ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/KH-UBND | Cà Mau, ngày 13 tháng 3 năm 2024 |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 253-TB/TU ngày 09 tháng 9 năm 2022, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 387-CV/BCSĐ ngày 19/9/2023 và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Cà Mau như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, MỤC TIÊU
1. Mục đích
- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thu gom, vận chuyển, xử lý; đồng thời tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, từng bước hình thành thói quen và tự giác thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở từng cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
2. Yêu cầu
- Cấp ủy, chính quyền các cấp phải xác định việc phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường gắn với văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hơn, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện.
- Việc thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được thực hiện đồng bộ, rộng khắp tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên tập trung thực hiện trước tại các khu vực đô thị, khu vực đông dân cư, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, trường học, cơ quan, tổ chức,... từng bước mở rộng đến các khu vực nông thôn, đảm bảo việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh vào năm 2025.
- Sự phối hợp giữa các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh với Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chặt chẽ; Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là cấp cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò nòng cốt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Các cơ quan, đơn vị nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống chính trị phải tiên phong, gương mẫu thực hiện nghiêm túc việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đồng thời tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, hộ gia đình, cá nhân nơi cư trú cùng thực hiện.
TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Sản phẩm | Thời gian hoàn thành |
1 | Xây dựng, biên soạn tài liệu tuyên truyền về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau | Sổ tay hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt hoặc các hình thức khác phù hợp | Tháng 4 năm 2024 |
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho công chức phụ trách môi trường cấp huyện, cấp xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh | Kế hoạch tập huấn | Tháng 5 năm 2024 | ||
2 | Lồng ghép giáo dục truyền thông về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thông qua các hoạt động, các phong trào thi đua tại các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh | Sở Giáo dục và Đào tạo | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau | Báo cáo | Thường xuyên |
3 | Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động sâu rộng việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau | Các cơ quan, đơn vị liên quan | Kế hoạch | Hoàn thành trong tháng 6 năm 2024 và duy trì thường xuyên |
4 | Triển khai thực hiện phong trào phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn gắn với thực hiện các nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đảm bảo hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” | Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh | Các cơ quan, đơn vị liên quan | Báo cáo | Thường xuyên |
5 | Chỉ đạo, hướng dẫn Báo Cà Mau, Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Tạp chí Văn nghệ Cà Mau, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau và hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cộng đồng, khu dân cư và các đối tượng liên quan thực hiện phân loại chất, xử lý thải rắn sinh hoạt tại nguồn. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các cơ quan, đơn vị liên quan | Công văn chỉ đạo | Thường xuyên |
TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Sản phẩm | Thời gian hoàn thành |
1 | Quy hoạch, bố trí và đưa vào hoạt động các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau | Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường | Báo cáo | Hoàn thành trong tháng 6 năm 2024 và duy trì thường xuyên |
2 | Rà soát, xác định địa điểm, thời gian, tần suất, tuyến đường thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau | Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt | Báo cáo | Hoàn thành chậm nhất đến tháng 8 năm 2024 |
3 | Kiện toàn đội ngũ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ cấp huyện đến cấp xã đảm bảo công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại được đồng bộ, hiệu quả. | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | Báo cáo | Hoàn thành chậm nhất đến tháng 8 năm 2024 |
4 | Thành lập lực lượng kiểm tra, giám sát công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn để kịp thời xử phạt vi phạm hành chính hoặc biểu dương, khen thưởng | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | Báo cáo | Hoàn thành chậm nhất đến tháng 8 năm 2024 |
5 | Xây dựng thí điểm và phát triển, nhân rộng các mô hình phân loại, xử lý chất thải tại nguồn đối với các địa bàn chưa được thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau | Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội khác | Báo cáo | Hoàn thành chậm nhất đến tháng 8 năm 2024 |
6 | Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và dự toán của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn | Sở Tài chính | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | Báo cáo | Định kỳ hàng năm |
7 | Có kế hoạch nâng cấp phương tiện, trang thiết bị, bố trí nhân lực và thời gian để đảm bảo thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại | Các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | Báo cáo | Khi có kế hoạch bảo trì, sửa chữa |
3. Triển khai thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Sản phẩm | Thời gian hoàn thành |
1 | Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho tất cả các xã, phường, thị trấn đang được thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | Báo cáo | Hoàn thành chậm nhất đến tháng 8 năm 2024 |
2 | Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | Báo cáo | Hoàn thành chậm nhất đến tháng 12 năm 2024 |
1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
Căn cứ các nội dung nhiệm vụ được giao tại mục II, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Quan tâm thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, phản ánh ý kiến của Nhân dân về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thực hiện tốt việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường theo quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 267/KH-UBND năm 2023 thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định 2066/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án Quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030
- 2Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2024 tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2025
- 3Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2024 thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Kế hoạch 249/KH-UBND năm 2024 về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 5Quyết định 890/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2025
- 6Kế hoạch 4779/KH-UBND năm 2024 triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 2Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 3Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Công văn 9368/BTNMT-KSON năm 2023 hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Kế hoạch 267/KH-UBND năm 2023 thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định 2066/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án Quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030
- 6Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2024 tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2025
- 7Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2024 thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 8Kế hoạch 249/KH-UBND năm 2024 về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 9Quyết định 890/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2025
- 10Kế hoạch 4779/KH-UBND năm 2024 triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2024 tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 57/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 13/03/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Lê Văn Sử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định