Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4627/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 04 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2021 CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ

Thực hiện Chương trình hành động số 28-CTr/BCSĐTNMT ngày 15/6/2016 của Ban cán sự đảng, Ban chấp hành Đảng bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 2486/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động số 26-CTHĐ/TU ngày 15/6/2016 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI;

Nhằm thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội các cấp đã đề ra, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động về công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2021 của tỉnh với các nội dung sau đây:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

2. Yêu cầu

Thể hiện tinh thần quyết tâm đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng các mục tiêu lâu dài của ngành và của đất nước.

II. LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ

1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường; về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm mức phát thải khí nhà kính.

2. Nhiệm vụ chung

- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch về tài nguyên và môi trường, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy ngành tài nguyên và môi trường đáp ứng nhu cầu thực tiễn, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hiệu quả.

- Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu các nguồn ô nhiễm.

- Nâng cao năng lực về điều tra, dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; nâng cao năng lực, nhận thức công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

- Xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường có hiệu lực, hiệu quả, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.

3. Nhiệm vụ và giải pháp của từng lĩnh vực

3.1. Lĩnh vực đất đai

a) Mục tiêu

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai theo hướng hiện đại nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung quản lý nhà nước về đất đai và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về đất đai nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất đai, khai thác, sử dụng tiết kiệm; tăng cường khả năng tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, từng bước hiện đại hóa cung cấp dịch vụ công về đất đai theo hướng hiện đại.

- Kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định; đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và kịp thời trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; làm tốt công tác định giá đất; tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.

- Tập trung công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác tốt quỹ đất; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, hoàn chỉnh theo hướng hiện đại; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách.

- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, năng lực và triển khai vận hành đồng loạt cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện thí điểm cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư qua mạng thông tin điện tử đối với một số huyện, thị xã, thành phố.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên đất đảm bảo cung cấp đầy đủ dữ liệu về đất đai; tập trung chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, sớm hoàn thành phê duyệt và công bố, công khai điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020); thực hiện tốt, có chất lượng công tác kiểm kê và thống kê hàng năm theo quy định của Luật Đất đai.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật về đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quản lý sử dụng đất ở các địa phương, các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.

3.2. Lĩnh vực đo đạc - bản đồ và viễn thám

a) Mục tiêu

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và khai thác thông tin về Đo đạc - Bản đồ và Viễn thám đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần vào phát triển chung của ngành.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và ban hành bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đo đạc - bản đồ và viễn thám thuộc thẩm quyền.

- Thực hiện công tác phê duyệt thiết kế kinh tế - kỹ thuật, dự toán, ban hành bộ đơn giá trong lĩnh vực đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Hoàn thành công tác đo đạc, đo đạc bổ sung, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; cắm mốc ranh giới sử dụng đất các Ban quản lý rừng, các công ty Nông lâm nghiệp.

- Triển khai thực hiện đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các Nông Lâm trường Quốc doanh, dự án đo đạc bản đồ địa chính 10 xã phục vụ xây dựng Khu kinh tế Đông Nam và Dự án “tăng cường quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai” trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư hệ thống thu nhận dữ liệu viễn thám Quốc gia, khai thác thông tin để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phòng chống thiên tai.

3.3. Lĩnh vực môi trường

a) Mục tiêu

Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu các nguồn ô nhiễm và các tác động tích cực của môi trường và thiên tai, đảm bảo phát triển bền vững trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Thực hiện tốt các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn và các sự kiện môi trường liên quan khác; phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về bảo vệ tài nguyên và môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 17-CT/TU và Chương trình hành động số 83-CT/TU của Tỉnh ủy về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kế hoạch số 552/KH-UBND ngày 04/3/2014 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016.

- Tăng cường năng lực quản lý môi trường; từng bước hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Trị.

- Xây dựng các quy định bảo vệ môi trường trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, làng nghề, đối với các hoạt động du lịch, thương mại, dịch vụ; đối với các hoạt động thủy điện, thủy lợi và khu vực hồ chứa.

- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường; xác nhận hoàn thành các công trình xử lý môi trường sau đánh giá tác động môi tường; cải tạo và phục hồi các khu vực bị ô nhiễm; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, bãi rác tập trung, các làng nghề; tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường; giám sát các nguồn xả thải vào nguồn nước. Quản lý có hiệu quả chất thải rắn, đẩy mạnh công tác thu gom chất thải rắn khu vực đô thị và nông thôn; thực hiện nghiêm túc công tác ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hệ thống quan trắc giám sát môi trường.

- Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường nhằm thống nhất quản lý, lưu trữ dữ liệu, liên kết cơ sở dữ liệu quản lý môi trường giữa cấp tỉnh và cấp huyện.

3.4. Lĩnh vực biển và hải đảo

a) Mục tiêu

Nâng cao năng lực, nhận thức về công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường vùng bờ, bảo vệ đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường vùng biển, hải đảo tỉnh Quảng Trị nhằm cung cấp, chia sẻ thông tin kịp thời, phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng bờ và hải đảo.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường biển hải đảo: Luật Tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; Luật biển Việt Nam; Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 01/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; Thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, hải đảo; công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo cho cán bộ, công chức quản lý các cấp, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư ven biển.

- Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hải đảo tỉnh Quảng Trị; rà soát, bổ sung và thiết lập hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trên cơ sở hệ thống quan trắc hiện có đảm bảo cung cấp số liệu, thông tin phục vụ công tác quản lý tổng hợp, cảnh báo thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu.

- Triển khai công tác giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng; thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển; điều chỉnh và bổ sung chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh; lập hồ sơ tài nguyên hải đảo; phân vùng chức năng vùng bờ tỉnh.

- Tăng cường kiểm soát các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vùng bờ, đặc biệt là các khu công nghiệp, chế xuất, cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản, hoạt động thương mại dịch vụ... dọc theo bờ biển, đảo. Giám sát chặt chẽ năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất của các tổ chức, cá nhân; của tàu thuyền vận chuyển dầu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật...

3.5. Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

a) Mục tiêu

Nâng cao năng lực về điều tra, dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hướng đến phát triển nền kinh tế các-bon thấp; thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ, chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, các đề tài, dự án liên quan về phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu đối với các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Tiếp tục triển khai thực hiện và đề xuất các dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Chương trình SP-RCC) trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các nhiệm vụ, đề tài, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

- Cập nhật các thông tin, dữ liệu cho Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020, hướng dẫn công tác lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu vào chiến lược, chương trình, kế hoạch của các ngành và địa phương.

- Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đảm bảo thực thi các điều khoản của thỏa thuận Paris 2015 (COP21) nói chung và hướng đến phát triển bền vững.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thực thi pháp luật về khí tượng thủy văn, năng lực dự báo cảnh báo các hiện tượng thời tiết, thiên tai... chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức có hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến cán bộ các cấp và cộng đồng dân cư. Phổ biến Luật Khí tượng thủy văn và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.

3.6. Lĩnh vực tài nguyên nước

a) Mục tiêu

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước, đảm bảo khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nâng cao năng lực quản lý và tăng cường cán bộ làm công tác quản lý về lĩnh vực tài nguyên nước từ cấp tỉnh đến xã.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật tài nguyên nước, công tác giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhất là trong việc chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

- Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước; các đề án về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; lập, ban hành Danh mực nguồn nước nội tỉnh.

- Thực hiện kiểm kê định kỳ tài nguyên nước 05 năm một lần trên địa bàn tỉnh.

3.7. Lĩnh vực khoáng sản

a) Mục tiêu

Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, nâng cao năng lực quản lý; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, đảm bảo khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 52-CTHĐ/TU ngày 13/11/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thi hành chính sách, pháp luật về khoáng sản và Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh.

- Tiếp tục khoanh định khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản một số mỏ; khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

- Chú trọng sự phối hợp trong quản lý nhà nước giữa chức năng quản lý ngành và quản lý lãnh thổ đối với hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản. Gắn kết chặt chẽ giữa Trung ương với địa phương từ khâu cấp phép thăm dò đến khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý khai thác trái phép khoáng sản; đề xuất các giải pháp ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép khoáng sản. Kiên quyết xử lý các đơn vị hoạt động khoáng sản không thực hiện các quy định của pháp luật; hàng năm, xây dựng kế hoạch bảo vệ tài nguyên khoáng sản và tổ chức thực hiện.

- Rà soát, xây dựng và ban hành quy định quản lý tài nguyên khoáng sản và các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản; kiểm soát có hiệu quả sản lượng khai thác của các tổ chức, cá nhân được cấp phép.

- Chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác quản lý về lĩnh vực khoáng sản từ cấp tỉnh đến xã. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản cho cấp huyện, xã.

3.8. Lĩnh vực thanh tra

a) Mục tiêu

Đánh giá thực trạng tình hình chấp hành pháp luật tài nguyên và môi trường. Phát huy những mặt tích cực và kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm; xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; góp phần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật được sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới trong lĩnh vực tài nguyên môi trường;

- Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra, tập trung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Lồng ghép thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên môi trường, kết hợp các lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước...đồng thời, tập trung rà soát việc khắc phục các vi phạm, tồn tại của các tổ chức, đơn vị được thanh tra, kiểm tra qua các năm.

- Tiếp tục tăng cường kiểm tra việc sử dụng đất của các dự án, tổ chức giao đất nhưng sử dụng kém hiệu quả để có biện pháp xử lý theo quy định.

- Triển khai công tác thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND cấp huyện trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Rà soát, thống kê các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND tỉnh ban hành trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.

3.9. Một số công tác khác

- Triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ của ngành tài nguyên và môi trường đáp ứng được yêu cầu công tác trong tình hình mới; hoàn thiện vị trí việc làm và tổ chức thực hiện; làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm trong tình hình mới.

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành tài nguyên và môi trường với một số ngành liên quan để tránh chồng chéo, trùng lặp, tăng cường phân cấp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phù hợp với pháp luật.

- Tập trung rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng kế hoạch cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cải thiện, nâng cao chỉ số PCI, PAPI, SIPAS của tỉnh; đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 trong các đơn vị; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm từng bước hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Tiếp tục thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, dân chủ cơ sở, dân vận chính quyền; bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định. Tổ chức thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch hành động này, đề nghị Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các địa phương liên quan triển khai tổ chức thực hiện; đồng thời cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể trong Chương trình công tác hàng năm của đơn vị. Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, đôn đốc các ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt kế hoạch này, định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và kịp thời đề xuất UBND tỉnh giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- Ban cán sự Đảng Bộ TN&MT (B/c);
- VP Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT (Đ/c Hà Sỹ Đồng);
- CVC, các PVP;
- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VT, TN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

 

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TỈNH QUẢNG TRỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2021
(Kèm theo Kế hoạch hành động số 4627/KHHĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Lĩnh vực quản tý đất đai

 

 

 

 

1.1

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất dai nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.2

Ban hành bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực quản lý đất đai thuộc thẩm quyền; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư nhằm cải thiện chỉ số PCI trong tiếp cận đất đai và nâng cao chỉ số SIPAS của tỉnh.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.3

Hoàn thiện hệ thống điều tra, đánh giá tài nguyên đất (đánh giá tiềm năng đất đai và chất lượng đất, chú trọng đến vùng có nguy cơ thoái hóa, ngập mặn, ngập úng, khô hạn, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm đất) đảm bảo cung cấp đầy đủ dữ liệu về đất đai phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành các quyết định của cơ quan nhà nước trong việc quản lý và sử dụng đất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.

2016 -2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.4

Hoàn thành và công bố, công khai điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020). Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

2016

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.5

Kiểm kê đất đai 5 năm.

2019

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.6

Thống kê đất đai hàng năm.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.7

Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; kiểm tra việc thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.8

Điều tra, khảo sát lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2020-2030.

2020

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.9

Tiếp tục điều chỉnh bảng giá đất và xây dựng bản đồ giá đất theo sát giá thị trường; Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo quỹ đất sạch để tăng thu ngân sách từ quỹ đất và kêu gọi đầu tư.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.10

Phê duyệt hồ sơ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để đầu tư các công trình dự án.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.11

Triển khai vận hành đồng loạt cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn toàn tỉnh; thực hiện thí điểm cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư qua mạng thông tin điện tử đối với thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong, Hải Lăng và Cam Lộ.

2019-2020

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.12

Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý sử dụng đất đai ở các địa phương, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

II

Lĩnh vực đo đạc - bản đồ và viễn thám

 

 

 

 

1.1

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và ban hành bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đo đạc - bản đồ và viễn thám thuộc thẩm quyền.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.2

Thực hiện công tác phê duyệt thiết kế kinh tế - kỹ thuật, dự toán, ban hành bộ đơn giá trong lĩnh vực đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.3

Hoàn thành công tác đo đạc, đo đạc bổ sung, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; cắm mốc ranh giới sử dụng đất các Ban quản lý rừng, các công ty Nông lâm nghiệp.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

1.4

Triển khai thực hiện đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các Nông Lâm trường Quốc doanh, dự án đo đạc bản đồ địa chính 10 xã phục vụ xây dựng Khu kinh tế Đông Nam và đặc biệt là Dự án “tăng cường quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai” trên địa bàn tỉnh.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

 

III

Lĩnh vực Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

1

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường

 

 

 

 

1.1

Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất, Ngày Trái đất, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị, các Sở, ban ngành liên quan, địa phương

 

1.2

Triển khai Đề án cam kết bảo vệ môi trường trong các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh.

2016-2017

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

1.3

Tăng cường phát triển và bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường nguồn nước.

2017-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban ngành liên quan, địa phương

 

1.4

Tăng cường bảo vệ môi trường ven biển và các khu du lịch biển trên địa bàn tỉnh.

2017-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban ngành liên quan, địa phương

 

2

Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường

 

 

 

 

2.1

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường của lực lượng cảnh sát môi trường.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Công an tỉnh, Sở Công thương, Ban quản lý các Khu kinh tế tỉnh, địa phương

 

2.2

Xử lý triệt để các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bức xúc trên địa bàn tỉnh, như: chợ trung tâm các huyện, các bãi chôn lấp chất thải rắn, làng nghề, các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, lò giết mổ gia súc gia cầm. Chỉ đạo kiểm tra xác nhận hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

2.3

Xây dựng, bổ sung hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Quảng Trị; tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường; giám sát các nguồn xả thải vào nguồn nước; quản lý có hiệu quả hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

2.4

Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hệ thống giám sát môi trường.

2016-2021

Ban Quản lý các KKT tỉnh/ UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

2.5

Lập Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh.

2020

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

3

Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học

 

 

 

 

3.1

Lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

2016-2017

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

3.2

Tổ chức điều tra bổ sung danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn, xác định khu vực phân bố, lập và triển khai kế hoạch cô lập và diệt trừ loài thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại tại địa phương.

2020

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

3.3

Tiếp tục triển khai dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Công mở rộng giai đoạn 2 tỉnh Quảng Trị.

2016-2019

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các địa phương liên quan

 

4

Tăng cường công tác đầu tư phát triển, nâng cao năng lực về cơ sở vật chất

 

 

 

 

4.1

Thành lập Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh.

2016

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

4.2

Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

4.3

Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

4.4

Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

4.5

Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường nhằm thống nhất quản lý, lưu trữ dữ liệu, liên kết cơ sở dữ liệu quản lý môi trường giữa cấp tỉnh và cấp huyện.

2017

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

5

Xử lý dứt điểm các điểm nóng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

 

 

 

 

5.1

Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại các điểm: Nông trường Tân Lâm và vùng lân cận; thôn Xuân Hòa và vùng lân cận; Nông Trường Quyết Thắng và vùng lân cận; Nông trường Quyết Thắng và vùng lân cận (thị trấn Bến Quan) theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

5.2

Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại các kho thuốc trên địa bàn các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Đông Hà, Cam Lộ, Hướng Hóa (52 điểm).

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

5.3

Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp cũ và đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp mới tại các địa phương: Vĩnh Linh, Đakrông, Triệu Phong, Hướng Hóa; đóng cửa bãi rác cũ thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

5.4

Xử lý ô nhiễm môi trường lại các lưu vực sông (Cánh Hòm, Vĩnh Định); các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; các làng nghề; các chợ trung tâm huyện.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

5.5

Đầu tư thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng nông thôn mới

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan

 

IV

Lĩnh vực Biển, Hải đảo

 

 

 

 

1.1

Tổ chức tuyên truyền về lĩnh vực biển, hải đảo (tổ chức hưởng ứng Tuần lễ biển và Hải đảo Việt Nam; Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển, đảo tỉnh Quảng Trị; tập huấn nâng cao kiến thức về lĩnh vực biển, hải đảo...).

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện ven biển, huyện đảo Cồn Cỏ

 

1.2

Tổng kết thực hiện Chương trình số 35-CTHĐ/TU ngày 22/5/2007 của tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng Khóa X.

2017

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện ven biển, huyện đảo Cồn Cỏ

 

1.3

Thực hiện giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng biển.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện ven biển, huyện đảo Cồn Cỏ

 

1.4

Xây dựng đề án thu, chi phí tiền sử dụng biển trên địa bàn tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành.

2018

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài chính, UBND các huyện ven biển

 

1.5

Tiếp tục thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường vùng biển, ven bờ và hải đáo tỉnh Quảng Trị.

2015-2017

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện ven biển, huyện đảo Cồn Cỏ

 

1.6

Tiếp tục thực hiện Phân vùng chức năng vùng bờ tỉnh Quảng Trị.

2015-2017

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện ven biển, huyện đảo Cồn Cỏ

 

1.7

Thiết lập hành lang bảo vệ bờ tỉnh Quảng Trị.

2016-2017

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ

 

1.8

Lập hồ sơ tài nguyên hải đảo.

2018

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND huyện Cồn Cỏ

 

1.9

Triển khai thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đến năm 2020. Triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện ven biển, huyện đảo Cồn Cỏ

 

1.10

Xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường vùng bờ.

2018

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành có liên quan; Đài KTTV tỉnh; UBND các huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ

 

1.11

Chương trình kiểm soát ô nhiễm, ứng phó sự cố môi trường biển và nhận chìm ở biển.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện ven biển, huyện đảo Cồn Cỏ

 

1.12

Tiếp tục rà soát hoàn thiện thể chế quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ hành lang đa dạng sinh học, xây dựng khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở ban ngành có liên quan, UBND các huyện ven biển, huyện đảo Cồn Cỏ

 

V

Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

 

1.1

Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Chương trình SP-RCC) trên địa bàn tỉnh.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở NN&PTNT, UBND huyện Gio Linh, Triệu Phong

 

1.2

Đề xuất chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Mỗi trường

Các Sở, ban ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

1.3

Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phổ biến pháp luật về khí tượng thủy văn.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

1.4

Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2017

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

1.5

Sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 83-CTHĐ/TU của tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa 12) về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2018

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở TN&MT, Các Sở, ban ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

1.6

Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Quảng Trị.

2018

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban ngành và các huyện ven biển

 

VI

Lĩnh vực Khoáng sản

 

 

 

 

1.1

Xác định khối lượng cát thu hồi trong diện tích các dự án nạo vét, khơi thông luồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản; thẩm định tiền cấp quyền khai thác khoảng sản đối với các dự án thu hồi cát trong diện diện tích các dự án nạo vét, khơi thông luồng.

Thường xuyên

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện liên quan

 

1.2

Tăng cường kiểm tra, rà soát các dự án hoạt động khoáng sản nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Thường xuyên

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương; Sở Xây dựng; UBND cấp huyện

 

1.3

Trình UBND tỉnh khoanh định khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương; Sở Xây dựng; UBND cấp huyện

 

1.4

Triển khai điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo kế hoạch; thực hiện khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương; Sở Xây dựng; UBND cấp huyện

 

1.5

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thi hành chính sách, pháp luật về khoáng sản (Quyết định số 1205/QĐ-UBND ngày 15/6/2015.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành, UBND cấp huyện

 

1.6

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản.

Thường xuyên

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tư pháp; Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan Báo, Đài Truyền hình, Đài Truyền thanh; UBND cấp huyện

 

1.7

Kiểm tra, xử lý khai thác trái phép khoáng sản; Đề xuất các giải pháp ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép khoáng sản.

Thường xuyên

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành, UBND cấp huyện

 

VII

Lĩnh vực tài nguyên nước

 

 

 

 

1.1

Thực hiện đề án “Xác định dòng chảy tối thiểu và hành lang bảo vệ nguồn nước trên các dòng sông; khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký và vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Quảng Trị”.

2017-2018

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở NN&PTNT; Sở Giao thông vận tải; UBND cấp huyện

 

1.2

Lập, ban hành danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn.

2017

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành, UBND cấp huyện

 

1.3

Thực hiện đề án “Điều tra, đánh giá và lập Danh mục hồ ao, đầm phá không được san lấp”.

2018

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở NN&PTNT; UBND các huyện

 

1.4

Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.

2016-2021

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành, UBND cấp huyện

 

1.5

Thực hiện kiểm kê tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

2020

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành, UBND cấp huyện

 

1.6

Kiểm tra, xử lý khai thác trái phép Tài nguyên nước; đề xuất các giải pháp ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép tài nguyên nước.

Thường xuyên

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành, UBND cấp huyện

 

1.7

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước

Thường xuyên

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành, UBND cấp huyện

 

VIII

Lĩnh vực Thanh tra

 

 

 

 

1.1

Kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng đất của các tổ chức theo Nghị quyết 13/NQ-HĐND và Chỉ thị 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Chính phủ

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành và UBND cấp huyện

 

1.2

Thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND huyện trong lĩnh vực tài nguyên môi trường

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành và UBND cấp huyện

 

1.3

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh (lồng ghép tất cả các lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước).

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành và UBND cấp huyện

 

1.4

Thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành và UBND cấp huyện

 

1.5

Tuyên truyền, phổ biến các quy định mới về lĩnh vực tài nguyên môi trường.

Hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các ngành và UBND cấp huyện

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 4627/KH-UBND năm 2016 về công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2021 của tỉnh Quảng Trị

  • Số hiệu: 4627/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 04/11/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Hà Sỹ Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/11/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản