- 1Quyết định 225/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020”
- 2Quyết định 100/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Quyết định 225/QĐ-UBND phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6736/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 16 tháng 10 năm 2019 |
Triển khai Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (sau đây viết tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định tại Đề án.
2. Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân liên quan về các quy định, hướng dẫn truy xuất nguồn gốc, tăng cường xã hội hóa, nâng cao nhận thức của xã hội về truy xuất nguồn gốc.
3. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng mô hình áp dụng và chứng nhận truy xuất nguồn gốc, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, nâng cao chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa; nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1. Tuyên truyền, quảng bá lợi ích và tầm quan trọng của Đề án
a) Phổ biến nội dung, chính sách, cách thức tham gia Đề án thông qua các hội nghị, hội thảo, báo viết, báo hình, trang tin tức, chuyên đề, phóng sự,...
b) Tuyên truyền, phổ biến áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc các nhóm sản phẩm đến các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng và cơ quan quản lý nhà nước liên quan; hướng dẫn kết nối, tham gia Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
2. Áp dụng, phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về hệ thống truy xuất nguồn gốc; tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các giải pháp, công nghệ truy xuất nguồn gốc
a) Bồi dưỡng cán bộ, công chức chuyên môn về các quy định, hướng dẫn truy xuất nguồn gốc; nghiệp vụ vận hành, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa của các Bộ chuyên ngành; nghiệp vụ tham gia Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
b) Tuyên truyền, phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quốc tế; các văn bản pháp luật, hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc đến các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng như các đơn vị: cung ứng, sản xuất, phân phối, bán lẻ, cơ quan quản lý nhà nước, chứng nhận chất lượng sản phẩm và người tiêu dùng.
c) Triển khai đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ để phát triển các giải pháp, công nghệ (Blockchain, IoT, AI, Big data và các công nghệ mới phù hợp xu hướng phát triển của thế giới) ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng truy xuất nguồn gốc
a) Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, máy tính, máy quét mã truy xuất và hệ thống chứng nhận truy xuất sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.
b) Xây dựng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc theo thẩm quyền và kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
4. Xây dựng dữ liệu, danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm, ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc
a) Khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, thị trường theo hướng ưu tiên thị trường hội nhập và yêu cầu về an toàn thực phẩm, đơn vị đã áp dụng mã số mã vạch.
b) Rà soát, đề nghị danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai trên cơ sở các sản phẩm trọng điểm, sản phẩm đã được chứng nhận nhãn hiệu, sản phẩm OCOP; triển khai thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của cơ quan quản lý, nhu cầu của doanh nghiệp đối với danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm.
5. Quy định các sản phẩm bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc và lộ trình phù hợp theo nguyên tắc mức độ an toàn, khả năng thực thi và yêu cầu của thị trường xuất khẩu
Căn cứ mức độ an toàn, khả năng thực thi và yêu cầu của thị trường xuất khẩu để ban hành danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm bắt buộc triển khai truy xuất nguồn gốc theo lĩnh vực quản lý của các sở, ngành liên quan.
6. Hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động về truy xuất nguồn gốc
a) Khảo sát, phân loại để lựa chọn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của Đề án: quy mô, nhóm sản phẩm, thị trường và yêu cầu quản lý, tập trung các doanh nghiệp có sản phẩm trọng điểm, đã được chứng nhận nhãn hiệu và các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế theo chuỗi giá trị (sản phẩm OCOP).
b) Tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số mã vạch, xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, kết nối với Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia.
c) Hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sử dụng mã số, mã vạch, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, các tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; đảm bảo tương tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
d) Hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo các quy định của pháp luật trên nền tảng các doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hoặc sản phẩm đã được chứng nhận chất lượng; hướng dẫn chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo chuẩn hóa, minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc.
đ) Hỗ trợ xây dựng một số mô hình điểm truy xuất nguồn đến năm 2020 theo Quyết định số 148/QĐ-UBND ngày 22/01/2019 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020”, ưu tiên các sản phẩm đã được chứng nhận nhãn hiệu.
III. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
a) Đến năm 2020:
- Thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về truy xuất nguồn gốc.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau tham gia Kế hoạch.
- Xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thống truy xuất nguồn gốc.
- Triển khai một số mô hình điểm.
b) Giai đoạn 2021-2025:
- Hỗ trợ các sản phẩm trọng điểm (chiếm tỷ trọng cao trong GRDP), sản phẩm theo nhãn hiệu chứng nhận, sản phẩm OCOP xây dựng và áp dụng truy xuất nguồn gốc.
- Thực hiện chính sách, quy định, danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm bắt buộc về truy xuất nguồn gốc.
c) Giai đoạn 2026-2030: Mở rộng áp dụng truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
2. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện từ các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn tài trợ quốc tế và trong nước, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
a) Nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: Bố trí và phê duyệt trong kế hoạch hằng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định về sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, chủ yếu thực hiện:
- Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
- Khảo sát, đào tạo, tập huấn, phổ biến, hội nghị, hội thảo.
- Triển khai đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý là nền tảng truy xuất nguồn gốc.
- Tham gia, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số nhóm sản phẩm, hàng hóa đặc thù gồm nông sản, thực phẩm, rau, hoa.
- Kết nối và tham gia Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
b) Nguồn vốn của doanh nghiệp: Sử dụng mua các phần mềm, máy tính, máy in, máy quét phục vụ truy xuất nguồn gốc và duy trì sử dụng cơ sở dữ liệu.
Kinh phí được dự toán sau khi kết thúc triển khai thí điểm các mô hình tại huyện Lạc Dương và huyện Đạ Tẻh đối với một số sản phẩm đã được chứng nhận nhãn hiệu giai đoạn 2019-2020 và theo các quy định hiện hành.
Đối với giai đoạn đến năm 2020, kinh phí khảo sát, đào tạo, hội thảo, hội nghị, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa được trích từ nguồn kinh phí của Dự án nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 và Quyết định số 148/QĐ-UBND ngày 22/01/2019 của UBND tỉnh và nguồn đối ứng của các địa phương, doanh nghiệp.
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Là cơ quan thường trực triển khai các hoạt động truy xuất nguồn gốc, biện pháp quản lý và các công nghệ truy xuất nguồn gốc phù hợp, tiên tiến trên địa bàn tỉnh theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện chức năng đầu mối quản lý hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả và đề xuất khen thưởng.
c) Thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của nhà nước theo quy định.
d) Thông tin, tuyên truyền, kết nối với Trung tâm dữ liệu quốc gia; phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn nhóm sản phẩm, nhóm doanh nghiệp thực hiện.
đ) Hàng năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về truy xuất nguồn gốc cho công chức các sở, ban, ngành, địa phương liên quan và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
e) Chỉ đạo Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ triển khai ứng dụng các công nghệ, giải pháp truy xuất nguồn gốc tại địa phương.
g) Tổ chức cho các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; quản lý, giám sát các tổ chức chứng nhận chất lượng và doanh nghiệp cập nhật cơ sở dữ liệu và chứng nhận chất lượng.
h) Chủ trì quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc.
2. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp thực hiện quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh:
a) Xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc thuộc thẩm quyền.
b) Đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm bắt buộc triển khai truy xuất nguồn gốc theo lĩnh vực quản lý của các sở, ngành.
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch áp dụng truy xuất nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa theo thẩm quyền.
d) Tuyên truyền, phổ biến kế hoạch để các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý tham gia.
đ) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc đối với những sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
3. Sở Tài chính:
a) Hàng năm thẩm định, đề xuất cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của nhà nước.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh.
5. UBND các huyện, thành phố:
a) Chủ trì thực hiện Kế hoạch đối với sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất tại địa phương và quản lý hoạt động này.
b) Tuyên truyền, quảng bá về lợi ích và tầm quan trọng của Kế hoạch.
c) Bố trí kinh phí triển khai Kế hoạch trên địa bàn quản lý.
d) Đề xuất ban hành danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm bắt buộc triển khai truy xuất nguồn gốc theo lĩnh vực quản lý.
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý, giám sát việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại địa phương.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện thông tin, tuyên truyền về công nghệ truy xuất nguồn gốc, các mô hình áp dụng có hiệu quả và các tổ chức làm tốt, nâng cao giá trị cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc các cơ quan gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC. NHIỆM VỤ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 6736/KH-UBND ngày 16/10/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Stt | Nội dung | Thời gian | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
1 | Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung của Kế hoạch. | Hàng năm | Sở KHCN. | Các Sở: CT, YT, NNPTNT, TTTT; Đài PTTH tỉnh; UBND các huyện, thành phố. |
2 | Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về truy xuất nguồn gốc cho công chức các sở, ban, ngành, địa phương liên quan và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu. | Hàng năm | Sở KHCN. | Các Sở: CT, YT, NNPTNT; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; UBND các huyện, thành phố. |
3 | Xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai trên cơ sở các sản phẩm đã được chứng nhận nhãn hiệu, sản phẩm OCOP và kết nối tới Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia. | Hàng năm | Các Sở: CT, YT, NNPTNT; UBND các huyện, thành phố. | Sở KHCN; Trung tâm mã số mã vạch quốc gia; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh. |
4 | Triển khai thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của cơ quan quản lý, nhu cầu của doanh nghiệp đối với các nhóm sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm. | 2019-2020 | Sở KHCN. | Các Sở: CT, YT, NNPTNT; UBND các huyện, thành phố. |
5 | Hỗ trợ triển khai xây dựng các mô hình truy xuất nguồn gốc. | 2021-2030 | Sở KHCN. | Các Sở: CT, YT, NNPTNT; doanh nghiệp; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; UBND các huyện, thành phố. |
6 | Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa chứng nhận ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc. | 2019-2030 | Đơn vị chứng nhận | Sở KHCN; UBND các huyện, thành phố. |
7 | Triển khai và hỗ trợ các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và ưu tiên các giải pháp công nghệ mới ứng dụng trong hệ thống truy xuất nguồn gốc. | Hàng năm | Sở KHCN. | UBND các huyện, thành phố; các chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận; doanh nghiệp. |
- 1Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021-2030
- 2Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2021 thực hiện "Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030"
- 3Kế hoạch 363/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa” trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 1Quyết định 225/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020”
- 2Quyết định 100/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021-2030
- 4Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2021 thực hiện "Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030"
- 5Kế hoạch 363/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa” trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 6Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Quyết định 225/QĐ-UBND phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020”
Kế hoạch 6736/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 6736/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định