Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 30 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG SẢN CỦA TỈNH TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 DIỄN BIẾN PHỨC TẠP

Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Để hạn chế các tác động của dịch Covid-19 đến tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản Tuyên Quang năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm nông sản của tỉnh trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Phấn đấu cơ bản tiêu thụ hết sản lượng một số sản phẩm nông sản (Na, Bưởi, Cam, các sản phẩm nông sản khác) theo mùa vụ, đảm bảo ổn định về giá và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống thu nhập cho người dân.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chế biến, kết nối tiêu thụ để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Tuyên Quang.

- Phân công rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan trong việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19.

II. PHƯƠNG ÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG SẢN

1. Phương án 1: Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội

1.1. Mục tiêu:

- Phấn đấu tiêu thụ 2.300 tấn Na, 30.800 tấn Bưởi, 95.500 tấn Cam và các sản phẩm nông sản khác với mức giá hợp lý, ổn định.

- Đẩy mạnh hoạt động chế biến, tiêu thụ tại thị trường trong nước, đảm bảo mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới".

1.2. Phương án chi tiết

1.2.1. Sản phẩm Na

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm Na: Khoảng 40% sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh, 60% sản phẩm tiêu thụ ngoại tỉnh.

- Tiêu thụ trong tỉnh: Khoảng 920 tấn thông qua các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, điểm bán hàng OCOP, tiểu thương, xe cóc, điểm cân nhỏ phục vụ cho tiêu thụ lưu động. Mở thêm một số điểm hỗ trợ tiêu thụ tại trung tâm các huyện, thành phố.

- Tiêu thụ ngoài tỉnh: Khoảng 1.380 tấn thông qua thương lái tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… ; tiêu thụ thông qua nền tảng online như: Zalo, Facebook, ...

1.2.2. Sản phẩm Bưởi

Thị trường tiêu thụ Bưởi: Khoảng 30% sản lượng tiêu thụ trong tỉnh, 70% sản lượng tiêu thụ ngoại tỉnh.

- Tiêu thụ trong tỉnh: Khoảng 9.300 tấn, thông qua các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, điểm bán hàng OCOP, tiểu thương, xe cóc, điểm cân nhỏ phục vụ cho tiêu thụ lưu động.

- Tiêu thụ ngoại tỉnh khoảng 21.500 tấn, cụ thể:

Tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Giang…: Dự kiến khoảng 8.000 tấn.

Tiêu thụ qua thương lái tại Các chợ đầu mối (sản lượng tiêu thụ chủ yếu): Bắc Thăng Long, Phùng Khoang, Long Biên (Hà Nội); Hòa Cường (Đà Nẵng); Thành phố Hồ Chí Minh…: Dự kiến khoảng 7.000 tấn.

Tiêu thụ qua các Tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart , MM Mega Market, Aeon, Lotte, Co.opmart, Co.opFood, Fivimart và Citimart, Vincom…: Dự kiến khoảng 4.500 tấn.

Tiêu thụ thông qua các Sàn Thương mại điện tử (Sendo, Voso, P ostMart, Cuccu, Shopee…), kinh doanh trên nền tảng online: Dự kiến khoảng 2.000 tấn.

1.2.3. Sản phẩm Cam

Thị trường tiêu thụ Cam: Khoảng 20% sản lượng tiêu thụ trong tỉnh, 80% sản lượng tiêu thụ ngoại tỉnh.

- Tiêu thụ trong tỉnh: Khoảng 19.100 tấn thông qua các chợ, Trung tâm thương mại, siêu thị, điểm bán hàng OCOP, tiểu thương, xe cóc, điểm cân nhỏ phục vụ cho tiêu thụ lưu động.

- Tiêu thụ ngoài tỉnh khoảng 76.400 tấn, cụ thể:

Tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, …: Dự kiến khoảng 16.000 tấn.

Tiêu thụ qua thương lái tại Các chợ đầu mối (sản lượng tiêu thụ chủ yếu): Bắc Thăng Long, Phùng Khoang, Long Biên (Hà Nội); Hòa Cường (Đà Nẵng), Thành phố Hồ Chí Minh...: Dự kiến khoảng 43.400 tấn.

Tiêu thụ qua các Tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart , MM Mega Market, Aeon, Lotte, Co.opmart, Co.opFood, Fivimart và Citimart, Vincom…: Dự kiến khoảng 12.000 tấn.

Tiêu thụ thông qua các Sàn Thương mại điện tử (Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…), kinh doanh trên nền tảng online: Dự kiến khoảng 5.000 tấn.

1.4. Các sản phẩm nông sản khác

- Tiêu thụ trong tỉnh thông qua các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, điểm bán hàng OCOP, tiểu thương, xe cóc, điểm cân nhỏ phục vụ cho tiêu thụ lưu động.

- Tiêu thụ ngoài tỉnh, cụ thể:

Tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, …

Tiêu thụ qua thương lái tại Các chợ đầu mối (sản lượng tiêu thụ chủ yếu): Bắc Thăng Long, Phùng Khoang, Long Biên (Hà Nội); Hòa Cường (Đà Nẵng), Thành phố Hồ Chí Minh...

Tiêu thụ qua các Tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart , MM Mega Market, Aeon, Lotte, Co.opmart, Co.opFood, Fivimart và Citimart, Vincom…

Tiêu thụ thông qua các Sàn Thương mại điện tử (Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…), kinh doanh trên nền tảng online.

2. Phương án 2: Trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phải giãn cách toàn xã hội

2.1. Mục tiêu

- Phấn đấu tiêu thụ 2.300 tấn Na, 30.800 tấn Bưởi, 95.500 tấn Cam sành và các sản phẩm nông sản khác với mức giá hợp lý.

- Tập trung tiêu thụ sản phẩm nông sản tại thị trường trong nước, đảm bảo mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội".

2.2. Phương án tiêu thụ cụ thể

2.2.1. Sản phẩm Na

Thị trường tiêu thụ sản phẩm Na: Khoảng 50% sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh, 50% sản phẩm tiêu thụ ngoại tỉnh.

- Tiêu thụ trong tỉnh: Khoảng 1.150 tấn thông qua các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, điểm bán hàng OCOP, điểm bán hàng lưu động của các huyện, thành phố.

- Tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh,… kinh doanh trên nền tảng online: Dự kiến khoảng 1.150 tấn.

2.2.2. Sản phẩm Bưởi

Thị trường tiêu thụ Bưởi: Khoảng 40% sản lượng tiêu thụ trong tỉnh, 60% sản lượng tiêu thụ ngoại tỉnh.

- Tiêu thụ trong tỉnh: Khoảng 12.300 tấn thông qua các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, điểm bán hàng OCOP, điểm bán hàng lưu động của các huyện, thành phố.

- Tiêu thụ ngoại tỉnh khoảng 18.500 tấn, thông qua các kênh:

Tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Giang…: Dự kiến đạt trên 9.000 tấn.

Tiêu thụ qua thương lái, các chợ đầu mối (sản lượng tiêu thụ chủ yếu): Bắc Thăng Long, Phùng Khoang, Long Biên (Hà Nội); Hòa Cường (Đà Nẵng); Thành phố Hồ Chí Minh và các chợ đầu mối khác. Dự kiến khoảng 2.000 tấn.

Tiêu thụ thông qua các Tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart , MM Mega Market, Aeon, Lotte, Co.opmart, Co.opFood, Fivimart và Citimart, Vincom…: Dự kiến khoảng 5.000 tấn.

Tiêu thụ thông qua các Sàn Thương mại điện tử (Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…), kinh doanh trên nền tảng online: Dự kiến khoảng 2.500 tấn.

2.2.3. Sản phẩm Cam

- Thị trường tiêu thụ Cam: Khoảng 25% sản lượng tiêu thụ trong tỉnh, 75% sản lượng tiêu thụ ngoại tỉnh.

- Tiêu thụ trong tỉnh: Khoảng 23.800 tấn thông qua các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, điểm bán hàng OCOP, điểm bán hàng lưu động của các huyện, thành phố.

- Tiêu thụ ngoại tỉnh khoảng 71.700 tấn, thông qua các kênh:

Tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh,…: Dự kiến khoảng 22.000 tấn.

Tiêu thụ qua thương lái, các chợ đầu mối (sản lượng tiêu thụ chủ yếu): Bắc Thăng Long, Phùng Khoang, Long Biên (Hà Nội); Hòa Cường (Đà Nẵng); Thành phố Hồ Chí Minh và các chợ đầu mối khác. Dự kiến khoảng 25.000 tấn.

Tiêu thụ thông qua các Tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart , MM Mega Market, Aeon, Lotte, Co.opmart, Co.opFood, Fivimart và Citimart, Vincom…: Dự kiến khoảng 14.700 tấn.

Tiêu thụ thông qua Sàn Thương mại điện tử (Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…), kinh doanh trên nền tảng online: Dự kiến khoảng 10.000 tấn.

1.4. Các sản phẩm nông sản khác

- Tiêu thụ trong tỉnh thông qua các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, điểm bán hàng OCOP, tiểu thương, xe cóc, điểm cân nhỏ phục vụ cho tiêu thụ lưu động.

- Tiêu thụ ngoài tỉnh thông qua các kênh:

Tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, …

Tiêu thụ qua thương lái tại các chợ đầu mối (sản lượng tiêu thụ chủ yếu): Bắc Thăng Long, Phùng Khoang, Long Biên (Hà Nội); Hòa Cường (Đà Nẵng), Thành phố Hồ Chí Minh...

Tiêu thụ qua các Tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart , MM Mega Market, Aeon, Lotte, Co.opmart, Co.opFood, Fivimart và Citimart, Vincom…

Tiêu thụ thông qua các Sàn Thương mại điện tử (Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…), kinh doanh trên nền tảng online.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ, giải pháp thường xuyên

- Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền quảng bá sản phẩm nông sản Tuyên Quang trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội: zalo, facebook, sàn thương mại điện tử...; xây dựng và phát hành ấn phẩm dưới dạng video, tin bài…; tổ chức triển khai thực hiện các điểm lưu động bán nông sản tại trung tâm các huyện, thành phố và các tỉnh thành trong cả nước.

- Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin và dự báo thị trường nông sản tới các cấp, các ngành, doanh nghiệp, Hợp tác xã nhằm thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; lựa chọn doanh nghiệp, Hợp tác xã trong tỉnh có năng lực, kinh nghiệm thu mua, hệ thống bán hàng lớn để hỗ trợ xây dựng thành các mô hình thu gom nông sản lớn của tỉnh.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã của tỉnh kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa với các Tập đoàn phân phối sở hữu các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart , MM Mega MarKet, Aoen, Lotte, Coo.mart, Co.opFood, Fivimart và Citimart…; kết nối tiêu thụ trên các Sàn Thương mại điện tử như: Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…, các mạng xã hội...

2. Nhiệm vụ, giải pháp theo tình hình dịch Covid-19

- Theo dõi sát diễn biến dịch bệnh và các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 để cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản Tuyên Quang diễn ra hiệu quả, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

- Kết nối với Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến các tỉnh, thành phố hỗ trợ tiêu thụ nông sản tỉnh Tuyên Quang; kết nối với các nhà máy chế biến nông sản ngoài tỉnh để hỗ trợ thu mua, chế biến sản phẩm nông sản của tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân đến Tuyên Quang nghiên cứu, khảo sát kết nối tiêu thụ nông sản của tỉnh. Đảm bảo các quy định về phòng chống dịch bệnh khi tổ chức sản xuất, sơ chế, thu gom tiêu thụ các sản phẩm theo vùng; thành lập đội thu gom, vận tải của tỉnh để vận chuyển các sản phẩm đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố đảm bảo điều kiện công tác phòng chống dịch Covid-19 (theo luồng xanh). Kiểm soát nghiêm công tác phòng dịch, ưu tiên tiêm vacxin cho phòng thương lái, người vận chuyển thu mua, khử trùng đối với các xe chuyên vận chuyển nông sản ra vào trên địa bàn tỉnh; điều tiết, phân luồng vận chuyển nông sản đi các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn tỉnh ưu tiên lựa chọn sử dụng, chung tay hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh Tuyên Quang; phát động cuộc vận động "Người Tuyên Quang ưu tiên sử dụng nông sản Tuyên Quang"..

- Nghiên cứu xây dựng các điểm trưng bày, bán sản phẩm Tuyên Quang tại các tỉnh thành tập trung đông dân cư, khu công nghiệp như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên...

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã của tỉnh kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa với các Tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart , MM Mega Market, Aeon, Lotte, Co.opmart, Co.opFood, Fivimart và Citimart…; kết nối tiêu thụ trên các Sàn Thương mại điện tử như: Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…, các mạng xã hội...

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Là đầu mối chỉ đạo điều hành trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thành lập tổ công tác kết nối, cung ứng, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đồng thời, thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh về vấn đề tiêu thụ nông sản.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, UBND huyện, thành phố và các đơn vị liên quan kết nối các đơn vị tiêu thụ, chế biến nông sản tại các tỉnh lân cận và các thương lái; tìm kiếm nhà tiêu thụ lớn, các thị trường mới, giúp các doanh nghiệp, Hợp tác xã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

- Chủ động làm việc với các đơn vị phân phối, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Sở Công Thương thành phố Hà Nội giúp kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của tỉnh với các Tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Vincom, Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart , MM Mega Market, Aeon, Lotte, Co.opmart, Co.opFood, Fivimart và Citimart…; hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã, trang trại, hộ sản xuất về các điều kiện, tiêu chuẩn cung ứng sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã, trang trại, hộ sản xuất kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh xây dựng nhãn hiệu, tem nhãn sản phẩm, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói để đưa hàng hoá nông sản vào các kênh phân phối tiêu thụ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối...) và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Chủ trì phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động cuộc vận động "Người Tuyên Quang ưu tiên sử dụng nông sản Tuyên Quang".

- Tham mưu đề xuất tổ chức Hội chợ OCOP để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản địa phương khi tình hình dịch bệnh trở lại trạng thái bình thường.

2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo dõi, cập nhật tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nắm chắc diện tích, sản lượng, thời vụ thu hoạch, khả năng cung ứng và nhu cầu hỗ trợ nguồn tiêu thụ.

- Tuyên truyền, hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, Hợp tác xã, trang trại, nông dân mở rộng diện tích sản xuất đúng quy trình nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ... để nâng cao giá trị các sản phẩm và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với Sở Công Thương phát động cuộc vận động "Người Tuyên Quang ưu tiên sử dụng nông sản Tuyên Quang".

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thành phố khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với người nông dân, Hợp tác xã.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông sản lên sàn thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bưu điện Tuyên Quang, Viettel Tuyên Quang tổng hợp danh sách Hợp tác xã, trang trại, hộ sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ hướng dẫn đăng ký tài khoản đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (Voso, Posmart, ...).

- Chủ trì Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông; duy trì hoạt động đăng tải thông tin về nông sản của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị, các sở, ngành. Tích cực tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông sản Tuyên Quang trên các sàn thương mại điện tử.

4. Sở Y tế

Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho thương lái, người vận chuyển thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh về các điều kiện phòng chống dịch bệnh covid-19 (test nhanh, xét nghiệm, tiêm phòng vacxin, khử trùng, phòng chống dịch bệnh..), đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Sở Tài chính

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản, kinh phí tổ chức phát động cuộc vận động "Người Tuyên Quang ưu tiên sử dụng nông sản Tuyên Quang".

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề tài Nghiên cứu nâng cao chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật mẫu mã nhãn mác, bao bì, túi đựng, hộp đựng một số sản phẩm OCOP tỉnh Tuyên Quang để nhân rộng thực hiện đảm bảo đạt hiệu quả.

7. Sở Giao Thông Vận tải

- Hướng dẫn, hỗ trợ việc giải quyết các nội dung liên quan đến điều tiết, phân luồng vận chuyển nông sản đi các tỉnh, thành phố trong cả nước trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

- Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải chủ động phối hợp, ký hợp đồng với các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ cá thể để vận chuyển các sản phẩm nông sản của tỉnh Tuyên Quang đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố với giá cước hợp lý.

- Phối hợp với UBND huyện, thành phố, các doanh nghiệp vận tải lập d anh sách lái xe, phụ xe vận chuyển sản phẩm nông sản của tỉnh Tuyên Quang đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố gửi Sở Y tế để tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19.

8. Công an tỉnh

- Phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, các vấn đề phức tạp trong quá trình thu mua, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo lực lượng công an tích cực hỗ trợ các địa phương thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Tham mưu UBND tỉnh đề xuất, kiến nghị với Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm nông sản đi qua địa bàn các tỉnh, thành phố đến nơi tiêu thụ (người tham gia phương tiện vận tải đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 theo quy định Bộ Y tế). Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các trạm kiểm soát trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các phương tiện vận chuyển, tiêu thụ nông sản; tổ chức phân luồng, đảm bảo giao thông được thông suốt, không bị ùn tắc tại các điểm nóng trên địa bàn tỉnh.

9. Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang

- Xây dựng các phóng sự tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về nông sản của tỉnh để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá đạt hiệu quả; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để xây dựng tin, bài, phóng sự, clip, tăng cường thời lượng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, thông tin về thị trường hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Hỗ trợ các sở, ngành, các huyện, thành phố làm việc với các cơ quan truyền thông của trung ương và các tỉnh bạn để đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm của tỉnh.

10. Trung tâm Xúc tiến đầu tư

- Theo dõi sát diễn biến dịch bệnh và các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 để cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Tuyên Quang diễn ra hiệu quả, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

- Phối hợp với các sở ngành liên quan làm việc với cơ quan truyền thông của Trung ương, các địa phương và trong tỉnh, các hệ thống phân phối lớn đẩy mạnh công tác tuyên tuyền quảng bá các sản phẩm của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội...

- Phối hợp với các sở, ngành xây dựng, phát hành ấn phẩm dưới dạng video, tin bài, ấn phẩm… phục vụ hiệu quả cho công tác tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Tuyên Quang đến các thị trường.

- Phối hợp với các sở ngành liên quan kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của tỉnh với các Tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart , MM Mega MarKet, Aoen, Lotte, Coo.mart, Co.opFood, Fivimart và Citimart…; kết nối tiêu thụ trên các Sàn Thương mại điện tử như: Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…, các mạng xã hội...

- Kết nối với Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Trung tâm xúc tiến Thương mại các tỉnh, thành phố hỗ trợ tiêu thụ nông sản tỉnh Tuyên Quang.

11. Cục Quản lý thị trường tỉnh

Chủ động phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan, chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu mua, tiêu thụ nông sản và các sản phẩm phụ trợ như hộp cát tông, thùng xốp...; ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, tích trữ, găm hàng trái quy định nhằm trục lợi, bán sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp thông tin sai lệch hoặc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.

12. Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh

- Tăng cường kết nối, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà phân phối, các sàn giao dịch điện tử, các thương nhân vào cuộc để giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nhân dân. Phối hợp với Sở Công Thương phát động cuộc vận động "Người Tuyên Quang ưu tiên sử dụng nông sản Tuyên Quang".

- Nghiên cứu thiết kế, mẫu mã bao bì đựng sản phẩm nông sản của tỉnh Tuyên Quang.

- Vận động các doanh nghiệp kinh doanh vận tải chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã vận chuyển nông sản đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố.

13. Hội Nông dân tỉnh

- Vận động Hợp tác xã, trang trại, nông dân sản xuất đúng quy trình nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ... để nâng cao giá trị các sản phẩm và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

- Tăng cường kêu gọi vận động hỗ trợ xây dựng các điểm bán hàng tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nhân dân trong tỉnh, chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông sản lên sàn thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để kết nối với doanh nghiệp, thương lái tiêu thụ sản phẩm nông sản ra ngoài tỉnh và quảng bá tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử.

- Phối hợp với Sở Công Thương phát động và thực hiện cuộc vận động "Người Tuyên Quang ưu tiên sử dụng nông sản Tuyên Quang".

14. Viễn thông Tuyên Quang, Viettel Tuyên Quang, Bưu điện Tuyên Quang

Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Hợp tác xã, trang trại sản xuất nông sản giới thiệu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh trên các sàn thương mại điện tử do đơn vị quản lý theo Quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

15. Đề nghị Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân ưu tiên lựa chọn sử dụng và chung tay hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh. Các tổ chức chính trị - xã hội kết nối với các Tỉnh Đoàn, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã của các tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, Hợp tác xã tới các cấp có thẩm quyền; phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân.

16. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ nông sản của địa phương, trong đó có các giải pháp cụ thể để sản xuất, tiêu thụ nông sản. Tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Rà soát nắm chắc số lượng, chủng loại sản phẩm cần tiêu thụ, có giải pháp để tự cân đối nhu cầu nội tỉnh, số còn lại phối hợp kết nối với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh để tổ chức hỗ trợ tiêu thụ.

- Chủ động làm việc với các doanh nghiệp, siêu thị, thương lái để có phương án tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân; tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Rà soát lập danh sách các Hợp tác xã, trang trại, hộ sản xuất nông sản trên địa bàn gửi Sở Thông tin và Truyền thông để hỗ trợ, hướng dẫn đưa sản phẩm lên giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

- Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công Thương hướng dẫn nhân dân quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử.

- Tổ chức gian hàng bán sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện, thành phố.

- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, Hợp tác xã của huyện, thành phố tham gia tích cực các chương trình xúc tiến thương mại. Chủ động tổ chức phát động cuộc vận động "Người Tuyên Quang ưu tiên sử dụng nông sản Tuyên Quang". Tuyên truyền, vận động công chức, viên chức, người lao động tại các phòng ban, đơn vị và người dân sử dụng sản phẩm của địa phương.

- Vận động, xây dựng nhà thu gom, đội vận tải để chủ động thu gom, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thu go m trên địa bàn mở rộng quy mô và năng lực thu gom, bảo quản. Chỉ đạo cơ quan y tế huyện hướng dẫn doanh nghiệp, Hợp tác xã, nhà thu gom, đội vận tải thực hiện công tác phòng chống dịch. Lập danh sách nhà thu gom, đội vận tải đề nghị ưu tiên tiêm phòng vaccine.

- Làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

17. Các sở, ban, ngành của tỉnh

- Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản Tuyên Quang trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện hưởng ứng cuộc vận động "Người Tuyên Quang ưu tiên sử dụng nông sản Tuyên Quang" do sở Công Thương phát động.

- Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân ưu tiên lựa chọn sử dụng và chung tay hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh.

- Làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công Thương) để xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UB Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị
cấp tỉnh;
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Chuyên viên NLN;
- Lưu: VT (Hòa).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Giang

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm nông sản của tỉnh Tuyên Quang trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

  • Số hiệu: 142/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 30/08/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Nguyễn Thế Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/08/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản