồ sơ vay vốn theo quy định tại Khoản 2, Mục II Kế hoạch này.
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Chủ trì xác nhận danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1, Mục II Kế hoạch này.
7. Sở Thông tin và Truyền thông.
Chỉ đạo các cơ quan phát thanh truyền hình, báo chí trên địa bàn, Cổng thông tin điện tử tỉnh tăng cường tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh về các nội dung theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Kế hoạch này để biết và thực hiện.
8. Công an tỉnh.
Chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự; phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát các trường hợp thuộc diện hỗ trợ khó khăn; chủ động nắm tình hình, tham mưu các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp có hành vi lợi dụng các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực.
9. Thanh tra tỉnh.
Thực hiện công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trong quá trình tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo cơ quan thanh tra các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.
10. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
Tích cực thông tin, tuyên truyền về các nội dung chính sách của Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để biết và thực hiện.
Tham gia triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch này trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do sở, ban, ngành quản lý. Đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cơ sở triển khai thực hiện Kế hoạch này.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho các nhóm đối tượng tại địa phương theo Kế hoạch này đảm bảo đúng đối tượng, tiến độ, công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách; Chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương theo quy định để thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Kế hoạch này.
- Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn về các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, cung cấp mẫu đề nghị hỗ trợ cho các đối tượng, lập danh sách theo biểu mẫu quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ và thành lập tổ công tác gồm đại diện Chính quyền, Công an, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên để tổ chức triển khai và giám sát trong quá trình thực hiện.
- Định kỳ trước ngày 18 hằng tháng, tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ cho các nhóm đối tượng trên địa bàn.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên
- Trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của mình chỉ đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc tổ chức tốt công tác tuyên truyền, thông tin về các nội dung chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Kế hoạch này để biết và thực hiện.
- Chỉ đạo và tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Kế hoạch này.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, đề xuất phương án xử lý, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1829/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình điện tử thực hiện thủ tục hành chính mới về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Quyết định 539/QĐ-UBND năm về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3Nghị quyết 14/2020/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ đối tượng phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 1Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- 2Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1829/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình điện tử thực hiện thủ tục hành chính mới về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 539/QĐ-UBND năm về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Nghị quyết 14/2020/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ đối tượng phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 7Quyết định 1393/QĐ-UBND năm 2020 về ủy quyền ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2020 về triển khai thực hiện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- Số hiệu: 76/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/04/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Đặng Huy Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra