Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/KH-UBND | Đà Nẵng, ngày 23 tháng 3 năm 2022 |
VỀ TRIỂN KHAI PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tiếp tục triển khai Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND thành phố về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn đến năm 2025, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phân loại CTRSH trên địa bàn thành phố, UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai năm 2022 với các nội dung như sau:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11 năm 2020 (Tại các điều số 75 đến 77 liên quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt).
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 (Tại các điều số 58, 61, 62 và 63).
- Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND thành phố về việc triển khai kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến năm 2025.
Thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản liên quan đến triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố trên cơ sở tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND thành phố và duy trì các giải pháp, kết quả đạt được tại Kế hoạch số 2415/KH-UBND ngày 13/4/2020, Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 28/6/2021. Các mục tiêu cụ thể:
- 100% Quận, huyện, Sở ngành liên quan (ở các lĩnh vực chính gồm Công nghiệp, Y tế, Giáo dục và đào tạo, du lịch, dịch vụ) có phương án tổ chức, triển khai chi tiết công tác phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ban hành trong Tháng 4/2022.
- Trên 90% tổ dân phố triển khai phân loại rác tại nguồn và 85% hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải tại nguồn hiệu quả tại địa bàn khu dân cư.
- Trên 90% cơ sở công nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp triển khai phân loại CTRSH sinh hoạt tại nguồn đảm bảo theo phương thức chung của thành phố.
- Trên 70% cơ sở dịch vụ, du lịch đang hoạt động triển khai phân loại CTRSH tại nguồn theo phương thức chung của thành phố.
- 100% trường học, cơ sở y tế triển khai phân loại CTRSH tại nguồn theo phương thức chung của thành phố.
- Trên 80% chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Thí điểm triển khai Mô hình tổ chức phân loại rác thải phế thải xây dựng, rác kích cỡ lớn tại Quận Sơn Trà (theo Thông háo số 696/TB-VP ngày 26/11/2021 của Văn phòng UBND thành phố về kết luận của Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam liên quan đến địa điểm tập kết xà bần, giả hạ, vật liệu xây dựng tạm thời trên địa bàn quận Sơn Trà).
- Tổ chức rà soát, cập nhật phương thức chung về tổ chức phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố để đề xuất áp dụng trong giai đoạn 2023 - 2025 (Được cập nhật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về triển khai phân loại theo luật định).
2. Phương thức tổ chức phân loại, thu gom CTRSH năm 2022
Căn cứ Khoản 1 và 2 Điều 75, Luật bảo vệ Môi trường năm 2020 về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, trong thời gian chờ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp tiếp tục áp dụng phương thức tổ chức phân loại theo 04 nhóm CTRSH tại phụ lục I kèm theo.
Đề nghị UBND các quận, huyện, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Du lịch rà soát, cập nhật phương án tổ chức chi tiết tại địa phương và của ngành, lĩnh vực chậm nhất trong Quý I/2022 để hoàn thiện phương thức tổ chức thu gom CTRSH trên toàn địa bàn quận, huyện và của các ngành, lĩnh vực có mục tiêu cụ thể.
Đối với UBND các quận, huyện, đề nghị xây dựng kế hoạch tổ chức có tính đến phương thức tổ chức thu gom đối với chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác (theo quy mô thí điểm hoặc thử nghiệm), CTNH sinh hoạt và rác thải xây dựng, rác cồng kềnh (kích thước lớn).
3. Các nhóm nhiệm vụ triển khai
Các nhiệm vụ của Sở, ban, ngành, UBND các quận huyện và các đơn vị liên quan được phân công chi tiết tại phụ lục II kèm theo.
Sử dụng từ dự toán kinh phí năm 2022 được giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tại Quyết định số 4078/QĐ-UBND ngày 18/12/2021 của UBND thành phố và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đầu mối cập nhật, tham mưu UBND thành phố triển khai Kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; họp định kỳ, đột xuất để giải quyết khó khăn, vướng mắc các Sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện; báo cáo UBND thành phố theo định kỳ hàng năm và đột xuất.
2. UBND các quận, huyện xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng với quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan.
3. UBND các phường, xã xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định, đảm bảo thực hiện trách nhiệm liên quan được quy định tại khoản 7 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan.
4. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan trong phạm vi trách nhiệm quản lý chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
5. Sở Ngoại vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan vận động sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tác nước ngoài khác để triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
6. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động sáng tạo, tích cực triển khai các phong trào, hoạt động về bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; khuyến khích xây dựng các mô hình kiểu mẫu về phân loại rác thải ở cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.
7. Đề nghị Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, các cơ quan thông tấn báo, chí tăng cường xây dựng, đăng tải tin, bài các tài liệu, thông tin tuyên truyền về các hoạt động triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên các phương tiện thông tin đại chúng do đơn vị quản lý.
- Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện được giao nhiệm vụ định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10/11 hàng năm; hoặc đến kỳ rà soát, điều chỉnh mới, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố trước ngày 05/12 hoặc đến kỳ rà soát, điều chỉnh mới, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Trên đây là Kế hoạch năm 2022 về triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh, các sở ngành, địa phương chủ động phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đề xuất UBND thành phố xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC PHÂN LOẠI, THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2022 của UBND thành phố)
Chú thích:
MH: Mô hình
RTC1 - HĐT: Mô hình thu gom Rác tái chế do Hội, đoàn thể tại địa phương thực hiện.
RTC2 - DN: Mô hình thu gom Rác tái chế do Đơn vị/Doanh nghiệp thu gom được chọn thực hiện.
RNH1-ĐCĐ: Mô hình thu gom Rác nguy hại tại điểm cố định.
RNH2-XNMT: Mô hình thu gom Rác nguy hại do Nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ công ích vệ sinh công cộng được chọn thực hiện.
MH RXD1- Mô hình thu gom Rác xây dựng, rác kích cỡ lớn do UBND Phường/xã triển khai.
UBND P/X:
MHRXD2 - DN: Mô hình thu gom Rác xây dựng, rác kích cỡ lớn do Doanh nghiệp thực hiện.
a ) Nhóm chất thải rắn sinh hoạt tái chế (sau đây gọi tắt là Rác tái chế và viết tắt là RTC):
Tùy thuộc điều kiện triển khai tại mỗi khu vực dân cư, UBND các quận, huyện quyết định phương thức tổ chức phân loại, thu gom CTRSH tại nguồn theo từng địa bàn phường, xã với các mô hình khuyến khích lựa chọn như sau:
- Mô hình RTC1 - HĐT (Hội, đoàn thể tại địa phương): (1) Chủ nguồn thải/Hộ gia đình thực hiện phân loại, lưu giữ - (2) Hội đoàn thể tại địa phương tổ chức thu gom định kỳ (tối thiểu 1 lần/tuần) - (3) Doanh nghiệp/Tổ chức thu mua rác tài nguyên được chọn thực hiện thu gom định kỳ. UBND các xã/phường có trách nhiệm kết nối với đơn vị thu mua và hội đoàn thể tại khu dân cư tổ chức thu mua định kỳ tại điểm tập kết để tiện theo dõi số lượng rác tái chế đã phân loại.
Đối với mô hình này, UBND các quận, huyện quy định cụ thể về địa điểm, thời gian tổ chức thu gom tại mỗi khu vực dân cư; cần bố trí khu vực tập kết RTC trong các khu vực dân cư phù hợp (kết hợp với điểm công cộng, nhà sinh hoạt cộng đồng); tổ chức rà soát, lựa chọn các doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động thu mua, vận chuyển đối với RTC, hướng đến tổ chức chuyển đổi mô hình hoạt động của các cơ sở thu mua phế liệu không đảm bảo về vệ sinh môi trường, an toàn trong khu vực dân cư.
- Mô hình RTC2 - DN (Được doanh nghiệp hoặc đơn vị/ tổ chức thu gom được chọn): (1) Chủ nguồn thải/Hộ gia đình thực hiện phân loại, lưu giữ - (2) Doanh nghiệp/Đơn vị tổ chức thu gom RTC được chọn thực hiện thu gom (tách riêng hoàn toàn với rác sinh hoạt còn lại, tần suất thu gom ít nhất 1 lần/tuần) - (3) Đơn vị tổ chức thu gom hợp đồng mua bán rác tài nguyên với doanh nghiệp thu mua/vận chuyển tái chế.
Đối với mô hình này, UBND các quận, huyện quy định cụ thể về thời gian tổ chức thu gom, yêu cầu đơn vị tổ chức thu gom RNT bố trí vật dụng, phương tiện thu gom phù hợp; bố trí kinh phí địa phương cho đơn vị thu gom để triển khai công tác phân loại rác.
Lưu ý: Đối với các trường hợp chủ nguồn thải/ hộ gia đình chưa tham gia phân loại rác tài nguyên, hoặc đã có thực hiện phân loại và cho công nhân vệ sinh môi trường, giao UBND các cấp tuyên truyền, vận động tham gia vào các mô hình RTN được quyết định trên địa bàn mình.
b) Nhóm chất thải rắn sinh hoạt nguy hại (RNH):
UBND quận, huyện triển khai đồng thời theo 02 mô hình RNH tại từng địa bàn như sau:
- Mô hình RNH1 - ĐCĐ (Điểm thu gom RNH cố định tại mỗi địa bàn phường, xã): (1) Hộ gia đình thực hiện phân loại, lưu giữ RNH phù hợp - (2) Định kỳ mang RNH đến các điểm có bố trí thùng chứa chuyên dụng đối với RNH của xã, phường đã được quy định - (3) Đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường địa phương tiến hành vận chuyển, xử lý theo quy định RNH.
Đối với mô hình này, UBND các quận, huyện quy định, thông báo cụ thể các địa điểm bố trí cố định các thùng chứa RNH. Tại khu vực để thùng chứa RNH, lắp đặt bảng hiệu hướng dẫn, quy định với đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường địa phương tiến hành vận chuyển, xử lý theo quy định (tần suất vận chuyển).
- Mô hình RNH2-XNMT (RNH do đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện): Kết hợp thu gom cùng với nhóm RTN nếu cùng là đơn vị thu gom và có chức năng thu gom RNH: (1) Hộ gia đình thực hiện phân loại, lưu giữ RNH phù hợp - (2) Đơn vị tổ chức thu gom KNH được chọn thực hiện thu gom và lưu trữ theo lịch trình RTN - (3) Đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường địa phương tiến hành vận chuyển, xử lý theo quy định RNH.
c) Nhóm Chất thải rắn sinh hoạt còn lại (bao gồm chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác)
Quy trình thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo Phương án thu gom, vận chuyển rác thải được UBND quận, huyện phê duyệt.
Đối với nhóm chất thải thực phẩm và các chất thải rắn sinh hoạt khác, UBND Quận, huyện căn cứ tình hình thực tế của địa phương, năng lực tổ chức triển khai công tác quản lý rác thải, chủ động xây dựng phương thức tổ chức phân loại đối với nhóm chất thải thực phẩm và các loại chất thải rắn sinh hoạt khác thông qua các mô hình điểm, thử nghiệm trước khi tổng kết, đánh giá, làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn.
d) Nhóm chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn cồng kềnh (hoặc kích thước lớn), (gọi tắt là RXD)
Căn cứ theo nhu cầu phát sinh, UBND các quận, huyện xác định các vị trí tập kết đối với RXD, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, triển khai đồng thời theo 02 mô hình RXD tại từng địa bàn như sau:
- Mô hình RXD1 - UBNDP/X: (1) UBND các xã, phường thông báo định kỳ về thời gian, địa điểm việc tổ chức thu gom RXD và là đầu mối triển khai - (2) Xí nghiệp dịch vụ vệ sinh môi trường/đơn vị dịch vụ có chức năng được UBND quận huyện lựa chọn thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Mô hình RXD2 - DN: (1) Chủ nguồn thải/Hộ gia đình liên hệ trực tiếp với Xí nghiệp dịch vụ vệ sinh môi trường/đơn vị dịch vụ có chức năng được UBND Quận, huyện lựa chọn để thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định - (2) Xí nghiệp/đơn vị thực hiện vận chuyển về khu vực tập kết để tái sử dụng/xử lý.
Đối với các mô hình này, UBND quận, huyện tổ chức kêu gọi, huy động các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư sản xuất tái chế đối với RXD để triển khai; quy định, thông báo cụ thể về tổ chức hoạt động thu gom, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực tập kết, thông tin rộng rãi đến chủ nguồn thải/hộ gia đình thực hiện.
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2022 của UBND thành phố)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại phù hợp với bối cảnh thực tế như trên báo, đài, trang thông tin điện tử, Tổng đài 1022, trên loa, hệ thống phát thanh cơ sở; cổng thông tin điện tử của UBND quận, huyện, phường, xã; tổ chức họp tổ dân phố, nói chuyện với quy mô nhỏ, chất lượng cao; lồng ghép nội dung vào các tài liệu, văn bản hướng dẫn về thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn; khuyến khích xây dựng các mô hình kiểu mẫu về phân loại rác thải ở cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý. | UBND các quận, huyện; Sở, ban, ngành | Các Hội, đoàn thể, doanh nghiệp; các cơ quan thông tấn, báo chí | Thường xuyên |
2 | Triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động số 122/KH-UBND ngày 24/6/2021 của UBND thành phố về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn 2030 | Theo phân công tại KH số 122/KH-UBND | UBND các quận, huyện, các Sở, ban, ngành liên quan | Theo tiến độ được phân công |
3 | Tổ chức phổ biến, tuyên truyền để thúc đẩy sự tham gia của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (lưu ý đến các quán ăn, cafe, trà sữa,...) trên địa bàn thành phố; các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp; các cơ sở du lịch, dịch vụ; trường học; ngư dân, tiểu thương,...; khuyến khích xây dựng các mô hình kiểu mẫu về phân loại rác thải tại đơn vị. | UBND các quận, huyện; BQL KCNC và các KCN, các Sở, ngành liên quan | Hội, đoàn thể | Thường xuyên |
4 | Hoàn thiện phần mềm ứng dụng cho người dân về thu gom rác tài nguyên và phản ánh liên quan đến công tác thu gom rác thải để vận động, hướng dẫn và tổ chức thu gom rác tài nguyên trên địa bàn thành phố. | Công ty CPMTĐT ĐN | Sở TN&MT, các đơn vị liên quan | Quý II/2022 |
5 | Kế hoạch thực hiện tiêu hủy, xử lý đối với các loại chất thải nguy hại phát sinh tại các địa phương, như: bao bì, phân bón, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật,...hiện nay đã được thu gom trên đồng ruộng và chứa vào các bi chứa nhưng chưa được xử lý, tiêu hủy. | UBND các quận, huyện | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Quý I/2022 |
1 | Xây dựng, cập nhật phương thức chung về tổ chức phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố để đề xuất áp dụng trong giai đoạn 2023 - 2025 phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và tình hình thực tế tại các địa phương | Sở TN&MT | UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan | Quý IV/2022 |
2 | Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. | BQL các DA HTXD và PTĐT | Sở TN&MT, UBND các quận, huyện | Theo tiến độ được giao từng dự án |
3 | Tiếp tục rà soát, xây dựng Phương án thu gom rác theo giờ phù hợp với phương án cơ giới hóa trên địa bàn quận/huyện theo chỉ đạo tại Công văn số 5684/UBND-ĐTĐT ngày 26/8/2020 của UBND thành phố. | UBND các quận, huyện | Sở TN&MT, các đơn vị liên quan | Quý II/2022 |
4 | Xây dựng quy trình và bộ đơn giá thu gom, vận chuyển rác xây dựng, kích cỡ lớn | Công ty CP MTĐT ĐN | Sở TNMT, Tài Chính, Xây dựng, KHCN | Quý II/2022 |
5 | Triển khai thí điểm mô hình triển khai tổ chức phân loại rác thải phế thải xây dựng, rác kích cỡ lớn tại Quận Sơn Trà | UBND quận Sơn Trà | Sở TN&MT và các đơn vị liên quan | Quý II/2022 |
6 | Công bố phương án triển khai chi tiết công tác phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sau khi phân loại trên địa bàn (theo từng phường, xã) và các ngành, lĩnh vực | UBND các quận, huyện Các Sở, ngành liên quan | Sở TN&MT | Quý I/2022 |
7 | Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng Kế hoạch, thực hiện trong năm 2022, gửi về Sở TNMT. | UBND các quân, huyện | Sở TNMT | Trước 10/11/2022 |
Trang thiết bị, dụng cụ thực hiện tuyên truyền, phân loại CTRSH | ||||
1 | Tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả công tác phân bổ, quản lý; thực hiện sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, dụng cụ thực hiện tuyên truyền, phân loại CTRSH; xác định nhu cầu bổ sung trang thiết bị, đề xuất cụ thể gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND thành phố xem xét, xử lý. | UBND các quận, huyện | Sở TNMT, Sở Tài chính | Thường xuyên |
2 | Tổng hợp nhu cầu trang thiết bị, dụng cụ thực hiện tuyên truyền, phân loại CTRSH và báo cáo UBND thành phố xem xét, mua sắm bổ sung | Sở TN&MT | UBND các quận huyện, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT | Thường xuyên |
Công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm; khen thưởng | ||||
1 | Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH sau phân loại; yêu cầu các đơn vị, cá nhân tham gia cân đối, đầu tư thêm các trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển để đảm bảo thu gom, vận chuyển CTRSH sau phân loại. | UBND các quận, huyện | Các đơn vị liên quan | Thường xuyên |
2 | Tổ chức kiểm tra thường xuyên hệ thống các điểm thu gom, tập kết CTRSH trên địa bàn, đảm bảo vệ sinh chung (quy định cụ thể việc quản lý, vệ sinh các điểm tập kết CTRSH các loại). | UBND các quận, huyện | Công An thành phố | Thường xuyên |
3 | Tổ chức kiểm tra thường xuyên, theo dõi việc sử dụng, quản lý vật dụng, trang thiết bị; có biện pháp xử lý vệ sinh kịp thời, không để nhếch nhác, phản cảm. | UBND các quận, huyện | Công An thành phố | Thường xuyên |
4 | Phối hợp với UBND các quận, huyện lồng ghép trong công tác kiểm tra thực tế, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý | Các Sở, ban, ngành | UBND các quận, huyện | Thường xuyên |
5 | Nghiên cứu, khen thưởng đối với cơ quan, hộ gia đình tích cực thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn nhằm khuyến khích, động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng. | UBND các quận, huyện | Sở TN&MT, các Sở, ban, ngành liên quan | Quý IV/2022 |
Theo Phụ lục III | Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan | Theo tiến độ dự án | ||
Tổ chức điều tra xã hội học, đánh giá kết quả thực hiện và tổng kết năm 2022 | ||||
1 | Tổ chức kiểm kê, điều tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng. | Sở TN&MT | UBND các quận, huyện | Định kỳ |
2 | Triển khai công tác kiểm kê, điều tra xã hội, đánh giá kết quả thực hiện và tổng kết năm 2022 trên địa bàn quận, huyện. | UBND các quận, huyện | Sở TNMT, các Sở, ban, ngành liên quan | Thường xuyên |
CÁC HỢP TÁC, NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI CÁC MÔ HÌNH KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2022 của UBND thành phố)
TT | Các dự án/nhiệm vụ | Cơ quan tài trợ/hỗ trợ thực hiện | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Nội dung thực hiện | Tiến độ thực hiện | Cơ sở thực hiện |
1 | Dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” | Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (Green Hub) | Sở TN&MT | UBND các quận: Hải Châu, Cẩm Lệ, các Sở, ngành đơn vị liên quan | Hỗ trợ triển khai KHHĐ về giảm rác thải nhựa trên địa bàn thành phố đến năm 2025 | Năm 2021- 2023 | CV số 2666/UBND-STNMT ngày 05/5/2021 của UBND thành phố |
2 | Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Đề án Thành phố Môi trường GĐ 2020-2030, tầm nhìn đến 2045” và Dự án “Thành phố phát thải carbon thấp” (giai đoạn 2) | Bộ MT Nhật Bản; IGES | Sở TN&MT | Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan | Hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật, nguồn lực trong giai đoạn xây dựng Đề án TPMT 2021-2030 và triển khai các hành động để xây dựng “Thành phố phát thải carbon thấp” | 2021-2024 | Công văn số 376/UBND-STNMT ngày 19/01/2022 của UBND thành phố |
3 | Dự án Chương trình “Thành phố sạch - Đại dương Xanh” (CCBO) tại thành phố Đà Nẵng | USAID, Trung tâm MCD | Sở TN&MT | Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan | (1) Thúc đẩy thực hành giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và củng cố thị trường và khu vực cho nhựa tái chế; (2) Thúc đẩy, thay đổi hành vi xã hội đối với 3R và quản lý chất thải rắn bền vững; (3) Nâng cao năng lực và quản trị hiệu quả các hệ thống quản lý CTR bền vững và tái chế; (4) Hỗ trợ các diễn đàn quốc tế, quan hệ đối tác công tư (PPP) và các liên minh đa bên. | 2021 - 2024 | Công văn số 805/UBND-ĐTĐT ngày 14/02/2022 của UBND thành phố |
4 | Dự án “Xây dựng một nền Kinh tế Tuần hoàn Bền vững cho Rác thải Nhựa tại Việt Nam” | Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA); Tổ chức iDE | Sở TN&MT | Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan | 1. Tăng cơ hội sinh kế đối trong việc quản lý rác thải nhựa: 2. Thu gom, xử lý và bán rác thải nhựa “có khả năng ra đại dương” thông qua các hình thức kinh doanh có trách nhiệm. 3. Giảm lượng rác thải nhựa hiện có trong môi trường tự nhiên: Nâng tỷ lệ thu hồi nhựa từ các loại rác thải nhựa ở địa bàn dự án lên 35% từ mức dưới 15% hiện nay. 4. Các doanh nghiệp tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm mong muốn với giá cạnh tranh thị trường và có nguồn cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy để tiếp tục tăng trưởng trong tương lai | 2022-2024 | Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng. |
5 | Dự án “Quản lý chất thải rắn nhằm thúc đẩy phân loại và tái chế trên địa bàn TPĐN” Giai đoạn 2 | Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Chính quyền thành phố Yokohama; Viện Chiến lược Môi trường toàn cầu (IGES) | Sở TN&MT | Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND Các quận, huyện; các đơn vị liên quan | Hỗ trợ về nâng cao hệ thống tái chế hiện tại; xây dựng dữ liệu về các tuyến đường tái chế, cải thiện hoạt động của các cơ sở thu mua phế liệu, nghiên cứu để tìm kiếm các tuyến đường tái chế tiềm năng khác,... | 2022 - 2024 | Quyết định số 3743/QĐ-UBND ngày 23/11/2021 của UBND thành phố |
6 | “Nghiên cứu, xây dựng mô hình Quản lý và tái chế chất thải rắn xây dựng nhằm bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025” thuộc khuôn khổ dự án SATREPS: “Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải xây dựng tái chế ở Việt Nam” | JICA Trường Đại học Xây dựng | Sở TN&MT | Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện; các đơn vị liên quan | Khảo sát và Đánh giá thực trạng quản lý Phế thải xây dựng tại thành phố; Nghiên cứu xây dựng và đề xuất hệ thống quản lý CTRXD tiên tiến; các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tái chế CTRXD; | Năm 2022 | Quyết định số 3640/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 của UBND thành phố |
7 | Dự án “Chung tay bảo vệ môi trường nước” | USAID; Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) | Sở TN&MT | Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan | Triển khai các hoạt động truyền thông để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Âu Thuyền Thọ Quang; Hỗ trợ xây dựng các mô hình BV nguồn nước; sự phối hợp giữa cộng đồng và doanh nghiệp; Phát triển các mô hình phân loại rác và các lĩnh vực quản lý nước khác | 2021 - 2023 | Công văn số 1327/UBND-STNMT ngày 10/3/2021 của UBND thành phố. |
- 1Quyết định 09/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 12/2019/QĐ-UBND và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2021 về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 2598/QĐ-UBND năm 2021 về Sổ tay hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2022 về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5Quyết định 2625/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025
- 6Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2022 về chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
- 1Quyết định 1577/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 3Quyết định 09/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 12/2019/QĐ-UBND và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 5Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2021 về triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 6Kế hoạch 2415/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2021 về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030
- 8Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2021 về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 2598/QĐ-UBND năm 2021 về Sổ tay hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 10Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2022 về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 11Quyết định 2625/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025
- 12Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2022 về chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2022 triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 54/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 23/03/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Lê Quang Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra