Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 27 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN BẢO VỆ SẢN XUẤT VÀ DÂN SINH TRONG MÙA KHÔ NĂM 2023-2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Chỉ thị số 661/CT-BNN-TL ngày 23/01/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023-2024. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất và dân sinh trong mùa khô năm 2023-2024 do tác động của hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trạng thái khí quyển và đại dương hiện đang trong điều kiện El Nino.

Theo thông tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn của các cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ Đông Xuân 2023-2024 có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cục bộ ở một số khu vực; đặc biệt xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm và tiếp tục duy trì ở mức cao.

Lượng mưa các tháng mùa khô năm 2023 - 2024 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức độ sớm và cao hơn so với trung bình nhiều năm, tương đương mùa khô năm 2020 - 2021, thấp hơn mùa khô 2015-2016 và 2019-2020, trong thời kỳ cao điểm (khoảng tháng 2 đến tháng 4 năm 2024) có thể xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, xâm mặn vào sâu các cửa sông.

Mặc dù, tỉnh Đồng Tháp nằm sâu trong đất liền ít chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn, tuy nhiên tình hình thiếu nước sinh hoạt, sản xuất có thể xảy ra cục bộ ở một số vùng gò cao, vùng sâu, vùng xa chủ yếu thuộc huyện Tân Hồng, một phần huyện Thanh Bình, một phần huyện Cao Lãnh.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung chỉ đạo các địa phương, đơn vị, huy động mọi nguồn lực để chủ động điều tiết, trữ nước thực hiện tốt công tác phòng chống hạn hán, thiếu nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế trên địa bàn tỉnh.

- Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn nước, lương thực phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.

- Bố trí lịch thời vụ phù hợp với dự báo tình hình nguồn nước; khuyến cáo người dân tính toán sản xuất phù hợp (có phương án dự trữ nước tưới) ở những khu vực có nguy cơ thiếu nước tưới để tránh bị thiệt hại.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 do tác động của hiện tượng El Nino phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, Đảng viên ở các ngành, các cấp.

- Theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra cụ thể nguồn nước, xác định vùng đảm bảo nước, vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước, chủ động điều tiết hợp lý và điều chỉnh lịch thời vụ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất mùa khô.

- Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công tác ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc: Ưu tiên nguồn nước sinh hoạt phục vụ nhân dân, nước phục vụ cho chăn nuôi, nước tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; khuyến cáo nhân dân cân nhắc sản xuất phù hợp ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và trồng các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định.

- Tập trung duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Tân Hồng, Thanh Bình, Cao Lãnh nơi thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ, nhằm đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước cấp cho sinh hoạt.

- Nghiên cứu ứng dụng giải pháp khuyến khích người dân đào ao dự trữ nước ngọt để sử dụng tại các thửa đất canh tác đối với các khu vực có nguy cơ thiếu nước sản xuất trong mùa khô.

III. DỰ BÁO HẠN, XÂM NHẬP MẶN, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG

3.1. Dự kiến các khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước

- Trên địa bàn tỉnh dự kiến có 12 xã, của 03 huyện Tân Hồng, Tháp Mười, Tam Nông bị hạn hán, thiếu nước cụ thể như sau:

+ Huyện Tân Hồng gồm các xã: Tân Thành A, Tân Hộ Cơ, Thông Bình.

+ Huyện Tháp Mười gồm các xã: Đốc Binh Kiều, Phú Điền, Thanh Mỹ.

+ Huyện Tam Nông gồm các xã: Tân Công Sính, Hòa Bình.

- Dự báo ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp: Diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước là 30.227 ha, trong đó:

+ Diện tích lúa bị hạn, thiếu nước là 29.927 ha (vụ Đông xuân: 15.241 ha xuống giống tháng 11, 12 hàng năm; Hè Thu: 14.686 ha);

+ Diện tích rau, màu bị hạn, thiếu nước: 298 ha (vụ Đông xuân 149 ha, vụ Hè Thu 149 ha);

3.2. Dự kiến các khu vực chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn

- Trên địa bàn tỉnh dự kiến có 07 xã của 02 huyện Tháp Mười, Châu Thành chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn cụ thể như sau:

+ Huyện Châu Thành gồm các xã: An Nhơn, Phú Hựu, An Khánh và TT. Cái Tàu Hạ.

+ Huyện Tháp Mười gồm các xã: Đốc Binh Kiều, Phú Điền, Thanh Mỹ.

IV. KẾ HOẠCH GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG HẠN, MẶN MÙA KHÔ NĂM 2023 - 2024

4.1 Giải pháp ứng phó với hạn hán, thiếu nước

4.1.1. Giải pháp phi công trình

a) Đối với sản xuất nông nghiệp

- Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, khí hậu, mực nước trong mùa khô, rà soát, kiểm tra các công trình kênh mương, cống đập để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo, dự báo tình hình nguồn nước, chú trọng thực hiện dự báo sớm, dài hạn để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và khuyến cáo lịch thời vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, tránh bị động.

- Tuyên truyền vận động nhân dân chủ động trong công tác phòng chống hạn hán; các đơn vị và cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra các vùng bị hạn để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tốt công tác phòng, chống hạn.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát, cập nhật, khoanh vùng diện tích cây trồng có khả năng bị hạn, thường xuyên bị hạn và những diện tích cây trồng không đủ nước; xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn nước, trong đó ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết, kịp thời triển khai các giải pháp chống hạn thích hợp, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất do hạn hán gây ra.

- Bố trí lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với từng vùng, từng địa phương; từng bước xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn chất lượng cao, hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật cao vào quá trình sản xuất nông nghiệp, các biện pháp tưới tiết kiệm nước,... Tập trung nghiên cứu tìm ra các giống cây mới chịu hạn; xây dựng đề án phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.

- Chủ động trong công tác quản lý phân phối và sử dụng nguồn nước tiết kiệm áp dụng phương pháp tưới luân phiên, tưới tiết kiệm nước..., hạn chế thất thoát nước, đồng thời có biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất. Huy động các lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện tham gia phòng, chống hạn (tuyên truyền cảnh báo hạn hán, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy...).

- Tăng cường công tác thông tin, tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong phòng chống, ứng phó hạn hán:

+ Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn tại các địa phương và của các đơn vị cung cấp nước. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đào, đắp, xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới.

+ Khuyến cáo nhân dân xuống giống theo đúng lịch thời vụ và phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn nước của từng vùng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực canh tác, chăm sóc cây trồng trong điều kiện thiếu nước; khuyến khích áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (như: tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt); kiên quyết không để người dân sản xuất ở những khu vực có nguy cơ thiếu nước tưới.

+ Hướng dẫn người dân dự trữ nước uống cho đàn vật nuôi; các biện pháp vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại, phòng ngừa các loại dịch bệnh thường xảy ra đối với gia súc, gia cầm trong mùa khô.

+ Hướng dẫn người dân biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán trong lĩnh vực thủy sản, theo dõi tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước (nhiệt độ, pH...) để khuyến cáo người dân sản xuất cho phù hợp; hướng dẫn người dân bố trí thời vụ nuôi thủy sản theo tình hình thực tế.

b) Đối với cấp nước sinh hoạt

- Xây dựng kế hoạch cấp nước cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng phục vụ, trong đó cần chú trọng các giải pháp trọng tâm như:

- Tăng cường công tác kiểm tra, duy tu bảo dưỡng các hệ thống cấp nước tại các nhà máy nước; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng kịp thời khắc phục những hư hỏng trên tuyến, đảm bảo vận hành các nhà máy nước liên tục phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công mở mạng các hệ thống cấp nước, tiến độ lắp đặt đồng hồ nước để kịp thời phục vụ nhân dân.

4.1.2. Giải pháp công trình

- Tăng cường thực hiện nạo vét các công trình kênh trục, kênh tạo nguồn do Tỉnh quản lý đã được UBND Tỉnh phê duyệt từ nguồn vốn thủy lợi phí, vốn hỗ trợ phát triển đất trồng lúa; đối với các công trình cấp nước sinh hoạt, công trình nuôi trồng thủy sản và công trình tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhằm cung cấp nước kịp thời cho hệ thống kênh, rạch nội đồng đảm bảo tích trữ đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt người dân trong thời gian xâm nhập mặn gia tăng, nhất là các vùng quy hoạch cây trồng trọng điểm và vùng gặp khó khăn về nguồn nước.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư và khẩn trương nạo vét các kênh rạch cạn kiệt ở các khu vực có khả năng thiếu nước bơm tưới; tháo dỡ các chướng ngại vật gây cản trở dòng chảy, nhằm đảm bảo đưa đủ nguồn nước tưới tới đất sản xuất người dân.

- Ủy ban nhân dân cấp xã tập trung chỉ đạo các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chủ đường nước phối hợp với các đoàn thể, người dân tổ chức nạo vét, tu sửa các kênh mương nội đồng; nạo vét các bể hút của các trạm bơm; kiểm tra, sửa chữa, vận hành các cống và trạm bơm điện, chủ động bơm tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và thực hiện Chương trình phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt; trong đó chú trọng đến giải pháp thiếu nước tưới cục bộ ở những nơi vùng có địa hình cao gặp khó khăn về nguồn nước.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu giải pháp, khuyến khích người dân xây dựng ao dự trữ nước ngọt tại từng thửa đất canh tác, đối với các khu vực có khả năng thiếu nước vào mùa khô (quy mô của các ao trữ nước phải được nghiên cứu kỹ, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận trong sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới vào mùa khô cho từng thửa đất của người dân). Tổ chức kiểm tra hiện trạng, đánh giá khả năng phục vụ của các công trình cấp nước sạch để kịp thời ban hành kế hoạch cải tạo, nâng cấp và sửa chữa để đảm bảo phục vụ ổn định. Đề xuất danh mục các công trình thủy lợi quan trọng cần tiếp tục đầu tư thực hiện đến năm 2025 nhằm đảm bảo đạt mục tiêu chủ động được nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn Tỉnh.

4.2 Giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn

- Tăng cường quan trắc, giám sát nâng cao chất lượng dự báo mặn (Tăng cường thêm nhiều điểm đo độ mặn tại các huyện Châu Thành và Tháp Mười, Cao Lãnh) để kịp thời ứng phó khi phát hiện có độ mặn trong nước.

- Khẩn trương triển khai công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, đồng bộ theo quy hoạch (Kế hoạch) được duyệt, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu. Tăng cường duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sạch bảo đảm hoạt động hiệu quả, gắn với giám sát quản lý vận hành công trình; ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt cho cấp nước sinh hoạt; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung cho vùng sâu, khu vực biên giới. Ưu tiên đầu tư công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước.

4.3 Huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư ứng phó

4.3.1 Huy động lực lượng

Lực lượng tại chỗ tham gia công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn Tỉnh chủ yếu huy động, sử dụng lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tình nguyện viên tại các xã, phường, thị trấn, với tổng nguồn nhân lực có thể huy động là 31.275 người.

4.3.2 Về vật tư, phương tiện, trang thiết bị tại chỗ

Các loại vật tư, phương tiện có thể trưng dụng để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn bao gồm: thiết bị quan trắc độ mặn nước; các phương tiện, thiết bị, dụng cụ chuyên dùng, phương tiện cấp nguồn điện...

V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Đề nghị Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ Tỉnh 1.116.636 triệu đồng để thực hiện các công trình cung cấp nước sạch, công trình thủy lợi tạo nguồn phục vụ phòng chống hạn, mặn và xây dựng các mô hình sản xuất thích ứng với hạn mặn đảm bảo yêu cầu sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.

2. Ngân sách tỉnh thực hiện kế hoạch

Thực hiện nạo vét các kênh nội đồng đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ xử lý nước sạch, đầu tư nâng cấp công trình cấp nước sạch sinh hoạt và hỗ trợ về thiết bị bảo vệ sức khỏe người dân, quan trắc độ mặn và bảo vệ môi trường, kinh phí dự kiến 402.799 triệu đồng.

3. Ngân sách cấp huyện thực hiện và nguồn xã hội hóa hỗ trợ

UBND huyện, thành phố sử dụng nguồn dự phòng ngân sách, quỹ phòng chống thiên tai và nguồn kinh phí khác do cấp huyện quản lý để đầu tư thực hiện 165 công trình thủy lợi trên địa bàn huyện, ước kinh phí: 200.539 triệu đồng.

4. Vốn đơn vị cấp nước tự thực hiện

Các đơn vị cấp nước tư nhân trên địa bàn các huyện, thành phố có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và sửa chữa nhỏ 26 công trình nước sạch với tổng kinh phí thực hiện 50.274 triệu đồng từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

5. Người dân tự đầu tư thực hiện

a) Tổ chức bơm tưới chống hạn cho lúa, rau màu

UBND cấp huyện, xã vận động các tổ chức (Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, nông dân) sử dụng các phương tiện bơm tác hiện có (trạm bơm, điểm bơm, máy bơm) tự tổ chức bơm tưới, đảm bảo cấp nước cho diện tích lúa, rau màu.

b) Thủy lợi nội đồng

Nhân dân đóng góp kinh phí, ngày công, vật tư, mặt bằng đất đai; cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng, tích cực trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

(Chi tiết Kế hoạch theo các phụ lục 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, Ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ, hàng quý hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện về UBND Tỉnh.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn, phổ biến đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động ứng phó; chủ động chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với diễn biến thực tế tại từng thời điểm, từng khu vực; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trong thời kỳ cao điểm.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương bố trí lịch thời vụ xuống giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước, khuyến khích sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán, thiếu nước, phổ biến các biện pháp, kỹ thuật gieo, cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước tưới; đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Chương trình phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025, góp phần nâng cao giá trị nông sản trong sản xuất nông nghiệp.

- Rà soát các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn tỉnh, nạo vét các kênh rạch trong khu bảo vệ rừng để tích trữ đủ nước phòng cháy; tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện các điểm cháy rừng và chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai các biện pháp chữa cháy theo phương châm 4 tại chỗ, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn.

- Tổ chức kiểm tra, tham mưu UBND Tỉnh đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu giải pháp xây dựng ao trữ nước ngọt cho từng thửa đất canh tác đối với các khu vực có nguy cơ thiếu nước sản xuất trong mùa khô.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung theo đúng quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND Tỉnh phân bổ vốn đầu tư công hàng năm nguồn ngân sách nhà nước theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi do đơn vị làm Chủ đầu tư, đảm bảo hiệu quả, chất lượng công trình, đưa vào sử dụng hiệu quả.

- Trong quá trình thi công nâng cấp, sửa chữa các công trình, thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, để đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh trong mùa khô.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Tháp

Theo dõi sát ảnh hưởng của El Nino, diễn biến thời tiết, nguồn nước, kịp thời cung cấp thông tin về tình hình, dự báo ngắn hạn, dài hạn về thủy văn, nguồn nước, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, thường xuyên cung cấp số liệu cho các cơ quan liên quan và địa phương biết, chủ động phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên cập nhật và thông tin rộng rãi về kết quả quan trắc chất lượng môi trường nguồn nước trên các sông, kênh, rạch,… đến các địa phương và người dân biết chủ động tích trữ nước, điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với tình hình nguồn nước trong thời gian có nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn tăng mạnh.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Định hướng cho các cơ quan báo chí và chỉ đạo các cơ quan báo chí trong Tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình nguồn nước, công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; tình hình khắc phục hạn hán và thiếu nước sinh hoạt; thông tin tuyên truyền rộng rãi cho người dân và các ngành, các cấp biết để chủ động trong công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

7. Sở Công Thương, Công ty Điện lực Đồng Tháp

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan và các địa phương xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và công tác phòng, chống hạn trên địa bàn tỉnh.

8. Các Sở, ngành khác, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động phối hợp với các ngành có liên quan, tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, thủy văn do ngành chuyên môn thông tin; có giải pháp phù hợp để hỗ trợ đoàn viên, hội viên và Nhân dân nâng cao nhận thức, chủ động tích trữ nước để phục vụ tưới tiêu, sản xuất khi hạn hán, thiếu nước xảy ra, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cho Nhân dân.

9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Chủ động xây dựng Kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023-2024 trên địa bàn. Chỉ đạo các Phòng, Ban có liên quan phối hợp UBND cấp xã kiểm kê toàn bộ diện tích cây trồng có nhu cầu sử dụng nước,... Trên cơ sở đó xây dựng các phương án sản xuất, cấp nước tưới cho diện tích cây trồng trên địa bàn phù hợp, hiệu quả.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp tỉnh theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết, thủy văn…thông tin, truyền thông về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước tới người dân để nâng cao nhận thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời chủ động có giải pháp phù hợp.

- Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nguồn vốn hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi và vốn hỗ trợ phát triển đất trồng lúa như: nạo vét các kênh rạch bị cạn kiệt, sửa chữa các cống và trạm bơm điện bị hư hỏng, đảm bảo đủ nước phục vụ bơm tưới kịp thời cho sản xuất nông nghiệp.

- Rà soát các khu vực cấp nước có khả năng thiếu nước sinh hoạt cho người dân để có giải pháp đầu tư kịp thời, đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt của người dân, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

- Vận động người dân lựa chọn phương án sản xuất phù hợp ở những vùng có nguy cơ thiếu nước và ngoài vùng quy hoạch; chỉ đạo sản xuất theo đúng lịch thời vụ, cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở vùng không đảm bảo chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất.

- Chỉ đạo UBND cấp xã huy động lực lượng tại địa phương để tu sửa, nạo vét, phát dọn các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo dẫn nước tưới đến mặt ruộng, đắp bờ để nâng cao dung tích trữ nước đầu mùa mưa; giám sát chặt chẽ việc điều tiết nguồn nước tưới của các đơn vị được giao khai thác các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất mùa khô năm 2023 -2024.

- Chủ động trong công tác kiểm tra nguồn nước; tổ chức triển khai kế hoạch gieo, cấy theo đúng lịch thời vụ để tiết kiệm nguồn nước. Khuyến khích nhân dân sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng, đặc biệt là các cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao.

- Ưu tiên bố trí kinh phí của địa phương để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn, đặc biệt là các công trình cấp nước sạch nông thôn; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để nâng cao năng lực khai thác nguồn nước, hiệu quả khai thác công trình thủy lợi và dân sinh.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành Tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch này; trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về UBND Tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Các sở, ngành Tỉnh;
- Công ty Điện lực Đồng Tháp;
- Đài Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NC/KT.ntt.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Phước Thiện

 

PHỤ LỤC 01

DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ CÓ KHẢ NĂNG BỊ ẢNH HƯỞNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2023 -2024
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

STT

Địa điểm

Diện tích bị thiếu nước (ha)

Vụ Đông Xuân 2023-2024

Vụ Hè Thu 2024

TỔNG

Lúa

Rau màu

TỔNG

Lúa

Rau màu

 

TOÀN TỈNH

15.391

15.241

149

14.836

14.686

149

I

TAM NÔNG

7.522

7.434

88

7.515

7.427

88

1

Tân Công Sính

4.918

4.849

69

4.917

4.848

69

2

Hoà Bình

2.604,4

2.585

19,4

2.598,4

2.579

19,4

II

THÁP MƯỜI

7.868

7.807

61

7.320

7.259

61

1

Đốc Binh Kiều

1.965

1.914

51

1.805

1.754

51

2

Phú Điền

3.227

3.227

 

3.038

3.038

 

3

Thanh Mỹ

2.677

2.667

10

2.478

2.468

10

 

PHỤ LỤC 02

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

STT

Loại cây trồng chuyển đổi

Tổng
(làm tròn)

Diện tích Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2024 (ha)

Thời gian chuyển đổi (vụ/năm)

Đất 3 vụ lúa

Đất 2 vụ lúa

Đất 1 vụ lúa

(1)

(2)

(3) = (4) + (5) + (6)

(4)

(5)

(6)

(7)

A.

Hiện trạng đất trồng lúa của địa phương

 

 

 

 

 

B.

Kế hoạch chuyển đổi năm 2024 (I) + (IIx2) + (III)

10.011

3.890

4.861

1.260

ĐX, HT, TĐ

I

Chuyển sang trồng cây hàng năm

6.998

2.943

2.901

1.154

 

1

Bắp (ngô)

771

298

306

167

 

2

Đậu nành (đậu tương)

25

4

21

0

 

3

Mè (vừng)

421

1

420

0

 

4

Đậu phộng (lạc)

60

29

26

6

 

5

Ớt

1.444

711

487

246

 

6

Sen

1.185

540

421

224

 

7

Khoai môn

141

60

50

30

 

8

Kiệu

195

100

70

25

 

9

Khoai lang

184

56

79

49

 

10

Dưa hấu

521

225

213

82

 

11

Rau màu khác (…..)

2.053

919

809

325

 

II

Chuyển sang trồng cây lâu năm

1.500

473

974

53

ĐX, HT, TĐ

1

Cây Xoài

200

59

140

1

 

2

Cây Nhãn

43

8

34

0

 

3

Cây Cam

3

0

3

0

 

4

Cây quýt

16

8

8

0

 

5

Cây chanh

242

1

240

0

 

6

Thanh Long

0

0

0

0

 

7

Cây ổi

43

28

15

0

 

8

Cây mít

334

145

153

36

 

9

Cây sầu riêng

209

67

142

0

 

10

Cây ăn trái khác (……)

411

157

238

17

 

III

Chuyển sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản

13

0

13

0

 

* Ghi chú:

- Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm x 2 (lần), (2 lần để quy ra diện tích trồng lúa);

- Cây hàng năm (cây hàng năm, trồng lúa kết hợp NTTS): tính theo diện tích gieo trồng;

- Cây lâu năm: tính theo diện tích canh tác.

(Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác).

 

PHỤ LỤC 03

DANH MỤC CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN PHỤC VỤ CHỐNG HẠN, MẶN MÙA KHÔ NĂM 2023 - 2024 ĐỀ NGHỊ TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

STT

Danh mục

Địa điểm (huyện, thị xã, Tp)

Năng lực phục vụ (ha)

Chiều dài (m)

Nhiệm vụ chính

Tổng mức đầu tư (triệu đồng)

Năm đầu tư

Ghi chú

 

TỔNG CỘNG

 

 

90.964.900

 

1.116.636

 

 

A

CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN CẤP

NƯỚC SẠCH

 

-

90.890.200

 

150.436

 

 

1

Dự án thành phần số 7: Các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Đồng Tháp thuộc Dự án Công trình trữ nước và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại các vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn

Các huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Cao Lãnh, Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

22.108 hộ

90.882.000

Giúp cho người dân được sử dụng nguồn nước đáp ứng tiêu chuẩn QCXD 33:2006 áp dụng cho nước sinh hoạt, thay thế cho nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các chất nguy hại cho sức khỏe như Asen, Amony....

150.436

2023-2025

Theo quyết định phê duyệt dự án số 1963/QĐ- BNN-TL ngày 19/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

B

CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN THỦY LỢI

 

80.054

74.700

 

966.200

 

 

1

Kênh Hồng Ngự Vĩnh Hưng

TP Hồng Ngự, huyện Tân Hồng và Tỉnh Long An

73.800

44.200

Tăng khả năng chuyển nước ngọt, trữ nước tạo nguồn để cấp nước tưới cho khoảng ha sản xuất nông nghiệp, 625 ha nuôi trồng thủy sản dọc tuyến kênh từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây

951.000

2022-2025

 

2

Nạo vét kênh tân Công Sính 2 (đoạn từ kênh Hồng Ngự - Tân Hồng đến ranh Tân Công Sính - Phú Cường) rải đá chống lầy

Hòa Bình - Tân Công Sính

2.500

12.000

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho 2500 ha đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

4.000

2023-2024

 

3

Nạo vét rạch Đốc Vàng Thượng (đoạn từ Sông Tiền đến kênh An Phong-Mỹ Hòa)

Xã Tân Thạnh- Phú Lợi

2.254

14.000

Dẫn nước tạo nguồn từ Sông Tiền vào nội đồng

11.200

2024-2025

 

Ghi chú: Công trình được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên

 

PHỤ LỤC 04

DANH MỤC CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN ĐỀ NGHỊ TỈNH HỖ TRỢ CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2023-2024
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

STT

Danh mục công trình

Địa điểm (xã)

Năng lực phục vụ (ha)

Chiều dài (m)

Mục Tiêu/ Hình thức đầu tư

Dự trù kinh phí (Tr.đồng)

Năm đầu tư

Ghi chú

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

402.799

 

 

A

CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn)

201.397

 

 

1

Mạng đường ống cấp nước đến hộ gia đình sau tuyến ống chính của Dự án thành phần số 7

Các huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Cao Lãnh, Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

 

168.807

Mục Tiêu: Cải tạo lại mạng lưới đường ống cấp nước đến hộ gia đình sau tuyến ống chính đảm bảo tỷ lệ thất thoát nước theo quy định, giảm chi phí sản xuất. Đảm bảo áp lực và lưu lượng cấp nước cho các hộ dân cuối tuyến (giải quyết được tình trạng cuối tuyến thiếu nước vào giờ cao điểm trong ngày và lễ, tết). Hướng đến kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn đồng bộ, hiệu quả, chủ động kịp thời và công khai. Giải quyết dứt điểm tình trạng nhiễm Asen, nâng cao chất lượng cấp nước sạch cho các hộ dân đạt theo tiêu chuẩn Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế, chuyển đổi các Trạm cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm thành nước mặt tại các khu vực nằm trong dự án. Góp phần xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và tiến đến nông thôn mới kiểu mẫu.

Hình thức đầu tư: Xây dựng mới.

33.333

2023-2025

Theo quyết định phê duyệt dự án số 1202/QĐ- UBND.HC ngày 21/11/2023 của Ủy ban nhân dân Tỉnh

2

Đảm bảo nước sạch vùng nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp

Các huyện Tân Hồng, Thanh Bình, Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

16.188 hộ

167,462

Mục Tiêu: Giải quyết tình trạng nhiễm Asen, nâng chất lượng nước sạch cấp cho các hộ dân đạt tiêu chuẩn theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế, chuyển đổi trạm cấp nước sử dụng nước ngầm thành nước mặt tại các khu vực nằm trong dự án. Nâng cấp, thay thế công nghệ lọc nước kém hiệu quả, chi phí sản xuất cao bằng công nghệ hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến khi đầu tư trạm cấp nước mới; đảm bảo lưu lượng cấp và áp suất trên toàn bộ mạng lưới đường ống cấp cho các hộ dân; giảm thất thoát trong giới hạn cho phép theo quy định; đồng thời kết nối vùng hòa mạng bổ trợ lưu lượng các trạm.

Hình thức đầu tư: Xây dựng mới; cải tạo và nâng cấp.

168.064

2022-2025

Theo quyết định phê duyệt chủ trương số 294/QĐ- UBND-HC ngày 14/03/2023 của Ủy ban nhân dân Tỉnh

B

CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN THỦY LỢI

 

264.849

 

 

I

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn

8.800

 

 

1

Nạo vét kênh Hội Đồng Tường (đoạn thuộc xã Tân Hội Trung)

huyện Cao Lãnh

500

3800

Hiện tại tuyến kênh bị bồi lắng gây ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cao trình đáy hiện trạng khoảng - 1,00m gây khó khăn cho vận chuyển hàng hoá và lưu thông của người dân trong khu vực

4200

2024-2025

 

2

Nâng cấp tạo nguồn tưới, tiêu kênh Kho Bể

thành phố Hồng Ngự

467

1150

Để đảm bảo đủ lượng nước đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất, không xói lở bờ kênh, tiết kiệm nước trong mùa khô hạn

4600

2024-2025

 

II

HUYỆN HỒNG NGỰ

 

23.679

 

107.064

 

 

1

Nạo vét, nâng cấp đê bao tuyến kênh Trà Đư - Cây Da (Nạo vét, nâng cấp, gia cố đê bao và cống thoát nước)

T.Lạc

 

2.440

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

67.285,282

2023-2024

 

2

Nạo vét ngọn Mương Khai, Cát Cát, Thổ Sơn

T.Phước 2

 

2.953

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

150,000

 

 

3

Nạo vét Mương Bào Gốc

T.T Hậu A

 

8.350

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

1.036,150

 

 

4

Nạo vét kênh Lồng Hồ

LKA, LKB

 

6.280

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

27.062,000

 

 

5

Nạo vét kênh 17

PTA, PTB, LT

 

3.656

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

11.531,000

 

 

III

HUYỆN TÂN HỒNG

 

3.030

27.842

 

24.077

 

 

1

Nạo vét kênh Tân Thành (từ kênh Tứ Tân đến Sông Sở Hạ)

Thông Bình; Tân Thành A-B; Tân Hộ Cơ

890

 

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho khoảng 890ha đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

10.320

 

 

2

Nạo vét kênh Chòi Mòi

Xã Thông Bình

280

1.400

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

2.301

2023

 

3

Nạo vét, nâng cấp đê bao cánh đồng Lăng Xăng xã Tân Hộ Cơ

xã Tân Hộ Cơ

145

1.916

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

2.707

2023

 

4

Nạo vét, nâng cấp đê bao kênh Ba Đàn xã Bình Phú

xã Bình Phú

390

5.926

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

3.258

2023

 

5

Nạo vét kênh Ngọn Sa Rài (từ Lộ Đức đến Cả Găng )

Tân Hộ Cơ

570

7.800

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

5.491

2023-2024

 

IV

TAM NÔNG

 

2.500

12.000

 

4.000

 

 

1

Nạo vét kênh tân Công Sính 2 (đoạn từ kênh Hồng Ngự - Tân Hồng đến ranh Tân Công Sính - Phú Cường)

Hòa Bình - Tân Công Sính

2.500

12.000

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho 2500 ha đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

4.000

2023-2024

 

V

CHÂU THÀNH

 

900

7.300

 

6.200

 

 

1

Nạo vét hệ thống rạch Xóm Đồng

Tân Bình - Tân Phú Trung - Phú Long

700

6.000

Tạo thông thoáng lòng kênh, khai thông dòng chảy, giảm ô nhiễm nguồn nước; cung cấp đủ lượng nước cho sản xuất và dân sinh trong khu vực

5.200

2024

 

2

Bờ bao nhánh Sông Tiền

An Hiệp

200

1.300

Bảo vệ sản xuất, kết hợp giao thông nông thôn, kiểm soát lũ

1.000

2.024

 

VI

THÁP MƯỜI

 

4.000

31.900

 

41.300

 

 

1

Nạo vét tạo nguồn kết hợp đắp bờ Nam kênh ranh Phú Điền - Thanh Mỹ (kênh 307- kênh TM-MA)-công hở kênh Lung Bông

Thanh Mỹ

650

5.600

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho 650ha đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

7.500

2.024

 

2

Nạo vét tạo nguồn kết hợp đắp bờ bắc kênh 1000 (kênh TMMA - NVT B)-cầu kênh Thuỷ Lợi

Phú Điền

650

5.000

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho 450ha đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

7.500

2.024

 

3

Nạo vét tạo nguồn kết hợp đắp bờ Bắc kênh ranh Phú Điền - Thanh Mỹ (kênh TM- MA-kênh Kháng Chiến)-Tây kênh Kháng Chiến (kênh ranh PĐTM-kênh Ba Mỹ Điền)

Phú Điền

450

3.300

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho 450ha đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

4.000

2.024

 

4

Nạo vét tạo nguồn kết hợp đắp bờ bao bờ nam kênh Tư Cũ (kênh Kháng Chiến - kênh TMMA)

Phú Điền

600

5.000

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho 600ha đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

5.500

2024

 

5

Nạo vét tạo nguồn kết hợp đắp bờ nam kênh 5 Tấc (Đường Thét-An Tiến )

Trường Xuân

350

2.500

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho 350ha đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

2.800

2.025

 

6

Nạo vét tạo nguồn kết hợp đắp bờ bắc kênh Kho (kênh 307-kênh Nguyễn Văn Tiếp B)

Thanh Mỹ

650

5.000

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho 650ha đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

6.500

2.025

 

7

Nạo vét kết hợp đắp bờ bao bờ Đông K27 (đoạn từ CDC Gò Tháp-ĐT 844) + Cầu 7 Quận

Trường Xuân

650

5.500

Nạo vét tạo nguồn nước tưới tiêu cho 350ha đất sản xuất NN, đắp bờ bao bảo vệ sản xuất kết hợp làm nền lộ GTNT

7.500

2.025

 

VII

HUYỆN CAO LÃNH

 

950

4.000

 

4500

 

 

1

Nạo vét kênh Hội Đồng Tường

Xã Tân Hội Trung

950

4.000

Nạo vét phục vụ chống hạn vét khơi thông dòng chảy, phục vụ sản xuất nông nghiệp và GT thuỷ

4.500

2.024

 

VIII

HUYỆN LAI VUNG

 

600

60.000

 

12.000

 

 

1

Nạo vét Thủy lợi nội đồng 12 xã thị trấn

12 xã, thị trấn

600

60.000

Nạo vét thuỷ lợi nội đồng bị bồi lắng

12.000

2024-2025

 

IX

HUYỆN THANH BÌNH

 

500

7.499

 

52.747

 

 

1

Nạo vét kênh Lồng Hồ xã Tân Hoà (Đoạn 1 từ cống Lồng Hồ đến giáp rạch Mã Trường);

Xã Tân Hòa

500

2.755

Dẫn nước tạo nguồn từ Sông Tiền vào nội đồng

38.513

2024-2025

 

2

Nạo vét kênh Lồng Hồ xã Tân Hoà (Đoạn 2 từ Sông Tiền đến cống Lồng Hồ)

Xã Tân Hòa

 

4.744

Dẫn nước tạo nguồn từ Sông Tiền vào nội đồng

14.235

2024-2025

 

C

VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ BĐKH -PCTT VÀ TKCN TỈNH

 

 

 

300

 

 

1

Treo pano, băng ron, khẩu hiệu, tờ phướn, đăng tải trên hệ thống đèn led…

12/12 huyện, thành phố

 

 

Tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó của các cấp chính quyền, người dân, cộng đồng về phòng, chống thiên tai

150

2024-2025

Đề án 553

2

Tập huấn “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”

Các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Hồng Ngự, Cao Lãnh, Châu Thành, Tháp Mười, TP. Sa Đéc, TP Hồng Ngự

 

 

150

 

 

 

PHỤ LỤC 05

DANH MỤC CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN VỐN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2023 - 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Thứ tự

Huyện/ Thành phố

Số công trình

Năng lực phục vụ (ha)

Chiều dài (km)

Dự trù kinh phí (Triệu đồng)

Năm đầu tư

Ghi chú

1

Huyện Hồng Ngự

43

-

-

51.148

2024 -2025

 

2

Huyện Tam Nông

6

3.135

87.629

6.200

2024 -2025

 

3

Huyện Châu Thành

44

7.738

68.769

43.402

2024 -2025

 

4

Huyện Cao Lãnh

33

3.893

21.699

24.382

2024 -2025

 

5

Huyện Lai Vung

9

700

88.700

32.900

2024 -2025

 

6

Huyện Thanh Bình

27

 

48.012

26.897

2023 -2025

9 công trình chuyển tiếp từ 2023; 18 công trình đầu tư thực hiện năm 2024

7

Thành phố Cao Lãnh

3

 

11.394

15.610

2023 -2025

2 công trình chuyển tiếp từ 2023; 1 công trình đầu tư thực hiện năm 2024

TỔNG CỘNG

165

 

 

200.539

 

 

 

PHỤ LỤC 06

DANH MỤC CẢI TẠO, NÂNG CẤP VÀ SỬA CHỮA CÁC TRẠM CẤP NƯỚC SẠCH DO CÁC ĐƠN VỊ CẤP NƯỚC TỰ THỰC HIỆN TRONG MÙA KHÔ NĂM 2023-2024
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Danh mục trạm cấp nước

Địa điểm

Hình thức đầu tư (XD mới, Cải tạo, nâng cấp và sửa chữa nhỏ)

Kinh phí
(tr.đồng)

Năm đầu tư

 

TỔNG CỘNG

 

 

50.274

 

I

HỒNG NGỰ

 

 

 

 

1

Trạm cấp nước TDC Số 3

ấp Long Hưng, xã Long Thuận

Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước, mạng lưới đường ống

 

DN đang xin chủ trương mở rộng

2

Trạm cấp nước TDC Long Thuận

ấp Long Hòa, xã Long Thuận,

Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước, mạng lưới đường ống

 

DN đang xin chủ trương mở rộng

3

Trạm cấp nước TDC xã Phú Thuận B

ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B

Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước, mạng lưới đường ống

 

DN đang xin chủ trương mở rộng

II

HUYỆN CHÂU THÀNH

 

 

5.544

 

1

TCN cồn An Hòa

Xã An Nhơn

Xây dựng mới

1.000

2023 - 2024

2

Tuyến ống HDPE D63 rạch Nga Tư (bờ phải) từ cầu Voi Am 1 đến cầu ngã tư

An Hiệp

Xây dựng mới

60

2023 - 2024

3

Tuyến ống HDPE D63 rạch Đình Tân Lễ (bờ Trái) đoạn từ cầu Đình Tân Lễ đến bến đò Tân Lễ cũ

An Hiệp

Xây dựng mới

150

2023 - 2024

4

Tuyến ống HDPE D63 rạch Đình Tân Lễ (bờ Phải) đoạn từ của hàng VTNN đến đò Tân Lễ cũ

An Hiệp

Xây dựng mới

60

2023 - 2024

5

Tuyến ông HDPE D63 cầu Nghi Phụng đến cầu ván

An Hiệp

Xây dựng mới

20

2023 - 2024

6

Tuyến ống HDPE 63 rạch Xẻo Mây đoạn từ cầu Xẻo mây đến cầu bê Tông hướng sông cái

An Hiệp

Xây dựng mới

50

2023 - 2024

7

Tuyến ống HDPE 63 rạch Bà Đình (bờ phải), ấp Phú Long, xã Phú Hựu

Phú Hựu

Xây dựng mới

32

2023 - 2024

8

Tuyến ống HDPE 63 rạch Hội Bối (bờ phải), ấp Phú Thạnh, xã An Phú Thuận

An Phú Thuận

Xây dựng mới

146

2023 - 2024

9

Tuyến ống HDPE 63 rạch Xẻo Trầu, ấp Phú Hưng, xã Phú Hựu

Phú Hựu

Xây dựng mới

26

2023 - 2024

10

Tuyến ống D160 từ đình Tân Lễ đến cầu Giáo Hội L = 7000m ( Nếu ko nhận chỗ 8 Tuấn KH này bỏ )

An Hiệp

Xây dựng mới

4.000

2024 - 2024

III

HUYỆN CAO LÃNH

 

 

3.730

 

1

Mạng cấp nước tuyến rạch Bà Lương từ Thủy lợi - Ngã Bảy (2 bên)

Mỹ Hiệp

Xây dựng mới

450

2024

2

Mạng cấp nước tuyến Cồn Ké

Bình Thạnh

Xây dựng mới

200

2024

3

Mạng cấp nước tuyến Ngọn Nhà Xiếng

Phong Mỹ

Xây dựng mới

720

2024

4

Mạng cấp nước tuyến Hai Nâu - An Hữu (2 bên)

Bình Thạnh

Xây dựng mới

540

2024

5

Mạng cấp nước tuyến rạch Xẻo Ổi

An Bình

Xây dựng mới

180

2024

6

Mạng cấp nước tuyến Mương Trâu Mười Cồ (bờ Đông)

Nhị Mỹ

Xây dựng mới

630

2024

7

Mạng cấp nước tuyến kênh Ngang bờ Nam

Tân Nghĩa

Xây dựng mới

180

2024

8

Mạng cấp nước tuyến Mới Đào

Phong Mỹ

Xây dựng mới

90

2025

9

Mạng cấp nước tuyến Chùa - Ông Tưởng

Bình Thạnh

Xây dựng mới

360

2025

10

Mạng cấp nước tuyến Khai Luông

Bình Thạnh

Xây dựng mới

200

2025

11

Mạng cấp nước tuyến Cồn Dĩa

Bình Thạnh

Xây dựng mới

180

2025

IV

HUYỆN LAI VUNG

 

 

41.000

 

1

Công ty TNHH MTV cấp nước Phương Bình

xã Vĩnh Thới

xây dựng chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt

30.000

2023-2025

2

Công ty TNHH MTV cấp nước Quyết Anh

xã Phong Hoà

xây dựng chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt

11.000

2023-2025

 

PHỤ LỤC 07

TỔNG HỢP LỰC LƯỢNG CÓ THỂ HUY ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2023 - 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Lực lượng

Tổng cộng

TT

Lực lượng

Tổng cộng

1

Quân đội (tỉnh đội, huyện đội)

2116

10

Lực lượng xung kích

10311

2

Bộ đội biên phòng

55

11

Hội Nông dân, đoàn thể khác

1074

3

Công an

661

12

Thành viên Ban chỉ huy, VPTT

780

4

Y tế

358

13

Cán bộ công nhân viên chức

1916

5

Thanh niên tình nguyện

766

14

Lực lượng quản lý đê chuyên trách

60

6

Doanh nghiệp huy động

311

15

Lực lượng quản lý đê nhân dân

272

7

Hội chữ thập đỏ

3448

16

Lực lượng khác

1725

8

Dân quân tự vệ

6792

9

Hội phụ nữ

1523

 

TỔNG CỘNG

32.168

 

PHỤ LỤC 08

DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ CÓ THỂ HUY ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2023 - 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

DANH MỤC

ĐVT

SỐ LƯỢNG

TT

DANH MỤC

ĐVT

SỐ LƯỢNG

I

PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi

chiếc

13

VIII

TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Xe chữa cháy các loại khác

chiếc

10

Xe ô tô chở người đến 40 chỗ ngồi

chiếc

1

Xe trạm bơm, tiếp nước

chiếc

4

Xe ô tô vận tải

chiếc

31

Xe chở phương tiện, chất CC

chiếc

3

Xe ô tô bán tải

chiếc

19

Ca nô chữa cháy

chiếc

3

II

PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY

Tàu chở khách

chiếc

1

Máy bơm chữa cháy

chiếc

74

III

TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN CHỈ HUY

Xe chỉ huy PCLB

chiếc

2

Máy bơm nước các loại

chiếc

31

Trang thiết bị quan sát, ghi hình

bộ

3

Bồn chứa nước di động

chiếc

2

Trang thiết bị thông tin

bộ

3

Ống hút máy bơm

chiếc

24

Hệ thống truyền hình hội nghị

HT

2

Vòi chữa cháy

cuộn

962

IV

TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN TTLL

Máy tính xách tay

chiếc

27

Bộ chia nước

bộ

36

Máy quay phim

chiếc

2

Lăng phun

chiếc

145

V

TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN CHCN HÀNG KHÔNG

Thang dây

bộ

3

BHLĐ

chiếc

45

VI

TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN CHCN TRÊN SÔNG

Tàu các loại

chiếc

2

Thiết bị chữa cháy đồng bộ

bộ

8

Xuồng ST 660

chiếc

6

Thiết bị phòng hộ (Mặt nạ, bình dưỡng khí, bộ thở cá nhân)

bộ

4

 

 

Xuồng ST 450

chiếc

7

IX

TRANG THIẾT BỊ VẬT TƯ, Y TẾ

Xe cứu thương

chiếc

10

Xuống máy các loại

chiếc

2

Máy tạo ô xy và nén cao áp đồng bộ

chiếc

2

Loại khác

chiếc

9

Nhà bạt cứu sinh nhẹ

chiếc

17

Ca nô các loại

chiếc

27

Nhà bạt 16,5 m2

chiếc

38

Vỏ xuồng các loại

chiếc

28

Nhà bạt 24,75 m2

chiếc

61

VSN-1500

bộ

2

Nhà bạt 60 m2

chiếc

10

Cần cẩu nổi

bộ

4

Nhà bạt các loại khác

chiếc

116

Bộ dầm cầu đồng bộ

bộ

2

Clomin B

kg

27

Phao thuyền PMP đồng bộ

bộ

1

Thuốc khử trùng, diệt khuẩn

lít

185

Phao cứu sinh

chiếc

189

Cáng cứu thương

bộ

30

Phao áo cứu sinh

chiếc

3.701

Dụng cụ băng bó cứu thương

bộ

150

Phao tròn cứu sinh

chiếc

4.590

Khẩu trang cá nhân

chiếc

13.040

Phao bè cứu sinh

chiếc

99

X

TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN CẤP NGUỒN ĐIỆN

Máy phát điện 5-7KW

chiếc

22

Phao các loại

chiếc

203

Trạm nguồn điện; máy phát điện chạy Diesel (1250 KVA)

bộ

5

Súng bắn đạn tín hiệu

chiếc

3

XI

TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN KHÁC

Bình cứu hỏa các loại

Chiếc

251

Đạn tín hiệu các loại

chiếc

410

Thiết bị chữa cháy cầm tay (Bình xịt chữa cháy)

cái

8

Đèn pin CHCN

chiếc

54

Máy cưa

máy

1

Đèn pin CHCN dưới nước

chiếc

40

Máy bơm nước

cái

2

Máy đẩy 85

chiếc

1

Dây luộc

Mét

50

Máy đẩy 40

chiếc

4

Áo mưa

Cái

70

VII

TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN CHCN DƯỚI NƯỚC

Thiết bị định vị dưới nước

bộ

4

Sứa

cây

4

 

 

Thiết bị lặn (quần áo lặn)

chiếc

6

Búa

Cây

4

 

Thiết bị thở

chiếc

5

 

 

Xẻng

chiếc

380

VIII

TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Xe chữa cháy công nghệ CAFS

chiếc

1

Thiết bị định vị

chiếc

5

Xe chữa cháy các loại khác

chiếc

10

Máy phát điện dưới 5kW

Chiếc

3

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2024 phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất và dân sinh trong mùa khô năm 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

  • Số hiệu: 59/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 27/02/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Nguyễn Phước Thiện
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/02/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản