Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7059/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 16 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG TẬP TRUNG CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC GẮN VỚI MÃ SỐ VÙNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 15/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025; Kết luận số 91-KL/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch phát triển vùng trồng tập trung các sản phẩm chủ lực gắn với Mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, ứng dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh, các tỉnh lân cận và xuất khẩu.

- Phát huy lợi thế của từng vùng, miền theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, hàng hóa, chuyên canh, quy mô lớn, gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2030.

- Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang tư duy kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, gắn với nhu cầu của thị trường; nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân và năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Các sản phẩm sản xuất theo chuỗi áp dụng các quy trình kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh việc hình thành các loại hình kinh tế tập thể hợp tác sản xuất, kinh doanh và xây dựng thương hiệu, cấp và sử dụng Mã số vùng trồng (MSVT) hiệu quả; quảng bá và phát triển làng nghề, du lịch nông nghiệp, thực hiện tốt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2023-2025

- Tổng diện tích sản xuất sản phẩm cây trồng chủ lực theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn đảm bảo an toàn thực phẩm khoảng 30.000 ha, trong đó 10.000 ha ứng dụng công nghệ tiên tiến; diện tích vùng sản xuất tập trung sản phẩm chủ lực- Hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với cấp MSVT cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản đối với các cây: lương thực (lúa, ngô); cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mè); cây rau, đậu thực phẩm; cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm; cây dược liệu. Trong đó, mỗi địa phương (cấp huyện) có ít nhất 10 -15 ha mô hình sản xuất cây trồng chủ lực, đặc sản phát triển tập trung theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP...) hoặc các tiêu chuẩn phù hợp khác có ứng dụng công nghệ tiên tiến được cấp MSVT (quy mô diện tích từng mô hình tuỳ thuộc vào loại cây trồng và các yêu cầu kỹ thuật khác).

- Xây dựng thí điểm (vùng sản xuất nguyên liệu tập trung) một số chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP gắn với cấp MSVT, chuyển đổi số trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Kêu gọi và thu hút được 2-3 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; mỗi địa phương có ít nhất 01 HTX (Hợp tác xã) liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vùng nguyên liệu tập trung sản phẩm chủ lực, đặc sản trên địa bàn.

- Phấn đấu giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác cây trồng chủ lực, đặc sản tập trung đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp MSVT đạt từ 150 triệu đồng/ha/năm trở lên.

2.2. Định hướng đến năm 2030

- Nhân rộng vùng sản xuất tập trung gắn với cấp MSVT cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản. Phấn đấu trên 100% diện tích cây trồng chủ lực, đặc sản sản xuất tập trung đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp MSVT, trong đó có 4-5 vùng được cấp MSVT phục vụ xuất khẩu; diện tích sản xuất theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tương đương có ứng dụng công nghệ tiên tiến, được cấp MSVT đạt từ 1.000 ha trở lên.

- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện, số hóa các vùng nguyên liệu tập trung cho một số chuỗi giá trị sản phẩm sản chủ lực, sản phẩm OCOP hàng hóa đã được cấp MSVT theo hướng nông nghiệp thông minh, khép kín, tuần hoàn; từng bước nâng cấp, đổi mới, mở rộng các khâu, các loại hình ứng dụng công nghệ, trong đó ưu tiên ứng dụng công nghệ 4.0, cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ vào sản xuất quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Kêu gọi và thu hút được 1-2 doanh nghiệp liên kết với HTX, tổ hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, đóng gói sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp với quy định pháp luật để phục vụ xuất khẩu; mỗi địa phương (cấp huyện) có 2-3 HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vùng nguyên liệu tập trung sản phẩm chủ lực, đặc sản trên địa bàn.

(Chi tiết Kế hoạch thực hiện theo Phụ lục I kèm theo).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, từ sản xuất nông nghiệp đảm bảo an sinh xã hội sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá; từ phát triển nông nghiệp theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ chú trọng về số lượng sang chất lượng để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; sản xuất nông nghiệp gắn chặt với nhu cầu thị trường; nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân và năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết.

- Triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, ATTP (an toàn thực phẩm) của Việt Nam và thị trường nhập khẩu cho tất cả các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh nông sản; tăng cường phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất vùng trồng tập trung, hàng hóa sản phẩm chủ lực, đặc sản gắn với MSVT áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc, đăng ký thông tin về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa lên hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia, tỉnh.

- Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực (đội ngũ cán bộ, nông dân, HTX, THT...) phục vụ phát triển sản xuất phù hợp với yêu cầu công nghệ mới và nhu cầu thị trường; nâng cao năng lực về kỹ thuật sản xuất, quản lý kinh tế hộ, trang trại và an toàn thực phẩm tại địa phương.

- Xây dựng tài liệu tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm đối với vùng trồng tập trung, hàng hóa gắn với MSVT nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Mở chuyên trang, chuyên mục về hướng dẫn sản xuất và giới thiệu các sản phẩm trên cổng thông tin của Sở chuyên ngành và ứng dụng Smart của tỉnh.

2. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với cấp MSVT

- Triển khai và quản lý hiệu quả Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở tích hợp các nội dung, định hướng phát triển của các ngành, các địa phương theo Luật Quy hoạch nhằm phát huy lợi thế các sản phẩm chủ lực của địa phương, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng.

- Rà soát, khoanh vùng, định hướng để phát triển các vùng chuyên canh, tập trung hàng hóa các sản phẩm chủ lực gắn với MSVT theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến; xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất phù hợp các vùng chuyên canh tập trung, ổn định lâu dài đối với cây trồng chủ lực, đặc sản có khả năng, thế mạnh đáp ứng thì trường trong nước và xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương.

- Khuyến khích người dân thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh các hình thức tập trung, tích tụ ruộng đất; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được thuê, chuyển nhượng lâu dài để đầu tư liên kết phát triển sản xuất theo quy hoạch/kế hoạch; đầu tư xây dựng trung tâm sản xuất giống chất lượng cao, xây dựng chợ đầu mối, nhà xưởng, cơ sở đóng gói, kho bảo quản, chế biến sản phẩm.

3. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn lực vùng sản xuất tập trung sản phẩm chủ lực

- Huy động, lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình khuyến nông, cơ chế, chính sách, đề án, dự án hiện hành, của doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất để hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết sản xuất vùng tập trung, hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm theo hướng tăng giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp bền vững.

- Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên cơ sở huy động và sử dụng tối ưu các nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới logistics, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử ở nông thôn. Phát huy vai trò của các hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng trong liên kết, hỗ trợ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng.

- Đảm bảo 100% đường giao thông nội đồng trong vùng sản xuất tập trung, hàng hóa sản phẩm chủ lực, đặc sản thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa và đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách; xây dựng lưới điện, trạm biến áp đảm bảo cung ứng và đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, người dân trong vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn.

- Kiểm tra, rà soát chất lượng các công trình thủy lợi để có kế hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới phù hợp với mục tiêu phát triển vùng chuyên canh tập trung hàng hóa sản phẩm chủ lực, đặc sản.

- Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông hộ xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, giao thông, điện, nhà kính, nhà lưới trong vùng chuyên canh tập trung và đầu tư các cơ sở bảo quản, chế biến, các chợ đầu mối thu mua sản phẩm.

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ số tiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm vùng nguyên liệu tập trung một số chuỗi giá trị sản phẩm sản chủ lực, sản phẩm OCOP.

4. Tổ chức phát triển vùng sản xuất tập trung sản phẩm chủ lực

- Tổ chức phát triển vùng sản xuất tập trung, hàng hóa sản phẩm chủ lực, đặc sản gắn với MSVT theo hướng hợp tác, theo chuỗi liên kết để nâng cao giá trị. Trong đó lấy doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác làm nòng cốt để tổ chức phát triển sản xuất theo hướng tập trung, có sản phẩm đủ lớn để phục vụ chế biến và xuất khẩu; chú trọng việc liên kết giữa các vùng để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với xây dựng các thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đặc hữu tại địa phương; đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp xây dựng cơ sở đóng gói, nhà máy chế biến; liên kết với các hộ nông dân từ sản xuất đến thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết.

- Đẩy mạnh hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đồng bộ theo chuỗi; chi phí kiểm nghiệm mẫu đất, mẫu nước, mẫu sản phẩm, chi phí chứng nhận; ưu tiên đẩy mạnh chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt - GAP (VietGAP, GlobalGAP...), hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP, ISO 22000…). Từ nay đến năm 2025, mỗi địa phương (cấp huyện) đầu tư phát triển ít nhất 02-03 mô hình sản xuất tập trung, tổng diện tích 10 -15 ha (quy mô diện tích từng mô hình tuỳ thuộc vào loại cây trồng) ứng dụng công nghệ tiên tiến chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, được cấp MSVT.

- Tiếp tục hỗ trợ, đầu tư xây dựng thí điểm vùng nguyên liệu tập trung cho một số chuỗi giá trị sản phẩm sản chủ lực, sản phẩm OCOP gắn với cấp MSVT, chuyển đổi số trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất, kinh doanh, truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi theo hướng nông nghiệp thông minh, khép kín, tuần hoàn làm cơ sở nhân rộng, mở rộng các khâu, các loại hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất, quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tập trung xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng sản phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng sản phẩm an toàn, bền vững.

- Củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã từ khâu tổ chức sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm trên cơ sở phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế và kết nối ngân hàng, tín dụng vào chuỗi sản xuất cung ứng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia vào chuỗi.

- Tăng cường năng lực, sơ chế, bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng. Hỗ trợ HTX liên kết với doanh nghiệp đầu tư xây dựng 1-2 cơ sở chế biến, đóng gói (rau, quả tươi, dược liệu&) phù hợp với vùng nguyên liệu để phân loại, sơ chế, bảo quản và đóng gói sản phẩm phục vụ nội tiêu và hướng đến xuất khẩu. Trước mắt rà soát, lập kế hoạch củng cố, sửa chữa nâng cấp hệ thống sơ chế, chế biến sẵn có tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển chế biến sâu các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm đặc trưng từng địa phương theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, duy trì, giữ vững thương hiệu sản phẩm và nâng cấp, hoàn thiện thành chuỗi giá trị.

- Hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn đủ điều kiện tham gia các sàn thương mại điện tử, nhằm quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm an toàn của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp&

5. Áp dụng khoa học công nghệ

- Tiếp tục quan tâm đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến công, trong đó chú trọng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại cho người sản xuất; tăng cường ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm có lợi thế, đặc trưng ở địa phương để tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); xây dựng các mô hình du lịch canh nông tại các vùng trồng tập trung gắn với bảo vệ môi trường...

- Hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp, cơ sở sản xuất giống cây trồng, du nhập các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu& bổ sung vào cơ cấu cây trồng của tỉnh; ưu tiên sản xuất các giống phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.

- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất; ưu tiên các tiến bộ kỹ thuật liên quan đến nâng cao chất lượng giống, áp dụng các công nghệ sản xuất xanh, sạch” theo hướng nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

- Nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái; đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn đạt tiêu chuẩn GAP, hữu cơ, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm; thiết lập, vận hành hệ thống tự kiểm soát chất lượng, ATTP tại cơ sở cùng với sự tham gia giám sát của cộng đồng.

- Xây dựng, hướng dẫn qui trình sản xuất phù hợp điều kiện sản xuất của cụ thể cho từng đối tượng cây trồng; nghiên cứu, xây dựng công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đóng gói, chế biến sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp với quy định đảm bảo an toàn thực phẩm. Trên cơ sở đó, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hồ sơ, thủ tục để được cấp MSVT phục vụ xuất khẩu.

- Phối hợp nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tạo giống, sản xuất, đảm bảo nền nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ trong việc giảm thất thoát sau thu hoạch đối với các sản phẩm chủ lực.

- Xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký mã số, mã vạch; bao bì; nhãn mác; cơ sở dữ liệu để cấp và quản lý MSVT, chất lượng, ATTP và hệ thống truy xuất nguồn gốc phải kết nối, tích hợp được với cơ sở dữ liệu do Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng để quản lý MSVT trên phạm vi cả nước.

6. Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường

- Tập trung rà soát, triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã ban hành, nhất là thúc đẩy phát triển cơ giới hóa, phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông sản. Đặc biệt là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP) và chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định số 98/2018/NĐ-CP).

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa. Chú trọng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kiểm soát chất lượng sản phẩm.

- Tuyên truyền, vận động các cơ sở khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, sân bay bố trí trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh. Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản (tham gia Hội chợ triển lãm, Hội nghị xúc tiến, Hội nghị kết nối cung cầu, Đoàn giao thương…).

- Thực hiện tốt việc dự báo, thông tin thị trường để định hướng sản xuất, tiêu thụ nông sản; nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường để hướng dẫn nông dân, doanh nghiệp tổ chức các khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản… đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và các nước nhập khẩu.

- Tiếp tục đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm chủ lực được cấp MSVT với thành phố Đà Nẵng, Hà Nội và các tỉnh/thành phố có nhu cầu tiêu thụ lớn.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi mô hình kinh doanh trên môi trường trực tuyến để kết nối trực tiếp với người tiêu dùng; tham gia phát triển thương mại xuyên biên giới trên cơ sở liên thông kết nối giữa các kênh thông tin sản phẩm http://sanphamquangnam.com và các sàn thương mại điện tử như: Alibaba.com, Amazon.com, Voso Global Postmart.vn, Lazada.vn,...

7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

- Phân công đầu mối quản lý và trách nhiệm cụ thể của các Sở, Ban ngành, UBND cấp huyện trong công tác chỉ đạo, quản lý và phát triển vùng sản xuất tập trung, hàng hóa sản phẩm chủ lực, đặc sản trên địa bàn. Rà soát, hướng dẫn, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT ngày 12/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 32/2022/TTBNNPTNT ngày 30/12/2022 Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ và việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm được cấp MSVT.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành các quy định phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết phát triển sản xuất vùng tập trung, chuyên canh ứng dụng khoa học công nghệ gắn với cấp MSVT nhằm quản lý sản xuất an toàn, bền vững và hiệu quả.

III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ NHU CẦU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí, chính sách áp dụng

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển vùng trồng tập trung các sản phẩm chủ lực gắn với Mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước tại các cơ chế, chính sách hiện có theo phân cấp ngân sách hiện hành; đồng thời, ưu tiên lồng ghép, bố trí kinh phí thực hiện từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý, chủ động tham mưu, tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung trọng tâm, nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch; hàng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước năm sau, tổ chức lập dự toán kinh phí theo chế độ, chính sách hiện hành, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để tham mưu theo quy định của Luật NSNN.

2. Nhu cầu nguồn vốn thực hiện

Tổng nguồn vốn thực hiện Kế hoạch: 62,22 tỷ đồng (chủ yếu tập trung xây dựng mô hình; đào tạo tập huấn; hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn theo các tiêu chuẩn…; nguồn đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung không thuộc kế hoạch này). Trong đó:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua các chương trình, cơ chế, chính sách hiện có: 50,02 tỷ đồng.

- Nguồn vốn đối ứng của người dân, doanh nghiệp, địa phương và huy động từ các nguồn hợp pháp khác: 12,2 tỷ đồng.

(Khái toán kinh phí theo Phụ lục II kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Rà soát, tham mưu UBND tỉnh xây dựng, bổ sung các chỉ tiêu về MSVT, cơ sở đóng gói vào Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch này; chủ động lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch với các kế hoạch, dự án và các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan rà soát quy hoạch để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, bố trí quỹ đất đầu tư hệ thống kho bảo quản, nhà sơ chế, cơ sở đóng gói,& đảm bảo quy định; đầu tư nâng cấp hạ tầng đồng bộ các vùng sản xuất tập trung đảm bảo kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng nguyên liệu phục vụ cho chế biến.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh hàng năm bố trí nguồn lực thực hiện công tác thiết lập và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói trong đó chú trọng tập huấn, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân liên quan; thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, duy trì chất lượng của vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.

- Chủ động tham mưu UBND tỉnh trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thiết lập và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cần thiết đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương để phục vụ công tác mở cửa thị trường, giải quyết các rào cản kỹ thuật và xử lý các thông báo không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm…

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc, đăng ký thông tin về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa lên hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia, tỉnh; gắn MSVT với mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu,…

- Tham mưu tổ chức thực hiện công tác thiết lập và quản lý MSVT, cơ sở đóng gói theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đặc biệt chú trọng công tác tập huấn nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả; ghi chép và hoàn thiện các hồ sơ liên quan trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu.

- Tổ chức thực hiện việc cấp, quản lý mã số vùng trồng trên phần mềm cấp, quản lý mã số vùng trồng trực tuyến tại địa chỉ https://csdltrongtrot.mard.gov.vn theo tài liệu hướng dẫn tạm thời của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành kèm theo Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022.

- Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng MSVT, cơ sở đóng gói tại địa phương, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Bố trí cán bộ đầu mối và có phương án chuyển giao khi có sự thay đổi vị trí công tác để đảm bảo duy trì ổn định hoạt động quản lý MSVT, cơ sở đóng gói.

- Xây dựng, chuyển giao và nhân rộng mô hình liên kết tổ chức sản xuất vùng sản xuất tập trung, hàng hóa sản phẩm chủ lực, đặc sản gắn với MSVT, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gia tăng và thực hành nông nghiệp tốt (GAP); tổng kết, đánh giá tham mưu, hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch đảm yêu cầu, tiến độ đề ra.

- Chủ trì theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện của các Sở, ngành, địa phương; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Rà soát tham mưu hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh và thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; huy động các nguồn đầu tư công, ODA, đối tác công tư (PPP)& trong nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp và các vùng trồng trọt tập trung.

- Phối hợp các Sở, ngành và địa phương rà soát, đề xuất ưu tiên đầu tư nâng cấp, hoàn thiện kết cấu, cơ sở hạ tầng các khu sản xuất tập trung; bố trí nguồn kinh phí đầu tư phát triển thực hiện các nhiệm vụ, chương trình ưu tiên có liên quan đến Kế hoạch phù hợp với nguồn vốn, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu đề xuất đưa các nội dung về MSVT, cơ sở đóng gói vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

3. Sở Tài chính

Tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này theo phân cấp ngân sách và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Tham mưu UBND tỉnh đặt hàng và tổ chức tuyển chọn các đề tài/nhiệm vụ khoa học và công nghệ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo quản, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cho các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh góp phần thúc đẩy việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm quốc gia của tỉnh; triển khai mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, kết nối dữ liệu với cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản.

5. Sở Công Thương

- Thường xuyên theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Công thương thông tin kịp thời về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng sản phẩm nông sản của các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng trong và ngoài nước; cập nhật thông tin về chính sách thương mại của các quốc gia, thông tin kịp thời đến người dân, doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm.

- Phối hợp với các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các Ban quản lý chợ xây dựng, triển khai các tiêu chí đảm bảo ATTP trong chợ, nhất là các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các giải pháp đảm bảo ATTP tại chợ đối với ngành hàng nông lâm thủy sản do đơn vị quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng tiêu thụ các mặt hàng nông sản tại chuỗi siêu thị, các cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống, các mạng phân phối nước ngoài tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử của ngành Công Thương, tham gia các Hội chợ triển lãm chuyên ngành có uy tín được tổ chức hàng năm trong khu vực và trên thế giới để quảng bá, tiếp thị sản phẩm, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Tăng cường công tác khuyến công, nhất là hỗ trợ ứng dụng, đổi mới máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các thủ tục về thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo thẩm quyền.

- Hướng dẫn thủ tục môi trường, công tác bảo vệ môi trường tại các vùng sản xuất tập trung, cơ sở đóng gói, sơ chế nông sản theo thẩm quyền quy định.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp. Triển khai các nội dung về xây dựng hạ tầng thông tin truyền thông, hạ tầng số phục vụ phát triển sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, các sản phẩm OCOP và Kế hoạch này.

8. Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam

Tăng cường nội dung, thời lượng phát sóng về chất lượng, ATTP nông sản và sản phẩm tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm an toàn được cấp MSVT. Kịp thời đưa tin về các mô hình, cơ sở sản xuất, kinh doanh điển hình nhằm khuyến khích các cơ sở làm tốt, đồng thời khuyến cáo, cảnh báo, phê phán các hành vi vi phạm.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được phê duyệt, tiến hành rà soát, đề xuất các khu, vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch; chủ động và phối hợp với các Sở, ngành chức năng đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản tại địa phương.

- Trên cơ sở các cơ chế chính sách của Trung ương, tỉnh đã ban hành (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chính sách hỗ trợ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025;&). Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn ngân sách bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và các quy định của pháp luật hiện hành xây dựng và phê duyệt Kế hoạch phát triển vùng trồng tập trung các sản phẩm chủ lực gắn với cấp MSVT trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2023 2025, định hướng đến năm 2030; trên cơ sở đó hàng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước năm sau, tổ chức lập dự toán kinh phí theo chế độ, chính sách hiện hành, tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật NSNN để triển khai hiệu quả các nội dung trọng tâm, nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn; trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân sản xuất vùng tập trung được cấp MSVT; bố trí cán bộ lãnh đạo làm đầu mối và có phương án chuyển giao khi có sự thay đổi vị trí công tác để đảm bảo duy trì ổn định hoạt động quản lý MSVT

- Bố trí ngân sách thực hiện việc xây dựng các vùng trồng tập trung, hàng hóa phù hợp với từng lập địa gắn với cấp MSVT đảm bảo ATTP; đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý MSVT, ATTP ở cơ sở.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tuyên truyền, tập huấn quy định về cấp MSVT, cơ sở đóng gói cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân biết để áp dụng; phối hợp, thực hiện công tác thiết lập và quản lý vùng trồng; các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, duy trì chất lượng của vùng trồng đã được cấp mã số; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để quản lý vùng trồng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về MSVT; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chủ động xây dựng vùng nguyên liệu tập trung được cấp mã số đảm bảo luôn duy trì tình trạng đáp ứng quy định an toàn thực phẩm; phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng MSVT ở địa phương đảm bảo theo đúng quy định.

- Định kỳ hằng năm tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch trên địa bàn; báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

10. Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho Hội viên triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch; tổ chức, phát động các phong trào thi đua, cuộc vận động về đảm bảo ATTP; vận động xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn do cán bộ, hội viên làm chủ; kịp thời khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân có thành tích trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh.

- Tham gia đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất vùng nguyên liệu, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường vai trò Quản lý nhà nước về giám sát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng thuốc BVTV& trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

- Thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững.

11. Các tổ chức, cá nhân sản xuất vùng trồng tập trung được cấp MSVT

- Chủ động đầu tư, nâng cấp, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất và trang thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Hợp tác, liên kết cùng nhau hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất chuyên canh, tập trung để tạo ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Việt Nam, thị trường nhập khẩu, hướng dẫn của cơ quan quản lý về đảm bảo ATTP; chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, ATTP trong quá trình sản xuất.

V. THỰC HIỆN BÁO CÁO

Các Sở, Ban, ngành, hội, đoàn thể có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6) và hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch Phát triển vùng trồng tập trung sản phẩm chủ lực gắn với MSVT giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì có văn bản phản ánh gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn, giải quyết hoặc tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Quang Bửu

 

PHỤ LỤC I

1.1. DIỆN TÍCH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG TẬP TRUNG CÂY HÀNG NĂM

(Kèm theo Kế hoạch số 7059/KH-UBND ngày 16/10/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Đơn vị tính: ha

Huyện/Thành phố

Hiện trạng sản xuất cây hàng năm năm 2021

Kế hoạch phát triển vùng trồng tập trung giai đoạn 2023 -2025

Định hướng đến năm 2030

Tổng cộng

Lúa

Ngô

Lạc

Rau, đậu các loại

Tổng cộng

Lúa

Ngô

Lạc

Rau, đậu các loại

Tam Kỳ

3.207

2.213

86

474

434

236

150

-

60

26

802

Hội An

1.400

724

190

157

329

148

112

-

-

36

280

Tây Giang

2.048

1.315

315

45

374

432

240

180

-

7

205

Đông Giang

2.752

1.725

686

63

278

8

-

-

-

8

200

Đại Lộc

13.716

8.474

1.506

1.020

2.717

6.300

3.500

1.000

1.000

800

8.230

Điện Bàn

18.188

10.866

2.352

1.297

3.672

4.350

2.400

740

710

500

5.456

Duy Xuyên

12.550

7.055

1.015

749

3.731

1.292

706

101

75

410

4.016

Quế Sơn

8.687

6.747

442

1.039

459

710

645

5

50

10

1.303

Nam Giang

5.516

2.415

1.218

139

1.744

2.170

370

600

-

1.200

1.655

Phước Sơn

1.573

1.142

280

3

148

450

400

-

-

50

472

Hiệp Đức

2.902

2.209

244

125

324

5

-

-

-

5

290

Thăng Bình

20.585

15.817

590

2.197

1.980

6.638

5.487

50

747

354

7.205

Tiên Phước

4.568

3.541

373

246

409

-

-

-

-

-

457

Bắc Trà My

2.660

1.745

423

155

336

220

110

50

50

10

532

Nam Trà My

2.065

1.470

551

8

37

20

-

-

-

20

310

Núi Thành

8.567

6.972

243

797

555

2.800

2.000

300

-

500

3.000

Phú Ninh

9.106

6.585

613

752

1.156

873

659

-

75

139

1.366

Nông Sơn

2.587

1.624

543

257

164

522

162

193

150

17

906

Tổng cộng

122.677

82.638

11.669

9.522

18.848

27.174

16.941

3.219

2.922

4.092

36.683

 

1.2. DIỆN TÍCH KẾ HOẠCH VÙNG TRỒNG TẬP TRUNG CÂY LÂU NĂM

Đơn vị tính: ha

Huyện/ Thành phố

Hiện trạng sản xuất cây lâu năm năm 2021

Kế hoạch phát triển vùng trồng tập trung giai đoạn 2023 -2025

Định hướng đến năm 2030

Tổng cộng

Hồ tiêu

Măng cụt

Chuối

Cam, quýt, bưởi

Xoài

Dứa

Tổng cộng

Hồ tiêu

Măng cụt

Chuối

Cam, quýt, bưởi

Cây ăn quả khác

 

Tam Kỳ

37

8

-

9

12

6

1

25

-

-

-

25

-

40

Hội An

9

-

-

4

2

3

-

-

-

-

-

-

-

-

Tây Giang

151

0.1

-

70

22

4

55

211

-

-

-

211

-

317

Đông Giang

729

0.2

0.2

645

33

12

38

75

-

-

40

-

35

150

Đại Lộc

1633

-

-

532

14

9

1078

550

-

-

500

50

-

1.100

Điện Bàn

256

-

-

247

3

6

0.1

10

-

-

-

-

9

20

Duy Xuyên

203

13

-

158

4

27

1

20

-

-

-

-

20

50

Quế Sơn

111

28

-

54

10

15

3

28

-

10

-

10

-

60

Nam Giang

641

-

-

326

35

27

253

78

-

-

-

78

-

234

Phước Sơn

95

-

-

81

7

3

4

167

-

-

-

77

90

251

Hiệp Đức

112

12

-

55

24

2

19

35

-

-

-

20

15

105

Thăng Bình

234

33

-

147

10

40

5

11

3

-

-

-

8

33

Tiên Phước

990

80

60

685

156

1

9

698

10

50

35

6

597

1.047

Bắc Trà My

202

5

-

164

27

1

5

120

-

20

 

50

50

180

Nam Trà My

39

-

-

39

-

-

0.4

-

-

-

-

-

-

10

Núi Thành

97

20

-

58

10

7

2

500

-

-

-

200

300

750

Phú Ninh

115

55

-

49

9

1

1

20

-

-

-

-

20

60

Nông Sơn

186

9

-

61

102

5

8

77

-

-

-

69

8

231

Tổng cộng

5.840

262

60

3.384

482

170

1.482

2.616

13

80

575

796

1.152

7.848

 

1.3. DIỆN TÍCH KẾ HOẠCH VÙNG TRỒNG TẬP TRUNG CÂY DƯỢC LIỆU

Đơn vị tính: ha

Huyện/Thành phố

Hiện trạng sản xuất cây dược liệu năm 2021

Kế hoạch phát triển vùng trồng tập trung giai đoạn 2023 -2025

Định hướng đến năm 2030

Tổng cộng

Sâm Ngọc Linh

Quế Trà My

Cây dược liệu khác

Tổng cộng

Sâm Ngọc Linh

Quế Trà My

Cây dược liệu khác

Tam Kỳ

1

-

-

1

10

-

-

10

20

Hội An

-

-

-

-

-

-

-

 

 

Tây Giang

309

-

-

309

705

-

150

555

1.000

Đông Giang

51

 

-

51

39

-

-

39

100

Đại Lộc

-

-

-

-

50

-

-

50

100

Điện Bàn

0,1

-

-

0,1

5

-

-

5

10

Duy Xuyên

1

-

-

1

-

-

-

-

-

Quế Sơn

3,2

 

-

3,2

5

-

-

5

15

Nam Giang

11

-

-

11

20

-

-

20

50

Phước Sơn

3

-

-

3

455

-

150

305

600

Hiệp Đức

2

-

-

2

-

-

-

-

-

Thăng Bình

-

-

-

-

295

-

-

295

350

Tiên Phước

18

-

-

18

200

-

-

200

250

Bắc Trà My

1.746

-

1.700

46

1.150

-

1.150

-

1.500

Nam Trà My

7.286

848

6.330

108

3.000

3000

 

-

8.400

Núi Thành

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Phú Ninh

8

-

-

8

-

-

-

-

-

Nông Sơn

0,1

-

-

0,1

34

-

-

34

50

Tổng cộng

9.439,4

848

8.030

561,4

5.968

3.000

1.450

1.518

12.445

 

1.4. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÂY TRỒNG TẬP TRUNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP, VietGAP,...)

Huyện/Thành phố

Mô hình sản xuất cây trồng tập trung theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
(GAP, ViệtGap, Hữu cơ…)

Ghi chú

Lúa

Ngô

Lạc

Rau, đậu các loại

Hồ tiêu

Măng cụt

Chuối

Cam, quýt, bưởi

Cây ăn quả khác

Sâm Ngọc Linh

Quế Trà My

Cây dược liệu khác

Tam Kỳ

x

 

 

x

 

 

 

x

 

 

 

 

Mỗi địa phương có ít nhất 10 -15 ha mô hình, quy mô diện tích từng mô hình tuỳ thuộc vào loại cây trồng và các yêu cầu kỹ thuật khác.

Hội An

x

x

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

Tây Giang

 

x

 

 

 

 

 

x

 

 

 

x

Đông Giang

 

 

 

 

 

 

x

 

x

 

 

x

Đại Lộc

x

 

 

x

 

 

x

 

 

 

 

 

Điện Bàn

x

x

x

x

 

 

 

 

x

 

 

x

Duy Xuyên

x

 

 

x

 

 

 

 

x

 

 

 

Quế Sơn

x

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

x

Nam Giang

 

x

 

x

 

 

 

x

 

 

 

 

Phước Sơn

 

 

 

x

 

 

 

 

x

 

 

x

Hiệp Đức

 

 

 

x

 

 

 

x

x

 

 

 

Thăng Bình

x

 

 

x

 

 

 

 

x

 

 

x

Tiên Phước

 

 

 

 

x

x

 

x

 

 

 

 

Bắc Trà My

 

 

 

 

 

x

 

x

 

 

x

 

Nam Trà My

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

Núi Thành

 

 

 

x

 

 

 

x

x

 

 

 

Phú Ninh

 

 

 

x

 

 

 

x

x

 

 

 

Nông Sơn

 

 

 

x

 

 

 

x

x

 

 

 

Ghi chú: Các địa phương xét thấy chủng loại cây trồng trong mô hình chưa hợp lý, quá trình tham gia góp ý có thể đề nghị thay đổi để đơn vị soạn thảo điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương

 

PHỤ LỤC II

KHÁI TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÙNG TRỒNG TẬP TRUNG
(Kèm theo Kế hoạch số 7059/KH-UBND ngày 16/10/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung hỗ trợ

Tổng kinh phí thực hiện

Phân kỳ nguồn vốn thực hiện qua các năm

Ngân sách tỉnh bằng các cơ chế hiện có

Kinh phí đối ứng/ lồng ghép

Cơ chế chính sách áp dụng

2023

2024

2025

1

Rà soát khoanh vùng trồng tập trung trên địa bàn huyện (18 huyện, thị xã, thành phố)

1.800

800

1000

0

0

1.800

Theo thực tế

2

Hỗ trợ chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP (bao gồm tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chứng nhận…): 10 ha/huyện x 18 huyện

11.520

3.456

3.456

4.608

8.064

3.456

Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh quy định mức chi thực hiện kế hoạch hằng năm của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

3

Hỗ trợ đầu tư áp dụng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm trong sản xuất mô hình điểm: (10 ha/huyện x 18 huyện)

10.800

3.240

3.240

4.320

7.560

3.240

Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025

4

Xây dựng thí điểm vùng nguyên liệu tập trung một số chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, OCOP gắn với cấp MSVT, chuyển đổi số trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

3.100

 

1.500

1.500

2.100

1.000

Nghị quyết 24/2022/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025

5

Tham quan, học tập kinh nghiệm

3.000

 

1000

1000

2000

1000

Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của HĐND tỉnh quy định cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

6

Đào tạo, tập huấn sản xuất cho vùng trồng tập trung (20 lớp/huyện/năm x 18 huyện x 40 người/lớp)

16.200

5.400

5.400

5.400

16.200

0

Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

7

Hỗ trợ chứng nhận vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm (lấy mẫu phân tích đất nước…)

12.000

0

6000

6000

12000

0

Nghị quyết 24/2022/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025

8

Thông tin Tuyên truyền

1.800

200

200

400

800

1.000

Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của HĐND tỉnh quy định cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

9

Chi phí hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện cấp MSVT&

2.000

300

500

500

1.300

700

Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

 

Tổng cộng

62.220

13.396

22.296

23.728

50.024

12.196