Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 55/KH-UBND

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CAI NGHIỆN VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và các Kế hoạch của UBND Thành phố: Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 14/02/2017 về tăng cường công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 17/01/2020 về thực hiện công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020; Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 12/02/2020 về phòng, chống ma túy trên địa bàn Hà Nội năm 2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai; tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy theo hướng hiệu quả, bền vững, góp phần kiềm chế, giảm số người nghiện ma túy mới. Duy trì và nhân rộng các mô hình điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; khuyến khích người cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.

- Tổ chức quán triệt đến cấp ủy, chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, trong công tác quản lý sau cai. Qua đó phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy; nâng cao nhận thức của nhân dân và gia đình người nghiện trong việc vận động người nghiện ma túy tham gia điều trị cai nghiện, giúp đỡ người sau cai nghiện phòng chống tái nghiện.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN

1. Phấn đấu 90% số người nghiện, người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện.

- Lập hồ sơ và đưa 800 người nghiện đi cai nghiện ma túy bắt buộc;

- Tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng cho 600 người;

- Vận động, đưa 2.000 người đi cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố;

- Tổ chức cai nghiện, điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ngoài công lập cho 1.000 người;

- Phấn đấu cuối năm 2020 lũy tích có 6.500 bệnh nhân được điều trị thay thế bằng Methadone;

(Chi tiết theo Biểu số 01, 02, 03 đính kèm)

2. Tại các địa phương phấn đấu 100% người hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy được quản lý sau cai với các hình thức phù hợp, trong đó phấn đấu 70% người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tạo việc làm.

3. Duy trì hoạt động 37 Câu lạc bộ quản lý sau cai (B93) phấn đấu có 80% Câu lạc bộ có số buổi và thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, hiệu quả (Chi tiết theo Biểu số 04 đính kèm).

4. 100% số người cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố có nhu cầu được tư vấn học nghề, đào tạo nghề và tư vấn việc làm. Tổ chức dạy nghề cho 400 người cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện ma túy. Hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho 30 người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng (Chi tiết theo Biểu số 02 đính kèm).

5. Phấn đấu hết năm 2020 đạt tỉ lệ 90% cán bộ làm công tác quản lý, trực tiếp làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại các cơ sở cai nghiện và xã, phường, thị trấn được tập huấn, đào tạo cơ bản và nâng cao về kỹ năng, nghiệp vụ.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Rà soát, xác định phân loại người nghiện ma túy, người sử dụng ma túy để quản lý; tăng cường tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; tích cực lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy; vận động người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện; tích cực phát hiện người nghiện ma túy không nơi cư trú ổn định để lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp chặt chẽ trong công tác lập hồ sơ, xét duyệt đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc.

2. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác điều trị, cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện.

3. Thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, có hiệu quả công tác quản lý người sau cai nghiện tại cộng đồng, phòng ngừa tái nghiện. Duy trì nâng cao chất lượng hoạt động mô hình Câu lạc bộ B93 ở các xã, phường, thị trấn. Tích cực phát huy vai trò của lực lượng Tình nguyện viên trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

4. Duy trì hoạt động điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng tại phường Hàng Buồm-quận Hoàn Kiếm; Triển khai nhân rộng mô hình Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng tại các quận/huyện: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân,Thanh Trì.

5. Duy trì Mô hình thí điểm “Hỗ trợ, tư vấn pháp lý và xã hội chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy” tại 6 phường thuộc quận Long Biên và quận Nam Từ Liêm và triển khai nhân rộng Mô hình thí điểm “Hỗ trợ, tư vấn pháp lý và xã hội chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy” tại 04 phường thuộc quận Hoàn Kiếm.

6. Thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố và phát triển các điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng.

7. Tiếp tục đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về tư vấn, cai nghiện ma túy cho cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy các cấp và lực lượng Tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện cơ sở.

8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết; định kỳ đánh giá hiệu quả công tác cai nghiện, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai.

9. Đánh giá công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy giai đoạn 2016-2020, dự báo tình hình và xây dựng Kế hoạch triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo của Trung ương.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác quán triệt, chỉ đạo triển khai

Tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 22/01/2020 của Thành ủy về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; thực hiện đổi mới công tác cai nghiện ma túy theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 và Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ...

Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch giai đoạn, Kế hoạch chuyên đề, các Mô hình thí điểm liên quan đến công tác cai nghiện, quản lý sau cai (theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố), rút ra bài học kinh nghiệm, nguyên nhân tồn tại, kiến nghị đề xuất biện pháp tiếp tục chỉ đạo thực hiện thời gian tới.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai

- Chú trọng đổi mới nội dung tuyên truyền, tăng thời lượng và đa dạng hóa các hình thức truyền thông về công tác cai nghiện, quản lý sau cai. Thực hiện hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm giữa các Sở, ngành theo Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 12/12/2018 của UBND Thành phố.

- Thực hiện các giải pháp tuyên truyền nâng cao chất lượng hoạt động của các Cơ sở cai nghiện ma túy. Duy trì các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp như: giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao; giáo dục tư vấn pháp luật cá biệt cho từng đối tượng, giúp họ có động lực để cai nghiện thành công; xây dựng và khai thác thư viện, tủ sách pháp luật; niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin của Cơ sở cai nghiện bắt buộc, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, pa-nô, áp phích, tranh cổ động... về phòng, chống và cai nghiện ma túy.

3. Tích cực thực hiện đưa người nghiện đi cai nghiện ma túy với các hình thức

- Tích cực rà soát người nghiện, người  sử dụng ma túy trên địa bàn, xác định tình trạng nghiện và phát hiện người nghiện mới đưa vào danh sách quản lý. Vận động, khuyến khích người nghiện, gia đình người nghiện tự khai báo tình trạng nghiện ma túy, tự nguyện tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp.

- Thực hiện hiệu quả hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ. Kiện toàn Tổ công tác cai nghiện ma túy tại các địa phương. Đối với xã, phường, thị trấn chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức cắt cơn nghiện cho người thuộc diện cai nghiện ma túy tại gia đình cộng đồng, Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định và đưa đối tượng trên đến các cơ sở cai nghiện ma túy để phối hợp cắt cơn nghiện ma túy.

- Lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, lồng ghép một hình thức cai nghiện, điều trị nghiện trong thời gian chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại điểm g Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ.

- Tăng cường vận động người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại các Cơ sở cai nghiện của Thành phố bằng nhiều hình thức phù hợp như nội trú, ngoại trú và quản lý lâu dài tại cộng đồng.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu cai nghiện bằng Methadone do Chính phủ giao; đảm bảo lồng ghép tối đa dịch vụ điều trị nghiện thay thế Methadone với các dịch vụ chăm sóc điều trị HIV/AIDS cũng như các dịch vụ y tế khác trên địa bàn.

- Ban Chỉ đạo 138 các quận, huyện, thị xã chỉ đạo cơ quan Công an, Lao động-Thương binh và Xã hội, Y tế, cơ quan Tư pháp, UBND các xã phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh công tác lập hồ sơ, xét duyệt, đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; tích cực phát hiện người nghiện ma túy không nơi cư trú ổn định để lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện điều trị, cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố với các ngành chức năng và các địa phương trong việc tiếp nhận, tổ chức điều trị, cai nghiện, quản lý người nghiện và người sau cai nghiện.

- Các cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập, cơ sở điều trị Methadone, các điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng nâng cao chất lượng điều trị, cai nghiện, đảm bảo các quy định về chế độ chăm sóc y tế, khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, kết hợp hỗ trợ tâm lý, tư vấn chăm sóc sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống...cho người cai nghiện ma túy.

- Nâng cao chất lượng các hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy hướng tới người điều trị nghiện ma túy tại cơ sở được can thiệp đồng bộ về sức khỏe, tâm lý, trang bị các kỹ năng dự phòng tái sử dụng ma túy, kỹ năng tìm kiếm việc làm khi tái hòa nhập cộng đồng; tiếp tục xây dựng cơ sở cai nghiện thân thiện, an toàn, loại bỏ các hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý học viên, tạo môi trường bình đẳng, đoàn kết, an toàn cho người cai nghiện; cung cấp đa dạng các dịch vụ điều trị nghiện, thành lập các Điểm vệ tinh để kết nối các dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ điều trị nghiện theo nhu cầu. Giữ mối liên hệ thường xuyên giữa cơ sở cai nghiện ma túy với học viên đã hoàn thành thời gian cai nghiện tại cơ sở để kịp thời tư vấn, kết nối các dịch vụ khi học viên có yêu cầu.

- Tăng cường phối hợp, kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật trong các cơ sở cai nghiện ma túy, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế làm việc của các cơ sở cai nghiện. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản lý, chữa trị cho học viên cai nghiện.

5. Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý sau cai nghiện và công tác tái hòa nhập cộng đồng

- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Hướng dẫn số 338/HD-SLĐTBXH ngày 07/02/2018 của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về trình tự, thủ tục quản lý và tổ chức đánh giá đối với người sau cai nghiện ma túy.

- Đảm bảo 100% số người đã hoàn thành thời gian cai nghiện trở về địa phương được Tình nguyện viên, Tổ công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng, các đoàn thể địa phương hỗ trợ về tâm lý, tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ y tế và dự phòng lây nhiễm HIV, hỗ trợ tìm kiếm việc làm ngay từ gia đình để ổn định cuộc sống.

- Đẩy mạnh phong trào “Tình nguyện viên giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và hòa nhập cộng đồng” theo Quyết định số 769/QĐ-LĐTBXH ngày 08/6/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Chú trọng phát triển các hình thức liên doanh, liên kết giữa cơ sở cai nghiện ma túy với cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi trong học nghề và lao động sản xuất, giải quyết việc làm có thu nhập cho người sau cai nghiện. Làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức của người nghiện ma túy nhằm thay đổi hành vi, quyết tâm khi trở về cộng đồng không tái sử dụng ma túy.

- Duy trì đảm bảo chất lượng, hiệu quả mô hình Câu lạc bộ B93; thường xuyên kiểm tra, đánh giá và có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các Câu lạc bộ; Phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng Tình nguyện viên trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai. Thực hiện quản lý đối với người hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy.

6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về tư vấn, điều trị cai nghiện ma túy cho đội ngũ làm công tác cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ma túy và tại cộng đồng, lực lượng Tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện trong công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.

- Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các cấp thường xuyên tập huấn, hướng dẫn thực hiện việc quản lý, lập hồ sơ đối với người nghiện ma túy, đảm bảo 100% chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và tổ công tác cai nghiện ma túy ở địa phương nắm rõ các quy định của pháp luật về công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy.

7. Triển khai các các mô hình hỗ trợ người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng

- Duy trì hoạt động điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng tại phường Hàng Buồm-quận Hoàn Kiếm và nhân rộng mô hình Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng tại 04 điểm thuộc các quận/huyện: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân,Thanh Trì.

- Tiếp tục duy trì mô hình thí điểm “Hỗ trợ, tư vấn pháp lý và xã hội chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy” tại 6 phường thuộc quận Long Biên và quận Nam Từ Liêm. Triển khai nhân rộng Mô hình thí điểm “Hỗ trợ, tư vấn pháp lý và xã hội chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy” tại 04 phường thuộc quận Hoàn Kiếm.

- Đánh giá kết quả thực hiện mô hình thí điểm “Hỗ trợ tư vấn pháp lý và xã hội và chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy”, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UBND Thành phố và đề xuất nhân rộng mô hình trên địa bàn Thành phố.

- Xây dựng Đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy và cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ cai nghiện ma túy giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Xây dựng và triển khai Đề án thí điểm mô hình hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn quận Long Biên, huyện Gia Lâm giai đoạn 2020-2021 sau khi được Thành phố phê duyệt.

V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai; các giải pháp nâng cao chất lượng, cân đối số lượng học viên, duy trì ổn định an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện; phối hợp với các quận, huyện, thị xã tiếp nhận cắt cơn, giải độc cho người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng sau đó chuyển về nơi cư trú để tiếp tục quản lý, giúp đỡ.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động cai nghiện phục hồi tại cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan kiểm tra hoạt động của các cơ sở cai nghiện tự nguyện trên địa bàn Thành phố; giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.

- Tổ chức triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy và mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6 khối các cơ sở cai nghiện ma túy theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho người nghiện trong các Cơ sở cai nghiện ma túy; phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo vận động người nghiện ma túy đi cai nghiện tự nguyện tại các Cơ sở cai nghiện của Thành phố; thực hiện Đề án “Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thống kê số liệu học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên nghiện ma túy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố theo Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 03/7/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Thống kê, theo dõi số người nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và số người nghiện ma túy đang thực hiện các hình thức cai nghiện ở cộng đồng. Cung cấp danh sách người hoàn thành thời gian cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện của Thành phố cho Công an địa phương để theo dõi, quản lý, nắm di biến động.

- Phối hợp với các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện xây dựng quy hoạch mạng lưới mô hình điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nghiện tại cộng đồng trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013; Đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy và cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ cai nghiện ma túy giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về tư vấn, cai nghiện ma túy, hỗ trợ người nghiện ma túy cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, lực lượng Tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện trong công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.

- Tổng kết, đánh giá nhân rộng các mô hình cai nghiện ma túy có hiệu quả; Tham mưu tổng kết đánh giá việc thực hiện Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 theo chỉ đạo của Trung ương; Tổng kết việc thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy giai đoạn 2016-2020 và tổng kết thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

- Định kỳ tháng, quý, năm báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố.

2. Sở Y tế

- Tiếp tục tăng cường cung cấp thông tin phối hợp truyền thông theo Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 12/12/2018 của UBND Thành phố.

- Chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện tốt công tác xác định tình trạng nghiện ma túy; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội hướng dẫn cách phòng, chống HIV/AIDS và điều trị ARV cho người nhiễm HIV đang chữa trị, giáo dục tại các Cơ sở cai nghiện của Thành phố; Bệnh viện 09 phối hợp các Cơ sở cai nghiện ma túy làm tốt công tác chữa bệnh, quản lý học viên; các bệnh viện tuyến huyện tiếp nhận, điều trị người rối loạn tâm thần do nghiện ma túy theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tiếp tục triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho người nghiện ma túy. Thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, lực lượng Công an cơ sở các trường hợp bệnh nhân bị chấm dứt điều trị quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 để lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc.

- Hướng dẫn tập huấn Quyết định số 786/QĐ-BYT ngày 01/3/2019 của Bộ Y tế về Ban hành hướng dẫn can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine; cấp chứng chỉ việc chẩn đoán và điều trị nghiện ma túy tổng hợp cho cán bộ các Cơ sở cai nghiện ma túy và cán bộ y tế tại các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và trạm y tế xã, phường, thị trấn. Phối hợp hỗ trợ cán bộ y tế, chuyên môn kỹ thuật cho việc tổ chức điều trị cắt cơn, cấp cứu cho người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng. Kiểm tra công tác y tế tại các Cơ sở cai nghiện ma túy.

- Chỉ đạo các bệnh viện đa khoa Thành phố, đa khoa cấp huyện hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân vượt quá khả năng của các Cơ sở cai nghiện ma túy. Duy trì kiểm tra quy chế chuyên môn; chỉ đạo cơ sở y tế định kỳ 06 tháng/lần phối hợp tổ chức khám, chữa bệnh cho các học viên của các cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố.

- Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố thực hiện việc kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện hoạt động đúng quy định pháp luật; hướng dẫn các Cơ sở cai nghiện ma túy hoàn thiện các thủ tục đủ điều kiện và cấp phép khám chữa bệnh theo quy định của Luật Khám chữa bệnh; tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế tại Cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các quận, huyện, thị xã duy trì và phát triển các Điểm tư vấn điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng; mô hình hỗ trợ tư vấn pháp lý và xã hội và chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy.

3. Công an thành phố Hà Nội

- Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp phát huy vai trò của cơ quan thường trực về phòng, chống ma túy. Hướng dẫn Công an cơ sở thực hiện thống nhất và tăng cường áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện đảm bảo đúng trình tự, thủ tục; phối hợp các Sở, ban, ngành, địa phương vận động người nghiện tham gia điều trị nghiện, cai nghiện với các hình thức phù hợp. Chỉ đạo Công an các xã, phường, thị trấn phối hợp các ban, ngành ở địa phương quản lý tốt người sau cai nghiện tại nơi cư trú.

- Chủ trì phối hợp với Sở, ngành, địa phương tổ chức quản lý, theo dõi chặt chẽ số người nghiện và người sử dụng ma túy; rà soát, thống kê, phân loại và cập nhật thông tin liên quan đến người nghiện và người sử dụng ma túy của quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố theo Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 03/7/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố để có biện pháp quản lý, theo dõi và lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc, vận động người nghiện ma túy đi cai nghiện tự nguyện.

- Tăng cường công tác đấu tranh, triệt phá các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, ngăn ngừa việc gia tăng người nghiện mới.

- Chỉ đạo Công an các cấp truy tìm đối tượng bỏ trốn thi hành quyết định cai nghiện bắt buộc trước khi đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố, đồng thời phối hợp với các cơ sở cai nghiện ma túy truy tìm, đưa đối tượng trốn khỏi cơ sở quay trở lại tiếp tục chấp hành quyết định; phối hợp giữ gìn trật tự an ninh khu vực xung quanh các Cơ sở cai nghiện ma túy, Cơ sở điều trị Methadone của Thành phố.

- Tăng cường cung cấp thông tin cho cơ quan thường trực và phối hợp truyền thông công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy và phòng, chống tệ nạn xã hội theo Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 12/12/2018 của UBND Thành phố.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, các Sở, ngành, đoàn thể liên quan trong việc tổ chức thực hiện và đánh giá công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTƯMTTQVN ngày 28/8/2008.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo công tác cai nghiện ma túy; tham mưu UBND Thành phố cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 theo phân cấp ngân sách hiện hành.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND Thành phố trong việc cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác phòng, chống ma túy theo phân cấp ngân sách hiện hành; Tăng cường huy động các nguồn vốn hợp pháp để phục vụ công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức truyền thông, tăng cường thông tin tuyên truyền về tác hại của ma túy, các chất gây nghiện, chất hướng thần; các biện pháp và hình thức cai nghiện ma túy và chính sách hỗ trợ của Thành phố trong công tác cai nghiện ma túy; khuyến khích doanh nghiệp tạo việc làm cho người cai nghiện ma túy sau cai; tăng cường tin bài, xây dựng chuyên mục, dành thời lượng phù hợp cho công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố.

- Phối hợp Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tổ chức thông tin, tuyên truyền về nội dung và công tác triển khai Kế hoạch cai nghiện và quản lý sau cai, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý người nghiện, người sử dụng ma túy và công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

- Tiếp tục phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 12/12/2018 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Đề án “Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung Kế hoạch và công tác triển khai thí điểm các mô hình “Hỗ trợ, tư vấn pháp lý và xã hội chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy” tại một số quận, huyện của Thành phố.

7. Sở Tư pháp

- Chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc phối hợp cơ quan báo, đài, tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai. Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND Thành phố ban hành quy định về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với quy định của pháp luật. Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành tăng cường kiểm tra việc áp dụng pháp luật và thiết lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai tại các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố.

8. Sở Công Thương

Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức hội nghị cho các doanh nghiệp tham quan, khảo sát tại các cơ sở cai nghiện để trao đổi, xúc tiến cơ hội hợp tác đặt hàng, gia công sản phẩm; tạo nhiều việc làm cho học viên sau cai nghiện, giúp họ có thêm thu nhập cải thiện đời sống.

9. Sở Văn hóa và Thể thao

- Thực hiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy gắn với các kế hoạch tuyên truyền phòng, chống mại dâm, phòng, chống HIV/AIDS.

- Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố, khu dân cư văn hóa gắn với phong trào phòng, chống ma túy.

- Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, Công an Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội theo chỉ đạo của Trung ương.

- Tăng cường công tác phòng, chống ma túy; kiểm tra, xử lý các hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên tham gia phát hiện, vận động người nghiện đi cai nghiện ma túy tự nguyện và đề nghị lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy. Vận động gia đình, họ hàng, làng xóm, đoàn thể, Đội công tác xã hội tình nguyện, các thành phần kinh tế ở địa phương tham gia giúp đỡ, hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú. Thực hiện lồng ghép các phong trào tại địa phương, gắn với công tác xây dựng địa bàn trong sạch, không có tệ nạn xã hội.

11. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Thành phố

Tăng cường công tác nghiên cứu hồ sơ, kịp thời mở phiên họp ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; xem xét, quyết định những trường hợp miễn, hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

12. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội

- Chỉ đạo các cơ sở đoàn phối hợp các ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy trong độ tuổi thanh niên đi cai nghiện ma túy. Phân công đoàn viên, thanh niên tình nguyện đảm nhận quản lý, giúp đỡ người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, người sau cai nghiện ở cộng đồng phòng ngừa, hạn chế tái nghiện. Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm và hỗ trợ thanh niên Hà Nội phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm cho người cai nghiện tại các Cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy khi trở về cộng đồng.

- Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục-Đào tạo tổ chức cho sinh viên các trường Đại học, cơ sở đào tạo tham gia hoạt động giao lưu với học viên các Cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên các trường phổ thông, đại học trên địa bàn Thành phố.

13. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về cai nghiện, quản lý sau cai; phân công hội viên hoặc Tổ Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn đảm nhận quản lý, giúp đỡ trực tiếp từ 01-02 người sau cai nghiện ở cộng đồng để phòng, chống tái nghiện.

- Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức giúp đỡ quản lý, hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng.

14. Các Sở, ban, ngành của Thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai lồng ghép với hoạt động chuyên môn của đơn vị.

15. UBND các quận, huyện, thị xã

- Kiện toàn bộ máy cán bộ chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội cấp huyện, cấp xã. Tăng cường vai trò của Đội công tác xã hội tình nguyện trong hoạt động công tác xã hội tại địa phương, phát hiện người nghiện ma túy, giao chỉ tiêu mỗi Tình nguyện viên vận động, tư vấn, hướng dẫn từ 01 đến 02 người nghiện ma túy đi cai nghiện với mọi hình thức.

- Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã rà soát, quản lý tốt người nghiện ma túy, người sau cai nghiện tại địa phương, phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện đúng quy trình lập hồ sơ, rà soát, xem xét tính hợp pháp của hồ sơ và đề xuất Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Lập danh sách người nghiện ma túy của địa phương, theo dõi di biến động, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xây dựng phương án cai nghiện phù hợp với từng đối tượng.

- Căn cứ tình hình người nghiện ma túy tại địa phương xây dựng quy hoạch thành lập điểm tư vấn điều trị cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức thực hiện hiệu quả công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ. Tích cực vận động người nghiện ma túy đăng ký cai nghiện tự nguyện. Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới và nâng cao chất lượng các Câu lạc bộ B93, thực hiện tốt công tác quản lý sau cai, giúp đỡ tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong thời gian cai nghiện tham gia các nhóm tự lực, câu lạc bộ của người sau cai, tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng và dự phòng tái nghiện. Phân công các tổ chức, đoàn thể, cá nhân quản lý, giúp đỡ người sau cai phòng, chống tái nghiện; theo dõi, đánh giá tình hình tái nghiện của người sau cai nghiện tại nơi cư trú. Tích cực hỗ trợ giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy; tạo điều kiện thuận lợi sản xuất, kinh doanh đối với cơ sở sản xuất thuộc các tổ chức, cá nhân có tiếp nhận, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; xét duyệt đưa ra khỏi danh sách những người đã cai nghiện ma túy đã hoàn thành thời gian cai nghiện sau 24 tháng không tái nghiện. Bổ sung những người nghiện mới được phát hiện, người đã đưa ra khỏi danh sách người nghiện ma túy đã tái nghiện vào danh sách quản lý của địa phương.

- Chỉ đạo và bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai, xây dựng và triển khai các mô hình nêu trên tại địa phương.

- Đối với việc tổ chức triển khai một số Đề án, Mô hình thí điểm, đề nghị:

+ UBND quận Hoàn Kiếm: Tăng cường và nâng cao công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động của Điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại phường Hàng Buồm và thí điểm Mô hình “Hỗ trợ tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy” tại 4 phường của Quận.

+ UBND các quận, huyện: Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy và Thanh Trì lựa chọn 01 phường/quận/huyện, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả mô hình Điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng.

+ UBND quận Long Biên, Nam Từ Liêm: tiếp tục tích cực chỉ đạo các phường thực hiện áp dụng hiệu quả thí điểm mô hình “Hỗ trợ tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy” tại địa bàn. Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức đánh giá kết quả thực hiện mô hình sau 02 năm triển khai thí điểm.

+ UBND quận Long Biên, UBND huyện Gia Lâm: phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Đề án thí điểm mô hình hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn quận Long Biên, huyện Gia Lâm giai đoạn 2020-2021 sau khi được Thành phố phê duyệt.

16. Định kỳ các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo kết quả bố trí kinh phí thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, các đoàn thể Thành phố; yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hoàn thành chỉ tiêu và nhiệm vụ trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc phản ánh kịp thời về Ban Chỉ đạo 138 Thành phố (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Cục Phòng chống TNXH (Bộ LĐTB&XH);
- Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Lê Hồng Sơn, Ngô Văn Quý;
- Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội;
- Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành (Thành viên Ban Chỉ đạo 138 Thành phố);
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP Đ.H.Giang, Phòng KGVX, NC, TKBT;
- Lưu: VT, KGVXt.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

Biểu số 01

BIỂU PHÂN BỔ CHỈ TIÊU LẬP HỒ SƠ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC VÀ ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

TT

ĐƠN VỊ

Số người nghiện, sử dụng ma túy có mặt tại địa phương đến 15.01.2020

Tạm thời giao chỉ tiêu lập hồ sơ đề nghị TAND các quận, huyện, thị xã ra quyết định XLHC đưa người nghiện ma túy vào CSCNMT

1

2

3

4

1

Hoàn Kiếm

278

30

2

Ba Đình

290

38

3

Hai Bà Trưng

424

50

4

Đống Đa

646

55

5

Thanh Xuân

319

40

6

Cầu Giấy

156

25

7

Tây Hồ

207

25

8

Long Biên

479

52

9

Hoàng Mai

455

45

10

Gia Lâm

241

25

11

Thanh Trì

456

35

12

Bắc Từ Liêm

249

28

13

Nam Từ Liêm

186

30

14

Sóc Sơn

302

26

15

Đông Anh

359

33

16

Mê Linh

348

16

17

Hà Đông

325

35

18

Sơn Tây

243

24

19

Ba Vì

401

24

20

Phúc Thọ

148

15

21

Đan Phượng

248

16

22

Thạch Thất

262

16

23

Quốc Oai

181

12

24

Chương Mỹ

257

16

25

Thanh Oai

231

15

26

Ứng Hòa

298

15

27

Mỹ Đức

115

12

28

Hoài Đức

242

16

29

Thường Tín

267

16

30

Phú Xuyên

211

15

 

Tổng

8,824

800

Ghi chú: Thành phố tạm thời phân bổ chỉ tiêu lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân các quận, huyện, thị xã ra quyết định áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Khi có thay đổi phân bổ chỉ tiêu sẽ có văn bản điều chỉnh.

 

Biểu số 02

BIỂU PHÂN BỔ CHỈ TIÊU CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của UBND Thành phố)

TT

ĐƠN VỊ

Cai nghiện tự nguyện tại các CSCNMT

Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng (Nghị định số 94/2010/NĐ-CP)

Hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện

1

2

3

4

5

1

Hoàn Kiếm

40

35

1

2

Ba Đình

100

20

1

3

Hai Bà Trưng

125

35

1

4

Đống Đa

210

30

1

5

Thanh Xuân

120

20

1

6

Cầu Giấy

120

30

1

7

Tây Hồ

50

15

1

8

Long Biên

110

25

1

9

Hoàng Mai

120

55

1

10

Gia Lâm

60

20

1

11

Thanh Trì

45

30

1

12

Bắc Từ Liêm

60

20

1

13

Nam Từ Liêm

60

25

1

14

Sóc Sơn

80

10

1

15

Đông Anh

60

15

1

16

Mê Linh

60

25

1

17

Hà Đông

85

17

1

18

Sơn Tây

45

15

1

19

Ba Vì

100

20

1

20

Phúc Thọ

25

10

1

21

Đan Phượng

20

8

1

22

Thạch Thất

40

8

1

23

Quốc Oai

40

10

1

24

Chương Mỹ

60

25

1

25

Thanh Oai

25

15

1

26

Ứng Hòa

25

8

1

27

Mỹ Đức

25

9

1

28

Hoài Đức

40

15

1

29

Thường Tín

25

15

1

30

Phú Xuyên

25

15

1

 

Tổng

2,000

600

30

 

Biểu số 03

BIỂU PHÂN BỔ CHỈ TIÊU CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ DẠY NGHỀ TẠI CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN CỦA THÀNH PHỐ NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 09/3/2020 của UBND Thành phố)

Đơn vị tính: Người

STT

CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY

KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN

SỐ HỌC VIÊN QUẢN LÝ NGÀY 01/01/2020

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU NĂM 2020

DỰ KIẾN SỐ HỌC VIÊN GIẢM NĂM 2020

DỰ KIẾN TỔNG SỐ LƯỢT HỌC VIÊN QUẢN LÝ ĐẾN 31/12/2020

Tổng cộng

Chỉ tiêu cai nghiện

DẠY NGHỀ CNBB 2020

Tổng cộng

Cai nghiện bắt buộc

Cai nghiện tự nguyện

QLSC

Lưu trú tạm thời

Cắt cơn 94/20 10

Methadone

Cai nghiện bắt buộc

Cai nghiện tự nguyện

Lưu trú tạm thời

Tổng cộng

Cai nghiện bắt buộc

Cai nghiện tự nguyện

QLSC

Lưu trú tạm thời

Tổng cộng

Cai nghiện bắt buộc

Cai nghiện tự nguyện

QLSC

Lưu trú tạm thời

Cắt cơn 94/20 10

Methadone

A

B

C

(1)=(2+3
+4+5+6+7)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8=9+
10+11)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)=(14+
15+16+17)

14

15

16

17

(18)=
(2)+(9)

(19)=
(2)+(9)-(14)

(20)=
(3)+(10)-(15)

(20)=(4)
-(16)

(21)=
(5)+(11)-(17)

(22)= (6)

(23)=(7)

 

TỔNG SỐ

5,650

2,641

1,542

898

3

198

12

122

3,500

800

2,000

700

400

3,621

920

2,000

1

700

2,654

1,422

898

2

198

12

122

1

Số 1

1,000

389

316

 

1

72

 

 

335

160

 

175

100

345

169

 

1

175

379

307

0

0

72

 

 

2

Số 2

800

389

141

227

 

21

3

 

670

100

490

80

50

652

82

490

 

80

410

159

227

0

21

3

 

 

Nam

600

273

72

186

 

15

3

 

480

50

390

40

30

481

51

390

 

40

275

71

186

 

15

3

 

Nữ

116

69

41

 

6

 

 

190

50

100

40

20

171

31

100

 

40

135

88

41

 

6

 

 

Sau cai nữ

200

0

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

0

 

 

 

 

0

0

0

0

0

 

 

3

Số 3

600

362

326

 

 

36

 

 

345

180

 

165

90

320

155

 

 

165

387

351

 

 

36

 

 

4

Số 4

900

389

366

 

2

21

 

 

360

200

 

160

80

433

273

 

 

160

316

293

0

2

21

 

 

5

Số 5

450

226

 

226

 

 

1

116

520

 

520

 

 

520

 

520

 

 

343

0

226

 

 

1

116

6

Số 6

900

544

234

278

 

32

8

 

580

80

440

60

40

654

154

440

 

60

478

160

278

0

32

8

 

7

Số 7

1,000

342

159

167

 

16

 

6

690

80

550

60

40

697

87

550

 

60

341

152

167

0

16

 

6

 

Biểu số 04

DANH SÁCH CÂU LẠC BỘ B93 NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 09/3/2020 của UBND Thành phố)

Stt

Quận, huyện

Số Câu lạc bộ duy trì

Xã, phường, thị trấn

Tổng số (7)

37

1

Hai Bà Trưng

3

Minh Khai

Lê Đại Hành

Quỳnh Lôi

2

Hoàn Kiếm

18

Đông Xuân

Cửa Nam

Trần Hưng Đạo

Hàng Bài

Phan Chu Trinh

Lý Thái Tổ

Hàng Đào

Hàng Mã

Hàng Bồ

Cửa Đông

Hàng Gai

Hàng Trống

Tràng Tiền

Hàng Bạc

Chương Dương

Phúc Tân

Hàng Buồm

Hàng Bông

3

Đống Đa

2

Văn Miếu

Trung Phụng

4

Cầu Giấy

8

Quan Hoa

Nghĩa Tân

Mai Dịch

Nghĩa Đô

Trung Hòa

Dịch Vọng

Dịch Vọng Hậu

Yên Hòa

5

Long Biên

3

Ngọc Thụy

Ngọc Lâm

Đức Giang

6

Gia Lâm

2

Yên Viên

Trâu Quỳ

7

Hoàng Mai

1

Tương Mai

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 55/KH-UBND về triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020

  • Số hiệu: 55/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 09/03/2020
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Lê Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/03/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản