Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 12 tháng 02 năm 2018 |
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2018-2020
Căn cứ Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu chung
Phát triển công nghiệp một cách bền vững, phấn đấu đến năm 2020 công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển của vùng kinh tế các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Tập trung phát triển, nâng cao giá trị của ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản, yêu cầu khai thác gắn với chế biến sâu khoáng sản trên địa bàn, từng bước phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 (theo giá so sánh năm 2010) bình quân đạt trên 15%/năm; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 (tính theo giá so sánh năm 2010) có mức tăng trưởng bình quân 20%/năm.
- Thu ngân sách nhà nước từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phấn đấu tăng bình quân trên 12%/năm.
- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng 2 cụm công nghiệp theo quy hoạch để có mặt bằng thu hút các dự án công nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp.
- Phát triển nguồn và lưới điện đồng bộ với nhu cầu phát triển phụ tải công nghiệp và quy hoạch chung; phấn đấu đến năm 2020 có trên 98% hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia.
(Kế hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp chủ yếu giai đoạn 2018-2020 cụ thể tại 04 biểu kèm theo)
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ
- Rà soát các dự án đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai, chậm tiến độ, dừng hoạt động, không hiệu quả để có giải pháp xử lý dứt điểm.
- Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động tiếp tục ổn định sản xuất theo công suất thiết kế; tiếp tục rà soát các dự án công nghiệp đang tạm dừng sản xuất để có giải pháp đưa nhà máy đi vào hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.
- Xây dựng, phát triển, quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến; hỗ trợ nâng cao chất lượng, mẫu mã và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tiếp tục rà soát, bổ sung danh mục các dự án sản xuất công nghiệp có tiềm năng, lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh nhất là trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng để kêu gọi, thu hút đầu tư vào tỉnh.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Giải pháp chung
- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó: Tập trung giải quyết, hướng dẫn kịp thời cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính; kiểm soát chặt chẽ công tác thanh tra, kiểm tra gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 15/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ để tránh gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp.
- Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các nhà máy đang tạm dừng sản xuất khẩn trương hoạt động trở lại, cụ thể như: Nhà máy tuyển luyện chì của Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico; nhà máy sản xuất sắt xốp Bắc Kạn của Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ; Nhà máy chế biến Canxi cacbonat của Công ty cổ phần Phiabjooc...
- Nâng cao năng lực thẩm tra, thẩm định các dự án công nghiệp; đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hậu kiểm sau chấp thuận chủ trương đầu tư để kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý các dự án đầu tư không vì mục tiêu sản xuất sản phẩm và cố tình trây ỳ, chiếm dụng đất hoặc chuyển đổi, mua bán dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh.
2.2. Giải pháp riêng đối với từng ngành công nghiệp
a) Giải pháp phát triển đối với nhóm ngành công nghiệp khai khoáng:
- Điều chỉnh kịp thời định hướng, quy hoạch vùng nguyên liệu quặng chì, kẽm, sắt, sắt - mangan cung cấp cho các nhà máy sản xuất kim loại trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, phù hợp về tiến độ, quy mô đầu tư nhà máy sản xuất với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; quyết định chủ trương, cấp phép hoặc ủng hộ đối với các mỏ hoạt động để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất kim loại trên địa bàn tỉnh (ghi rõ trong quyết định chủ trương đầu tư, nội dung thẩm định thiết kế cơ sở, giấy phép khai thác thuộc thẩm quyền của tỉnh,...).
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án quản lý khối lượng khoáng sản kim loại vận chuyển tại các bàn cân điện tử, cửa mỏ thông qua hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 05/01/2018.
- Rà soát, đánh giá thực tế thực trạng hoạt động khai thác các mỏ khoáng sản kim loại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành và yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh, phê duyệt thiết kế mỏ phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn lao động và nâng cao hiệu quả khai thác khoáng sản.
- Để hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác lập bản đồ hiện trạng, kiểm kê trữ lượng mỏ; thực hiện rà soát điều chỉnh thiết kế mỏ phù hợp với kế hoạch khai thác hằng năm.
b) Giải pháp phát triển đối với nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp chế biến khoáng sản hoạt động sản xuất, như: Định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh tăng cường sự liên kết, hợp tác với doanh nghiệp có nhà máy sản xuất kim loại trên địa bàn tỉnh để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động.
- Rà soát, đánh giá các dự án đầu tư luyện kim trên địa bàn tỉnh nằm trong quy hoạch nhưng hoạt động không hiệu quả hoặc chậm tiến độ, xây dựng kéo dài nhiều năm để có phương án xử lý theo quy định.
- Các cơ quan chuyên môn tập trung rà soát, đôn đốc, chủ động hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện các thủ tục hành chính chưa hoàn thành, đồng thời đảm bảo không gây khó khăn, cản trở hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, như: Việc điều chỉnh dự án đầu tư và hoàn thiện công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy luyện gang Bắc Kạn, Nhà máy sản xuất bột kẽm ôxít của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn,...
- Rà soát, đánh giá thực trạng các dự án sản xuất kim loại, trình độ công nghệ, các quy định hiện hành và tiềm năng nguồn nguyên liệu quặng chì, kẽm, sắt để định hướng, quy hoạch một số dự án nhà máy sản xuất kim loại phù hợp, đặc biệt là quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo cho dự án. Đồng thời, không chấp thuận thêm các dự án sản xuất kim loại quy mô nhỏ lẻ, cũng như các dự án không đảm bảo khả thi về nguyên liệu hoạt động, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường...
- Tổ chức hợp lý giữa quy hoạch, cấp vùng nguyên liệu với các nhà máy, cơ sở chế biến đảm bảo về cơ bản các sản phẩm đều được chế biến tạo ra giá trị gia tăng tại địa bàn tỉnh; thực hiện công tác quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến, có các biện pháp hỗ trợ cơ sở chế biến gắn kết với người nông dân trong xây dựng vùng nguyên liệu, đảm bảo giá bán hợp lý, ngăn chặn hiện tượng tranh mua, tranh bán trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án khuyến công theo quy định; Quan tâm xây dựng các chương trình, đề án khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng điểm, có sự bứt phá và có bước chuyển rõ rệt cho sự phát triển của ngành công thương; hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở công nghiệp nông thôn kết nối thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm; đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng giữ gìn và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu đã được cấp, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm hàng hóa.
c) Giải pháp phát triển đối với nhóm ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện:
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án cấp điện mà Bộ Công Thương đã phê duyệt tại Quyết định số 3131/QĐ-BCT ngày 27/7/2016; quản lý lưới điện theo quy hoạch đã phê duyệt tại Quyết định số 1772/QĐ-BCT ngày 18/5/2017 và Quyết định số 2128/QĐ-UBND ngày 18/12/2017; đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
- Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thủy điện trên địa bàn tỉnh.
d) Giải pháp phát triển đối với tiểu thủ công nghiệp:
Tập trung phát triển các lĩnh vực có lợi thế như: Miến dong, chè,...; tổ chức liên kết thành chuỗi giá trị sản phẩm; tăng năng suất lao động, tạo ra sản lượng sản phẩm chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.
e) Giải pháp phát triển các Khu, Cụm công nghiệp;
- Tập trung phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các dự án sản xuất thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sản phẩm xuất khẩu, đồng thời với việc tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết để đáp ứng nhu cầu các dự án đầu tư theo các ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển của các khu, cụm công nghiệp. Chú trọng các vấn đề như kết nối giao thông; hệ thống nước sạch; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; hệ thống cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc.
- Xây dựng một số cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khu, cụm công nghiệp như: xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; di dời vào cụm công nghiệp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường đang ở xen kẽ với khu vực dân cư; xây dựng, mua sắm thiết bị công nghệ xử lý nước thải, chất thải của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp; đào tạo nghề cho lao động để làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu, cụm công nghiệp
- Giải quyết dứt điểm các dự án đầu tư đã chấm dứt triển khai hoặc chấm dứt hoạt động và đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư tại KCN thì kiên quyết yêu cầu nhà đầu tư thanh lý dự án và thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện Đề án quản lý khối lượng khoáng sản kim loại vận chuyển tại các bàn cân điện tử, cửa mỏ thông qua hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh Văn bản báo cáo Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ giải quyết, xử lý đối với các dự án công nghiệp nằm trong quy hoạch chung của cả nước nhưng chậm tiến độ, dừng hoạt động hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, báo cáo UBND tỉnh về thực trạng các dự án sản xuất kim loại, trình độ công nghệ, các quy định hiện hành và tiềm năng nguồn nguyên liệu quặng chì, kẽm, sắt đề xuất phát triển nhà máy sản xuất kim loại phù hợp.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh định kỳ gặp mặt doanh nghiệp công nghiệp (02 lần/năm vào dịp 6 tháng, 1 năm) để đối thoại, trao đổi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu về công tác nâng cao năng lực thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư và tham mưu xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong việc thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư để đảm bảo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư và lựa chọn được dự án đầu tư có tính khả thi cao, hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư nhưng chậm tiến độ đầu tư hoặc đã đầu tư nhưng hoạt động không hiệu quả, tạm dừng sản xuất và tham mưu cho UBND tỉnh kiên quyết xử lý dứt điểm theo quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu trong việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản chì kẽm, sắt, sắt- mangan theo hướng để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến sâu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (ngay từ khâu lập hồ sơ thăm dò, khai thác khoáng sản).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giải quyết các tồn tại về bồi thường, giải phóng mặt bằng, giao đất cho các dự án công nghiệp đã được chấp thuận đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu của UBND tỉnh Văn bản báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết, xử lý đối với các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ nhưng chậm tiến độ, dừng hoạt động hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổ chức đẩy mạnh phát triển rừng để tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ;
- Tham mưu cho UBND tỉnh huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp phục vụ công tác khai thác, vận chuyển nguyên liệu phục vụ cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh;
5. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện hoàn thiện sản phẩm đảm bảo hợp chuẩn, hợp quy theo quy định;
- Tham mưu cho UBND tỉnh về việc phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm vật liệu xây dựng mà tỉnh có tiềm năng về nguyên liệu, lợi thế so sánh; chú trọng phát triển sản xuất vật liệu xây không nung đáp ứng nhu cầu thị trường, kiên quyết xóa bỏ các lò gạch thủ công theo đúng lộ trình quy định.
6. Sở Giao thông Vận tải
- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Chính phủ, các Bộ GTVT, Kế hoạch và Đầu tư phương án đầu tư hoàn chỉnh Dự án đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn theo đúng quy định của pháp luật bằng các nguồn vốn như: Ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA... để đầu tư theo hình thức đầu tư công
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn tỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
- Hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển giao công nghệ thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước; tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện cơ chế hỗ trợ chuyển giao công nghệ theo quy định;
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, các biện pháp quản lý thương hiệu, đăng ký bảo hộ sản phẩm theo quy định.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tham mưu, thực hiện mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động phục vụ cho các nhà máy, dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
9. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Kạn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh công tác đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thanh Bình giai đoạn II theo hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh sớm giải quyết dứt điểm thu hồi đất đã giao cho các chủ đầu tư thuê để thực hiện dự án đầu tư nhưng không thực hiện dự án đầu tư đúng tiến độ, không còn đủ năng lực triển khai dự án đầu tư tại KCN Thanh Bình để tránh lãng phí mặt bằng KCN, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiềm năng khác có nhu cầu sử dụng mặt bằng để triển khai dự án có tính khả thi, phù hợp với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
- Chủ động đôn đốc các chủ đầu tư sớm đưa các Nhà máy trong Khu công nghiệp Thanh Bình hiện đang tạm dừng sản xuất hoạt động trở lại.
10. UBND các huyện, thành phố
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo phân cấp quản lý. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đồng thời thường xuyên phối hợp với các sở ngành có liên quan nắm bắt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.
- Tập trung phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện, tiềm năng của địa phương. Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc quản lý, bảo vệ môi trường và bảo đảm công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội cho các nhà đầu tư.
11. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Chủ động có các giải pháp tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo đúng tiến độ đã cam kết với tỉnh;
- Chủ động thực hiện tái cơ cấu để sớm đưa nhà máy đang tạm dừng sản xuất có thể hoạt động trở lại trong năm 2018. Tăng cường sự liên kết, kết nối với các doanh nghiệp khác để cùng nhau phát triển, hoạt động sản xuất.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và đảm bảo môi trường.
Các Sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp công nghiệp có trách nhiệm xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6) và 1 năm (trước ngày 15/12) báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 12/02/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT | Sản phẩm chủ yếu | ĐVT | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 |
1 | - Tinh quặng kẽm | Tấn | 17.600 | 18.700 | 19.400 |
2 | - Tinh quặng chì | Tấn | 11.986 | 12.200 | 13.400 |
3 | - Quặng oxít chì, kẽm | Tấn | 16.000 | 16.000 | 16.000 |
4 | - Tinh quặng sắt | Tấn | 20.000 | 34.000 | 46.000 |
5 | - Chì kim loại | Tấn | 5.000 | 6.000 | 7.700 |
6 | - Kẽm kim loại |
| - | - | 2.000 |
7 | - Gang thỏi | Tấn | 25.000 | 30.000 | 35.000 |
8 | - Bột kẽm | Tấn | 1.700 | 2.000 | 2.000 |
9 | - Xỉ giầu mangan | Tấn | 30.000 | 35.000 | 40.000 |
10 | - Sắt xốp | Tấn | - | 10.000 | 15.000 |
11 | - Điện thương phẩm | Tr.KWh | 190 | 190 | 190 |
12 | - Giấy bìa các loại | tấn | 2.000 | 2.000 | 2.000 |
13 | - Gỗ xẻ | m3 | 38.000 | 38.000 | 38.000 |
14 | - Gạch xây dựng các loại | 1.000 viên | 42.000 | 42.000 | 42.000 |
15 | - Đũa sơ chế | Tấn | 1.850 | 1.850 | 1.850 |
16 | - Quần áo may sẵn | 1.000 cái | 1.100 | 1.100 | 1.100 |
17 | - Nước máy sản xuất | 1.000 m3 | 2.250 | 2.250 | 2.250 |
18 | - Miến dong | Tấn | 800 | 900 | 1.000 |
19 | - Sillicomangan | Tấn | - | 6.000 | 30.000 |
20 | - Ván dán | M3 | - | 30.000 | 50.000 |
21 | - Vàng kim loại | Kg | 7,8 | 15,7 | 15,7 |
MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ YẾU NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG CHIA THEO DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 12/02/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT | Tên doanh nghiệp | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||||||||
Tinh quặng kẽm (tấn) | Tinh quặng chì (tấn) | Tinh quặng sắt (tấn) | Vàng kim loại (kg) | Tinh quặng kẽm (tấn) | Tinh quặng chì (tấn) | Tinh quặng sắt (tấn) | Vàng kim loại (kg) | Tinh quặng kẽm (tấn) | Tinh quặng chì (tấn) | Tinh quặng sắt (tấn) | Vàng kim loại (kg) | ||
1 | Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn | 12.700 | 1.500 |
|
| 12.750 | 1.500 |
|
| 12.800 | 1.718 |
|
|
2 | Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn | 3.220 | 4.500 |
|
| 3.300 | 4.500 |
|
| 3.300 | 4.870 |
|
|
3 | Công ty TNHH Khai khoáng Bắc Kạn | 1.100 | 5.676 |
|
| 1.200 | 5.700 |
|
| 1.300 | 5.700 |
|
|
4 | Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hoàng Nam | 470 | 230 |
|
| 680 | 240 |
|
| 870 | 600 |
|
|
5 | Công ty TNHH Ngọc Linh |
|
|
|
| 400 | 180 |
|
| 730 | 400 |
|
|
6 | Công ty TNHH Đồng Tâm |
|
|
|
| 260 | 26 |
|
| 270 | 100 |
|
|
7 | Công ty TNHH Việt Trung | 110 | 80 |
|
| 124 | 80 |
|
| 130 | 100 |
|
|
8 | Công ty cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico |
|
| 20.000 |
|
|
| 20.000 |
|
|
| 20.000 |
|
9 | Công ty CP Vật tư và Thiết bị toàn bộ Matexim |
|
|
|
|
|
| 10.000 |
|
|
| 20.000 |
|
10 | Công ty TNHH Vạn Lợi |
|
|
|
|
|
| 4.000 |
|
|
| 6.000 |
|
11 | Công ty TNHH Tân Thịnh |
|
|
| 7,8 |
|
|
| 15,7 |
|
|
| 15,7 |
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 12/02/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT | Tên doanh nghiệp | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||||||||||
Chì kim loại (tấn) | Gang thỏi (tấn) | Xỉ giầu (tấn) | Chì kim loại (tấn) | Gang thỏi (tấn) | Xỉ giầu (tấn) | Sắt xốp (tấn) | Sillico mangan (tấn) | Chì kim loại (tấn) | Kẽm kim loại (tấn) | Gang thỏi (tấn) | Xỉ giầu (tấn) | Sắt xốp (tấn) | Sillico mangan (tấn) | ||
1 | Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn | 2.300 |
|
| 2.500 |
|
|
|
| 3.500 |
|
|
|
|
|
2 | Chi nhánh Matexim |
|
|
|
|
|
| 10.000 |
|
|
|
|
| 15.000 |
|
3 | Công ty cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico |
|
|
| 200 |
|
|
|
| 500 |
|
|
|
|
|
4 | Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hoàng Nam |
|
|
| 600 |
|
|
|
| 1.000 |
|
|
|
|
|
5 | Công ty TNHH Ngọc Linh |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2.000 |
|
|
|
|
6 | Công ty cổ phần khoáng sản Tây Giang Bắc Kạn | 1.500 | 25.000 | 30.000 | 1.500 | 30.000 | 35.000 |
|
| 1.500 |
| 35.000 | 40.000 |
|
|
7 | Doanh nghiệp tư nhân Cao Bắc | 1.200 |
|
| 1.200 |
|
|
|
| 1.200 |
|
|
|
|
|
8 | Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp Bắc Kạn |
|
|
|
|
|
|
| 6.000 |
|
|
|
|
| 30.000 |
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 12/02/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT | Tên doanh nghiệp | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||||
Đũa gỗ (tấn) | Giấy đế (tấn) | Miến dong (tấn) | Đũa gỗ (tấn) | Giấy đế (tấn) | Miến dong (tấn) | Ván dán (m3) | Đũa gỗ (tấn) | Giấy đế (tấn) | Miến dong (tấn) | Ván dán (m3) | ||
1 | Công ty TNHH Trường Thành Bắc Kạn | 1.000 |
|
| 1.000 |
|
|
| 1.000 |
|
|
|
2 | Công ty CP sản xuất và chế tạo ô tô tracimexco | 700 |
|
| 800 |
|
|
| 800 |
|
|
|
3 | Công ty TNHH Nhất Thiện |
|
| 350 |
|
| 400 |
|
|
| 450 |
|
4 | Công ty CP Hồng Hà |
|
| 100 |
|
| 150 |
|
|
| 200 |
|
5 | Công ty TNHH Giấy và gỗ Bình Trung |
| 1.800 |
|
| 2.000 |
|
|
| 2.000 |
|
|
6 | Công ty CP Đầu tư Govina |
|
|
|
|
|
| 30.000 |
|
|
| 50.000 |
7 | HTX Miến dong Côn Minh |
|
| 20 |
|
| 20 |
|
|
| 20 |
|
- 1Quyết định 29/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2Kế hoạch 1606/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3Kế hoạch 3844/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020
- 3Quyết định 2128/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Hợp phần II - Quy hoạch chi tiết lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV của Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035
- 4Quyết định 29/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Kế hoạch 1606/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Kế hoạch 3844/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Thuận ban hành
Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2018 về phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 51/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/02/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Lý Thái Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra