Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN TRỒNG SEN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 07/3/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai các hoạt động hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam; căn cứ nhu cầu thực tiễn sản xuất cây Sen của các địa phương; UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển trồng Sen giai đoạn 2021-2025, với các nội dung như sau:

Phần I

THỰC TRẠNG TRỒNG SEN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SEN GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. THỰC TRẠNG TRỒNG SEN

1. Về thực trạng đất đai trồng Sen

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng chiều dài sông suối và sông đào dài khoảng 1.055km. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5 km/km2. Với hệ thống sông phong phú như vậy nên khu vực đồng bằng duyên hải đã hình thành nhiều ao, hồ và hói cụt có khả năng để phát triển trồng cây Sen với đặc tính là thực vật thủy sinh thích sống và phát triển các vùng thấp trũng có nguồn gốc từ Châu Á. Do vậy, cây Sen đã được người dân trên địa bàn tỉnh trồng từ nhiều năm trước đây, một số khu vực đã trở thành cây trồng truyền thống gắn liền với văn hóa địa phương. Đặc biệt, khu vực Kinh thành Huế “Sen Huế có thể xếp vào hàng thực phẩm vô địch về hương vị so với sen của các xứ khác...”.

Trước đây cây Sen được đưa vào trồng để làm cảnh quan tại các hồ xung quanh Kinh thành Huế, những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển đổi cây lúa kém hiệu quả sang trồng cây Sen có hiệu quả kinh tế cao hơn, nhằm xóa thế độc canh cây lúa, tận dụng triệt để nguồn đất đai sẵn có trên địa bàn nhất là diện tích mặt nước hoang, ao, hồ, hói cụt, đất lúa một vụ, hai vụ có chân đất phù hợp (lớp bùn dày), thấp trũng và vùng đất chua phèn trồng lúa kém hiệu quả; đồng thời, để đa dạng hóa cây trồng tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Thực tế sản xuất cho thấy, đất một vụ chuyển sang trồng Sen chủ yếu là diện tích vùng trũng, lớp bùn dày hơn so với đất hai vụ lúa nên khi chuyển đổi thể hiện tính thích nghi cao hơn, cho năng suất và tính chống chịu cao hơn. Sản xuất cây Sen bước đầu chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán song hình thành các vùng sản xuất tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao được địa phương tin trồng như sản phẩm sen Tịnh Tâm, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang,...

Bảng 1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trồng sen năm 2020 (chi tiết kèm theo phụ lục I)

Đơn vị tính: Ha.

TT

Đơn vị

Tổng diện tích (ha)

Trong đó

Mặt nước hoang

Từ đất lúa chuyển sang trồng sen

Ao, hồ, hói cụt

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

 

1

Phong Điền

355,56

75,18

58,77

121,27

100,34

2

Quảng Điền

60,40

2,80

1,60

23,80

32,20

3

Hương Trà

59,80

1,00

1,00

18,50

39,30

4

Hương Thủy

14,25

1,75

0,00

7,00

5,50

5

Phú Vang

71,96

0,00

40,70

0,00

31,26

6

Phú Lộc

35,40

0,00

4,00

0,00

31,40

7

TP Huế

41,55

0,30

0,00

4,00

37,25

8

Nam Đông

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

9

A Lưới

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Tổng cộng

638,92

81,03

106,07

174,57

277,25

2. Về thực trạng canh tác của nông hộ

- Giống: Giống Sen đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là giống Sen truyền thống của Huế (Sen trắng Tịnh Tâm) và Sen hồng cao sản, trồng để lấy hạt, bông. Giống Sen Huế ngoài vẻ đẹp quyến rũ, hạt sen có phần xốp hơn sen Bắc, sen Nam và đặc biệt hạt sen có hương vị và không chát.

- Nguồn cây giống: Người dân chủ yếu là để giống lưu gốc, tận dụng lại từ vụ trước, một số hộ dân nhập nguồn giống từ Đà Nẵng (Sen nếp), Quảng Nam,... và gieo bằng hạt, tuy vậy lượng giống mới chỉ đáp ứng trồng trên diện tích nhỏ trong vùng, nguồn giống trồng trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu vẫn được đặt mua từ các tỉnh phía Nam.

- Thời vụ: Ở Huế, Sen thường được trồng từ khoảng tháng 2 đến tháng 7 âm lịch thì cho thu hoạch. Đây là một loại cây dễ trồng, thích nghi nhiều chân đất, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên các ao, hồ, hói cụt, đất ruộng trũng, sâu bùn,..., có nguồn nước không bị ô nhiễm.

- Đầu tư chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại: Trong những năm gần đây, một số diện tích sen trồng tại các địa phương thường phát triển kém, chết dần không rõ nguyên nhân từ giai đoạn phát Ngó sen, lá và kéo dài đến giai đoạn ra hoa. Đa số người dân dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mức đầu tư chăm sóc bón phân chưa đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, chưa hợp lý, công tác chăm sóc chưa được quan tâm thường xuyên đúng mức và đúng kỹ thuật,... nên không có hiệu quả cao trong việc phòng trừ sinh vật gây hại và nâng cao năng suất, chất lượng hoa và hạt. Bên cạnh đó tại một số vùng chuyển đổi việc đầu tư hạ tầng, chăm sóc chưa đảm bảo đồng thời ảnh hưởng của nguồn nước ngoại lai từ bên ngoài vào ra đột ngột gây hiện tượng thối cuốn dẫn đến chết cây.

- Đối với dịch hại: Bệnh thán thư gây hại rải rác, trên giống địa phương; trên giống cao sản chủ yếu trên vùng đất chuyển đổi có độ dày bùn không đảm bảo, kết hợp chăm sóc bón phân không cân đối,... Ngoài ra, các đối tượng ốc, sâu khoang, bọ trĩ, rầy mềm xuất hiện và gây hại rải rác.

3. Về năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế

Bảng 2. Diện tích và năng suất cây sen từ năm 2017-2019

TT

Đơn vị

Diện tích (ha)

Năng suất hạt (tấn/ha)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Phong Điền

188,8

219,3

300

1,2

2,0

2,4

2

Quảng Điền

38,9

39,9

43,6

4,0

4,0

4,0

3

Hương Trà

44,0

35

55,8

2,0

2,0

2,0

4

Hương Thủy

1,0

1

3,1

1,5

1,5

1,5

5

Phú Vang

78,5

78,5

71

2,1

2,1

2,1

6

Phú Lộc

11,7

17,7

10,7

1,5

1,5

1,5

7

TP Huế

10

10

10,3

3,0

3,0

3,0

Tổng cộng

372,9

401,4

494,5

1,8

2,2

2,4

- Cây Sen là loại cây dễ trồng và ít công chăm sóc, giá sen ổn định nên diện tích trồng sen ngày càng mở rộng, từ năm 2017 đến nay diện tích trồng sen tăng lên, năm 2019 diện tích trồng sen khoảng 494,5 ha, năng suất hạt ước tính 1,5-4,0 tấn/ha. Giá bán lẻ từ 30.000-60.000 đồng/kg, cao gấp 4-6 lần so với trồng lúa.

- Cây Sen cho năng suất ổn định qua các năm trên một đơn vị diện tích năng suất bình quân 14,1 tạ/ha (nguồn thống kê năm 2019).

- Năng suất, sản lượng hạt sen hiện nay còn thấp, năng suất chỉ khoảng 14-15 tạ/ha, sản lượng ước khoảng 346-360 tấn/năm, do diện tích còn manh mún và thiếu quy hoạch hoặc chưa được đầu tư đúng mức về kỹ thuật nên cho năng suất thấp. Để tạo ra sản phẩm hàng hóa cần có đầu tư thâm canh, mạnh dạn mở rộng diện tích trên các vùng đất hiện có để trồng sen (chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả, mặt nước hoang, đất lúa một vụ, ao, hồ, sông, hói cụt...), quy hoạch vùng trồng sen trọng điểm (Phong Điền, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền,...) cùng liên kết nhiều hộ trong cùng một địa phương thành vùng trồng sen tập trung để thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm.

- Về chất lượng: Đa số các giống Sen Huế ngoài vẻ đẹp quyến rũ, hạt sen có phần xốp hơn sen Bắc, sen Nam và đặc biệt hạt sen có hương vị và không chát, chất lượng đặc biệt thơm ngon đã tạo thành một sản phẩm du lịch mang thương hiệu “Sen Huế”, các bộ phận của cây sen từ hoa lá cho đến ngó, gương, hạt đều được sử dụng để làm món ăn và vị thuốc có giá trị trong y học cổ truyền.

Đặc biệt, khu vực Kinh thành Huế “Sen Huế có thể xếp vào hàng thực phẩm vô địch về hương vị so với sen của các xứ khác...”.

- Hiệu quả kinh tế: Đầu tư cho 1 ha Sen trồng mới tính trung bình khoảng 65 triệu đồng (kể cả chi phí lao động). Hiệu quả kinh tế trung bình cho 1 ha với năng suất bình quân 15 tạ/ha: giá bán tùy theo từng vùng, bình quân tại nhà vào thời điểm giữa vụ khoảng 45.000-50.000 đồng/kg (hạt tươi chưa bóc vỏ), cuối vụ có thể lên đến 50.000-55.000 đồng/kg. Doanh thu bình quân khoảng 65-70 triệu đồng/ha.

4. Về thị trường tiêu thụ

- Sản phẩm hạt sen được phân phối theo kênh tiêu thụ chính là kênh tiêu thụ nội địa. Việc tiêu thụ sản phẩm hạt sen của nông dân chủ yếu được tiêu thụ thông qua thương lái thu mua là chủ yếu. Tuy nhiên, có một số vùng trồng sản phẩm hạt sen đã có thương hiệu nên việc tiêu thụ tương đối chủ động như ở thành phố Huế, huyện Phong Điền,... nhiều ruộng trồng đã được tư thương đặt hàng mua trước. Nhìn chung giá cả và tình hình tiêu thụ hạt sen ở tỉnh khá ổn định, nhưng một số nơi vẫn còn bị tư thương ép giá.

II. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRỒNG SEN

Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất gieo trồng cây hàng năm khoảng 73 ngàn ha, có nhiều loại đất trồng gắn với vị trí địa lý ở miền núi, gò đồi, vùng đồng bằng, vùng cát ven đầm phá, ao, hồ, có nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau nên hệ thống cây trồng nông nghiệp được phân bổ có tính chất đa dạng và phong phú. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể và có những chuyển biến tích cực, năng suất lúa tăng đều qua các năm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó đã hình thành những vùng sản xuất cây trồng chuyên canh, tập trung tạo ra những sản phẩm mang tính hàng hóa cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ.

Để tăng giá trị và vị thế của sản phẩm trồng trọt trên thị trường trong và ngoài tỉnh, việc phát triển một số cây trồng có tiềm năng trở thành các loại cây trồng đặc sản đóng vai trò và ý nghĩa rất lớn. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch, nên hàng năm đón nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, hàng vạn sinh viên các tỉnh về cư trú, học tập. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đang trên đà phát triển mạnh, nhiều khu công nghiệp đang được xây dựng, nhiều đô thị mới được hình thành. Do vậy, nhu cầu các sản phẩm trồng trọt đặc sản, chất lượng cao, an toàn phục vụ cho nhu cầu đời sống ngày càng tăng.

Từ lâu trên địa bàn tỉnh có cây Sen đã được cả nước biết đến là một loại cây thủy sinh cho sản phẩm hoa sen, hạt sen,... có hương vị thơm, ngon mang dấu ấn của con người và vùng đất xứ Huế. Đây là cây trồng không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân mà còn là biểu trưng của ẩm thực Cố đô Huế.

Tuy nhiên, những năm qua trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch vùng trồng sen cụ thể, hầu hết diện tích trồng ban đầu manh mún, nhỏ lẻ còn mang tính tự phát, thực tế sản xuất cây sen cho thấy phần lớn nông dân chưa được tập huấn các kỹ thuật về quy trình sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Mặt khác trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị sản xuất và cung cấp giống sen nên hàng năm phần lớn bà con thường sử dụng giống sen lưu gốc hoặc lấy từ các tỉnh phía nam, một số nông dân tự nhân giống bằng hạt qua kinh nghiệm thực tiễn trồng nhiều năm chỉ đủ cung cấp trong phạm vi hộ gia đình, do vậy nguồn giống chưa đảm bảo chủ động để tổ chức sản xuất theo thời vụ, năng suất thấp, hay bị nhiễm bệnh. Ngoài ra sản phẩm sen mặc dù được đánh giá có chất lượng cao, có thương hiệu trên thị trường, được tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên chưa thực hiện được việc liên kết để sản xuất theo chuồi giá trị, do đó giá thành của sản phẩm phụ thuộc vào thị trường, lợi nhuận chưa cao, chưa bền vững.

Vì vậy, để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch, tổ chức triển khai các giải pháp cụ thể để phát triển cây sen nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người nông dân. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, cần thiết phải triển khai “Kế hoạch phát triển trồng cây Sen giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh là cấp bách và cần thiết để có cơ sở trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

III. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Căn cứ Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ.

2. Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm giai đoạn 2018-2020.

3. Căn cứ Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030.

4. Căn cứ Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Căn cứ Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025; Quyết định so 1162/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 và giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

6. Công văn số 1607/UBND-NN ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh về việc thúc đẩy hỗ trợ việc phát triển sản phẩm sen trên địa bàn tỉnh.

7. Căn cứ Thông báo số 173/TB-UBND ngày 19/5/2020 về việc Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định tại buổi họp nghe báo cáo đề xuất đề tài phát triển nguồn gen giống sen Huế.

8. Căn cứ vào Báo cáo hiện trạng và kế hoạch phát triển trồng sen giai đoạn 2021-2025 của các huyện, thị xã và Thành phố Huế.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRỒNG SEN GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, trên cơ sở phát huy lợi thế giá trị của cây Sen trên địa bàn tỉnh. Xác định vùng sản xuất cây Sen phù hợp với thổ nhưỡng, ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật thâm canh, nhằm hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần bảo vệ nguồn gen, kết hợp du lịch sinh thái và ẩm thực của Huế nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.

2. Mục tiêu cụ thể

Mở rộng diện tích trồng mới cây Sen, đến năm 2025 ổn định diện tích đạt 745ha, trong đó Sen cao sản lấy hạt khoảng 85-90% diện tích, Sen địa phương (Sen Huế) từ 10-15% diện tích; năng suất bình quân 18-20 tạ/ha, sản lượng ước đạt khoảng 1.200-1.400 tấn hạt/năm.

(chi tiết từng năm của từng địa phương theo phụ lục II kèm theo)

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về kỹ thuật, giống

- Ưu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học để xác định biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao nhất đối với các đối tượng dịch hại đang phát sinh gây hại trên các vùng trồng sen ở các địa phương.

- Chú trọng công tác tuyển chọn giống sen có năng suất, chất lượng để trồng với việc bảo tồn khai thác nguồn giống sen Huế hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Về kỹ thuật trồng sen lấy hạt thực hiện theo Quyết định số 52/QĐ-SNNPTNT ngày 05/02/2020 về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng cây sen lấy hạt, trong đó cần tập trung thực hiện các giải pháp kỹ thuật cơ bản như: Về làm đất nếu đủ điều kiện cần cày phơi ải đất, đảm bảo độ sâu thích hợp, nhuyễn bùn, phẳng và sạch cỏ dại. Chất lượng nước rất quan trọng để sen phát triển, nước thích hợp là phải trong, độ pH 6-6,5.

- Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao vào sản xuất các quy trình canh tác tiên tiến, quy trình quản lý dịch hại, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch; thay thế dần các ruộng lưu gốc, giống thoái hóa cho năng suất thấp bằng các giống mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Xác định một số loại sâu, bệnh chính gây hại và các biện pháp phòng trừ trên cây Sen (sen Huế và sen cao sản).

- Áp dụng Quy trình quản lý sâu, bệnh hại tổng hợp trên cây sen, và xây dựng các mô hình mô hình thử nghiệm quy trình quản lý sâu, bệnh hại tổng hợp trên Sen Huế, Sen cao sản.

- Đào tạo, tập huấn cho những hộ nông dân nhằm nâng cao trình độ về kỹ thuật thâm canh bền vững cây sen, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để cải tạo, chăm sóc theo hướng VietGAP, phòng trừ sinh vật gây hại trên cây sen.

- Xây dựng Trung tâm giống Sen tại huyện Phong Điền, sản xuất, đáp ứng cơ bản giống trồng trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Huế, Trường Đại học Nông Lâm, các Trung tâm nghiên cứu trong và ngoài tỉnh và cần nghiên cứu đưa vào hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn gen Sen Huế thông qua phương pháp nuôi cấy mô.

2. Giải pháp về đất đai, tổ chức sản xuất

- Khảo sát, điều tra, xác định các diện tích mặt nước hoang chưa sử dụng có thể trồng sen được để phát triển mở rộng diện tích. Đối với đất trồng lúa cần điều tra đánh giá kỹ về tính chất đất, chất lượng nguồn nước để xác định diện tích cần chuyển đổi sang trồng sen, ưu tiên chuyển đổi các diện tích trồng lúa sâu trũng, vùng ngoại biên không chủ động được về công tác tiêu úng, không chuyển đổi các vùng trồng lúa mơn cao, tầng canh tác mỏng sang trồng Sen, không phát triển trồng Sen trên các vùng đất có nguồn nước ô nhiễm, tầng canh tác mỏng.

- Có chính sách ưu tiên giao, cho thuê đất mặt nước ao, hồ,... cho hộ, nhóm hộ nông dân phát triển trồng mới cây sen.

- Các địa phương có diện tích sen lớn, tập trung cần thành lập các tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sen nhằm quảng bá sản phẩm, hình thành nhãn hiệu sen cho vùng trồng để kích cầu tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi về đường đi lại mua bán sản phẩm và cung cấp nguồn nước chất lượng cho các vùng trồng sen.

3. Giải pháp về thông tin tuyên truyền và khuyến nông

- Xây dựng và triển khai các mô hình trồng sen lấy hạt, phục vụ phát triển vùng trồng sen theo hướng đồng bộ từ ứng dụng khoa học công nghệ đến tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Thực hiện đồng bộ nhiều phương pháp chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân sản xuất sen an toàn như thông qua các cuộc hội thảo, hội thi và tổ chức công tác tham quan học hỏi kinh nghiệm giữa các vùng trồng sen trong và ngoài tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin ở Trung ương (VTV8) và địa phương như Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT); các hệ thống phát thanh, truyền hình cấp huyện và truyền thanh cấp xã để tuyên truyền kỹ thuật sản xuất cây sen, bảo quản, chế biến và các sản phẩm từ cây sen rộng rãi đến với người sản xuất và tiêu dùng.

4. Giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ

- Khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, Hiệp hội ngành hàng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây sen.

- Phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, đặc biệt là kết nối hệ thống các siêu thị, các điểm du lịch văn hóa tâm linh,... làm khâu cầu nối để tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng thị trường ngoại tỉnh theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.

- Triển khai mạnh mẽ và thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thông qua các chương trình, lễ hội, hội thi đối với sản phẩm sen hạt và các sản phẩm từ cây sen. Hướng đến xây dựng nhãn hiệu tập thể Sen cho các địa phương vùng trồng có diện tích đủ lớn.

- Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Sen Huế” cho các sản phẩm Sen của tỉnh.

5. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp của Chính phủ như: Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/03/2018 về khuyến nông; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2019 về phê duyệt chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của tỉnh như: Kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 52/2018/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 về việc Ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định số 72/2019/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 ban hành quy định định mức hỗ trợ đối với từng hạng mục công trình quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hạng mục nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 về việc ban hành danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Hỗ trợ kinh phí từ nguồn khoa học công nghệ của tỉnh để thực hiện các đề tài nghiên cứu về cây sen.

- Thực hiện chính sách phát triển sản xuất; hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây sen; phát triển các sản phẩm OCOP; bằng các hoạt động hỗ trợ kinh phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, nhãn mác sản phẩm; kinh phí chuyển giao quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng, xây dựng nhãn hiệu cho hộ nông dân trồng sen...

6. Kinh phí thực hiện kế hoạch

Kinh phí thực hiện kế hoạch do người dân (trồng mới cây sen) đầu tư là chính. Ngân sách nhà nước (bao gồm từ các chương trình, dự án, đề tài) hỗ trợ cho công tác giống, chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, quảng bá thương hiệu cây sen Huế, hỗ trợ trồng mới,... theo các chính sách hiện hành.

Khái toán kinh phí:

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

I

Trồng mới cây sen

Ha

107

65

6.955

Vốn của người dân: 4.922, ngân sách tỉnh hỗ trợ 2.033

II

Đề tài nghiên cứu về cây sen

 

 

 

4.565

 

1

Nghiên cứu xác định một số loại sâu, bệnh chính gây hại và các biện pháp phòng trừ trên cây sen (sen Huế và sen cao sản) tại Thừa Thiên Huế

Đề tài

01

1.065

1.065

Vốn khoa học công nghệ của tỉnh

2

Nghiên cứu phục tráng, bảo tồn và phát triển nguồn gen các giống Sen ở tỉnh Thừa Thiên Huế”

Đề tài

01

3.500

3.500

Vốn khoa học công nghệ Trung ương và đối ứng địa phương

III

Tập huấn chuyển giao

 

 

 

175

 

1

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật cho nông dân (50 người/lớp x 7 lớp x 5 năm)

Lớp

35

5

175

Nguồn khuyến nông, vốn sự nghiệp của Ngành

IV

Xây dựng các mô hình trồng Sen lấy hạt

 

 

 

435

 

1

Mô hình khảo nghiệm các giống Sen mới 4 giống (do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chuyển giao)

Mô hình

04

18,5

75

Nguồn ngân sách tỉnh

2

Mô hình trồng Sen lấy hạt

Mô hình

10

36

360

Nguồn khuyến nông, vốn sự nghiệp của Ngành: 140; vốn dân đóng góp: 260

 

Tổng kinh phí

 

 

 

12.130

 

- Tổng nhu cầu kinh phí: 12.130.000.000 đồng.

Trong đó:

Ngân sách Nhà nước (bao gồm vốn các chương trình các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, vốn sự nghiệp ngành,...): 7.075.000.000 đồng.

Vốn nông dân, doanh nghiệp, Hợp tác xã: 5.055.000.000 đồng.

(Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng Trung tâm giống Sen được tính riêng theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát thực hiện; báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch theo quy định; tổ chức tổng kết đánh giá định kỳ để rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng phương hướng cho những năm tiếp theo.

- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn nông dân ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất và bảo vệ thực vật trên cây sen phù hợp sản xuất từng vùng, từng địa phương. Dự tính, dự báo phát hiện tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn cách phòng ngừa, xử lý đạt hiệu quả, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông xây dựng mô hình trình diễn về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, chế biến cây sen. Tập huấn cho những hộ nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về chất lượng an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm từ cây sen.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế hàng năm cân đối, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc ngân sách địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trên cơ sở vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm, tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện Kế hoạch phát triển trồng Sen giai đoạn 2021-2025 tiết kiệm, hiệu quả.

4. Sở Công Thương

Nghiên cứu, rà soát các chính sách phù hợp về thương mại để hỗ trợ, thúc đẩy việc tiêu thụ liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản gắn với chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, triển khai các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài tỉnh.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Kịp thời tham mưu phê duyệt thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cây sen, các công nghệ sau thu hoạch. Hướng dẫn các địa phương xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu Sen Huế, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chuyên mục về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cây sen. Phối hợp các đơn vị liên quan giới thiệu, quảng bá sản phẩm cây sen trên thông tin truyền thông và đại chúng.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng Kế hoạch phát triển trồng Sen trên địa bàn các xã, phường giai đoạn 2021-2025.

- Tổ chức tuyên truyền nhằm tăng cường liên kết, trao đổi giữa các hộ trồng sen lấy hạt thông qua câu lạc bộ khuyến nông, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã và hiệp hội.

8. Hội Nông dân tỉnh

- Xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể “Sen Huế”.

- Vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất cây sen cao sản nói chung và sen Huế nói riêng an toàn theo hướng VietGAP, không lạm dụng phân bón vô cơ nhất là phân đạm và thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác chỉ đạo, phát triển sản xuất, xây dựng chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương gắn với các chương trình, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích nông dân thực hiện Kế hoạch.

- Tổ chức, phối hợp triển khai việc giám sát thực hiện công tác quản lý nhà nước đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), tăng cường công tác quản lý, giám sát các vùng trồng sen an toàn trên địa bàn.

Trên đây là Kế hoạch phát triển trồng Sen giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, vấn đề phát sinh và vượt thẩm quyền, đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam;
- Các sở: NN&PTNT, TC, KH&ĐT, KH&CN, TT&TT, CT;
- Các Hội đoàn thể cấp tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế;
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;
- VP: LĐ và các CV: KH, TC, ĐC, CT, TC;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP DIỆN TÍCH HIỆN TRẠNG CHI TIẾT TRỒNG SEN TẠI ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đơn vị tính: Ha

STT

Đơn vị
(xã, phường, thị trấn...)

Tổng diện tích

Trong đó từ:

Mặt nước hoang

Từ đất lúa chuyển sang trồng sen

Ao, hồ, hói cụt

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

I

Huyện Phong Điền

355,56

75,18

58,77

121,27

100,34

1

Xã Điền Hương

3,78

1,38

 

 

2,40

2

Xã Điền Môn

9,65

 

 

5,54

4,11

3

Xã Điền Lộc

18,00

 

6,50

11,50

 

4

Xã Điền Hòa

29,75

 

20,00

9,75

 

5

Xã Điền Hải

5,63

 

2,02

3,30

0,30

6

Xã Phong Hòa

17,50

 

8,00

 

9,50

7

Xã Phong Bình

3,20

3,20

 

 

 

8

Xã Phong Chương

20,00

1,00

 

9,00

10,00

9

Xã Phong Thu

21,81

0,10

5,00

6,01

10,70

10

Thị trấn Phong Điền

18,80

 

6,95

11,85

 

11

Xã Phong Hiền

55,27

42,00

6,80

6,47

 

12

Xã Phong An

42,02

 

2,00

11,30

28,72

13

Xã Phong Sơn

59,25

27,50

1,50

28,00

2,25

14

Xã Phong Xuân

36,05

 

 

13,55

22,50

15

Xã Phong Mỹ

14,86

 

 

5,00

9,86

II

Huyện Quảng Điền

60,40

2,80

1,60

23,80

32,20

1

Xã Quảng Thái

1,30

 

 

 

1,30

2

Xã Quảng Lợi

21,10

2,80

1,60

7,60

9,10

3

Xã Quảng Phước

4,20

 

 

4,20

 

4

Thị trấn Sịa

9,30

 

 

2,00

7,30

5

Xã Quảng Vinh

12,50

 

 

6,00

6,50

6

Xã Quảng Phú

2,20

 

 

 

2,20

7

Xã Quảng An

9,80

 

 

4,00

5,80

III

Thị xã Hương Trà

59,80

1,00

1,00

18,50

39,30

1

Xã Hương Phong

2,00

1,00

 

0,50

0,50

2

Xã Hương Vinh

4,50

 

 

4,00

0,50

3

Xã Hương Toàn

5,00

 

 

3,00

2,00

4

Phường Hương Xuân

7,50

 

 

2,00

5,50

5

Phường Hương Văn

0,50

 

 

 

0,50

6

Phường Hương Vân

13,50

 

 

3,00

10,50

7

Phường Hương Chữ

13,00

 

 

5,00

8,00

8

Phường Hương An

4,50

 

 

1,00

3,50

9

Phường Hương Hồ

0,30

 

 

 

0,30

10

Xã Hương Thọ

9,00

 

1,00

 

8,00

IV

Thị xã Hương Thủy

14,25

1,75

0,00

7,00

5,50

1

Phường Thủy Phương

6,00

 

 

6,00

 

2

Xã Thủy Thanh

1,00

 

 

1,00

 

3

Phường Thủy Lương

1,00

1,00

 

 

 

4

Phường Thủy Dương

1,00

 

 

 

1,00

5

Xã Thủy Vân

0,75

0,75

 

 

 

6

Xã Thủy Bằng

4,50

 

 

 

4,50

V

Huyện Phú Vang

71,96

0,00

40,70

0,00

31,26

1

Xã Phú Diên

3,50

0,00

0,00

0,00

3,50

2

Xã Vinh An

2,00

0,00

0,00

0,00

2,00

3

Xã Vinh Thanh

40,70

0,00

40,70

0,00

0,00

4

Xã Phú Thanh

1,20

0,00

0,00

0,00

1,20

5

Xã Phú Mậu

3,35

0,00

0,00

0,00

3,35

6

Thị trấn Phú Đa

7,90

0,00

0,00

0,00

7,90

7

Xã Phú Gia

1,70

0,00

0,00

0,00

1,70

8

Xã Phú Xuân

9,20

0,00

0,00

0,00

9,20

9

Xã Phú Hồ

1,21

0,00

0,00

0,00

1,21

10

Xã Phú Mỹ

1,20

 

 

 

1,20

VI

Huyện Phú Lộc

35,40

0,00

4,00

0,00

31,40

1

Xã Lộc Bổn

2,00

 

1,00

 

1,00

2

Xã Lộc Sơn

1,00

 

 

 

1,00

3

Xã Lộc An

5,00

 

1,00

 

4,00

4

Xã Lộc Điền

2,00

 

 

 

2,00

5

Xã Lộc Thủy

3,00

 

 

 

3,00

6

Xã Lộc Tiến

17,00

 

2,00

 

15,00

7

Xã Giang Hải

3,40

 

 

 

3,40

8

Xã Vinh Mỹ

1,00

 

 

 

1,00

9

Xã Vinh Hiền

1,00

 

 

 

1,00

VII

Thành phố Huế

41,55

0,30

0,00

4,00

37,25

1

Phường Thuận Hòa

3,28

 

 

 

3,28

2

Phường Vỹ Dạ

0,07

 

 

 

0,07

3

Phường Phú Thuận

2,20

0,30

 

 

1,90

4

Phường Hương Long

1,00

 

 

 

1,00

5

Phường An Hòa

3,00

 

 

2,00

1,00

6

Phường Hương Sơ

2,00

 

 

2,00

 

7

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

30,00

 

 

 

30,00

Tổng cộng

638,92

81,03

106,07

174,57

277,25

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRỒNG SEN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đơn vị tính: Ha

STT

Đơn vị
(xã, phường, thị trấn...)

Tổng diện tích

Trong đó từ:

Mặt nước hoang

Từ đất lúa chuyển sang trồng sen

Ao, hồ, hói cụt

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

Năm 2021

I

Huyện Phong Điền

346,4

57,9

75,3

112,9

100,3

1

Xã Điền Hương

4,3

1,4

0,0

0,0

2,9

2

Xã Điền Môn

10,4

 

 

6,2

4,1

3

Xã Điền Lộc

19,0

 

6,5

12,5

 

4

Xã Điền Hòa

31,8

0,0

20,0

11,8

 

5

Xã Điền Hải

6,6

0,1

2,0

4,2

0,3

6

Xã Phong Hòa

19,5

 

9,0

 

10,5

7

Xã Phong Bình

3,7

3,7

 

 

 

8

Xã Phong Chương

20,0

1,0

 

9,0

10,0

9

Xã Phong Thu

23,0

0,1

5,3

6,1

11,5

10

Thị trấn Phong Điền

22,4

0,0

10,5

11,9

0,0

11

Xã Phong Hiền

65,6

36,2

18,5

10,9

 

12

Xã Phong An

42,0

 

2,0

11,3

28,7

13

Xã Phong Sơn

32,2

15,4

1,5

13,0

2,3

14

Xã Phong Xuân

30,0

 

 

10,0

20,0

15

Xã Phong Mỹ

16,0

 

 

6,0

10,0

II

Huyện Quảng Điền

19,3

1,2

1,7

15,2

1,2

1

Xã Quảng Thái

3,4

1,2

 

2,2

 

2

Xã Quảng Lợi

3,7

 

1,7

2

 

3

Xã Quảng Phước

3

 

 

3

 

4

Thị trấn Sịa

2

 

 

2

 

5

Xã Quảng Vinh

6

 

 

6

 

6

Xã Quảng Phú

0,5

 

 

 

0,5

7

Xã Quảng An

0,7

 

 

 

0,7

III

Thị xã Hương Trà

63,8

1

1

19,5

42,3

1

Xã Hương Phong

3,5

1

 

2

0,5

2

Xã Hương Vinh

3,5

 

 

3

0,5

3

Xã Hương Toàn

5

 

 

3

2

4

Phường Hương Xuân

7,5

 

 

2

5,5

5

Phường Hương Văn

0,5

 

 

 

0,5

6

Phường Tứ Hạ

1

 

 

1

 

7

Phường Hương Vân

13,5

 

 

 

13,5

8

Phường Hương Chữ

13

 

 

5

8

9

Phường Hương An

4,5

 

 

1

3,5

10

Phường Hương Hồ

2,8

 

 

2,5

0,3

11

Xã Hương Thọ

9

 

1

 

8

IV

Thị xã Hương Thủy

32,75

1,75

1,5

14

15,5

1

Phường Thủy Phương

12

 

 

12

 

2

Xã Thủy Thanh

2

 

 

2

 

3

Phường Thủy Lương

8

1

 

 

7

4

Phường Thủy Dương

4

 

 

 

4

5

Xã Thủy Vân

0,75

0,75

 

 

 

6

Xã Thủy Bằng

6

 

1,5

 

4,5

V

Huyện Phú Vang

13,65

1

7,4

5,25

0

1

Xã Vinh An

5

0

5

0

 

2

Xã Phú Mỹ

3,7

0

1,2

2,5

 

3

Xã Vinh Thanh

1

0

1

 

 

4

Thị trấn Phú Đa

1

1

0

 

 

5

Xã Phú Gia

2,95

0

0,2

2,75

 

VI

Huyện Phú Lộc

36,4

0

5

0

31,4

1

Xã Lộc Bổn

2

 

1

 

1

2

Xã Lộc Sơn

1

 

 

 

1

3

Xã Lộc An

5

 

1

 

4

4

Xã Lộc Điền

2

 

 

 

2

5

Xã Lộc Thủy

3

 

 

 

3

6

Xã Lộc Tiến

18

 

3

 

15

7

Xã Giang Hải

3,4

 

 

 

3,4

8

Xã Vinh Mỹ

1

 

 

 

1

9

Xã Vinh Hiền

1

 

 

 

1

VII

Thành phố Huế

43,249

0,3

0

4

38,949

1

Phường Thuận Hòa

4,98

 

 

 

4,98

2

Phường Vỹ Dạ

0,069

 

 

 

0,069

3

Phường Phú Thuận

2,2

0,3

 

 

1,9

4

Phường Hương Long

1

 

 

 

1

5

Phường An Hòa

3

 

 

2

1

6

Phường Hương Sơ

2

 

 

2

 

7

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

30

 

 

 

30

Tổng cộng

556

63,130

91,900

170,890

229,629

Năm 2022

I

Huyện Phong Điền

407,1

82,4

76,9

138,9

109,0

1

Xã Điền Hương

6,6

2,8

0,9

0,0

2,9

2

Xã Điền Môn

10,3

0,0

0,0

6,2

4,1

3

Xã Điền Lộc

20,0

 

6,5

13,5

 

4

Xã Điền Hòa

34,8

0,0

20,0

14,8

 

5

Xã Điền Hải

8,1

0,1

2,0

5,7

0,3

6

Xã Phong Hòa

21,0

0,0

9,0

0,0

12,0

7

Xã Phong Bình

4,4

4,4

 

 

 

8

Xã Phong Chương

20,0

1,0

 

9,0

10,0

9

Xã Phong Thu

25,4

0,3

5,5

6,1

13,5

10

Thị trấn Phong Điền

24,4

0,0

12,5

11,9

0,0

11

Xã Phong Hiền

75,9

46,3

17,0

12,6

 

12

Xã Phong An

45,0

0,0

2,0

12,1

30,9

13

Xã Phong Sơn

59,3

27,5

1,5

28,0

2,3

14

Xã Phong Xuân

35,0

 

 

12,0

23,0

15

Xã Phong Mỹ

17,0

 

 

7,0

10,0

II

Huyện Quảng Điền

20,7

0

0,7

18,7

1,3

1

Xã Quảng Thái

3

 

 

3

 

2

Xã Quảng Lợi

4,2

 

0,7

3,5

 

3

Xã Quảng Phước

2,8

 

 

2,8

 

4

Thị trấn Sịa

2,4

 

 

2,4

 

5

Xã Quảng Vinh

4,5

 

 

4

0,5

6

Xã Quảng Phú

1,8

 

 

1

0,8

7

Xã Quảng An

2

 

 

2

 

III

Thị xã Hương Trà

69,8

1

1

25,5

42,3

1

Xã Hương Phong

3,5

1

 

2

0,5

2

Xã Hương Vinh

4,5

 

 

4

0,5

3

Xã Hương Toàn

7

 

 

5

2

4

Phường Hương Xuân

7,5

 

 

2

5,5

5

Phường Hương Văn

0,5

 

 

 

0,5

6

Phường Tứ Hạ

1

 

 

1

 

7

Phường Hương Vân

13,5

 

 

 

13,5

8

Phường Hương Chữ

15

 

 

7

8

9

Phường Hương An

4,5

 

 

1

3,5

10

Phường Hương Hồ

3,8

 

 

3,5

0,3

11

Xã Hương Thọ

9

 

1

 

8

IV

Thị xã Hương Thủy

32,75

1,75

1,5

14

15,5

1

Phường Thủy Phương

12

 

 

12

 

2

Xã Thủy Thanh

2

 

 

2

 

3

Phường Thủy Lương

8

1

 

 

7

4

Phường Thủy Dương

4

 

 

 

4

5

Xã Thủy Vân

0,75

0,75

 

 

 

6

Xã Thủy Bằng

6

 

1,5

 

4,5

V

Huyện Phú Vang

10,7

0

5,7

4

1

1

Xã Vinh An

4,5

0

4,5

0

 

2

Xã Phú Mỹ

3

0

1

2

 

3

Xã Vinh Thanh

0

0

0

 

 

4

Thị trấn Phú Đa

1

0

0

 

1

5

Xã Phú Gia

2,2

0

0,2

2

 

VI

Huyện Phú Lộc

38,4

0

7

0

31,4

1

Xã Lộc Bổn

2

 

1

 

1

2

Xã Lộc Sơn

1

 

 

 

1

3

Xã Lộc An

5

 

1

 

4

4

Xã Lộc Điền

3

 

1

 

2

5

Xã Lộc Thủy

4

 

1

 

3

6

Xã Lộc Tiến

18

 

3

 

15

7

Xã Giang Hải

3,4

 

 

 

3,4

8

Xã Vinh Mỹ

1

 

 

 

1

9

Xã Vinh Hiền

1

 

 

 

1

VII

Thành phố Huế

43,249

0,3

0

4

38,949

1

Phường Thuận Hòa

4,98

 

 

 

4,98

2

Phường Vỹ Dạ

0,069

 

 

 

0,069

3

Phường Phú Thuận

2,2

0,3

 

 

1,9

4

Phường Hương Long

1

 

 

 

1

5

Phường An Hòa

3

 

 

2

1

6

Phường Hương Sơ

2

 

 

2

 

7

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

30

 

 

 

30

Tổng cộng

623

85,4

92,8

205,1

239,4

Năm 2023

I

Huyện Phong Điền

420,7

69,1

73,0

149,5

129,2

1

Xã Điền Hương

8,2

2,8

2,5

0,0

2,9

2

Xã Điền Môn

10,3

0,0

0,0

6,2

4,1

3

Xã Điền Lộc

21,0

 

 

6,5

14,5

4

Xã Điền Hòa

36,8

0,0

20,0

16,8

 

5

Xã Điền Hải

10,7

0,1

2,0

8,3

0,3

6

Xã Phong Hòa

22,5

0,0

10,0

 

12,5

7

Xã Phong Bình

4,9

4,9

 

 

 

8

Xã Phong Chương

45,0

1,0

 

34,0

10,0

9

Xã Phong Thu

25,6

0,3

5,5

6,1

13,7

10

Thị trấn Phong Điền

26,4

0,0

12,5

13,9

0,0

11

Xã Phong Hiền

69,1

42,5

17,0

9,6

 

12

Xã Phong An

48,0

0,0

2,0

12,1

33,9

13

Xã Phong Sơn

34,3

17,5

1,5

13,0

2,3

14

Xã Phong Xuân

40,0

 

 

15,0

25,0

15

Xã Phong Mỹ

18,0

 

 

8,0

10,0

II

Huyện Quảng Điền

20,4

0

0

20

 

1

Xã Quảng Thái

2

 

 

2

 

2

Xã Quảng Lợi

3

 

 

3

 

3

Xã Quảng Phước

3,6

 

 

3,6

 

4

Thị trấn Sịa

1,9

 

 

1,5

0,4

5

Xã Quảng Vinh

5,2

 

 

5,2

 

6

Xã Quảng Phú

1,2

 

 

1,2

 

7

Xã Quảng An

3,5

 

 

3,5

 

III

Thị xã Hương Trà

69,8

1

1

25,5

42,3

1

Xã Hương Phong

3,5

1

 

2

0,5

2

Xã Hương Vinh

4,5

 

 

4

0,5

3

Xã Hương Toàn

7

 

 

5

2

4

Phường Hương Xuân

7,5

 

 

2

5,5

5

Phường Hương Văn

0,5

 

 

 

0,5

6

Phường Tứ Hạ

1

 

 

1

 

7

Phường Hương Vân

13,5

 

 

 

13,5

8

Phường Hương Chữ

15

 

 

7

8

9

Phường Hương An

4,5

 

 

1

3,5

10

Phường Hương Hồ

3,8

 

 

3,5

0,3

11

Xã Hương Thọ

9

 

1

 

8

IV

Thị xã Hương Thủy

32,75

1,75

1,5

14

15,5

1

Phường Thủy Phương

12

 

 

12

 

2

Xã Thủy Thanh

2

 

 

2

 

3

Phường Thủy Lương

8

1

 

 

7

4

Phường Thủy Dương

4

 

 

 

4

5

Xã Thủy Vân

0,75

0,75

 

 

 

6

Xã Thủy Bằng

6

 

1,5

 

4,5

V

Huyện Phú Vang

10,6

0,2

5,9

4

0,5

1

Xã Vinh An

4,2

0

4,2

0

 

2

Xã Phú Mỹ

3

0

1

2

 

3

Xã Vinh Thanh

0,5

0

0,5

 

 

4

Thị trấn Phú Đa

0,2

0

0

 

0,2

5

Xã Phú Gia

2,4

0,2

0,2

2

 

6

Xã Phú Mậu

0,3

0

0

 

0,3

VI

Huyện Phú Lộc

40

0

7

0

33

1

Xã Lộc Bổn

2

 

1

 

1

2

Xã Lộc Sơn

1

 

 

 

1

3

Xã Lộc An

5

 

1

 

4

4

Xã Lộc Điền

3

 

1

 

2

5

Xã Lộc Thủy

4

 

1

 

3

6

Xã Lộc Tiến

18

 

3

 

15

7

Xã Giang Hải

5

 

 

 

5

8

Xã Vinh Mỹ

1

 

 

 

1

9

Xã Vinh Hiền

1

 

 

 

1

VII

Thành phố Huế

43,549

0

0

4

39,549

1

Phường Thuận Hòa

4,98

 

 

 

4,98

2

Phường Vỹ Dạ

0,069

 

 

 

0,069

3

Phường Phú Thuận

2,5

 

 

 

2,5

4

Phường Hương Long

1

 

 

 

1

5

Phường An Hòa

3

 

 

2

1

6

Phường Hương Sơ

2

 

 

2

 

7

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

30

 

 

 

30

Tổng cộng

638

72,0

88,4

217,0

260,0

Năm 2024

I

Huyện Phong Điền

492,7

96,4

74,7

185,9

135,7

1

Xã Điền Hương

9,2

2,8

2,5

1,0

2,9

2

Xã Điền Môn

10,3

0,0

0,0

6,2

4,1

3

Xã Điền Lộc

22,0

 

 

6,5

15,5

4

Xã Điền Hòa

40,8

0,0

20,0

20,8

 

5

Xã Điền Hải

13,0

0,4

2,0

8,3

2,3

6

Xã Phong Hòa

23,0

0,0

10,0

0,0

13,0

7

Xã Phong Bình

5,4

5,4

 

 

 

8

Xã Phong Chương

45,0

1,0

 

34,0

10,0

9

Xã Phong Thu

25,6

0,3

5,5

6,1

13,7

10

Thị trấn Phong Điền

27,8

0,0

12,5

15,3

0,0

11

Xã Phong Hiền

83,3

54,0

18,7

10,6

 

12

Xã Phong An

51,0

0,0

2,0

12,1

36,9

13

Xã Phong Sơn

67,3

32,5

1,5

31,0

2,3

14

Xã Phong Xuân

50,0

 

 

25,0

25,0

15

Xã Phong Mỹ

19,0

 

 

9,0

10,0

II

Huyện Quảng Điền

18,3

0

1,2

17,1

0

1

Xã Quảng Thái

3,2

 

 

3,2

 

2

Xã Quảng Lợi

4

 

1,2

2,8

 

3

Xã Quảng Phước

2

 

 

2

 

4

Thị trấn Sịa

2

 

 

2

 

5

Xã Quảng Vinh

2,5

 

 

2,5

 

6

Xã Quảng Phú

1,3

 

 

1,3

 

7

Xã Quảng An

3,3

 

 

3,3

 

III

Thị xã Hương Trà

69,8

1

1

25,5

42,3

1

Xã Hương Phong

3,5

1

 

2

0,5

2

Xã Hương Vinh

4,5

 

 

4

0,5

3

Xã Hương Toàn

7

 

 

5

2

4

Phường Hương Xuân

7,5

 

 

2

5,5

5

Phường Hương Văn

0,5

 

 

 

0,5

6

Phường Tứ Hạ

1

 

 

1

 

7

Phường Hương Vân

13,5

 

 

 

13,5

8

Phường Hương Chữ

15

 

 

7

8

9

Phường Hương An

4,5

 

 

1

3,5

10

Phường Hương Hồ

3,8

 

 

3,5

0,3

11

Xã Hương Thọ

9

 

1

 

8

IV

Thị xã Hương Thủy

32,75

1,75

1,5

14

15,5

1

Phường Thủy Phương

12

 

 

12

 

2

Xã Thủy Thanh

2

 

 

2

 

3

Phường Thủy Lương

8

1

 

 

7

4

Phường Thủy Dương

4

 

 

 

4

5

Xã Thủy Vân

0,75

0,75

 

 

 

6

Xã Thủy Bằng

6

 

1,5

 

4,5

V

Huyện Phú Vang

8,2

0

4,7

3,5

0

1

Xã Vinh An

4

0

4

0

 

2

Xã Phú Mỹ

2,5

0

0,5

2

 

3

Xã Vinh Thanh

0

0

0

 

 

4

Thị trấn Phú Đa

0

0

0

 

 

5

Xã Phú Gia

1,7

0

0,2

1,5

 

VI

Huyện Phú Lộc

41

0

8

0

33

1

Xã Lộc Bổn

2

 

1

 

1

2

Xã Lộc Sơn

2

 

1

 

1

3

Xã Lộc An

5

 

1

 

4

4

Xã Lộc Điền

3

 

1

 

2

5

Xã Lộc Thủy

4

 

1

 

3

6

Xã Lộc Tiến

18

 

3

 

15

7

Xã Giang Hải

5

 

 

 

5

8

Xã Vinh Mỹ

1

 

 

 

1

9

Xã Vinh Hiền

1

 

 

 

1

VII

Thành phố Huế

43,549

0

0

4

39,549

1

Phường Thuận Hòa

4,98

 

 

 

4,98

2

Phường Vỹ Dạ

0,069

 

 

 

0,069

3

Phường Phú Thuận

2,5

 

 

 

2,5

4

Phường Hương Long

1

 

 

 

1

5

Phường An Hòa

3

 

 

2

1

6

Phường Hương Sơ

2

 

 

2

 

7

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

30

 

 

 

30

Tổng cộng

706

99,1

91,1

250,0

266,0

Năm 2025

I

Huyện Phong Điền

520,7

101,2

74,5

199,0

146,0

1

Xã Điền Hương

9,7

2,8

3,0

1,0

2,9

2

Xã Điền Môn

10,3

0,0

0,0

6,2

4,1

3

Xã Điền Lộc

23,0

 

 

6,5

16,5

4

Xã Điền Hòa

43,8

0,0

20,0

23,8

 

5

Xã Điền Hải

14,4

0,4

2,0

9,7

2,3

6

Xã Phong Hòa

23,5

0,0

10,0

0,0

13,5

7

Xã Phong Bình

5,9

5,9

 

 

 

8

Xã Phong Chương

45,0

1,0

 

34,0

10,0

9

Xã Phong Thu

25,6

0,3

5,5

6,1

13,7

10

Thị trấn Phong Điền

28,8

0,0

12,5

16,3

0,0

11

Xã Phong Hiền

88,6

58,3

18,0

12,3

 

12

Xã Phong An

54,8

0,0

2,0

12,1

40,7

13

Xã Phong Sơn

67,3

32,5

1,5

31,0

2,3

14

Xã Phong Xuân

60,0

 

 

30,0

30,0

15

Xã Phong Mỹ

20,0

 

 

10,0

10,0

II

Huyện Quảng Điền

18,9

0

0

18,9

 

1

Xã Quảng Thái

1

 

 

1

 

2

Xã Quảng Lợi

2,6

 

 

2,6

 

3

Xã Quảng Phước

3,8

 

 

3,8

 

4

Thị trấn Sịa

2,5

 

 

2,5

 

5

Xã Quảng Vinh

4,2

 

 

4,2

 

6

Xã Quảng Phú

1,6

 

 

1,6

 

7

Xã Quảng An

3,2

 

 

3,2

 

III

Thị xã Hương Trà

69,8

1

1

25,5

42,3

1

Xã Hương Phong

3,5

1

 

2

0,5

2

Xã Hương Vinh

4,5

 

 

4

0,5

3

Xã Hương Toàn

7

 

 

5

2

4

Phường Hương Xuân

7,5

 

 

2

5,5

5

Phường Hương Văn

0,5

 

 

 

0,5

6

Phường Tứ Hạ

1

 

 

1

 

7

Phường Hương Vân

13,5

 

 

 

13,5

8

Phường Hương Chữ

15

 

 

7

8

9

Phường Hương An

4,5

 

 

1

3,5

10

Phường Hương Hồ

3,8

 

 

3,5

0,3

11

Xã Hương Thọ

9

 

1

 

8

IV

Thị xã Hương Thủy

38,75

1,75

1,5

14

21,5

1

Phường Thủy Phương

15

 

 

12

3

2

Xã Thủy Thanh

2

 

 

2

 

3

Phường Thủy Lương

10

1

 

 

9

4

Phường Thủy Dương

5

 

 

 

5

5

Xã Thủy Vân

0,75

0,75

 

 

 

6

Xã Thủy Bằng

6

 

1,5

 

4,5

V

Huyện Phú Vang

8,3

0

4,1

4

0,2

1

Xã Vinh An

3,5

0

3,5

0

 

2

Xã Phú Mỹ

2,2

0

0,2

2

 

3

Xã Vinh Thanh

0,2

0

0,2

 

 

4

Thị trấn Phú Đa

0,2

0

0

 

0,2

5

Xã Phú Gia

2,2

0

0,2

2

 

VI

Huyện Phú Lộc

45

0

8

0

37

1

Xã Lộc Bổn

3

 

1

 

2

2

Xã Lộc Sơn

3

 

1

 

2

3

Xã Lộc An

5

 

1

 

4

4

Xã Lộc Điền

3

 

1

 

2

5

Xã Lộc Thủy

4

 

1

 

3

6

Xã Lộc Tiến

18

 

3

 

15

7

Xã Giang Hải

5

 

 

 

5

8

Xã Vinh Mỹ

2

 

 

 

2

9

Xã Vinh Hiền

2

 

 

 

2

VII

Thành phố Huế

43,549

0

0

4

39,549

1

Phường Thuận Hòa

4,98

 

 

 

4,98

2

Phường Vỹ Dạ

0,069

 

 

 

0,069

3

Phường Phú Thuận

2,5

 

 

 

2,5

4

Phường Hương Long

1

 

 

 

1

5

Phường An Hòa

3

 

 

2

1

6

Phường Hương Sơ

2

 

 

2

 

7

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

30

 

 

 

30

Tổng cộng

745,0

103,9

89,1

265,4

286,5

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2021 về phát triển trồng Sen giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

  • Số hiệu: 65/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 02/03/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản