Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 435/KH-UBND | Hà Nam, ngày 28 tháng 02 năm 2017 |
1. Mục đích
- Ngăn chặn hiệu quả, tạo bước chuyển biến căn bản, từng bước giải quyết dứt điểm các hành vi vi phạm về:
+ Sử dụng nguyên liệu kháng sinh không đúng mục đích, tập trung lĩnh vực thủy sản; hóa chất công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Chất lượng vật tư nông nghiệp, tập trung vào thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn thủy sản, giống cây trồng, phân bón thuộc quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Sản xuất, kinh doanh nước mắm không đảm bảo an toàn thực phẩm; bơm tạp chất vào tôm.
- Chấm dứt các hành vi vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tập trung vào chất Cysteamine.
- Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh công tác phòng chống việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, gây nguy hại đối với sức khỏe người dân; ảnh hưởng đến thương hiệu nông sản của tỉnh Hà Nam.
- Thông qua đợt thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Yêu cầu
- Phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai Kế hoạch.
- Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào những vấn đề tồn tại trong quản lý, những vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tiêu dùng sản phẩm nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp.
- Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Triển khai trên phạm vi toàn tỉnh
2. Đối tượng
- Các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh: thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn thủy sản), thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, cơ sở nuôi trồng thủy sản.
- Các cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (nước mắm, tôm...).
3. Hình thức thanh tra, kiểm tra: Đột xuất
4. Thời gian: Từ 01/3/2017 đến 31/12/2017.
- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về thanh tra chuyên ngành cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức ký cam kết không sử dụng chất cấm (Cysteamine). Tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhà sản xuất, kinh doanh và người dân về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển nông nghiệp bền vững.
- Khai thác hiệu quả đường dây nóng để trao đổi, tiếp nhận thông tin phản hồi của tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng vật tư nông nghiệp.
- Thanh tra, kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
- Thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn việc kinh doanh và sử dụng chất cấm, hóa chất công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Thanh tra, kiểm tra về chất lượng vật tư nông nghiệp, tập trung vào: Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn thủy sản, phân bón, giống cây trồng, giống lúa...
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn hành vi bơm tạp chất vào tôm.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh nước mắm.
- Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).
- Kinh phí phân bổ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và hoạt động thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động khác năm 2017.
- Thực hiện theo Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính.
- Nguồn lực huy động khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Kế hoạch và chỉ đạo tổ chức triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả.
- Tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành, chuyên ngành, đột xuất thanh tra việc chấp hành điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng, kinh doanh các loại thuốc thú y thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất cấm, ngoài danh mục. Tập trung nguồn lực tăng cường thanh tra đột xuất đối với các cơ sở/công đoạn có phát hiện vi phạm hoặc có nguy cơ cao gây mất ATTP.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra về chất lượng vật tư nông nghiệp, tập trung vào: thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống cây trồng,…
- Xây dựng dự toán kinh phí triển khai các nội dung trong kế hoạch này, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
2. Sở Y Tế:
- Triển khai các biện pháp đảm bảo ATTP để quản lý hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong quản lý, kiểm soát ngăn chặn lạm dụng kháng sinh y tế trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm.
- Phối hợp trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm mất an toàn; quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản.
3. Sở Công thương
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh, lưu thông các loại vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm nhất là thực phẩm chế biến ăn liền, xử lý nghiêm khắc, kịp thời các vi phạm vệ sinh ATTP, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không nhãn mác, không rõ nguồn gốc.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong quản lý, kiểm soát ngăn chặn lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm.
4. Sở Tài Chính
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
- Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Công an tỉnh
Chỉ đạo lực lượng cảnh sát môi trường, công an các đơn vị, địa phương phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu; các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
6. Sở Thông tin và truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thông tin kịp thời, chính xác thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra về chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh ATTP theo quy định của pháp luật.
7. Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh và các tổ chức chính trị xã hội
Phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh chấp hành theo đúng các quy định của pháp luật.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn quản lý.
- Xây dựng kế hoạch “Năm cao điểm thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017” tại địa phương và tổ chức triển khai đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục để chuyển đổi hành vi, tập quán lạc hậu, không đảm bảo ATTP.
- Tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành, chuyên ngành, đột xuất thanh tra, kiểm tra việc chấp hành điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng, kinh doanh các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất cấm, ngoài danh mục. Tập trung nguồn lực tăng cường thanh tra đột xuất đối với các cơ sở/công đoạn có phát hiện vi phạm hoặc có nguy cơ cao gây mất ATTP.
- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổng hợp kết quả triển khai, sơ kết và tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện năm cao điểm thanh, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017; thống nhất giải pháp, biện pháp khắc phục các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện làm cơ sở cho việc triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo.
- Định kỳ hàng quý, các Sở, Ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, địa chỉ: Đường Lý Thường Kiệt, Phường Lê Hồng Phong, Tp. Phủ Lý; email: Ccqlcl.hna@gmail.com) kết quả thực hiện trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 558/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí lập Đề án Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 2Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 3912/2016/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 1434/QĐ-UBND năm 2018 Kế hoạch thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 1727/QĐ-UBND về Kế hoạch thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 6Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2019 về triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 452/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2019 về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Kế hoạch 26/KH-UBND năm 2019 triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 1Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 558/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí lập Đề án Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 3Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 3912/2016/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 6Quyết định 1434/QĐ-UBND năm 2018 Kế hoạch thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Quyết định 1727/QĐ-UBND về Kế hoạch thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 8Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2019 về triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 452/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2019 về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 11Kế hoạch 26/KH-UBND năm 2019 triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Kế hoạch 435/KH-UBND năm cao điểm thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 do tỉnh Hà Nam ban hành
- Số hiệu: 435/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Trương Minh Hiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra