ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 739/KH-UBND | Đắk Nông, ngày 18 tháng 12 năm 2020 |
Thực hiện Chương trình số 63/CTr-TU ngày 30/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, với các nội dung như sau:
1. Mục đích
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chương trình số 63/CTr-TU ngày 30/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống; nâng cao dinh dưỡng, cơ cấu thực phẩm hợp lý, khoa học, cải thiện chất lượng bữa ăn của nhân dân.
2. Yêu cầu
- Tạo sự thống nhất của cấp ủy, chính quyền và nhân dân nhận thức về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 tại Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị; các Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ; Chương trình số 63/CTr-TU ngày 30/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đảm bảo an ninh lương thực, nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên của đơn vị nói riêng và của địa phương nói chung.
- Các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo đề ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Bố trí nguồn lực, kinh phí bảo đảm triển khai thực hiện các giải pháp xây dựng trong Kế hoạch; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Mục tiêu đến năm 2030
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; tổng diện tích gieo trồng cây lúa giữ ổn định khoảng 10.000 ha đất với năng suất bình quân chung của tỉnh khoảng 61,5 tạ/ha, sản lượng đạt 61.500 tấn/năm, làm nòng cốt đảm bảo an ninh lương thực. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, đa dạng, an toàn các loại thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thủy sản, rau quả, đồ uống,... với chất lượng ngày càng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị - xã hội trong mọi tình huống.
- Xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng hiệu quả, chặt chẽ quỹ đất trồng lúa; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân, bảo đảm thu nhập của người dân khu vực nông thôn cao gấp 2 lần so với năm 2020, bảo đảm khả năng tiếp cận và chi trả cho nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu.
- Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối khoa học; nâng mức tiêu thụ lương thực bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dưới 19,6% và thể thấp còi xuống dưới 25,9%; tỷ lệ béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn dưới 5% và thành thị dưới 10%.
2. Nhiệm vụ: (Chi tiết tại phụ lục kèm theo)
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức quán triệt Chương trình số 63-CTr/TU ngày 30/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 và Kế hoạch này, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của an ninh lương thực trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, xây dựng kế hoạch thực hiện của ngành, địa phương phải cụ thể hóa thành nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm; phân công lãnh đạo phụ trách, xác định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ, biện pháp thực hiện.
2. Trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể được giao và quy định về phân cấp, các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa xác định nội dung và khối lượng công việc cần thực hiện. Đối với các nhiệm vụ thuộc chức năng, các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí thường xuyên được giao hàng năm hoặc lồng ghép nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình, dự án khác; tài trợ, đóng góp của các cá nhân, tổ chức;... để triển khai thực hiện; quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo đúng quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước và các quy định khác có liên quan.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin, vận động tuyên truyền sâu rộng, đa dạng về hình thức, phương pháp về vai trò, trách nhiệm của việc đảm bảo an ninh lương thực trong giai đoạn phát triển mới để các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức được rằng: đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, góp phần ổn định đời sống người dân, đảm bảo an ninh lương thực vững chắc trong mọi tình huống, cho mọi người dân.
4. Giao Sở Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định. Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa tại Kế hoạch này; định kỳ hàng Quý, năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 63/CTr-TU ngày 30/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 của UBND tỉnh; yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 63/CTR-TU NGÀY 30/9/2020 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 81-KL/TW NGÀY 29/7/2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 739/KH-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Đắk Nông)
STT | Nhiệm vụ | Đơn vị thực hiện | Đơn vị phối hợp | Thời gian hoàn thành |
1 | Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình số 63-CTr/TU ngày 30/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị; các Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực, nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo đến toàn thể cán bộ, công chức tại đơn vị và nhân dân | Các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Đắk Nông, Tạp chí Nâm Nung | Thường xuyên |
2 | Phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ lương thực, thực phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy mô lớn, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị | |||
2.1 | Phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng các vùng trọng điểm, chuyên canh sản xuất tập trung lương thực, thực phẩm ở những huyện có tiềm năng như: lúa gạo, ngô (tại các huyện: Krông Nô, Đắk Mil, Cư Jút); phát triển chăn nuôi (tại các huyện: Krông Nô, Đắk Mil, Cư Jút); phát triển thủy sản (tại các huyện: Đắk Mil, Đắk R’lấp, Đắk Glong); phát triển rau (tại huyện Đắk Song); phát triển cây ăn quả (tại các huyện: Đắk Mil, Đắk G’long, Cư Jút và thành phố Gia Nghĩa) theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, an toàn, được chứng nhận nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, đăng ký mã vùng trồng | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Giai đoạn 2020-2030 |
2.2 | Hợp tác, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ trong sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông sản dược liệu gắn với truy xuất nguồn gốc, giám sát an toàn thực phẩm | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương | Hàng năm |
2.3 | Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị, dinh dưỡng, đa dạng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xuất khẩu | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị có liên quan | Hàng năm |
3 | Nâng cao khả năng và quyền tiếp cận của người dân đối với lương thực, thực phẩm an toàn đảm bảo dinh dưỡng | |||
3.1 | Xây dựng, đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất: công trình đập, hồ chứa nước, hệ thống hồ đập, kiên cố hóa giao thông, kênh mương nội đồng, công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
3.2 | Nghiên cứu đề xuất đổi mới, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất, kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm | Sở Y tế | Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Hàng năm |
3.3 | Duy trì tốt Chương trình sữa học đường, bữa ăn học đường cho học sinh trên địa bàn tỉnh, nhất là các huyện nghèo còn nhiều khó khăn | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các Sở: Tài chính; Y tế; Lao động-Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Hàng năm |
3.4 | Nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; Nghiên cứu, đề xuất đổi mới cơ chế quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Hàng năm |
3.5 | Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nhằm đẩy mạnh, nâng cao hệ thống lưu thông hàng hóa (lương thực, thực phẩm) đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân trong tỉnh. Xây dựng công tác dự báo tốt về tình hình thị trường tiêu thụ lương thực, đề xuất cấp có thẩm quyền các biện pháp khi có biến động bất thường xảy ra. | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
4 | Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách bảo đảm an ninh lương thực | |||
4.1 | Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, đổi mới các cơ chế, chính sách của Trung ương về đất đai, tín dụng, tài chính,... để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với chuỗi giá trị | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; các Sở, ngành liên quan | Hàng năm |
4.2 | Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa được quy hoạch theo các quy định của Trung ương và của tỉnh, đảm bảo mục tiêu giữ vững ổn định diện tích đất trồng lúa | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
4.3 | Xây dựng phương án chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa, nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng, bảo đảm mục tiêu giữ vững ổn định diện tích đất trồng lúa | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Hàng năm |
4.4 | Nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ thỏa đáng cho nông dân, địa phương trồng lúa và doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh lúa gạo | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; các Sở, ngành liên quan | Hàng năm |
4.5 | Nghiên cứu, đề xuất Trung ương bổ sung, ban hành các chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực và môi trường trong chăn nuôi | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; các Sở, ngành liên quan | Hàng năm |
5 | Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ | |||
5.1 | Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, nhất là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, liên kết theo chuỗi giá trị; hướng dẫn đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân nông nghiệp đủ năng lực tiếp thu, vận hành, chuyển giao công nghệ mới | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Hàng năm |
5.2 | Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến và lưu thông lương thực thực phẩm | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Hàng năm |
5.3 | Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ và phát triển sản xuất nông nghiệp thông minh, tiên tiến, thích ứng biến đổi khí hậu; công nghệ sau thu hoạch; Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật, trọng tâm là khoa học quản lý, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Hàng năm |
5.4 | Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các loại giống năng suất cao, chất lượng tốt, giống cây trồng sử dụng ít nước và chịu được ngập úng, hạn hán | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Thường xuyên |
6 | Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh lương thực; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu | |||
6.1 | Tiếp tục nghiên cứu, rà soát hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách xã hội hóa các dịch vụ công trong nông nghiệp | Sở Nội vụ | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Hàng năm |
6.2 | Rà soát, hoàn thiện hệ thống và mối liên hệ về chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền trong các cơ quan có liên quan quản lý nhà nước về an ninh lương thực; rà soát, kiện toàn lại các tổ chức phối hợp liên ngành, giám sát an toàn thực phẩm | Sở Nội vụ | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế | Hàng năm |
6.3 | Tổ chức, xây dựng liên kết sản phẩm lúa gạo theo chuỗi giá trị; xây dựng cơ chế, chính sách và quản lý thị trường lúa gạo | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Hàng năm |
6.4 | Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, nước, rừng; nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Thường xuyên |
6.5 | Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và ứng dụng công nghệ cao để quản lý, sử dụng đất trồng lúa hiệu quả, bền vững | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Hoàn thành vào năm 2021 |
6.6 | Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, hệ thống hồ chứa nước, an toàn đập, bảo đảm an ninh nguồn nước | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa | Hàng năm |
6.7 | Xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai; xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; các Sở, ngành liên quan | Hàng năm |
Tổng cộng: 25 nhiệm vụ
- 1Quyết định 819/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch vùng an ninh lương thực tỉnh Hoà Bình đến năm 2020
- 2Quyết định 493/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 1223/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường mặt hàng Lương thực, thực phẩm thiết yếu; mặt hàng phục vụ Mùa khai giảng; mặt hàng Sữa năm 2019 - Tết Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Kế hoạch 1108/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 15-KH/TU về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Kế hoạch 1736/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 34/NQ-CP và Kế hoạch 07-KH/TU về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 7Quyết định 3363/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 34/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8Quyết định 2389/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động 17-CTr/TU thực hiện Kết luận 81-KL/TW về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 1Quyết định 819/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch vùng an ninh lương thực tỉnh Hoà Bình đến năm 2020
- 2Quyết định 493/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 1223/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường mặt hàng Lương thực, thực phẩm thiết yếu; mặt hàng phục vụ Mùa khai giảng; mặt hàng Sữa năm 2019 - Tết Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Kết luận 81-KL/TW năm 2020 về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Kế hoạch 1108/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 15-KH/TU về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- 7Kế hoạch 1736/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 34/NQ-CP và Kế hoạch 07-KH/TU về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 8Quyết định 3363/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 34/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 9Quyết định 2389/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động 17-CTr/TU thực hiện Kết luận 81-KL/TW về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Kế hoạch 739/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình 63/CTr-TU ngày thực hiện Kết luận 81-KL/TW về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- Số hiệu: 739/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Lê Trọng Yên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định