Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 496/KH-UBND | An Giang, ngày 31 tháng 8 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 15-CTR/TU NGÀY 20/7/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/TW NGÀY 18/11/2016 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ NỢ CÔNG ĐỂ BẢO ĐẢM NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA AN TOÀN, BỀN VỮNG
Thực hiện chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 20/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững (gọi tắt là Nghị quyết số 07-NQ/TW), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. Mục tiêu, yêu cầu:
1. Mục tiêu:
a) Tổ chức quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/TW; tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức các cấp, các ngành và toàn thể xã hội đối với công tác quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
b) Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất của nhà nước trong quản lý ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật và tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý nhà nước và nợ công.
c) Phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của nghị quyết đến năm 2020, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giữ vững an ninh tài chính của tỉnh. Cụ thể:
- Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 7,2 - 7,3% GRDP; tổng thu ngân sách bằng khoảng 1,22 lần giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, thu nội địa chiếm khoảng 97 - 98%, thu xuất nhập khẩu khoảng 2 - 3%.
- Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 14 - 15% GRDP. Trong tổng chi ngân sách nhà nước, chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29 - 30%, chi thường xuyên dưới 68%, ưu tiên bảo đảm chi trả nợ.
- Bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, quản lý nợ công theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Yêu cầu:
a) Cụ thể hóa đầy đủ các chủ trương và giải pháp chủ yếu về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính của tỉnh an toàn, bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp.
b) Xác định rõ nhiệm vụ của các ngành, các cấp; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, Ban ngành tỉnh, địa phương trong triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ.
II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước.
Thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm 2016 - 2020 là 7%.
Thực hiện lộ trình giá thị trường có sự quản lý của nhà nước đối với những hàng hóa quan trọng, thiết yếu; thực hiện đầy đủ cơ chế giá thị trường đối với các dịch vụ công theo quy định của Trung ương.
Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy luật của kinh tế thị trường và các cam kết kinh tế quốc tế; cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh; tập trung vào cải cách toàn diện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, các quy định quản lý chuyên ngành xuất khẩu và nhập khẩu, các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.
2. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, cộng đồng doanh nghiệp về chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật về ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và xử lý nghiêm các vi phạm.
Đổi mới tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước và xã hội về tư tưởng, ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, tuân thủ pháp luật về thu, chi ngân sách và nợ công, đặc biệt là những lĩnh vực, khâu dễ xảy ra vi phạm, tham nhũng, lãng phí. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí; các hành vi vi phạm quy định quản lý tài chính - ngân sách, nợ công và quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Rà soát, hoàn thiện công tác kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, bảo đảm việc phản ánh trung thực, bao quát tài sản, thu nhập và nguồn gốc hình thành.
3. Tập trung cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý nợ công, bảo đảm an toàn, bền vững nền tài chính địa phương. Thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; cải thiện cân đối ngân sách nhà nước, từng bước tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và trả nợ vay.
Mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, khai thác tốt các khoản thu từ tài sản, tài nguyên và bảo vệ môi trường; tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng cường quản lý, khai thác, huy động nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công theo Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.
Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách địa phương theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay lại bảo đảm hiệu quả.
4. Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm và giải quyết các vấn đề phát triển của tỉnh, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và vốn nhà nước ở các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 23/7/2014 của Tỉnh ủy về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn tỉnh. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của khu vực sự nghiệp công lập, tạo bước đột phá về chất lượng, hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức, biên chế và hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ; từng bước tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý, điều chỉnh theo lộ trình giá các loại dịch vụ công theo cơ chế thị trường. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo, dân tộc thiểu số và vùng khó khăn.
5. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách nhà nước và nợ công; thực hiện có hiệu quả việc phân cấp, phân quyền cho địa phương; ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ thuế.
Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp xây dựng dự toán thu ngân sách trên cơ sở dữ liệu quản lý thuế và dự toán chi ngân sách theo mục tiêu, nhiệm vụ, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dịch vụ và cam kết chi. Thực hiện thu, chi trong phạm vi dự toán; vay nợ, giải ngân trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được cấp thẩm quyền quyết định; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn. Tăng cường kiểm soát chi ngân sách theo hướng phù hợp với khả năng thu và trả nợ. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và nợ công.
Thực hiện rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các cấp theo quy định của Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương theo hướng tinh gọn; gắn trách nhiệm quyết định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ công. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính.
6. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược và lộ trình cơ cấu lại ngân sách địa phương, quản lý nợ công sau năm 2020 theo hướng:
a) Tập trung kêu gọi đầu tư, sản xuất kinh doanh, mở rộng nguồn thu, bảo đảm huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước; giảm dần tỷ lệ bổ sung từ ngân sách Trung ương, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
b) Đổi mới cơ bản công tác quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn, trung hạn và hàng năm; nâng cao hiệu quả công tác lập ngân sách, chấp hành kiểm toán, quyết toán, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước; trao quyền tự chủ đi đôi với trách nhiệm giải trình đối với các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
c) Thực hiện quản lý nợ công theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
7. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược và lộ trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công sau năm 2020 để tiếp tục thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 07-NQ/TW, bảo đảm phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cùng kỳ.
III. Tổ chức và triển khai thực hiện:
1. Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, chỉ đạo đưa ngay những nhiệm vụ của Nghị quyết số 07-NQ/TW và Kế hoạch này vào nội dung dự toán ngân sách hàng năm và các kế hoạch tài chính giai đoạn 2018 - 2020 của đơn vị, địa phương; xây dựng kế hoạch thực hiện của đơn vị, địa phương đến năm 2020, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm; đồng thời chỉ đạo, triển khai ngay các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng, thẩm quyền phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính của tỉnh an toàn bền vững.
3. Hàng năm, Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố đưa vào chương trình công tác của đơn vị, địa phương các đề án, nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TW; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và gửi Sở Tài chính kết quả thực hiện trước ngày 05/12 để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ.
4. Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; hàng năm tổng hợp tiến độ triển khai, báo cáo và kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả; bám sát các nội dung liên quan trong chương trình làm việc của Tỉnh ủy để thực hiện việc báo cáo theo quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị cấp tỉnh, địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong xã hội, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính tỉnh an toàn bền vững.
6. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, các Sở, ngành, địa phương chủ động đề xuất, gửi Sở Tài chính để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 13-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 14-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Quyết định 2384/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động Ủy ban nhân dân tỉnh về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 4Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 11-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 5Quyết định 2179/CT-UBND năm 2017 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Quyết định 2179/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP do tỉnh Bình Dương ban hành
- 7Quyết định 3562/QĐ-UBND năm 2017 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP do tỉnh Bình Định ban hành
- 8Kế hoạch 247/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 9Quyết định 2275/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP và Kế hoạch 49-KH/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững” do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 10Quyết định 1195/QĐ-UBND năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP, Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 1Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 07-NQ/TW năm 2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 5Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 13-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 14-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7Quyết định 2384/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động Ủy ban nhân dân tỉnh về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 8Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 11-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 9Quyết định 2179/CT-UBND năm 2017 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP do tỉnh Bình Dương ban hành
- 10Quyết định 2179/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP do tỉnh Bình Dương ban hành
- 11Quyết định 3562/QĐ-UBND năm 2017 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP do tỉnh Bình Định ban hành
- 12Kế hoạch 247/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 13Quyết định 2275/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP và Kế hoạch 49-KH/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững” do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 14Quyết định 1195/QĐ-UBND năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP, Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Hưng Yên ban hành
Kế hoạch 496/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 15-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 496/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 31/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Văn Nưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra