Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 598/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẺ EM NĂM 2019

Thực hiện Kế hoạch số 1583/KH-UBND ngày 08/3/2016 của UBND thành phố về thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS&GDTE) giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 2526-QĐ/TU ngày 30/11/2016 của Thành ủy về ban hành Đề án thực hiện chương trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và các chương trình, kế hoạch BVCS&GDTE giai đoạn 2016-2020, UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2019 với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật trẻ em; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội đối với công tác BVCS&GDTE; tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (TECHCĐB); tạo điều kiện tốt nhất để TECHCĐB được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, tinh thần; tạo cơ hội để trẻ em thực hiện quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 90% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về BVCS&GDTE; 100% trẻ em từ 9 tuổi trở lên có kiến thức cơ bản về tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại, bạo lực và biết địa chỉ liên hệ khi bị hoặc phát hiện trẻ em khác có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại; đẩy mạnh triển khai các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

b) 100% đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp được đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý nhà nước BVCS&GDTE; 100% cộng tác viên (CTV) và 70% người làm công tác trẻ em các tổ chức hội, đoàn, đội, giáo viên được tập huấn nâng cao năng lực về BVCS&GDTE.

c) Phấn đấu tỷ lệ 99% TECHCĐB được trợ giúp dưới mọi hình thức để có cơ hội hoà nhập cộng đồng; hạn chế tình trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích, vi phạm pháp luật; ngăn ngừa trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

d) Duy trì tỷ lệ 100% xã, phường được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

đ) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVCS&GDTE.

II. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Hoạt động

Kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Mục tiêu 1: 90% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về BVCS&GDTE; 100% trẻ em từ 9 tuổi trở lên có kiến thức cơ bản về tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại, bạo lực và biết địa chỉ liên hệ khi bị hoặc phát hiện trẻ em khác có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại; đẩy mạnh triển khai các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền Luật Trẻ em năm 2016 và các văn bản của Trung ương và thành phố liên quan đến BVCS&GDTE1.

Lồng ghép tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn thành phố.

Trong năm

Các sở: Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Tư pháp, Thông tin và Truyền thông (TTTT), UBND quận, huyện.

Các sở, ngành, hội đoàn thể; UBND xã, phường.

Tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình BVCS&GDTE năm 2019.

01 Hội nghị được tổ chức.

Tháng 1-2

Sở LĐTBXH

Các sở, ngành, hội đoàn thể, UBND các quận, huyện; xã, phường.

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động liên ngành giữa Sở LĐTBXH và Sở Giáo dục - Đào tạo (GDĐT); giữa Sở LĐTBXH và Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em (Hội TT&BVQTE) và các sở, ngành, đoàn thể, địa phương về công tác BVCS&GDTE;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông về BVCS&GDTE và các sự kiện nhân các ngày lễ, tết của trẻ em.

- Tổ chức các cuộc tư vấn, tuyên truyền về trẻ em như phòng, chống xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; thông tin về Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111,....;

- Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em; Tết Trung thu, Chương trình Mùa xuân cho em nhân dịp Tết Nguyên đán; Thăm và tặng quà cho TECHCĐB khó khăn nhân các ngày lễ, tết của trẻ em;...

- Tuyên truyền trên báo, đài; băng rôn, tờ rơi, áp phích, băng, đĩa, hội thảo, hội thi, hội trại, giao lưu;...

Trong năm

Các sở: LĐTBXH, GDĐT, TTTT, Thành đoàn, Hội TT&BVQTE, LĐLĐ, UBND quận, huyện.

Các báo, đài; các sở, ngành: Tư pháp, Văn hóa-Thể thao (VHTT), Y tế, Công an; hội đoàn thể, UBND quận, huyện; xã, phường; các cơ sở Bảo trợ xã hội (BTXH).

Tổ chức các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

- Tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp thành phố và thành lập đội hình tham dự Diễn đàn trẻ em quốc gia;

Tháng 6-8

Sở LĐTBXH; Hội TT&BVQTE

Sở GDĐT, VHTT, Hội TTBVQTE; UBND các quận, huyện và các sở, ngành liên quan.

- Thành lập và tổ chức hoạt động mô hình Hội đồng trẻ em các cấp;

Trong năm

Thành đoàn, quận/huyện đoàn

- Tổ chức các hoạt động của CLB quyền trẻ em như: giao lưu; tọa đàm; hội thảo; sinh hoạt, tập huấn, tư vấn,...

Trong năm

Sở LĐTBXH, UBND xã, phường; Phòng LĐTBXH, Quận, huyện đoàn

Mục tiêu 2: 100% đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý nhà nước BVCS&GDTE; 100% cộng tác viên (CTV) và 70% người làm công tác trẻ em các tổ chức hội, đoàn, đội, giáo viên được tập huấn nâng cao năng lực về công tác BVCS&GDTE.

Tập huấn nâng cao năng lực về BVCS&GDTE; thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, các tổ chức hội, đoàn, đội, giáo viên, các cơ sở BTXH; cộng tác viên...

Tổ chức 22 lớp tập huấn.

Quý II, III

Sở LĐTBXH, Thành đoàn, Sở GDĐT, Hội TT&BVQ TE

Các sở, ngành, đoàn thể liên quan, UBND quận, huyện; xã, phường.

Tham dự các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về BVCS&GDTE do Trung ương và các dự án tổ chức.

Đội ngũ BVCSTE thành phố; quận, huyện; xã, phường được tham dự.

Trong năm

Sở LĐTBXH

UBND các quận, huyện; xã, phường, các cơ sở BTXH.

Mục tiêu 3: Phấn đấu tỷ lệ 99% TECHCĐB được trợ giúp dưới mọi hình thức để có cơ hội hoà nhập cộng đồng; hạn chế tình trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích (TNTT), vi phạm pháp luật (VPPL); ngăn ngừa trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với TECHCĐB;

- Vận động nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho TECHCĐB, trẻ em khó khăn.

- 100% TE thuộc diện được hưởng các chính sách về y tế (bảo hiểm y tế), giáo dục, trợ giúp xã hội, chính sách hỗ trợ về phẫu thuật tim được giải quyết kịp thời;

- Trên 2.700 TECHCĐB và trên 100.000 lượt trẻ em khó khăn được hưởng lợi.

Thường xuyên

Sở LĐTBXH, Sở Y tế, Sở GDĐT, Bảo hiểm xã hội, UBND các quận, huyện; xã, phường, Quỹ Bảo trợ trẻ em; Hội TT&BVQTE, Hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh.

Các sở, ngành, hội, đoàn thể, tổ chức, cá nhân.

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Công văn số 7920/UBND-SLĐTBXH ngày 15/10/2018 và Công văn số 4573/UBND- SLĐTBXH ngày 20/6/2017 của UBND thành phố về công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, trong đó chú trọng:

+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVCSTE; đặc biệt phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em;

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em;

+ Bố trí nguồn lực (tài chính và con người) để thực hiện công tác trẻ em;

+ Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật tại các trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, cơ sở BTXH.

Giảm đến mức thấp nhất tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em.

Thường xuyên

Các ngành: LĐTBXH, GDĐT, Công an, VHTT, Y tế, TTTT, Viện Kiểm sát, Tòa án, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Hội TT&BVQTE, UBND quận, huyện; xã, phường

UBMTTQ, các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức xã hội, gia đình, trường học, trẻ em.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy về phối hợp giúp đỡ học sinh bỏ học và thiếu niên hư, VPPL; đổi mới, nâng cao hiệu quả việc quản lý, giáo dục trẻ em VPPL.

Giảm 5-6% số người chưa thành niên VPPL so với năm 2018; giảm đến mức thấp nhất tình trạng trẻ em bỏ học.

Thường xuyên

Công an TP, Sở GDĐT

Các sở, ngành; UBMTTQ, hội, đoàn thể các cấp; UBND các quận, huyện; xã, phường.

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 09/CT-UBND ngày 01/10/2016 của UBND thành phố về tăng cường công tác phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em;

- Tiếp tục triển khai và phát động xây dựng ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn; tăng cường các hoạt động phòng, chống TNTT trẻ em, đặc biệt là dạy bơi và kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh tiểu học và THCS;

- Kiểm tra, rà soát, sửa chữa, lắp đặt các hệ thống biển cảnh báo giao thông, biển báo nguy hiểm tại các tuyến đường, công trình xây dựng, bãi biển, ao, hồ, đập, khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích trẻ em.

- Giảm 15% số trẻ em bị TNTT và giảm 10% số trẻ em bị tử vong do TNTT so với năm 2018;

- 100% học sinh Tiểu học, THCS biết các quy định về ATGT;

- Có 15.000 học sinh tiểu học được dạy bơi, biết bơi và có kỹ năng tự cứu đuối.

Thường xuyên

Các sở: GDĐT, LĐTBXH, Y tế, Giao thông vận tải, Du lịch, VHTT, Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện; xã, phường.

Các đơn vị: Công an, Hội LH Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, hội đoàn thể, trường học.

Tiếp tục thực hiện mô hình trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nương tựa, trẻ em khuyết tật tại quận Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang và mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lao động sớm, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng.

Rà soát, lập danh sách trẻ em thuộc đối tượng và trẻ em có nguy cơ; trợ giúp sách vở, dụng cụ học tập, khó khăn đột xuất, học nghề; tư vấn, tham vấn cho trẻ em...

Thường xuyên

Sở LĐTBXH, Hội TT&BVQTE, UBND các quận, huyện; xã, phường.

Các sở, ngành, hội đoàn thể liên quan.

Duy trì và phát triển hệ thống trợ giúp xã hội đối với TECHCĐB theo theo Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 và Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục thực hiện các mô hình như: Phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm các trường hợp TECHCĐB; Gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn; Chăm sóc, nuôi dưỡng TECHCĐB;

- Nâng cao chất lượng hoạt động mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội (TTCCDVCTXH);

- Đưa vào hoạt động điểm công tác xã hội tại huyện Hòa Vang.

Thường xuyên

Các sở: LĐTBXH, GD-ĐT, Y tế, cơ sở BTXH, TTCCDVCT XH

Các sở, ngành, hội đoàn thể, các tổ chức xã hội, UBND các quận, huyện; xã, phường, các tổ chức, cá nhân.

Tổ chức hoạt động Văn phòng tư vấn trẻ em huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu.

Thường xuyên

UBND huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu.

Các phòng, đoàn thể thuộc Hòa Vang, Liên Chiểu.

61 điểm tư vấn cộng đồng, 115 điểm tư vấn trường học, các điểm tư vấn tại cơ sở y tế, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tiếp tục hoạt động hiệu quả.

Trong năm

UBND quận, huyện; xã, phường; trường tiểu học và THCS; bệnh viện, trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế xã, phường; cơ sở BTXH.

Các sở: Y tế, GDĐT, LĐTBXH; các ngành, hội đoàn thể, tổ chức có liên quan.

Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- 100% trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chăm sóc, tư vấn;

- Cung cấp các dịch vụ cần thiết cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý.

Thường xuyên

Sở Y tế; Sở LĐ-TB&XH và Sở GDĐT

UBND các quận, huyện; xã, phường; các sở, ngành, hội đoàn thể.

- Tuyên truyền, vận động người dân phát hiện, tố giác kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em;

- Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí đối với trẻ em;

- Nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính.

- 100% trẻ em là bị can, bị cáo, bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự, dân sự đều có Luật sư, trợ giúp viên pháp lý...tham gia bào chữa, đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp làm việc với trẻ em và người chưa thành niên VPPL.

Thường xuyên

Sở Tư pháp

Các ngành: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Sở LĐTBXH; các hội, đoàn thể...

Mục tiêu 4: Duy trì tỷ lệ 100% xã, phường được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

Xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện tốt các tiêu chí theo quy định tại Quyết định 34/2014/QĐ- TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 55/2014/TT- BLĐTBXH ngày 06/9/2014 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH.

- Các tiêu chí đạt kế hoạch để ra;

- 100% xã, phường được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

Thường xuyên

UBND các quận, huyện; xã, phường.

Các ngành, hội đoàn thể các cấp.

- Tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và quản lý các công trình phúc lợi dành cho trẻ em, đặc biệt là công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi cho trẻ em;

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho trẻ em.

Đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao và đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Thường xuyên

UBND các quận, huyện; xã, phường.

Sở XD, các sở, ngành, hội đoàn thể liên quan.

- Đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em;

- Triển khai có hiệu quả Đề án sữa học đường giai đoạn 2018-2020.

- Duy trì tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 4%; giảm từ 0,2-0,3% tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi so với năm 2018, đặc biệt chú trọng SDD thể thấp còi;

- Phấn đấu giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 01 tuổi và 05 tuổi so với năm 2018.

Thường xuyên

Sở Y tế, Sở GDĐT.

Hội LHPN, các sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện; xã, phường.

Thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo các cấp học.

- Phấn đấu 100% trẻ em 5 tuổi được phổ cập giáo dục mầm non, 35% trẻ từ 6 đến dưới 18 tháng tuổi được chăm sóc tại cơ sở mầm non công lập;

- Duy trì trên 99% trẻ em bậc Tiểu học và THCS đi học đúng độ tuổi.

Thường xuyên

Sở GDĐT

Các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện; xã, phường.

Mục tiêu 5: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVCS&GDTE.

Rà soát tình hình thực hiện các văn bản pháp luật và hệ thống luật pháp liên quan đến BVCS&GDTE để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế địa phương.

Các văn bản pháp luật được triển khai rà soát

Trong năm

Sở LĐTBXH

Sở Tư pháp, các sở, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện; xã, phường.

Triển khai thực hiện tốt việc giao thêm nhiệm vụ của Cộng tác viên BVCSTE cho Cộng tác viên Dân số - Y tế.

Hoàn thành việc giao nhiệm vụ.

Quý I

Sở LĐTBXH, Sở Y tế, UBND các quận, huyện.

Sở Nội vụ, các ngành có liên quan, UBND xã, phường.

- Nâng cấp phần mềm quản lý trẻ em thành phố;

- Triển khai rà soát, cập nhật thông tin trẻ em, TECHCĐB vào phần mềm quản lý của Trung ương và thành phố.

- Phần mềm quản lý trẻ em của thành phố được nâng cấp;

Trong năm

Sở LĐTBXH, UBND các quận huyện, xã phường; các cơ sở BTXH.

Sở Thông tin và Truyền thông.

- Thông tin trẻ em, TECHCĐB được rà soát, cập nhật và khai thác dữ liệu phục vụ công tác trẻ em.

Hàng quý

Tổ chức hội nghị giao ban công tác trẻ em.

02 cuộc giao ban.

Tháng  6, 11

Sở LĐTBXH

Các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện; xã, phường.

Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động về BVCS&GDTE.

Kiểm tra, giám sát theo định kỳ hàng năm việc thực hiện các Kế hoạch BVCS&GDTE giai đoạn 2016-2020 tại các quận, huyện; cơ sở BTXH và một số sở ngành, xã, phường.

Trong năm

Sở LĐTBXH

Các sở: Y tế, GDĐT, VHTT, Tư pháp, Công an, đoàn thể, Hội TT&BVQTE, UBND các quận, huyện; xã, phường, cơ sở BTXH.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn kinh phí thực hiện công tác trẻ em các cấp từ nguồn ngân sách thành phố, ngân sách quận, huyện; xã, phường được giao trong dự toán của đơn vị và huy động từ các tổ chức quốc tế, cộng đồng;

- Các sở, ngành, địa phương ưu tiên bố trí ngân sách, lồng ghép nguồn lực để triển khai thực các chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, hội, đoàn thể, địa phương triển khai Kế hoạch này; tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo định kỳ về UBND thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tham mưu, đề xuất UBND thành phố khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác trẻ em.

2. Các sở, ngành, hội, đoàn thể: Căn cứ nhiệm vụ được phân công, có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

3. UBND các quận, huyện; xã, phường: Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2019.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2019. Định kỳ 6 tháng, năm (vào ngày 15/5 và 15/11) các đơn vị, địa phương báo cáo kết quả về UBND thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH (Cục Trẻ em);
- TTTU, TTHĐND TP (b/c);
- CT, các PCT UBND TP;
- UBMTTQVN TP;
- Các sở, ngành, hội đoàn thể;
- UBND quận, huyện; xã phường;
- Lưu: VT, SLĐTBXH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Trung Chinh

 



1 cụ thể: Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05-11-2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVCS&GDTE trong tình hình mới; Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020; Quyết định 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 234/QĐ- TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020; Quyết định 1023/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng CP về phê duyệt DA hỗ trợ TEKT tiếp cận các dịch vụ BV, CS, GD tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025; Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng CP về phê duyệt đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện TE trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025; Kế hoạch số 1583/KH-UBND ngày 08/3/2016 của UBND thành phố về công tác BVCS&GDTE giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 01/10/2016 của UBND thành phố về tăng cường công tác phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em; Công văn số 4573/UBND-SLĐTBXH ngày 20/6/2017 của UBND thành phố về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em theo Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 7920/UBND-SLĐTBXH ngày 15/10/2018 của UBND thành phố về triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em và các chương trình, kế hoạch có liên quan đến BVCS&GDTE.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 598/KH-UBND thực hiện công tác trẻ em năm 2019 do thành phố Đà Nẵng ban hành

  • Số hiệu: 598/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 29/01/2019
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Lê Trung Chinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản