Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 683/KH-UBND | Nghệ An, ngày 06 tháng 10 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2061/TTr-SGDĐT ngày 26 tháng 9 năm 2022 (Kèm theo các hồ sơ liên quan);
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trong các cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và các hoạt động chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đối với các cơ sở giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện thành công chương trình GDPT năm 2018.
- Đưa Nghệ An trở thành tỉnh có hệ thống cơ sở giáo dục phổ thông vững mạnh đạt chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế; Nâng cao vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục quốc gia và khu vực, góp phần quan trọng thúc đẩy năng lực cạnh tranh của tỉnh Nghệ An.
- Chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc, toàn diện, các giá trị sống, kỹ năng mềm và kỹ năng toàn cầu cho học sinh, có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao; trở thành trung tâm đổi mới, sáng tạo, cung cấp tri thức phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.
- Tạo bước đột phá trong đổi mới quản trị nhà trường, từ đó xây dựng phong trào thi đua sôi nổi và cạnh tranh lành mạnh trong công tác tuyển sinh, xây dựng uy tín, thương hiệu nhà trường, hướng đến xây dựng văn hóa chất lượng trong Ngành giáo dục Nghệ An.
2. Yêu cầu: Xây dựng hệ thống ĐBCL giáo dục phải tuân thủ các yêu cầu:
- Các quy định pháp luật hiện hành, các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT; đảm bảo mục tiêu giáo dục của nhà trường.
- Thể hiện được tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của cơ sở giáo dục, đào tạo trong từng giai đoạn.
- Phát huy vai trò của người quản lý, gắn kết với quyền tự chủ; lấy người học làm trung tâm.
- Huy động sự tham gia có trách nhiệm và giám sát cao của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, nhân viên, người học và cộng đồng địa phương, thể hiện được mối quan hệ biện chứng của ba trụ cột phát triển giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội.
- Tiếp cận theo chuẩn đầu ra của cấp học, bậc học gắn kết với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn của Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học (sau đây viết tắt là Thông tư 17); Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây viết tắt là Thông tư 18).
- Phù hợp với thực tiễn của địa phương, triển khai thực hiện hiệu quả, thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá và cải tiến chất lượng; bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời.
1. Mục tiêu chung
Phát triển nhanh, bền vững các cơ sở giáo dục và đào tạo Nghệ An với quy mô hợp lý, có đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất đạt chuẩn; phát triển phẩm chất, năng lực người học theo chuẩn đầu ra của từng cấp học; rút ngắn khoảng cách về giáo dục giữa các vùng miền, chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh thuộc tốp đầu cả nước; phát triển năng khiếu sở trường, kỹ năng sống, kỹ năng toàn cầu, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của quê hương cho học sinh để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực và có hiệu quả cao về nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo, phụ huynh, học sinh và nhân dân về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác ĐBCL giáo dục phổ thông đối với sự phát triển của ngành GD&ĐT Nghệ An.
- Chỉ đạo xây dựng hệ thống ĐBCL giáo dục đến từng cơ sở giáo dục; có kế hoạch chiến lược ĐBCL giáo dục phổ thông đáp ứng sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và các mục tiêu chiến lược của ngành GD&ĐT Nghệ An.
2.1. Mục tiêu đến năm 2025
- 100% cơ sở giáo dục phổ thông có hệ thống ĐBCL giáo dục bên trong đạt tiêu chuẩn quốc gia.
- 75 - 78% trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 20% mức độ 2; Dự kiến xây dựng 04 trường tiểu học, 05 trường trung học tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế, 50 lớp học phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp đối với tiểu học; cơ cấu giáo viên hợp lý ở các cấp học. 100% giáo viên phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 10% giáo viên tiểu học, 25% giáo viên trung học đạt trên chuẩn; 30% giáo viên ngoại ngữ, tin học đạt chứng chỉ quốc tế.
- Có đủ phòng học, phòng học bộ môn và thiết bị dạy học, đồ dùng tối thiểu ở các cấp học, trong đó 80% phòng học được xây dựng kiên cố; 05% số trường tiểu học và 15% số trường trung học được trang bị phòng học thông minh; 20% số trường trung học được trang bị thiết bị và chuyển giao công nghệ để đẩy mạnh phương thức giáo dục tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
- 100% học sinh phổ thông được học chương trình tăng cường tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống, giá trị sống, kỹ năng toàn cầu; ít nhất 20% học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12 đạt được các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế theo chuẩn đầu ra cấp học; 30% học sinh lớp 9, lớp 12 đạt chứng chỉ tin học quốc tế.
- Thực hiện tốt việc công khai kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận trường chuẩn, trường trọng điểm chất lượng cao, trường tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế, các điều kiện ĐBCL giáo dục phổ thông đã đạt được để tạo điều kiện cho xã hội biết, tham gia giám sát, đồng thời quảng bá, xây dựng hình ảnh và thương hiệu của giáo dục Nghệ An.
2.2. Mục tiêu đến năm 2030
Nâng cao hiệu quả công tác ĐBCL trong các cơ sở giáo dục phổ thông để đạt được các chỉ tiêu sau:
- 20% số trường phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế; 500 lớp học phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế; dự kiến xây dựng 05 trường phổ thông quốc tế; 05% số trường phổ thông công lập tự chủ chi thường xuyên ở những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi.
- Đảm bảo đủ số lượng giáo viên ở các cấp học, có cơ cấu hợp lý; 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 20% giáo viên tiểu học và 40% giáo viên trung học đạt trên chuẩn; 40% giáo viên ngoại ngữ, tin học đạt chứng chỉ quốc tế theo yêu cầu của cấp học.
- Có 90% số phòng học, phòng học bộ môn được xây dựng kiên cố; 20% số trường học tiểu học và 30% số trường trung học được trang bị phòng học thông minh; 100% số trường phổ thông triển khai giáo dục STEM ở các cấp độ, trong đó 40% số trường trung học được trang bị thiết bị và chuyển giao công nghệ để đẩy mạnh giáo dục STEM; 80% số trường học đạt chuẩn quốc gia.
- 100% học sinh phổ thông được học chương trình tăng cường tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống, giá trị sống, kỹ năng toàn cầu; 50% học sinh lớp 5, 9 và 12 đạt được các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế theo chuẩn đầu ra của cấp học; 50% học sinh lớp 9, lớp 12 đạt chứng chỉ tin học quốc tế.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là người đứng đầu trong việc triển khai công tác ĐBCL giáo dục và huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Xem nhiệm vụ xây dựng công tác ĐBCL giáo dục vào kế hoạch chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và nhân dân về công tác ĐBCL giáo dục; thực hiện tốt trách nhiệm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, đồng thời thể hiện tốt vai trò giám sát, phản biện của gia đình, cộng đồng đối với giáo dục để thúc đẩy giáo dục Nghệ An phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về công tác ĐBCL giáo dục trong nền kinh tế số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, qua hệ thống thông tin cơ sở, các cơ sở giáo dục và các phương thức khác; lồng ghép trong các hoạt động, sự kiện liên quan như: Hội nghị, Hội thi về kiến thức, Văn hóa - Văn nghệ,...
- Biểu dương, khen thưởng các cá nhân, đơn vị đạt nhiều kết quả tích cực về công tác ĐBCL giáo dục để lan tỏa, nhân rộng. Chú trọng ghi nhận, tôn vinh những tổ chức, cá nhân có đóng góp, tài trợ cho công tác ĐBCL giáo dục.
2. Thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục
2.1. Đảm bảo các yếu tố triển khai
a) Quan tâm đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục tập quán, xu hướng phát triển nghề nghiệp của địa phương và trong nước để phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo chính quyền các cấp trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức, luyện rèn năng lực sống, học tập và làm việc cho học sinh; Xây dựng môi trường học tập đảm bảo thân thiện, an toàn, lành mạnh, đạt các tiêu chuẩn 3, tiêu chuẩn 4 và 5 trong Thông tư 17 và Thông tư 18.
b) Xây dựng chương trình giáo dục phù hợp tại địa phương, có tính dân chủ, tính tập thể cho học sinh thông.
c) Đảm bảo chất lượng xây dựng văn hóa nhà trường; Xây dựng môi trường làm việc, học tập theo hướng thân thiện, gần gũi, hiệu quả; đổi mới phân cấp mạnh mẽ, đồng thời gắn với việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao cho tổ chuyên môn, cho giáo viên trong việc ĐBCL dạy học một cách phù hợp. Xây dựng phong trào thi đua “Dạy tốt và Học tốt” trong nhà trường một cách thiết thực, hiệu quả. Phấn đấu xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường, tạo một môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn góp phần xây dựng một môi trường giáo dục chuẩn mực theo quy định.
d) Bố trí và sử dụng hợp lí nguồn kinh phí hằng năm cho các hoạt động đảm bảo hiệu quả; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tính minh bạch và dân chủ; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cần thiết, đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động dạy và học.
e) Phát huy cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, Đoàn - Đội trường học, Hội khuyến học ... trong quản lý, giáo dục thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Hàng năm các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể xây dựng chương trình công tác, chương trình phối hợp với địa phương nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho giáo viên, học sinh và đạt được chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục nhà trường.
g) Vận động sự ủng hộ của gia đình, cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; huy động các nguồn lực, xã hội hóa cho các hoạt động giáo dục.
2.2. Xác định chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục
a) Phân tích yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường
- Thực trạng các hoạt động của nhà trường: Tình hình tuyển sinh của nhà trường; chất lượng đầu vào của học sinh; Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh có đối sánh với kết quả các trường trong huyện, tỉnh; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về số lượng, cơ cấu, chất lượng; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính; điểm mạnh, điểm yếu về thực trạng các hoạt động của nhà trường; thách thức và quan điểm cạnh tranh của nhà trường; sự hài lòng của cha, mẹ học sinh và sự hiểu biết về nhà trường ……
- Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông, chủ trương phát triển sự nghiệp giáo dục của chính quyền địa phương, ...; Những đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục ở một cấp học nói riêng ....
- Phương pháp dạy học và đánh giá theo tiếp cận phát triển năng; Những thay đổi của người học, nhu cầu của học sinh, cha mẹ các em, nhu cầu của cộng đồng, xã hội.
- Hiện trạng và xu thế phát triển kinh tế xã hội, khoa học giáo dục, giáo dục phổ thông ở các nước tiên tiến và khu vực.
- Đặc điểm vùng miền, địa phương nơi nhà trường triển khai chương trình giáo dục về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, truyền thống, ...
b). Xây dựng chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra nhằm khẳng định chất lượng, năng lực, phẩm chất của người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục mỗi cấp học, từng môn học và hoạt động giáo dục, những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó.
c) Các yêu cầu xây dựng chuẩn đầu ra
- Đảm bảo chất lượng giáo dục năm học sau cao hơn năm học trước.
- Có tính đối sánh giữa giáo viên với giáo viên, giữa trường với trường, giữa phòng GD&ĐT với phòng GD&ĐT.
- Có tính đột phá: Để khai phóng học sinh nhằm khẳng định năng lực giỏi, phẩm chất tốt của giáo viên, Tổ trưởng chuyên môn, Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng phòng GD&ĐT.
2.3. Đảm bảo các yếu tố đầu vào
a) Xây dựng chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Chiến lược đó phải được tích hợp trong kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, đảm bảo các yếu tố cốt lõi sau: Sứ mệnh, tầm nhìn, hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường; xây dựng uy tín và thương hiệu của nhà trường; xây dựng văn hóa nhà trường, văn hóa chất lượng.
b) Đảm bảo chất lượng tuyển sinh ngay từ đầu năm học: Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm phù hợp với điều kiện nhà trường; xây dựng quy chế tuyển sinh rõ ràng, công khai, minh bạch, đúng quy định; đảm bảo dân chủ, công bằng trong tuyển sinh; Tuyển đúng yêu cầu, tiêu chuẩn, đủ số lượng, đề cao quyền được học của học sinh, có cơ chế thu hút học sinh giỏi; Tuyên truyền tuyển sinh bằng nhiều hình thức phù hợp ở địa phương, tỉnh, cả nước nhằm thu hút các học sinh khá giỏi, tạo môi trường giáo dục phát triển.
c) Đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
- Cán bộ quản lý có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm; có tầm nhìn, sáng tạo, năng lực tổ chức, quản lý và tâm huyết với nghề; đạt chuẩn hiệu trưởng tối thiểu mức 2, tiêu chuẩn 2 trong Thông tư 17, Thông tư 18.
Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng hoạt động thực tiễn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường.
- Tuyển dụng giáo viên đúng quy định, đạt chất lượng; Thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng người tài; nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách thu hút của địa phương phù hợp thực tế.
d) Đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định, đầy đủ phục vụ dạy và học; đáp ứng việc dạy học nâng cao. Rà soát cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện có, đồng thời huy động các nguồn lực, xã hội hóa giáo dục, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa, cải tạo các hạng mục công trình cơ sở vật chất.
e) Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, chương trình nhà trường phù hợp đối tượng học sinh, chương trình tăng cường đáp ứng nhu cầu của học sinh, phụ huynh; Thực hiện chương trình giảng hiệu quả, có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh và ở từng địa phương, vùng miền, từng trường.
2.4. Đảm bảo chất lượng quá trình dạy học và giáo dục
- Đảm bảo chất lượng dạy học của giáo viên.
- Đảm bảo chất lượng hoạt động học tập của học sinh.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.5. Đảm bảo yếu tố đầu ra
a) Nhà trường thực hiện thường xuyên đánh giá và có thể sắp thứ tự giáo viên theo từng năm học. Đặc biệt, là đánh giá năng lực của giáo viên thông qua kết quả học tập tiến bộ của học sinh so với kì trước, năm học trước.
b) Đánh giá chất lượng học tập của học sinh toàn trường theo từng kì và đối sánh với kết quả kì trước đảm bảo thực chất, chính xác thông qua các đề thi trong ma trận đề thi các môn, các khối quy định.
c) Lợi ích của xã hội
- Mức độ hài lòng của cha mẹ học sinh về quá trình dạy học của nhà trường.
- Mức độ hài lòng của giáo viên tiếp nhận học sinh tiếp tục học lên lớp.
- Nhà trường chú trọng việc vận dụng kiến thức vào cuộc sống, các hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo, hoạt động hướng nghiệp, lớp bồi dưỡng kĩ năng mềm,....để học sinh sớm hình thành các năng lực: Giao tiếp và hợp tác; tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
d) Kết quả tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ cho học sinh
- Công tác tư vấn cho người học thi vào các cấp học chuyển tiếp hoặc tham gia vào lao động sản xuất chất lượng tốt, thông qua: hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần,...
- Đảm bảo việc tuyên truyền, thông báo tới học sinh về thông tin tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề, các trường chuyên.
- Phối hợp cùng với ban tuyển sinh của các trường, tổ chức các chương trình tư vấn nghề nghiệp cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn như: Ngày hội tư vấn tuyển sinh, bộ sách cẩm nang tư vấn tuyển sinh,...
- Liên hệ với một số công ty, doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho học sinh.
e) Thu thập thông tin phản hồi từ các cơ sở sử dụng học sinh tốt nghiệp của nhà trường từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và doanh nghiệp thông tin về người học sau khi tốt nghiệp.
g) Thu thập thông tin từ cán bộ quản lý, các giáo viên, nhân viên nhà trường về Bộ tiêu chí đánh giá chương trình giáo dục nhà trường và báo cáo về cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp để xem xét, đánh giá.
2.6. Thiết lập hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng
a) Hệ thống thông tin ĐBCL gồm cơ sở dữ liệu ĐBCL và hạ tầng thông tin
Cơ sở dữ liệu ĐBCL gồm: Thông tin đầu vào là số liệu thống kê của từng lĩnh vực, nội dung quản lý đã được cụ thể hóa trong hệ thống ĐBCL nhà trường; thông tin đã qua xử lý là quá trình lưu giữ, phân loại, phân tích, đánh giá dữ liệu thông tin đầu vào; thông tin đầu ra là số liệu đã được xử lý đối với tất cả các lĩnh vực, nội dung quản lý của hệ thống ĐBCL trong trường.
b) Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu đảm bảo chất lượng
- Đầy đủ công cụ thu thập, xử lý, phân tích thông tin;
- Dựa trên số liệu, dữ liệu khách quan;
- Phân quyền truy cập hệ thống theo cấp độ quản lý phục vụ việc ra quyết định quản lý, điều hành các hoạt động ĐBCL;
- Thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu đầu vào;
- Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng được định kỳ rà soát, đổi mới.
3. Quy trình và nội dung thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông, gồm các bước sau (do Sở GD ĐT hướng dẫn cụ thể):
- Thành lập Tổ đảm bảo chất lượng
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng
- Công bố công khai chuẩn đầu ra của kế hoạch đảm bảo chất lượng
- Vận hành kế hoạch đảm bảo chất lượng
- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh Kế hoạch đảm bảo chất lượng
- Hồ sơ lưu trữ mô hình đảm bảo chất lượng
IV. KINH PHÍ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Kinh phí
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành; Nguồn trung ương bổ sung mục tiêu (nếu có); Nguồn tài trợ và huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.
2. Lộ trình thực hiện
2.1. Giai đoạn 2022 - 2025
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra công tác ĐBCL trong các cơ sở giáo dục phổ thông để đạt được mục tiêu của Kế hoạch đề ra.
- Xây dựng chuyên trang thông tin về công tác ĐBCL trong các cơ sở giáo dục phổ thông; đưa dữ liệu ĐBCL lên hệ thống IOC của trung tâm điều hành giáo dục thông minh tỉnh Nghệ An.
- Bổ sung, điều chỉnh một số hoạt động (nếu cần thiết) phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của Kế hoạch.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng, thực hiện kế hoạch ĐBCL theo từng năm học phù hợp tiến độ đổi mới chương trình GDPT 2018 theo từng khối lớp, phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh phổ thông.
- Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2022 - 2025 và triển khai giai đoạn tiếp theo.
2.2. Giai đoạn 2026 - 2030
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng, thực hiện kế hoạch ĐBCL theo từng năm học, với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng vững chắc theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 để bảo đảm mục tiêu Kế hoạch.
- Tổ chức kiểm tra, đúc kết mô hình ĐBCL ở từng cấp học phổ thông, theo từng vùng miền, từng loại hình trường, từ đó tạo sự lan tỏa cho toàn ngành.
- Tổng kết Kế hoạch triển khai thực hiện công tác ĐBCL giáo dục vào cuối năm 2030.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xem xét thực tế triển khai để đề xuất cơ chế, chính sách trong việc triển khai thực hiện công tác ĐBCL trong các nhà trường, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công giáo dục ở thành phố, đô thị lớn, những nơi có dân số cơ học tăng nhanh, trong đó lấy mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế làm then chốt.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác ĐBCL trong các nhà trường; Hàng năm công bố công khai chuẩn đầu ra và kết quả đạt được của các cơ sở giáo dục trực thuộc, phòng GD&ĐT; trung tâm GDNN - GDTX, trung tâm GDTX (có tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông) cho chính quyền và nhân dân được biết; Chỉ đạo xây dựng các chương trình giáo dục tăng cường thống nhất trên toàn tỉnh, đặc biệt là mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế; Ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện, cơ chế, chính sách để thu hút các giáo viên giỏi, các chuyên gia, nhà khoa học để giảng dạy một số nội dung thuộc chương trình tăng cường phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Xây dựng dữ liệu ngân hàng đề thi khảo sát chất lượng các cấp với bốn khung thời gian: Giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kì II, phục vụ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh; Phối hợp với các trường Đại học xây dựng dữ liệu các bài thi đánh giá năng lực cho khối 5, khối 9, khối 12 để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiếp cận quốc tế, là cơ sở tuyển sinh các khối đầu cấp, các trường đại học.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc về công tác ĐBCL.
- Chỉ đạo và kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác ĐBCL tại các phòng GD&ĐT, các nhà trường.
- Hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác ĐBCL; báo cáo với UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả triển khai, thực hiện.
2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Phối hợp với Sở GD&ĐT và các Sở, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, nhất là trong việc tuyên truyền, định hướng phát triển, gắn với các chương trình, kế hoạch khác liên quan.
3. Tỉnh đoàn
- Phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về văn hóa học đường, văn hóa ứng xử, đạo đức, lối sống, khát vọng cống hiến, kỹ năng sống,... cho học sinh.
- Chủ trì triển khai các nội dung tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức về công tác Đoàn - Đội trường học cho đội ngũ giáo viên Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn trường.
- Triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Đoàn, Đội.
4. Sở Nội vụ
- Đôn đốc các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện bồi dưỡng theo vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát hoàn thiện hệ thống văn bản về chế độ, chính sách; quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
5. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí trong phạm vi nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo được Trung ương giao hàng năm để triển khai thực hiện kế hoạch.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở GD&ĐT tổng hợp các kế hoạch triển khai hoạt động hàng năm để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng về công tác triển khai Kế hoạch ĐBCL trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các sở, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.
- Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với thực tiễn của địa phương; Chỉ đạo các địa phương trong huyện, thành phố, thị xã tăng cường thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, vị trí quan trọng của công tác ĐBCL trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Cân đối và bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục; Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên.
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hằng năm tổ chức sơ kết, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo).
Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác ĐBCL trong các cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan tổng hợp báo cáo và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 7 hằng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị, tổ chức liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
……………….………….
“1. Tên dự án: Xây dựng Đường giao thông từ Quốc lộ 1A (Ngã ba Quán Bàu) đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
2. Nhóm dự án, loại, cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật.
3. Chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án xây dựng dân dụng và hạ tầng kỹ thuật (nay là Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An).
4. Địa điểm xây dựng: phường Quán Bàu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
5. Nguồn vốn đầu tư:
- Ngân sách nhà nước từ nguồn thu khai thác quỹ đất ở các khu quy hoạch dân cư do chủ đầu tư quản lý: 1.315.213.000 đồng.
- Nguồn kinh phí Giải phóng mặt bằng được khấu trừ khi bố trí giao đất tái định cư của dự án: 65.294.078.000 đồng.
- Ngân sách tỉnh: 151.805.683.000 đồng (Trong đó: từ nguồn chi đền bù Giải phóng mặt bằng: 15.226.400.000 đồng).
- Ngân sách địa phương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020: 31.000.000.000 đồng.
- Ngân sách địa phương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: 26.111.000.000 đồng.
6. Quy mô đầu tư:
Điểm đầu, Km 0 00 tại nút giao với Quốc lộ 1A tại Ngã ba Quán Bàu; điểm cuối, Km 0 99 tại nút giao với đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh tại Km 2 220. Chiều dài tuyến 990m, chỉ giới đường đỏ rộng 72m, mặt đường rộng 2x16=32m, giải phân cách giữa rộng 16m, vỉa hè rộng 2x12=24m.
Hạng mục đảo giao thông tại nút giao Quán Bàu Km459 850 QL.1 với quy mô, tiêu chuẩn thiết kế như sau: Thiết kế đảo tròn có đường kính 25m; Thiết kế đèn tín hiệu, biển báo, vạch sơn theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT; Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 34/2020/TCĐBVN- Gờ giảm tốc, gờ giảm tốc trên đường bộ; TCCS 30/2020/TCĐBVN Sơn tín hiệu giao thông - xóa vạch kẻ đường.
7. Tổng mức đầu tư: 275.525.974.000 đồng (Hai trăm bảy mươi lăm tỷ, năm trăm hai mươi lăm triệu, chín trăm bảy mươi tư ngàn đồng).
8. Tiến độ thực hiện dự án: Hoàn thành công trình trước ngày 31/12/2022.”
2. Nội dung đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
2.1. Điều chỉnh, bổ sung quy mô đầu tư:
- Điều chỉnh, bổ sung vạch sơn biển báo tuyến đường theo quy chuẩn hiện hành (nút giao Quán Bàu QL1 Km459 850, trên tuyến và nút giao với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh);
- Bổ sung phần thảm bê tông nhựa C19 vuốt nối tại nút giao Quán Bàu QL1 lý trình Km459 850;
- Bổ sung 02 cột đèn pha chiếu sáng cao 14m tại nút giao Quán Bàu QL1 lý trình Km459 850, điều chỉnh giá trị cột đèn chiếu sáng nâng hạ cao 25m tại nút giao Quán Bàu QL1 Km459 850;
- Bổ sung chi phí xây dựng đảo tạm tại nút giao Quán Bàu QL1 Km459 850;
- Bổ sung điều chỉnh mương thoát nước tại các điểm giao dân sinh với đường 72m: Điều chỉnh thay tấm đan thường bằng tấm đan chịu lực, bổ sung kết cấu nền mặt đường tại các vị trí: Km0 38,39 phía Nam, Km0 48 phía Bắc, Km0 86 phía Nam, Km0 170 phía Bắc; Km0 430 phía Nam, Km0 583 phía Nam, Km0 588 phía Bắc; Điều chỉnh mương thoát tại vị trí Km0 421 phía Bắc thành cống chịu lực, bổ sung kết cấu nền mặt đường tại vị trí này.
2.2. Tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh: 281.048.263.000 đồng.
(Hai trăm tám mươi mốt tỷ, không trăm bốn mươi tám triệu, hai trăm sáu mươi ba ngàn đồng).
2.3. Nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn Ngân sách nhà nước từ nguồn thu khai thác quỹ đất ở các khu quy hoạch dân cư do chủ đầu tư quản lý: 1.315.213.000 đồng.
- Nguồn kinh phí Giải phóng mặt bằng được khấu trừ khi bố trí giao đất tái định cư của dự án: 65.294.078.000 đồng.
- Ngân sách tỉnh: 157.327.972.000 đồng (Trong đó: từ nguồn chi đền bù Giải phóng mặt bằng và hỗ trợ khác là 20.748.689.000 đồng).
- Ngân sách địa phương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020: 31.000.000.000 đồng.
- Ngân sách địa phương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025: 26.111.000.000 đồng.
4. Thời gian và tiến độ thực hiện dự án: Hoàn thành trước 31/12/2022.
Các nội dung khác giữ nguyên theo Công văn số 228/CV.UB.ĐT ngày 19/01/2004, Quyết định số 2112/QĐ-UBND.CN ngày 11/6/2004; Quyết định số 993/QĐ-UBND.CN ngày 23/3/2006, số 1752/QĐ.UBND-GT ngày 10/5/2013, số 5496/QĐ-UBND.GT ngày 21/10/2014; Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh.
3. Quá trình triển khai xây dựng báo cáo
3.1. Quá trình triển khai xây dựng báo cáo
Trên cơ sở đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tại Tờ trình số 391/TTr-BQLDA ngày 03/10/2022 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An (kèm theo Báo cáo số 390/BC-UBND ngày 03/10/2022, số 392/BC-BQLDA ngày 03/10/2022 và số 393/BC-BQLDA ngày 03/10/2022); ý kiến của Sở Xây dựng tại Công văn số 3575/SXD-QLXD ngày 03/10/2022; Sở Tài chính tại Công văn số 3679/STC-NST ngày 22/9/2022 của Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tại Báo cáo số 464/BC-SKHĐT ngày 05/10/2022.
3.2. Việc thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án
Trên cơ sở Báo cáo đề xuất của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An, ý kiến Sở Xây dựng, Sở Tài chính và Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc đầu tư dự án nêu trên là cần thiết, đảm bảo về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Quá trình xây dựng, thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020.
4. Danh mục hồ sơ kèm theo
4.1. Tờ trình số 391/TTr-BQLDA ngày 03/10/2022 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An về việc cho phép điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng đường giao thông từ Quốc lộ 1A (ngã ba Quán Bàu) đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh;
4.2. Báo cáo số 392/BC-UBND ngày 03/10/2022 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng đường giao thông từ Quốc lộ 1A (ngã ba Quán Bàu) đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh;
4.3. Báo cáo số 390/BC-UBND ngày 03/10/2022 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án: Xây dựng đường giao thông từ Quốc lộ 1A (ngã ba Quán Bàu) đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh;
4.4. Báo cáo số 393/BC-UBND ngày 03/10/2022 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An báo cáo kết quả thẩm định nội bộ báo cáo đề xuất chủ trương điều chỉnh dự án: Xây dựng đường giao thông từ Quốc lộ 1A (ngã ba Quán Bàu) đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh;
4.5. Công văn số 388/BQLDA ngày 03/10/2022 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An về việc làm rõ nội dung Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu;
4.6. Công văn số 3679/STC-NST ngày 22/9/2022 của Sở Tài chính v/v điều chỉnh tổng mức dự án;
4.7. Công văn số 3575/SXD-QLXD ngày 03/10/2022 của Sở Xây dựng cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư điều chỉnh dự án Xây dựng Đường giao thông từ Quốc lộ 1A (ngã ba Quán Bàu) đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh;
4.8. Báo cáo số 464/BC-SKHĐT ngày 05/10/2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc kết quả thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng đường giao thông từ Quốc lộ 1A (ngã ba Quán Bàu) đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
4.9. Các tài liệu liên quan khác.
II. Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án dự án Đường giao thông từ xã Mậu Đức đi xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông
1. Thông tin chung dự án
Dự án Đường giao thông từ xã Mậu Đức đi xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông được UBND tỉnh Nghệ An cho chủ trương lập dự án đầu tư tại Quyết định số 4170/QĐ.UBND-CN ngày 17/10/2007; phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1894/QĐ.UBND-CN ngày 23/5/2008; phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tại các Quyết định số 3072/QĐ.UBND-CN ngày 13/9/2011 và số 4297/QĐ.UBND-CN ngày 14/10/2011 với các nội dung chính như sau:
“1. Tên dự án: Đường giao thông từ xã Mậu Đức đi xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông.
2. Chủ đầu tư: UBND huyện Con Cuông
3. Địa điểm xây dựng: xã Mậu Đức và xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông.
4. Quy mô đầu tư: Xây dựng tuyến đường giao thông 10.605,16m theo tiêu chuẩn cấp VI (TCVN 4054-85). Công trình trên tuyến thiết kế vĩnh cửu, tải trọng H13-XB60.
5. Tổng mức đầu tư: 52.630 triệu đồng
6. Nguồn vốn đầu tư:
- Vận động các nguồn tài trợ hợp pháp trong và ngoài nước;
- Vận động các nguồn: Trái phiếu Chính phủ, nguồn ngân sách trung ương đầu tư cho đường cứu hộ, cứu nạn;
- Huy động nguồn vốn hợp pháp khác.
7. Hình thức đầu tư: Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo”
2. Nội dung đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
2.1. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh: 56.082 triệu đồng (năm mươi sáu tỷ không trăm tám mươi hai triệu đồng).
2.2. Cơ cấu nguồn vốn:
- Ngân sách tỉnh: 46.928 triệu đồng (Trong đó: 9.890 triệu đồng từ Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025).
- Ngân sách huyện Con Cuông: 9.154 triệu đồng.
Các nội dung khác giữ nguyên theo chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 4170/UBND-CN ngày 17/10/2007.
3. Quá trình triển khai xây dựng báo cáo
3.1. Quá trình triển khai xây dựng báo cáo
Trên cơ sở đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tại Tờ trình số 155/TTr-UBND ngày 19/9/2022 của UBND huyện Con Cuông (kèm theo Báo cáo số 205/BC-UBND ngày 22/9/2022); ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Con Cuông tại Công văn số 230/TTr-HĐND ngày 03/10/2022; Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tại Báo cáo số 468/BC-SKHĐT ngày 05/10/2022.
3.2. Việc thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án
Trên cơ sở Báo cáo đề xuất của UBND huyện Con Cuông và Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc đầu tư dự án nêu trên là cần thiết, đảm bảo về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Quá trình xây dựng, thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020.
4. Danh mục hồ sơ kèm theo
4.1. Tờ trình số 155/TTr-UBND ngày 19/9/2022 của UBND huyện Con Cuông về việc đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đường giao thông từ xã Mậu Đức đi xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông;
4.2. Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư số 205/BC.UBND ngày 22/9/2022 của UBND huyện Con Cuông;
4.3. Công văn số 230/TTr-HĐND ngày 03/10/2022 của HĐND huyện Con Cuông về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và bố trí kinh phí ngân sách huyện đối ứng cho dự án: Đường giao thông từ xã Mậu Đức đi xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông;
4.4. Báo cáo số 468/BC-SKHĐT ngày 05/10/2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc kết quả thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án: Đường giao thông từ xã Mậu Đức đi xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông;
4.5. Các tài liệu liên quan khác.
Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo và kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thống nhất về chủ trương và giao UBND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường giao thông từ Quốc lộ 1A (ngã ba Quán Bàu) đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh và dự án Đường giao thông từ xã Mậu Đức đi xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 4269/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”
- 2Quyết định 2341/QĐ-UBND năm 2022 bãi bỏ Quyết định 4216/QĐ-UBND quy định về nội dung chi, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên do tỉnh Long An ban hành
- 3Kế hoạch 1239/KH-SGDĐT thực hiện Đề án đo lường chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ công tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
- 4Quyết định 4909/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2025 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 5Báo cáo 3910/BC-GDĐT-TiH năm 2017 tổng kết công tác Giáo dục đặc biệt năm học 2016-2017 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Đầu tư công 2019
- 3Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 6Quyết định 4269/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”
- 7Quyết định 2341/QĐ-UBND năm 2022 bãi bỏ Quyết định 4216/QĐ-UBND quy định về nội dung chi, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên do tỉnh Long An ban hành
- 8Kế hoạch 1239/KH-SGDĐT thực hiện Đề án đo lường chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ công tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
- 9Quyết định 4909/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2025 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 10Báo cáo 3910/BC-GDĐT-TiH năm 2017 tổng kết công tác Giáo dục đặc biệt năm học 2016-2017 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 683/KH-UBND năm 2022 thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 683/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 06/10/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Bùi Đình Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra