- 1Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 2Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN quy định chế độ quản lý tài chính đối với nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 04 tháng 02 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2015”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học và Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 55/TTr-KHCN ngày 10/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020” (sau đây gọi tắt là Dự án) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung:
a) Tạo bước chuyển biến về năng suất và chất lượng (NSCL) sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Nâng cao nhận thức về NSCL sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; áp dụng tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến, giải thưởng chất lượng; tạo dựng phong trào NSCL cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến, phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) 100% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực của tỉnh tham gia và thực hiện Dự án.
b) Thực hiện 03 buổi tọa đàm và 10 phóng sự về Dự án và các mô hình điểm, các bài thông tin tuyên truyền về các nội dung và kết quả của Dự án trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
c) Tổ chức 50 lớp tập huấn về NSCL cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh; 05 hội nghị, hội thảo về triển khai, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm các mô hình NSCL.
d) Đào tạo 15 - 20 chuyên gia về NSCL của tỉnh là cán bộ của các sở, ngành, doanh nghiệp.
đ) Xây dựng các mô hình điểm thông qua hỗ trợ 75 lượt doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL phù hợp, trong đó: 40 lượt áp dụng các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, ISO 14001, HACCP, GlobalGAP...); 35 lượt đơn vị áp dụng các công cụ cải tiến NSCL như: 5S, nhóm kiểm soát chất lượng (QCC), 7 công cụ thống kê, Kaizen, duy trì vệ sinh tốt (GHK), quản lý chất lượng toàn diện (TQM), sản xuất tinh gọn, 6 sigma và các công cụ đo lường năng suất và cải tiến quản lý khác.
e) Hỗ trợ xây dựng 50 tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh; chứng nhận 50 sản phẩm hợp quy và 10 sản phẩm hợp chuẩn; xây dựng 01 sản phẩm chủ lực đạt quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
g) Hướng dẫn, hỗ trợ 08 doanh nghiệp dự Giải thưởng Chất lượng quốc gia.
h) Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL.
1. Thông tin, tuyên truyền quảng bá Dự án:
a) Tổ chức 02 hội nghị:
- Triển khai Dự án: Phổ biến đến các đối tượng tham gia về nội dung, chính sách hỗ trợ, cách thức tham gia dự án, giới thiệu các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL, các kết quả điển hình của các doanh nghiệp đã áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ.
- Tổng kết Dự án giai đoạn 2016 - 2020.
b) Tổ chức 03 hội thảo:
- Các mô hình nâng cao NSCL phù hợp cho các doanh nghiệp.
- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm chủ lực.
- Đánh giá hiệu quả việc triển khai Dự án.
c) Tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật; tuyên truyền các công cụ NSCL, các hệ thống quản lý, giải thưởng chất lượng quốc gia,... để hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp.
d) Hướng dẫn doanh nghiệp khai thác thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại,...
2. Khảo sát, phân loại, lựa chọn đơn vị tham gia Dự án và đánh giá hiệu quả:
a) Khảo sát, phân loại doanh nghiệp để lựa chọn các hệ thống quản lý, công cụ phù hợp.
b) Hàng năm, khảo sát năng lực để lựa chọn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu tham gia Dự án.
3. Hỗ trợ nâng cao NSCL:
a) Tổ chức các lớp đào tạo về NSCL cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên gia về NSCL của tỉnh.
b) Tổ chức xét duyệt, theo dõi triển khai và nghiệm thu kết quả thực hiện Dự án của các doanh nghiệp.
c) Hướng dẫn, đào tạo, tư vấn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL; thực hiện chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy với các sản phẩm chủ lực; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở cho các nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ lực; hỗ trợ tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia.
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành rà soát sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh cần xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
1. Tổng kinh phí (dự kiến): 28.322 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí:
a) Ngân sách nhà nước: 7.316 triệu đồng (Từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm).
b) Nguồn vốn của doanh nghiệp: 21.006 triệu đồng.
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về NSCL:
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quảng bá về NSCL; thông tin, tuyên truyền, tọa đàm trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo sự nhận thức sâu rộng cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp.
2. Đào tạo và tổ chức nguồn nhân lực triển khai Dự án:
a) Xây dựng mạng lưới các tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về NSCL trên địa bàn tỉnh;
b) Đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về NSCL tại các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp.
3. Giải pháp về tài chính:
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về NSCL tại các sở, ngành, địa phương; thông tin tuyên truyền; phổ biến, vận động thực hiện phong trào NSCL; hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL.
b) Nguồn kinh phí của doanh nghiệp để đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp; kinh phí đối ứng để áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL tại doanh nghiệp.
c) Quản lý sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ các nhiệm vụ thuộc Dự án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
d) Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ lập dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
4. Điều hành dự án:
a) Kiện toàn Ban Điều hành Dự án do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm Trưởng ban; thành viên là đại diện các sở, ngành liên quan.
b) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực của Ban Điều hành.
5. Chính sách hỗ trợ:
a) Hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ, gồm:
- Khảo sát, kiểm tra và nghiệm thu Dự án.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch triển khai của Dự án.
- Tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, vận động xây dựng phong trào NSCL.
- Công tác phí, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về NSCL, hội họp, sơ kết, tổng kết.
- Đào tạo chuyên gia, cán bộ tư vấn, đánh giá về NSCL; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng giáo trình, thù lao giảng viên.
- Hướng dẫn, đánh giá áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến NSCL tiên tiến cho các doanh nghiệp.
- Hoạt động của Ban Điều hành Dự án.
- Đánh giá yếu tố năng suất tổng hợp (TFP- Total factor productivity) của các doanh nghiệp.
- Học tập mô hình NSCL trong và ngoài tỉnh.
- Các chi phí khác trực tiếp liên quan đến hoạt động của Dự án.
b) Hỗ trợ nâng cao NSCL:
- Đào tạo về NSCL: 29 triệu đồng/khóa (02 ngày).
- Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến NSCL, như sau:
+ 40 triệu đồng: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và áp dụng các công cụ cải tiến NSCL như 5S, Kaizen, sản xuất tinh gọn, 7 công cụ và tương đương.
+ 60 triệu đồng: Áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000, ISO 14001, HACCP, OHSAS 18001, ISO 50001 và tương đương.
+ 01 triệu đồng/sản phẩm thử nghiệm mẫu và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia, khu vực và quốc tế (01 lần đạt giải) như sau:
+ Giải thưởng Chất lượng khu vực và quốc tế: 30 triệu đồng.
+ Giải vàng Chất lượng quốc gia: 25 triệu đồng.
+ Giải bạc Chất lượng quốc gia: 22 triệu đồng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy tính theo số sản phẩm:
+ Sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật: 20 triệu đồng.
+ Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia: 10 triệu đồng.
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Là cơ quan chủ trì quản lý, phối hợp với các sở, ban, ngành cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Dự án; tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Điều hành Dự án;
- Ký hợp đồng nguyên tắc với các doanh nghiệp tham gia Dự án, phối hợp Ban Điều hành Dự án tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Dự án. Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện Dự án tại các doanh nghiệp;
- Hàng năm, lập dự toán kinh phí thực hiện Dự án, gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện;
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng tổ chức tuyên truyền về Dự án;
- Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia về NSCL của tỉnh;
- Hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện Dự án, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí thực hiện Dự án.
3. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế hỗ trợ và quản lý nhiệm vụ của Dự án.
4. Các Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Cử cán bộ tham gia Hội đồng xét duyệt nội dung, nghiệm thu và kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án của doanh nghiệp;
- Phối hợp tuyên truyền nội dung và chính sách hỗ trợ của Dự án, vận động doanh nghiệp tham gia Dự án; quản lý các dự án thuộc ngành mình quản lý; lồng ghép các dự án của ngành để thực hiện các mục tiêu của Dự án; rà soát, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
5. UBND các huyện, thành phố:
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã tham gia chương trình; gắn kết các hoạt động kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương với phong trào NSCL của tỉnh.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng:
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền về Dự án.
7. Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các Hiệp hội ngành nghề liên quan:
- Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã tham gia Dự án;
- Phối hợp thực hiện các nội dung của Dự án.
8. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng của Dự án:
- Lập đề cương, dự toán triển khai thực hiện Dự án của doanh nghiệp theo hướng dẫn và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; cam kết thực hiện đúng các nội dung của Dự án;
- Lồng ghép các hoạt động liên quan đến nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi quản lý để phối hợp thực hiện Dự án;
- Bảo đảm nguồn lực (kinh phí và nhân lực) đã cam kết, phối hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án có hiệu quả;
- Chuẩn bị điều kiện cần thiết phục vụ việc giám sát, kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện Dự án;
- Hàng năm, đánh giá kết quả thực hiện Dự án, báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT | Nội dung | Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 | Cộng | Nguồn vốn | ||||||||||
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Sự nghiệp KHCN | Doanh nghiệp | ||||||||
NSNN | DN | NSNN | DN | NSNN | DN | NSNN | DN | NSNN | DN |
|
|
| ||
1 | Chi phục vụ công tác quản lý | 112.200 |
| 80.200 |
| 92.200 |
| 80.200 |
| 92.200 |
| 457.000 | 457.000 |
|
| - Khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phân loại | 30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 30.000 | 30.000 |
|
| - Khảo sát, lựa chọn đơn vị đủ điều kiện tham gia | 10.000 |
| 10.000 |
| 10.000 |
| 10.000 |
| 10.000 |
| 50.000 | 50.000 |
|
| - Đánh giá hiệu quả DN tham gia |
|
|
|
| 12.000 |
|
|
| 12.000 |
| 24.000 | 24.000 |
|
| - Thù lao cho Ban Điều hành - Chi các cuộc họp Ban Điều hành | 40.800 2.400 |
| 40.800 2.400 |
| 40.800 2.400 |
| 40.800 2.400 |
| 40.800 2.400 |
| 204.000 12.000 | 204.000 12.000 |
|
| - Chi hoạt động kiểm tra | 10.000 |
| 10.000 |
| 10.000 |
| 10.000 |
| 10.000 |
| 50.000 | 50.000 |
|
| - Chi thẩm định - Chi thuyết minh dự án được phê duyệt | 2.000 2.000 |
| 2.000 |
| 2.000 |
| 2.000 |
| 2.000 |
| 10.000 2.000 | 10.000 2.000 |
|
| - Chi phí khác có liên quan trực tiếp | 15.000 |
| 15.000 |
| 15.000 |
| 15.000 |
| 15.000 |
| 75.000 | 75.000 |
|
2 | Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm chủ lực | 35.000
|
| 15.000
|
|
|
|
|
|
|
| 50.000 | 50.000 |
|
3 | Chi thông tin, tuyên truyền | 132.000 |
| 112.000 |
| 112.000 |
| 62.000 |
| 62.000 |
| 480.000 | 480.000 |
|
| - Hội nghị triển khai, đánh giá, sơ kết, tổng kết | 20.000 |
| 20.000 |
| 20.000 |
| 20.000 |
| 20.000 |
| 100.000 | 100.000 |
|
| - In pano, áp phích giới thiệu, quảng bá | 38.000 |
| 18.000 |
| 18.000 |
| 18.000 |
| 18.000 |
| 110.000 | 110.000 |
|
| - Thực hiện phóng sự | 24.000 |
| 24.000 |
| 24.000 |
| 24.000 |
| 24.000 |
| 120.000 | 120.000 |
|
| - Tổ chức tọa đàm | 50.000 |
| 50.000 |
| 50.000 |
|
|
|
|
| 150.000 | 150.000 |
|
4 | Hỗ trợ nâng cao năng suất và chất lượng
| 1.255.000 | 4.201.000 | 1.274.000 | 4.201.000 | 1.252.000
| 4.201.000
| 1.274.000
| 4.201.000
| 1.274.000
| 4.202.000
| 27.335.000
| 6.329.000
| 21.006.000
|
| - Tổ chức khóa đào tạo tập huấn | 290.000 | 290.000 | 290.000 | 290.000 | 290.000 | 290.000 | 290.000 | 290.000 | 290.000 | 290.000 | 2.900.000 | 1.450.000 | 1.450.000 |
| - Hỗ trợ áp dụng ISO 9001:2008 | 120.000 | 396.000 | 120.000 | 396.000 | 120.000 | 396.000 | 120.000 | 396.000 | 120.000 | 396.000 | 2.580.000 | 600.000 | 1.980.000 |
| - Hỗ trợ áp dụng ISO 22000, HACCP, OHCCP, OHSAS 18001, ISO 50001, GlobalGap, ISO 14001. | 300.000
| 1.650.000 | 300.000 | 1.650.000 | 300.000 | 1.650.000 | 300.000 | 1.650.000 | 300.000 | 1.650.000 | 9.750.000 | 1.500.000 | 8.250.000 |
| - Hỗ trợ áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng 5S, Kaizen, Lean, KPI, TQM | 280.000 | 980.000 | 280.000 | 980.000 | 280.000 | 980.000 | 280.000 | 980.000 | 280.000 | 980.000 | 6.300.000 | 1.400.000 | 4.900.000 |
| - Hỗ trợ xây dựng và áp dụng TCCS | 20.000 | 100.000 | 20.000 | 100.000 | 20.000 | 100.000 | 20.000 | 100.000 | 20.000 | 100.000 | 600.000 | 100.000 | 500.000 |
| - Hỗ trợ chứng nhận hợp chuẩn | 20.000 | 60.000 | 20.000 | 60.000 | 20.000 | 60.000 | 20.000 | 60.000 | 20.000 | 60.000 | 400.000 | 100.000 | 300.000 |
| - Hỗ trợ chứng nhận hợp quy | 200.000 | 600.000 | 200.000 | 600.000 | 200.000 | 600.000 | 200.000 | 600.000 | 200.000 | 600.000 | 4.000.000 | 1.000.000 | 3.000.000 |
| - Hỗ trợ tham gia giải thưởng CLQG | 25.000 | 125.000 | 44.000 | 125.000 | 22.000 | 125.000 | 44.000 | 125.000 | 44.000 | 126.000 | 805.000 | 179.000 | 626.000 |
Tổng cộng: | 1.534.200 | 4.201.000 | 1.481.200 | 4.201.000 | 1.456.200 | 4.201.000 | 1.416.200 | 4.201.000 | 1.428.200 | 4.202.000 | 28.322.000 | 7.316.000 | 21.006.000 |
- 1Quyết định 2393/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến 2030
- 2Quyết định 08/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kèm theo Quyết định 88/2009/QĐ-UBND
- 3Quyết định 813/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa năm 2014 Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm Lâm Đồng do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 2795/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt kế hoạch giám sát tài chính năm 2016 đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Kế hoạch 1914/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng hai năm 2015 - 2016
- 6Quyết định 588/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kết quả phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ năm 2014 của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Quyết định 30/2016/QĐ-UBND Quy định về nội dung chi và mức chi đối với nhiệm vụ thuộc Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 8Kế hoạch 66/KH-UBND triển khai Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
- 1Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 2Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN quy định chế độ quản lý tài chính đối với nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quyết định 2393/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến 2030
- 5Quyết định 08/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kèm theo Quyết định 88/2009/QĐ-UBND
- 6Quyết định 813/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa năm 2014 Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm Lâm Đồng do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 2795/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt kế hoạch giám sát tài chính năm 2016 đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 9Kế hoạch 1914/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng hai năm 2015 - 2016
- 10Quyết định 588/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kết quả phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ năm 2014 của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 11Quyết định 30/2016/QĐ-UBND Quy định về nội dung chi và mức chi đối với nhiệm vụ thuộc Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 12Kế hoạch 66/KH-UBND triển khai Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
Quyết định 225/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020”
- Số hiệu: 225/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/02/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Trần Ngọc Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực