Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 583/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 23 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19;

Thực hiện Công văn số 4906/BNN-VP ngày 04/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc rà soát kế hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19;

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, gây khó khăn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nông sản của người dân, doanh nghiệp, Hợp tác xã. Để chủ động kịp thời tháo gỡ những khó khăn. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN

1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh trong tình hình dịch bệnh Covid-19

1.1. Nhóm sản phẩm hiện nay chưa bị ảnh hưởng trong đợt dịch Covid- 19, gồm:

- Nhóm cây công nghiệp chủ yếu: Cà phê, Hồ tiêu, Điều, Cao su, Mắc ca, các sản phẩm của nhóm chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

- Nhóm chăn nuôi: Hiện nay chăn nuôi chủ yếu tập trung theo quy mô chăn nuôi trang trại liên kết với các Hợp tác xã, Công ty chăn nuôi; sản phẩm đầu ra chăn nuôi do các Công ty và Hợp tác xã bao tiêu.

1.2. Nhóm sản phẩm hiện nay đang bị ảnh hưởng trong đợt dịch Covid-19, gồm:

- Nhóm cây ngắn ngày: Chủ yếu là sản phẩm Rau, củ, quả các loại, tổng diện tích gieo trồng năm 2021 khoảng 6.273 ha, sản lượng ước tính 89.744 tấn. Vụ thu hoạch Rau, củ, quả được trồng đều các tháng trong năm; trong đó, sản lượng Rau, củ, quả thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 12 ước còn khoảng trên 48.000 tấn.

- Nhóm cây ăn trái: Chủ yếu là trái Bơ và trái sầu riêng đang vào vụ thu hoạch.

Diện tích sản xuất Bơ năm 2021 khoảng 2.427 ha, sản lượng ước tính khoảng 20.776 tấn. Vụ thu hoạch Bơ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó: sản lượng Bơ thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11 ước còn khoảng trên 9.000 tấn.

Diện tích Sầu riêng năm 2021 khoảng 2.837 ha, sản lượng ước tính khoảng 24.672 tấn. Vụ thu hoạch sầu riêng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, trong đó: Sản lượng sầu riêng thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10 ước còn khoảng trên 18.000 tấn.

Hiện nay, người sản xuất, các thương lái, các cơ sở thu mua, các đại lý và các cơ sở sơ chế, chế biến gặp khó khăn sau thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm (do một số chợ đầu mối tại thành phố Hồ Chí Minh và đại lý bán sỉ, bán lẻ các tỉnh đóng cửa dẫn đến mất các đơn hàng, không tiêu thụ được sản phẩm) và khó khăn trong khâu vận chuyển.

(Chi tiết diện tích, sản lượng nông sản tại Phụ lục 1 kèm theo)

2. Thực trạng tiêu thụ Rau các loại, trái Bơ và trái Sầu riêng

- Tiêu thụ của người dân: Hiện nay Rau các loại, trái Bơ và trái sầu riêng trên địa bàn tỉnh được các thương lái thu mua tại vườn hoặc người dân thu hái mang đến điểm thu mua (như: vựa rau, vựa trái cây) bán trực tiếp.

- Tiêu thụ của các vựa Rau: Sau khi thu mua, phân loại, các loại Rau được đóng thành bọc đưa lên xe vận chuyển đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối của các tỉnh trong nước (tập trung chủ yếu là thị trường thành phố Hồ Chí Minh).

- Tiêu thụ của các vựa Bơ: Sau khi thu mua, phân loại, trái Bơ được đóng vào thùng bìa caton đưa lên xe vận chuyển đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối, các đơn hàng của các đại lý bán sỉ, bán lẻ của các tỉnh trong nước.

- Tiêu thụ của các vựa Sầu riêng: Sau khi thu mua, phân loại, trái sầu riêng được tiêu thụ theo hai hướng:

Cung cấp cho các cơ sở sơ chế, chế biến thành phẩm đóng gói vận chuyển cung cấp cho các cơ sở sản xuất bánh kẹo hoặc xuất khẩu.

Trái Sầu riêng được đóng vào thùng bìa caton đưa lên xe vận chuyển đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối, các đơn hàng của các đại lý bán sỉ, bán lẻ của các tỉnh trong nước.

- Giá trái cây tại các cơ sở thu gom (tại thời điểm cập nhật): giá sầu riêng địa phương (giống sầu riêng cũ) 10.000 đồng - 15.000 đồng/kg, Ri6 25.000 đồng - 35.000 đồng/kg, Thái 45.000 đồng/kg - 50.000 đồng/kg, bơ Booth 20.000 đồng - 25.000 đồng/kg; bơ địa phương: 4.000 đồng - 8.000 đồng/kg, bơ 034 và sáp 15.000 đồng - 18.000 đồng/kg; rau các loại giá giao động từ 5.000 đồng - 20.000 đồng/kg...

(Có danh sách một số cơ sở/Vựa thu mua rau, quả tại Phụ lục 2 kèm theo)

3. Xác định (nhận diện) những điểm nghẽn, khó khăn trong tiêu thụ nông sản

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các điểm nghẽn, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản tập trung ở đầu ra của sản phẩm, vận chuyển do các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, cụ thể:

3.1. Giai đoạn thu hoạch

- Đối với thu hoạch các loại Rau: Phải huy động nhân công lao động đủ để thu hoạch đảm bảo khối lượng sản phẩm, trong khung thời gian từ 2-3 giờ (thông thường vào sáng sớm hoặc chiều muộn). Do đó, lao động tại chỗ không đủ, phải lấy lao động ở ngoài vào.

- Đối với thu hái trái cây: Đòi hỏi nhân công lao động có kỹ thuật, có kinh nghiệm xác định trái trên cây đủ độ chín; Như vậy, nguồn nhân lực tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu, đa phần phải lấy nguồn lao động ở ngoài vào.

* Khó khăn trong giai đoạn thu hoạch là: Nhân công lao động vào vùng thu hoạch phải thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, như: Phải có giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, thời gian không quá 72 giờ (kể từ khi có kết quả xét nghiệm âm tính); trong quá trình thu hoạch phải đảm bảo thực hiện “5K”, giữ khoảng cách 2 mét và không được đi ra khỏi khu vực (điểm) đăng ký đến.

3.2. Công đoạn tiêu thụ

Hạn chế về số lượng hàng hóa, đơn hàng; số đơn hàng giảm, bị gián đoạn, nhiều đơn hàng của đại lý bán sỉ, lẻ, đơn hàng của các chợ đầu mối bị dừng (do bị dừng hoạt động) đã làm giảm đáng kể lượng hàng tiêu thụ, nhiều đợt thu hái không tiêu thụ được (do nhu cầu của thị trường hạn chế).

* Khó khăn ở giai đoạn tiêu thụ: Do thị trường tiêu thụ giảm mạnh, sức mua kém (các chợ đầu mối, đại lý bán sỉ, lẻ dừng hoạt động ...).

3.3. Giai đoạn vận chuyển tiêu thụ

Các phương tiện vận chuyển khi qua các chốt kiểm dịch ra, vào tỉnh hoặc vùng thu hoạch phải thực hiện sát khuẩn; người điều khiển phương tiện phải có: Cam kết và được cơ quan, doanh nghiệp xác nhận cụ thể nơi đi, nơi đến (tuyến đi); Có giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, thời gian không quá 72 giờ (kể từ khi có kết quả xét nghiệm âm tính) nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.

* Khó khăn ở giai đoạn vận chuyển tiêu thụ: Việc làm các thủ tục y tế, giao thông; thời gian vận chuyển, lưu thông dài dẫn đến tỷ lệ hư hỏng, hao hụt và chất lượng hàng hóa giảm.

II. MỤC TIÊU HỖ TRỢ TIÊU THỤ NÔNG SẢN

1. Quy định rõ vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền xử lý của từng cơ quan đơn vị đối với từng vấn đề phát sinh trong thực tiễn; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản.

2. Nhận diện được các khó khăn vướng mắc, những điểm nghẽn của từng khâu, từ thu hoạch sản phẩm đến việc trung chuyển từ nhà vườn đến các cơ sở thu mua, phân loại đóng gói sản phẩm, đàm phán các đơn hàng, bốc dỡ, vận chuyển, ...

3. Đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể gắn với trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị nhằm xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn phát sinh trong tình hình dịch bệnh Covid-19, cụ thể: (1) về nhân công lao động, (2) thị trường đầu ra, (3) khâu vận chuyển hàng hóa, (4) các quy định về phòng chống dịch bệnh để đảm bảo việc thu hoạch và tiêu thụ nông sản được thông suốt. Trong đó, tập trung ưu tiên hỗ trợ tiêu thụ một số mặt hàng nông sản đang vào chính vụ thu hoạch có thời gian bảo quản ngắn như: trái sầu riêng, trái Bơ và các loại rau củ, quả... trên địa bàn tỉnh.

4. Làm cơ sở để từng bước xây dựng đồng bộ các giải pháp tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh một cách ổn định, bền vững cho những năm tiếp theo.

III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP KẾ HOẠCH HỖ TRỢ TIÊU THỤ

1. Thời gian và nhóm sản phẩm hỗ trợ tiêu thụ

1.1. Thời gian: Kế hoạch này được xây dựng nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong thời gian 03 tháng (tháng 8, 9, 10/2021). Sau thời gian này, tùy tình hình thực tế cũng như trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch để xây dựng kế hoạch cho thời gian tiếp theo đảm bảo phù hợp và hiệu quả hơn.

1.2. Nhóm sản phẩm hỗ trợ tiêu thụ

- Rau, củ, quả: Tổng sản lượng Rau, củ, quả các loại thu hoạch trong 3 tháng khoảng 22.000 tấn, bình quân khoảng trên 200 tấn/ngày.

- Sầu riêng: Tổng sản lượng sầu riêng dự kiến thu hoạch khoảng 12.000 - 15.000 tấn (chủ yếu là sầu riêng Thái Lan), bình quân khoảng 1.200 tấn/tuần.

- Bơ: Tổng sản lượng Bơ dự kiến thu hoạch khoảng 6.000 tấn, bình quân khoảng 500 tấn/tuần.

2. Kịch bản trong các tình huống cấp độ phòng, chống dịch Covid-19

2.1. Kịch bản 1: Tình hình trên địa bàn tỉnh có các ca nhiễm virus SARS- CoV-2; tuy nhiên ở cấp độ áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg.

Chính quyền địa phương hướng dẫn và hỗ trợ: Người lao động, người điều khiển phương tiện, các thương lái, các đại lý, các vựa hoặc các cơ sở thu mua nông sản đăng ký địa điểm thu hoạch, làm xét nghiệm với virus SARS- CoV-2; các phương tiện vận chuyển vào vùng thu hoạch hướng dẫn làm cam kết tuyến vận chuyển (nơi đi, nơi đến).

2.2. Kịch bản 2: Tình hình trên địa bàn tỉnh có các ca nhiễm virus SARS- CoV-2. Trên địa bàn tỉnh áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg với một số địa phương nơi có diễn biến lây nhiễm dịch Covid-19 phức tạp.

- Chính quyền địa phương hướng dẫn và hỗ trợ: Người lao động, người điều khiển phương tiện, các thương lái, các đại lý hoặc các cơ sở thu mua nông sản đăng ký địa điểm thu hoạch, làm xét nghiệm với virus SARS-CoV-2; các phương tiện vận chuyển vào vùng thu hoạch hướng dẫn làm cam kết tuyến vận chuyển (nơi đi, nơi đến).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ giới thiệu vùng nông sản thu hoạch hoặc kết nối chủ vườn, chủ trang trại nông sản với các thương lái, các đại lý hoặc các cơ sở thu mua.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Giao thông vận tải hỗ trợ về huy động phương tiện vận chuyển nông sản hoặc hướng dẫn các thủ tục để phương tiện vận chuyển lưu thông hàng hóa trong tỉnh và ngoài tỉnh theo quy định hiện hành.

2.3. Kịch bản 3: Tình hình diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh trở nên phức tạp, mức độ lây nhiễm cao; bắt buộc áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg trên toàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chính quyền địa phương và các Sở, ngành có liên quan huy động lực lượng lao động tại chỗ, phương tiện tại chỗ và tạo điều kiện hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục về phòng, chống dịch Covid-19 để cho các thương lái, đại lý hoặc các cơ sở thu mua nông sản được vào địa phương để thu mua hàng.

3. Các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch Covid-19

3.1. Giải pháp hỗ trợ lao động thu hoạch nông sản

- Mục tiêu:

Tạo điều kiện cho các lao động thực hiện đầy đủ các yêu cầu về phòng chống dịch, đảm bảo điều kiện làm việc trong vùng thu hoạch nông sản. Chú trọng đến công nhân kỹ thuật thu hoạch nông sản như: Sầu riêng, Bơ và các thương lái đến từ ngoài tỉnh.

- Giải pháp:

(1) Đối với thu hoạch cây ngắn ngày: Hướng dẫn và hỗ trợ đăng ký điểm thu hoạch, làm xét nghiệm với virus SARS-CoV-2.

(2) Đối với thu hoạch dài ngày: Ngoài việc hướng dẫn và hỗ trợ đăng ký điểm thu hoạch, làm xét nghiệm với virus SARS-CoV-2, chính quyền địa phương hỗ trợ người lao động thực hiện “3 tại chỗ” (gồm: lao động thu hoạch, ăn uống, ngủ nghỉ tại chỗ) cho người lao động thu hoạch và quản lý lao động đi cùng trong suốt quá trình thu hoạch tại khu vực đăng ký.

- Nội dung:

- Các nhà vườn, cơ sở thu mua đăng ký nhu cầu lao động hoặc danh sách nhân công lao động, các thương lái, các nhà thu mua về cho UBND cấp xã; sau đó, UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát, tổng hợp, báo cáo về UBND các huyện, thành phố.

- UBND các huyện, thành phố tổng hợp số lượng, phân loại lao động (theo công đoạn: Thu hoạch, bốc xếp, sơ chế, chế biến...; theo nguồn: lao động tại chỗ, lao động từ tỉnh ngoài); Tổ chức sàng lọc, lập kế hoạch triển khai hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định cho đối tượng này để đảm bảo đáp ứng nhu cầu lao động kịp mùa vụ, đồng thời có xác nhận để người lao động thuận tiện trong quá trình làm việc tại địa phương.

3.2 Giải pháp về kết nối thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông sản

- Mục tiêu: Tạo điều kiện kết nối các nhà vườn, các đại lý, Hợp tác xã, các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản tiếp cận được thị trường tiêu thụ nông sản (các Công ty, Doanh nghiệp, các đầu mối thu mua, chế biến nông sản hoặc tham gia kết nối bán hàng online..)

- Giải pháp:

(1) Cung cấp danh sách các Công ty, Doanh nghiệp, các đầu mối thu mua, chế biến nông sản trong toàn quốc đến các nhà vườn, các đại lý, Hợp tác xã, các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản của tỉnh.

(2) Đưa các sản phẩm nông sản của địa phương lên các trang Web, mạng xã hội facebook, zalo, sàn giao dịch thương mại điện tử... để kết nối thị trường tiêu thụ.

- Nội dung:

UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, nắm bắt thông tin chính xác về sản lượng, chủng loại, giá cả, tình hình tiêu thụ từng địa bàn thông qua các đại lý, các điểm thu mua, cơ sở sơ chế, chế biến, các thương lái… của địa phương. Để từ đó, xác định được sản lượng, chủng loại cần hỗ trợ tiêu thụ tại từng thời điểm (bao nhiêu sản phẩm đã được tiêu thụ qua các kênh truyền thống, tự tiếp cận; bao nhiêu sản phẩm cần phải hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm...).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Công Thương cung cấp danh sách các doanh nghiệp đầu mối thu mua (bao gồm hệ thống siêu thị, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh; thông tin về giá cả, nhu cầu và các điều kiện khác có liên quan) để các nhà vườn, cơ sở thu mua trên địa bàn chủ động liên hệ, đàm phán; Đồng thời, hỗ trợ cho các nhà vườn, cơ sở thu mua đẩy mạnh giao dịch online (qua facebook, zalo, sàn giao dịch thương mại điện tử...). Khi có các đơn hàng, tùy theo đề xuất hỗ trợ của các nhà vườn, cơ sở thu mua, các cơ quan, Ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ tiến hành hỗ trợ, như: Điểm bốc dỡ trung chuyển tập trung, phương tiện trung chuyển ...

Trong trường hợp các mặt hàng nông sản không thể tiêu thụ được, tồn đọng, thì đề xuất các giải pháp tiêu thụ nội tỉnh thông qua các tổ chức đoàn thể, các cơ quan công sở...

3.3 Giải pháp vận chuyển tiêu thụ nông sản

- Mục tiêu: Đáp ứng kịp thời nhu cầu về phương tiện vận chuyển cũng như các điều kiện đảm bảo cho phương tiện lưu thông trong tình hình dịch bệnh Covid-19, khi có đề nghị từ các cơ sở thu mua, các cơ sở sơ chế, chế biến hoặc từ các địa phương.

- Giải pháp:

(1) Sở Giao thông vận tải cung cấp danh sách các cơ sở, doanh nghiệp, Hợp tác xã vận tải đủ điều kiện tham gia lưu thông để tham gia hỗ trợ vận chuyển nông sản tiêu thụ.

(2) Thành lập đường dây nóng thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin về đề nghị hỗ trợ phương tiện.

- Nội dung:

Các doanh nghiệp, đại lý, cơ sở thu mua, các cơ sở sơ chế, chế biến đề nghị hỗ trợ phương tiện phải cung cấp đầy đủ điểm đi - điểm đến; chủng loại, sản lượng, thời gian.. đến chính quyền địa phương.

Chính quyền địa phương: (1) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải để thiết lập nơi tập kết hàng hóa phù hợp, đảm bảo công tác phòng, chống dịch và thông báo tới các doanh nghiệp, đại lý, cơ sở thu mua, các cơ sở sơ chế, chế biến để biết. (2) Tổng hợp số lượng hàng hóa, loại hàng hóa, thời gian lên hàng, điểm lên hàng (điểm đi), điểm tiêu thụ (điểm đến), thông báo cho Sở Giao thông vận tải để bố trí, huy động phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Sở Giao thông vận tải thông báo đến các đơn vị vận tải trên địa bàn tỉnh và kết nối các đơn vị vận tải với địa phương hoặc các đơn vị có nhu cầu vận chuyển để thực hiện vận chuyển hàng hóa. Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các yêu cầu, thủ tục về mặt pháp lý để công tác vận chuyển được thuận tiện, nhanh chóng.

- Phát sinh trong việc ghép hàng (thừa hàng hoặc thiếu hàng): Để tránh phát sinh này, trước khi thu hoạch các chủ hàng cần thông tin dự kiến về số lượng, chủng loại, thời gian vận chuyển tiêu thụ đến chính quyền địa phương để chính quyền địa phương cung cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và cung cấp cho Sở Giao thông vận tải để chủ động dự kiến chủng loại, số lượng phương tiện hoặc phản hồi lại chủ hàng (trong trường hợp thừa hàng hoặc thiếu hàng) để chủ động thu hoạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

- Làm đầu mối tiếp nhận thông tin về nhu cầu tiêu thụ nông sản từ các địa phương, tổng hợp xử lý thông tin cần hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong toàn tỉnh; tìm kiếm thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản đầu ra, đàm phán hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản.

- Đầu mối kết nối, xử lý thông tin về hỗ trợ phương tiện vận chuyển hàng hóa giữa chính quyền địa phương với Sở Giao thông vận tải.

- Đầu mối kết nối với Sở Công Thương để nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường tiêu thụ nông sản trong toàn quốc.

- Thành lập Tổ công tác địa bàn, Tổ xử lý thông tin và đàm phán tìm kiếm thị trường kết nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản của tỉnh.

- Lập đường dây nóng thường trực 24/24 giờ, tiếp nhận thông tin, xử lý và cung cấp các thông tin tới các đơn vị liên quan để giải quyết các khó khăn, hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

- Định kỳ, hàng tuần, tháng hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

2. UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa

Chủ động phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan:

Rà soát nắm bắt tình hình thu hoạch, sản lượng, hoạt động các cơ sở thu mua nông sản, sức mua, giá cả...và thông tin hai chiều với Tổ công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia thu hoạch nông sản; các doanh nghiệp, thương lái, đại lý, cơ sở thu mua nông sản ngoài tỉnh vào địa phương thu mua nông sản; các phương tiện, người điều khiển phương tiện, người bốc dỡ hàng hóa thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, trước khi tham gia thu hoạch và trước khi thu mua, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn.

- Hỗ trợ phương tiện vận chuyển nông sản từ nhà vườn, trang trại sản xuất đến các đại lý thu mua, vựa thu mua nông sản và trung chuyển hàng hóa từ vựa đến điểm bốc dỡ hàng hóa tập trung.

- Thành lập đầu mối của địa phương và đường dây nóng thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin về nhu cầu tiêu thụ, vận chuyển nông sản từ các nhà vườn, trang trại, các đại lý, chủ cơ sở thu mua, cơ sở sơ chế, chế biến nông sản trên địa bàn để tổng hợp thông tin, cung cấp thông tin cho Tổ công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan.

3. Sở Công Thương

- Hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa trong việc kết nối tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản.

- Bố trí đầu mối của đơn vị, tiếp nhận thông tin, xử lý và cung cấp các thông tin tới các đơn vị liên quan để giải quyết các khó khăn, hỗ trợ kết nối thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp thông tin về nhu cầu các thị trường tiêu thụ nông sản, cung cấp thông tin, đầu mối cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Sở Giao thông vận tải

- Tiếp nhận thông tin về nhu cầu vận chuyển nông sản để giới thiệu các doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh vận tải tham gia hỗ trợ vận chuyển hàng nông sản trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn các đơn vị vận tải thực hiện vận chuyển nông sản trên hệ thống các “Luồng xanh” của huyện, tỉnh, kết nối với hệ thống luồng xanh quốc gia; đồng thời, liên hệ với các đầu mối của UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa để được hướng dẫn thực hiện bốc, xếp dỡ hàng hóa tại các vị trí, điểm tập kết bố trí; hướng dẫn cấp Giấy nhận diện phương tiện có mã QRCode ưu tiên hoạt động trên các “Luồng xanh” cho các phương tiện vận tải hàng hóa đến các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình vận chuyển để tiêu thụ nông sản đi các tỉnh, thành phố khác.

- Bố trí đầu mối của đơn vị và thành lập đường dây nóng thường trực 24/24 giờ, để tiếp nhận thông tin, xử lý hỗ trợ kịp thời.

5. Sở Y tế

- Ưu tiên việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Covid-19 đối với người điều khiển phương tiện tham gia vận chuyển tiêu thụ nông sản, các cơ sở đầu mối thu gom nông sản và Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản của tỉnh, các huyện, thành phố Gia Nghĩa.

- Hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi việc Test nhanh hoặc làm xét nghiệm PCR cho người điều khiển phương tiện, người phụ phương tiện tham gia vận chuyển tiêu thụ hàng hóa nông nông sản, người lao động tham gia thu hoạch nông sản, người liên hệ thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh khi ra, vào tỉnh.

- Thành lập đường dây nóng thường trực 24/24 giờ, tiếp nhận thông tin, xử lý và cung cấp các thông tin tới các đơn vị liên quan để giải quyết các khó khăn về khai báo y tế, hướng dẫn và hỗ trợ làm Test hoặc làm xét nghiệm PCR khi có yêu cầu.

6. Hội Nông dân tỉnh

Phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa rà soát, tổng hợp thông tin các nhà vườn, trang trại, các nông hộ sản xuất nông sản đến thời gian thu hoạch có nhu cầu hỗ trợ tiêu thụ.

7. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa rà soát, tổng hợp thông tin các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã sản xuất kinh doanh các nông sản đến thời gian thu hoạch có nhu cầu hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản.

8. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn

Kêu gọi hội viên, đoàn viên trong tỉnh và các tỉnh bạn trong cả nước chung tay hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm rau, củ, quả, trái cây: Bơ, sầu riêng... của tỉnh Đắk Nông, góp phần chung tay tiêu thụ nông sản cho người dân trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Tổng hợp các đơn vị có nhu cầu hỗ trợ tiêu thụ nông sản của tỉnh, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

9. Định kỳ, các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị liên quan hàng tuần, tháng hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Trên đây là Kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Liên minh HTX tỉnh;
- UBND các huyện, TP.Gia Nghĩa;
- Báo Đắk Nông;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Lưu: VT, CTTĐT, KTTH, KTN (Ha).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trọng Yên

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Kế hoạch số 583/KH-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)

Phụ lục 1. Diện tích, sản lượng, thời gian thu hoạch sầu riêng, Bơ và rau các loại

1. Trái Sầu riêng:

Đơn vị hành chính - chủng loại (trái cây)

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Sản lượng từ tháng 6 đến tháng 7 (tấn)

Sản lượng dự kiến thu hoạch theo thời gian (tấn)

Tổng diện tích

Diện tích cho thu hoạch

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tổng sản lượng

Sản lượng (theo tuần)

Sản lượng (theo tháng)

Sản lượng (theo tuần)

Sản lượng (theo tháng)

Sản lượng (theo tuần)

Sản lượng (theo tháng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1. Huyện Cư Jút (Sầu riêng)

195,00

102,00

9,80

1.000,00

270,01

52,50

210,01

60,00

240,00

70,00

279,98

729,99

- Địa phương

 

 

 

300,01

210,01

15,00

60,00

7,50

30,00

0,00

0,00

90,00

- Giống Ri6

 

 

 

300,01

60,00

37,50

150,01

22,50

90,00

0,00

0,00

240,01

- Giống Thái

 

 

 

199,99

0,00

0,00

0,00

15,00

60,00

35,00

139,99

199,99

- Giống khác

 

 

 

199,99

0,00

0,00

0,00

15,00

60,00

35,00

139,99

199,99

2. Huyện Krông Nô (Sầu riêng)

241,00

237,00

7,59

1.800,00

486,03

94,51

378,02

108,00

431,99

125,99

503,96

1.313,97

- Địa phương

 

 

 

540,03

378,02

27,00

108,01

13,50

54,00

0,00

0,00

162,01

- Giống Ri6

 

 

 

540,03

108,01

67,50

270,01

40,50

162,01

0,00

0,00

432,02

- Giống Thái

 

 

 

359,97

0,00

0,00

0,00

27,00

107,99

63,00

251,98

359,97

- Giống khác

 

 

 

359,97

0,00

0,00

0,00

27,00

107,99

63,00

251,98

359,97

3. Huyện Đắk Mil (Sầu riêng)

768,00

575,00

12,99

7.472,00

2.017,54

392,30

1.569,20

448,31

1.793,25

523,00

2.092,00

5.454,45

- Địa phương

 

 

 

2.241,71

1.569,20

112,09

448,34

56,04

224,17

0,00

0,00

672,51

- Giống Ri6

 

 

 

2.241,72

448,34

280,22

1.120,86

168,13

672,52

0,00

0,00

1793,38

- Giống Thái

 

 

 

1.494,28

0,00

0,00

0,00

112,07

448,28

261,50

1.046,00

1494,28

- Giống khác

 

 

 

1.494,28

0,00

0,00

0,00

112,07

448,28

261,50

1.046,00

1494,28

4. Huyện Đắk Song (Sầu riêng)

130,00

120,00

10,00

1.200,00

324,01

63,00

252,01

72,00

287,99

84,00

335,98

875,98

- Địa phương

 

 

 

360,01

252,01

18,00

72,00

9,00

36,00

0,00

0,00

108,00

- Giong Ri6

 

 

 

360,02

72,00

45,00

180,01

27,00

108,01

0,00

0,00

288,02

- Giống Thái

 

 

 

239,98

0,00

0,00

0,00

18,00

71,99

42,00

167,99

239,98

- Giống khác

 

 

 

239,98

0,00

0,00

0,00

18,00

71,99

42,00

167,99

239,98

5. Huyện Đắk R'lấp (Sầu riêng)

423,00

400,00

10,00

4.000,00

1.080,05

210,01

840,04

240,00

959,99

279,98

1.119,90

2.919,93

- Địa phương

 

 

 

1.200,06

840,04

60,00

240,01

30,00

120,01

0,00

0,00

360,02

- Giống Ri6

 

 

 

1.200,06

240,01

150,01

600,03

90,01

360,02

0,00

0,00

960,05

- Giống Thái

 

 

 

799,93

0,00

0,00

0,00

60,00

239,98

139,99

559,95

799,93

- Giống khác

 

 

 

799,93

0,00

0,00

0,00

60,00

239,98

139,99

559,95

799,93

6. Huyện Tuy Đức (Sầu riêng)

607,00

542,00

9,59

5.200,00

1.404,08

273,02

1.092,06

312,00

1.247,98

363,97

1.455,88

3.795,92

- Địa phương

 

 

 

1.560,09

1.092,06

78,01

312,02

39,00

156,01

0,00

0,00

468,03

- Giống Ri6

 

 

 

1.560,09

312,02

195,01

780,04

117,01

468,03

0,00

0,00

1248,07

- Giống Thái

 

 

 

1.039,91

0,00

0,00

0,00

77,99

311,97

181,99

727,94

1039,91

- Giống khác

 

 

 

1.039,91

0,00

0,00

0,00

77,99

311,97

181,99

727,94

1039,91

7. Huyện Đắk Glong (Sầu riêng)

130,00

118,00

8,47

1.000,00

270,01

52,50

210,01

60,00

240,00

70,00

279,98

729,99

- Địa phương

 

 

 

300,01

210,01

15,00

60,00

7,50

30,00

0,00

0,00

90,00

- Giống Ri6

 

 

 

300,01

60,00

37,50

150,01

22,50

90,00

0,00

0,00

240,01

- Giống Thái

 

 

 

199,99

0,00

0,00

0,00

15,00

60,00

35,00

139,99

199,99

- Giống khác

 

 

 

199,99

0,00

0,00

0,00

15,00

60,00

35,00

139,99

199,99

8. Thành phố Gia Nghĩa (Sầu riêng)

343,00

300,00

10,00

3.000,00

810,04

157,51

630,03

180,00

719,99

209,99

839,94

2.189,96

- Địa phương

 

 

 

900,04

630,03

45,00

180,01

22,50

90,00

0,00

0,00

270,01

- Giống Ri6

 

 

 

900,04

180,01

112,51

450,02

67,50

270,01

0,00

0,00

720,03

- Giống Thái

 

 

 

599,96

0,00

0,00

0,00

45,00

179,99

104,99

419,97

599,96

- Giống khác

 

 

 

599,96

0,00

0,00

0,00

45,00

179,99

104,99

419,97

599,96

TỔNG CỘNG:

2.837,00

2.394,00

 

47.244,00

6.661,77

1.295,35

5.181,38

1.480,30

5.921,19

1.726,91

6.907,62

18.010,19

2. Trái Bơ

Đơn vị hành chính - chủng loại (trái cây)

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Sản lượng từ tháng 5 đến tháng 7 (tấn)

Sản lượng dự kiến thu hoạch theo thời gian (tấn)

Tổng diện tích

Diện tích cho thu hoạch

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tổng sản lượng

Sản lượng (theo tuần)

Sản lượng (theo tháng)

Sản lượng (theo tuần)

Sản lượng (theo tháng)

Sản lượng (theo tuần)

Sản lượng (theo tháng)

Sản lượng (theo tuần)

Sản lượng (theo tháng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

1. Huyện Cư Jút

302,00

214,00

14,02

3.000,00

1.650,19

93,76

375,04

60,01

240,02

131,26

525,03

52,50

210,01

1.350,10

- Địa phương và giống khác

 

 

 

300,06

150,03

30,01

120,02

7,50

30,01

0,00

0,00

0,00

0,00

150,03

- Giống bơ 034

 

 

 

1.500,14

1.350,13

37,50

150,01

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

150,01

- Giống Trịnh Mười

 

 

 

150,03

150,03

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

- Giống bơ Booth

 

 

 

1.050,06

0,00

26,25

105,01

52,50

210,01

131,26

525,03

52,50

210,01

1050,06

2. Huyện Krông Nô

209,00

190,00

10,00

1.900,00

1.046,03

59,38

237,52

38,00

152,01

83,13

332,52

33,25

133,00

855,05

- Địa phương và giống khác

 

 

 

190,03

95,02

19,00

76,01

4,75

19,00

0,00

0,00

0,00

0,00

95,01

- Giống bơ 034

 

 

 

950,10

855,09

23,75

95,01

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

95,01

- Giống Trịnh Mười

 

 

 

95,92

95,92

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

- Giống bơ Booth

 

 

 

665,03

0,00

16,63

66,50

33,25

133,01

83,13

332,52

33,25

133,00

665,03

3. Huyện Đắk Mil

690,00

409,00

12,71

5.200,00

2.860,34

162,52

650,08

104,01

416,03

227,51

910,05

91,01

364,02

2.340,18

- Địa phương và giống khác

 

 

 

520,10

260,05

52,01

208,04

13,00

52,01

0,00

0,00

0,00

0,00

260,05

- Giống bơ 034

 

 

 

2.600,26

2.340,23

65,01

260,03

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

260,03

- Giống Trịnh Mười

 

 

 

260,06

260,06

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

- Giống bơ Booth

 

 

 

1.820,10

0,00

45,50

182,01

91,01

364,02

227,51

910,05

91,01

364,02

1820,10

4. Huyện Đắk Song

90,30

50,00

10,00

500,00

275,02

15,63

62,50

10,00

40,00

21,88

87,50

8,75

35,00

225,00

- Địa phương và giống khác

 

 

 

50,00

25,00

5,00

20,00

1,25

5,00

0,00

0,00

0,00

0,00

25,00

- Giống bơ 034

 

 

 

250,02

225,02

6,25

25,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

25,00

- Giống Trịnh Mười

 

 

 

25,00

25,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

- Giống bơ Booth

 

 

 

175,00

0,00

4,38

17,50

8,75

35,00

21,88

87,50

8,75

35,00

175,00

5. Huyện Đắk R'lấp

176,50

118,00

9,97

1.176,00

646,87

36,76

147,02

23,52

94,08

51,45

205,81

20,58

82,32

529,23

- Địa phương và giống khác

 

 

 

117,62

58,81

11,76

47,05

2,94

11,76

0,00

0,00

0,00

0,00

58,81

- Giống bơ 034

 

 

 

588,06

529,25

14,70

58,81

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

58,81

- Giống Trịnh Mười

 

 

 

58,81

58,81

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

- Giống bơ Booth

 

 

 

411,61

0,00

10,29

41,16

20,58

82,32

51,45

205,81

20,58

82,32

411,61

6. Huyện Tuy Đức

326,00

300,00

10,00

3.000,00

1.650,18

93,76

375,04

60,01

240,02

131,26

525,03

52,50

210,01

1.350,10

- Địa phương và giống khác

 

 

 

300,05

150,02

30,01

120,02

7,50

30,01

0,00

0,00

0,00

0,00

150,03

- Giống bơ 034

 

 

 

1.500,14

1.350,13

37,50

150,01

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

150,01

- Giống Trịnh Mười

 

 

 

150,03

150,03

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

- Giống bơ Booth

 

 

 

1.050,06

0,00

26,25

105,01

52,50

210,01

131,26

525,03

52,50

210,01

1050,06

7. Huyện Đắk Glong

425,00

364,00

10,99

4.000,00

2.200,26

125,02

500,06

80,01

320,03

175,01

700,04

70,01

280,02

1.800,15

- Địa phương và giống khác

 

 

 

400,08

200,04

40,01

160,03

10,00

40,01

0,00

0,00

0,00

0,00

200,04

- Giống bơ 034

 

 

 

2.000,20

1.800,18

50,01

200,02

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

200,02

- Giống Trịnh Mười

 

 

 

200,04

200,04

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

- Giống bơ Booth

 

 

 

1.400,09

0,00

35,00

140,01

70,01

280,02

175,01

700,04

70,01

280,02

1400,09

8. Thành phố Gia Nghĩa

208,00

167,00

11,98

2.000,00

1.000,11

42,50

170,01

35,00

140,01

87,51

350,02

35,00

140,01

800,05

- Địa phương và giống khác

 

 

 

200,04

100,02

20,01

80,02

5,00

20,00

0,00

0,00

0,00

0,00

100,02

- Giống bơ 034

 

 

 

1.000,10

900,09

25,00

100,01

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

100,01

- Giống Trịnh Mười

 

 

 

100,02

100,02

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

- Giống bơ Booth

 

 

 

700,04

0,00

17,50

70,00

35,00

140,01

87,51

350,02

35,00

140,01

700,04

TỔNG CỘNG:

2.426,80

1.812,00

 

39.754,74

11.329,00

629,32

2.517,27

410,55

1.642,20

909,00

1.642,20

363,60

1.454,39

9.249,86

3. Rau các loại

Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Sản lượng từ tháng 1 đến tháng 7 (tấn)

Sản lượng dự kiến thu hoạch theo thời gian (tấn)

Tổng diện tích

Diện tích cho thu hoạch

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tổng sản lượng

Sản lượng (theo ngày)

Sản lượng (theo tháng)

Sản lượng (theo ngày)

Sản lượng (theo tháng)

Sản lượng (theo ngày)

Sản lượng (theo tháng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1. Huyện Cư Jut

809,00

809,00

13,78

11.152,00

5.129,94

14,39

446,06

37,17

1.115,15

43,17

1.338,25

1.338,25

1.784,35

6.022,06

2. Huyện Krông Nô

649,30

649,30

14,42

9.363,00

4.306,99

12,08

374,50

31,21

936,26

36,24

1.123,57

1.123,58

1.498,10

5.056,01

3. Huyện Đắk Mil

498,00

498,00

13,19

6.569,00

3.021,75

8,48

262,75

21,90

656,87

25,43

788,29

788,29

1.051,05

3.547,25

4. Huyện Đắk Song

3.096,00

3.096,00

14,97

46.340,00

21.316,49

59,79

1.853,52

154,46

4.633,79

179,38

5.560,86

5.560,86

7.414,48

25.023,51

5. Huyện Đắk R'lấp

262,80

262,80

13,19

3.467,00

1.594,83

4,47

138,67

11,56

346,68

13,42

416,04

416,04

554,74

1.872,17

6. Huyện Tuy Đức

444,06

444,06

14,69

6.523,00

3.000,59

8,42

260,91

21,74

652,27

25,25

782,76

782,77

1.043,70

3.522,41

7. Huyện Đắk Glong

354,80

354,80

12,06

4.278,00

1.967,89

5,52

171,11

14,26

427,78

16,56

513,35

513,37

684,50

2.310,11

8. Thành phố Gia Nghĩa

159,10

159,10

12,90

2.052,00

943,92

2,65

82,08

6,84

205,19

7,94

246,24

246,25

328,32

1.108,08

TỔNG CỘNG:

6.273,06

6.273,06

 

89.744,00

41.282,40

115,79

3.589,60

299,13

8.973,99

347,40

10.769,36

10.769,41

14.359,24

48.461,60

 

PHỤ LỤC 2:

DANH SÁCH MỘT SỐ VỰA THU MUA RAU, TRÁI CÂY

STT

Tên cơ sở

Địa chỉ

Số điện thoại

1

Vựa rau, quả (Chị Lợi)

Thôn 8, xã Nam Bình, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông

0984786236

2

Vựa trái cây Thuân Hương

Thôn Tân Bình, xã Đắk Hòa, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông

0976643132

3

Vựa rau các loại (Chị Huyên)

Ngã 3 xã Thận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông

0968662600

4

Vựa rau các loại (Chị Ngát)

Tổ 6, thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông

0365502225

5

Vựa rau các loại (Chị Thúy)

Tổ 6, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông

0978654392

6

Vựa rau, củ, quả (Chị Tuyền)

Thôn Bắc Sơn, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

0985480595

7

Vựa rau, củ, quả Hoàn Lan

Thôn 4, xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

0973058123

8

Vựa sầu riêng Đức Trâm

Số 68 Đức Trung, Đức Mạnh, Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

0904761621

9

Vựa sầu riêng (kho lạnh) Thọ Minh

Số 07 Đức Thắng, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

0989761314

10

Vựa sầu riêng (kho lạnh) Chị Phương

Thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

0834841123

11

Vựa bơ, sầu riêng Đức Hiệp (Chị Hà)

Xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

0334888630

12

Vựa trái cây Chị Nguyệt

Phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

0975199729

13

Vựa trái cây Chị Phương

Xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

0935093511

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 583/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

  • Số hiệu: 583/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/08/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Người ký: Lê Trọng Yên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/08/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản