Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4311/KH-UBND

Kon Tum, ngày 17 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM (2021-2023) TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; Thông tư số 71/2020/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021 - 2023;

Căn cứ Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016 - 2020;

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2020, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2021; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2021-2023, cụ thể như sau:

A. VỀ DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI GIAN 03 NĂM KẾ HOẠCH (2021 - 2023): Chi tiết tại Biểu số 01 kèm theo.

B. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 3 NĂM (2021 - 2023)

Trên cơ sở số kiểm tra thu, chi NSNN năm 2021 và dự kiến số thu, chi NSNN năm 2021 - 2023 Bộ Tài chính thông báo1. Theo đó, xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm (2021 - 2023) chi tiết tại các Biểu số 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11 kèm theo.

Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo đánh giá một số nội dung cơ bản như sau:

I. Về kế hoạch thu NSNN

1. Về thu NSNN trên địa bàn

Căn cứ Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 05 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 12 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016-2020; theo số kiểm tra thu nội địa ngân sách giai đoạn 2021-2023 Bộ Tài chính thông báo và dự kiến thu thuế xuất, nhập khẩu theo tốc độ tăng trưởng của Trung ương định hướng2; căn cứ mục tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt trên 5.000.000 triệu đồng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI; từ đó xây dựng kế hoạch tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum: Năm 2021 là 3.000.000 triệu đồng; năm 2022 là 3.229.000 triệu đồng và đến năm 2023 là 3.666.000 triệu đồng3. Kế hoạch các nguồn thu ngân sách cụ thể như sau:

1.1. Về thu nội địa:

Dự toán năm 2021: Trên cơ sở kết quả số thu nội địa năm 2021 Cục Thuế tỉnh đã làm việc với Tổng Cục thuế: 2.753.200 triệu đồng (trong đó, tiền sử dụng đất 300.000 triệu đồng; địa phương giao tăng thu từ các dự án khai thác quỹ đất so với dự toán Trung ương giao4 306.400 triệu đồng5; Thu viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách địa phương 39.000 triệu đồng, bằng 85,6% so với dự toán năm 2020 Hội đồng nhân dân tỉnh giao là do giảm thu từ các dự án khai thác quỹ đất6; nếu trừ tiền sử dụng đất, thu nội địa bằng 98,6% so với dự toán 2020.

Dự kiến năm 2022: 2.920.000 triệu đồng (tiền sử dụng đất 200.000 triệu đồng; tăng thu từ các dự án khai thác quỹ đất so với dự toán Trung ương giao: 345.000 triệu đồng; Thu viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách địa phương 25.000 triệu đồng), bằng 106,1% so với dự toán 2021; nếu trừ tiền sử dụng đất, thu nội địa bằng 111,4% so với dự toán 2021.

Dự kiến năm 2023: 3.335.000 triệu đồng (tiền sử dụng đất 200.000 triệu đồng; tăng thu từ các dự án khai thác quỹ đất so với dự toán Trung ương giao: 551.000 triệu đồng; Thu viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách địa phương 25.000 triệu đồng), bằng 114,2% so với dự toán 2022; nếu trừ tiền sử dụng đất, thu nội địa bằng 108,9% so với dự toán 2022.

Theo quy định phân cấp ngân sách hiện hành7, dự toán thu nội địa ngân sách địa phương được hưởng năm 2021: 2.546.300 triệu đồng (trong đó, ngân sách tỉnh 1.580.637 triệu đồng, ngân sách cấp huyện 965.663 triệu đồng); năm 2022: 2.676.350 triệu đồng (trong đó, ngân sách tỉnh 1.780.610 triệu đồng, ngân sách cấp huyện 895.740 triệu đồng); năm 2023 là 3.080.650 triệu đồng (trong đó, ngân sách tỉnh 2.106.790 triệu đồng, ngân sách cấp huyện 973.860 triệu đồng).

1.2. Về thu thuế xuất nhập khẩu8: Năm 2021: 246.800 triệu đồng; năm 2022: 309.000 triệu đồng tăng 25,2% so với dự toán 2021 và năm 2023: 331.000 triệu đồng bằng 7,1% so với dự toán 2022.

2. Về kế hoạch thu ngân sách địa phương

Tổng nguồn thu ngân sách địa phương (bao gồm thu được hưởng theo phân cấp, Trung ương bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu nhiệm vụ): Năm 2021: 7.258.365 triệu đồng; năm 2022: 7.970.000 triệu đồng; năm 2023: 8.558.000 triệu đồng (chi tiết tại biểu số 07), cụ thể:

2.1. Thu cân đối ngân sách địa phương:

Tổng thu cân đối ngân sách địa phương năm 2021: 5.817.225 triệu đồng, năm 2022: 6.673.000 triệu đồng, năm 2023: 7.196.000 triệu đồng. Trong đó:

a) Thu nội địa trên địa bàn điều tiết ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: năm 2021: 2.546.300 triệu đồng; kế hoạch 02 năm tiếp theo, năm 2022: 2.676.350 triệu đồng, năm 2023: 3.080.650 triệu đồng.

Nếu loại số thu tiền sử dụng đất, thu viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách địa phương số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp 2021, 2022, 2023 tương ứng: 1.900.900 triệu đồng; 2.106.350 triệu đồng tăng 10,8% so với dự toán 2021; 2.304.650 triệu đồng tăng 9,4% so với dự toán 2022.

b) Thu bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương năm 2021: 3.270.925 triệu đồng9, năm 2022: 3.996.650 triệu đồng, năm 2023: 4.115.350 triệu đồng.

2.2. Thu ngân sách Trung ương bổ sung mục tiêu: Năm 2021: 1.441.140 triệu đồng; năm 2022: 1.297.000 triệu đồng; năm 2023: 1.362.000 triệu đồng, năm 2022, 2023 dự kiến Trung ương bổ sung có mục tiêu nguồn vốn đầu tư phát triển cho ngân sách địa phương tăng trưởng khoảng 5%/năm; Đối với kinh phí trung ương bổ sung mục tiêu các chế độ, chính sách an sinh xã hội, cải cách tiền lương … được tính vào cân đối ngân sách địa phương từ năm 2022 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025)

II. Về kế hoạch chi ngân sách địa phương

Tổng chi ngân sách địa phương (bao gồm chi cân đối, Trung ương bổ sung Chương trình mục tiêu, mục tiêu nhiệm vụ): năm 2021: 7.342.265 triệu đồng (Bao gồm cả bội chi ngân sách địa phương 83.900 triệu đồng), năm 2022: 8.019.054 triệu đồng (Bao gồm dự kiến cả bội chi ngân sách địa phương 49.054 triệu đồng) và năm 2023: 8.580.779 triệu đồng (Bao gồm dự kiến cả bội chi ngân sách địa phương 22.779 triệu đồng) (chi tiết tại biểu số 07), cụ thể:

1. Về chi cân đối ngân sách địa phương

Với số thu cân đối ngân sách địa phương được hưởng dự kiến trong 03 năm (2021 - 2023) nêu trên; sau khi trừ các khoản loại trừ (Tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết…) phần tăng thu dự toán còn lại phải dành 50% tăng thu tạo nguồn cân đối thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, từ đó việc cân đối bố trí chi ngân sách địa phương, đặc biệt là chi thường xuyên còn khó khăn (nhất là ngân sách cấp tỉnh).

Tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2021: 5.901.125 triệu đồng (Bao gồm cả bội chi ngân sách địa phương 83.900 triệu đồng); dự kiến kế hoạch năm 2022: 6.722.054 triệu đồng, tăng 13,9% so với kế hoạch 2021, năm 2023: 7.218.779 triệu đồng, tăng 7,4% so với kế hoạch 2022. Trong đó bố trí:

1.1. Chi đầu tư phát triển năm 202110: 902.220 triệu đồng, dự kiến kế hoạch năm 2022: 945.400 triệu đồng tăng 4,8% so kế hoạch năm 2021; năm 2023: 948.400 triệu đồng bằng 100,3% so kế hoạch năm 2022.

a) Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản: Công tác xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả tốt. Đến năm 2020 số nợ đọng địa phương đã cơ bản được xử lý xong.

b) Về ứng trước thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn:

- Lũy kế ứng từ Ngân sách Trung ương đến nay còn lại chưa thu hồi 490.920 triệu đồng11, số ứng trước này Ủy ban nhân dân tỉnh đã báo cáo, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí vốn thu hồi ứng trước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025(12).

- Lũy kế ứng trước ngân sách địa phương đến nay còn lại chưa thu hồi 214.956 triệu đồng13. Số ứng còn lại địa phương sẽ ưu tiên bố trí kế hoạch vốn để thu hồi trong các các đợt rà soát kế hoạch năm 2020 (nếu có) hoặc các năm tiếp theo của giai đoạn đầu tư công trung hạn 2021-2025.

1.2. Chi thường xuyên năm 2021: 4.457.168 triệu đồng; năm 2022: 5.228.540 triệu đồng tăng 17,3%14 so với dự toán năm 2021; năm 2023: 5.508.960 triệu đồng, tăng 5,4% so kế hoạch 2022. Sau khi đảm bảo mức chi dự phòng tối thiểu, tăng thu tạo nguồn thực hiện CCTL theo quy định; chi thường xuyên chủ yếu cơ cấu lại các nhiệm vụ chi, cụ thể ở một số lĩnh vực như sau:

a) Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề năm 2021: 1.963.977 triệu đồng, dự kiến năm 2022: 2.326.856 triệu đồng tăng 18,5% so dự toán 2021; năm 2023: 2.448.405 triệu đồng tăng 5,2% so kế hoạch năm 2022.

b) Chi sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2021: 16.442 triệu đồng, dự kiến năm 2022: 19.422 triệu đồng tăng 18,1% so dự toán 2021; năm 2023: 20.436 triệu đồng tăng 5,2% so với dự toán 2022.

c) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021: 83.687 triệu đồng, dự kiến năm 2022: 88.946 triệu đồng tăng 6,3% so dự toán 2021; năm 2023: 93.593 triệu đồng tăng 5,2% so với dự toán 2022.

d) Chi thường xuyên khác còn lại15 năm 2021: 2.393.062 triệu đồng, dự kiến năm 2022: 2.793.317 triệu đồng tăng 16,7% so dự toán 2021; năm 2023: 2.946.527 triệu đồng tăng 5,5% so kế hoạch năm 2022.

1.3. Chi trả nợ lãi vay: theo tiến độ rút vốn, năm 2021 dự kiến 2.000 triệu đồng; kế hoạch 02 năm tiếp theo bằng mức Bộ Tài chính dự kiến cho năm đầu kế hoạch, năm 2022: 2.000 triệu đồng, năm 2023: 2.000 triệu đồng.

1.4. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: năm 2021 dự kiến bằng dự toán Bộ Tài chính giao năm 2020: 1.000 triệu đồng; kế hoạch 02 năm tiếp theo (2022, 2023) dự kiến bằng mức 2021 (1.000 triệu đồng/năm).

1.5. Chi dự phòng: Năm 2021: 116.345 triệu đồng, năm 2022: 133.460 triệu đồng, năm 2023: 171.160 triệu đồng bằng mức tối thiểu 2% so tổng chi cân đối theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015.

1.6. Chi nguồn giao tăng thu từ các dự án khai thác quỹ đất so với dự toán Trưng ương giao (phân bổ cho các dự án, nhiệm vụ theo tiến độ nguồn thu thực tế): năm 2021 299.492 triệu đồng, năm 2022: 337.600 triệu đồng, tăng 12,7% so với dự toán năm 2021; năm 2023: 539.480 triệu đồng, tăng 59,8% so với dự toán năm 2022.

1.7. Chi tạo nguồn thực hiện CCTL: từ 50% tăng thu dự toán năm 2021, 2022, 2023 đã được phân bổ vào các lĩnh vực chi thường xuyên tương ứng16.

2. Chi từ nguồn Trung ương bổ sung mục tiêu: Năm 2021: 1.441.140 triệu đồng; năm 2022: 1.297.000 triệu đồng; năm 2023: 1.362.000 triệu đồng.

III. Bội thu NSĐP tạo nguồn trả nợ vay (gốc): Năm 2021 Bộ Tài chính không giao bội thu NSĐP để trả nợ vay (gốc). Địa phương không dự kiến bội thu 02 năm tiếp theo. Địa phương dự kiến sử dụng nguồn bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh, kết dư ngân sách cấp tỉnh, tăng thu, tiết kiệm chi để trả nợ gốc theo quy định của Luật NSNN.

IV. Về kế hoạch vay, trả nợ vay (gốc) đầu tư cơ sở hạ tầng (chi tiết tại biểu số 05).

1. Kế hoạch vay

1.1. Đối với vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường GTNT: Dư nợ vay của địa phương cuối năm 2020 chuyển sang đầu năm 2021: 6.000 triệu đồng17. Kế hoạch 03 năm (2021-2023) dự kiến không phát sinh vay nguồn vốn này.

1.2. Đối với vay từ nguồn vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ:

- Vay để đầu tư chương trình/dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập; hỗ trợ phát triển khu vực biên giới - Tiểu dự án tỉnh Kon Tum; mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả và Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu. Kế hoạch vay trong năm 2021: 83.900 triệu đồng18; dự kiến kế hoạch vay năm 2022: 49.054 triệu đồng; năm 2023: 22.779 triệu đồng.

- Vay để trả nợ gốc: Kế hoạch vay trong năm 2021: 7.100 triệu đồng19, kế hoạch năm 2022, 2023 dự kiến không vay để trả nợ gốc. Hàng năm, căn cứ mức bội chi ngân sách, mức vay trả nợ gốc Bộ Tài chính thông báo, sẽ rà soát xây dựng, điều chỉnh Kế hoạch 3 năm giai đoạn tiếp theo cho phù hợp.

2. Kế hoạch trả nợ vay

Kế hoạch trả nợ gốc vay20 năm 2021: 14.243 triệu đồng; kế hoạch năm 2022: 7.100 triệu đồng, năm 2023: 7.100 triệu đồng.

V. Giải pháp thực hiện Kế hoạch tài chính NSNN 03 năm

Trong điều kiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách năm 2021, 2022, 2023 của địa phương dự kiến còn khó khăn; chi ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều nhiệm vụ chưa bố trí được nguồn, địa phương triển khai thực hiện tốt một số biện pháp như sau:

1. Về thu ngân sách

1.1. Ngành thuế cần phối hợp với các cấp chính quyền, đơn vị liên quan triển khai tốt các biện pháp nhằm tập trung số thu kịp thời, đầy đủ, tăng cường chống thất thu, thu nợ đọng thuế, hạn chế nợ đọng thuế phát sinh, tích cực khai thác các nguồn thu mới, chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu.

1.2. Tăng cường phối hợp giữa Cục thuế với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, cơ quan tài chính các cấp trong việc báo cáo định kỳ, thường xuyên theo dõi các nguồn thu lớn trên địa bàn, phân tích tình hình thực hiện, đề xuất giải pháp thu. Phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu đã được Hội đồng nhân dân tỉnh giao hàng năm.

1.3. Tổ chức thực hiện tốt thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất để tạo nguồn thu. Tăng tỉ trọng thu nội địa, tăng cường quản lý, khai thác, huy động nguồn lực tài nguyên đất đai, khoáng sản.…và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.

2. Về chi ngân sách

2.1. Đẩy mạnh tiến độ triển khai Kế hoạch 1195/KH-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình số 28-CTr/TU ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ chi cho phù hợp với khả năng cân đối của NSNN; tăng cường xã hội hóa, động viên nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập ở các lĩnh vực thuận lợi nhằm giảm dần chi ngân sách nhà nước; xây dựng dự toán chi ngân sách đảm bảo nhiệm vụ trên cơ sở định mức, chính sách, chế độ quy định, chủ động sắp xếp để cân đối cho nhiệm vụ mới phát sinh, triệt để tiết kiệm.

2.2. Phân bổ vốn đầu tư phát triển tập trung, ưu tiên bố trí vốn các dự án có khả năng hoàn thành, đưa vào sử dụng, khai thác trong năm 2020; hạn chế tối đa khởi công mới; bố trí vốn hoàn trả ứng trước. Triển khai các dự án đầu tư phải đúng mức vốn kế hoạch được giao, cân đối đủ nguồn vốn, không làm phát sinh nợ xây dựng cơ bản. Bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định để thực hiện các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia do địa phương quản lý.

2.3. Địa phương, đơn vị chủ động sắp xếp nhiệm vụ (kể cả nhiệm vụ phát sinh) trong phạm vi dự toán được giao trên tinh thần triệt để tiết kiệm, không phô trương hình thức, chống lãng phí, phù hợp với khả năng ngân sách được giao, kết hợp nguồn thu ngoài ngân sách, tăng cường huy động nguồn xã hội hóa. Giảm tối đa các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thánh, đi công tác nước ngoài.

2.4. Điều hành chi ngân sách nhà nước phải theo khả năng, tiến độ nguồn thu, giãn tiến độ các khoản chi chưa cấp thiết vào cuối năm. Ưu tiên thực hiện chi lương, bảo hiểm và các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, công khai để đảm bảo chi đúng, đầy đủ cho các đối tượng thụ hưởng. Rà soát, quản lý chặt chẽ để giảm mạnh số chi chuyển nguồn. Thực hiện tốt đề án tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

2.5. Đẩy nhanh thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Triển khai chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện thành công ty cổ phần theo Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 22/ tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là Kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm (2021-2023) tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI kỳ họp thứ 11 tham khảo khi thảo luận, xem xét thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương, ngân sách cấp tỉnh năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Thuế tỉnh;
- VP UBND tỉnh: CVP, các PVP;
- Lưu VT-KTTH.NTS.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Tuấn

 



1 Trong đó, số bổ sung cân đối ngân sách địa phương 3.120.986 triệu đồng (Gồm trợ cấp ổn định từ năm 2017: 2.999.986 triệu đồng. Trung ương bổ sung tăng trợ cấp 121.000 triệu đồng); bổ sung thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở 149.939 triệu đồng; số bổ sung mục tiêu năm 2021: 1.441.140 triệu đồng.

2 Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chỉnh phủ, trong đó định hướng dự toán năm 2021 thu từ hoạt động XNK tăng bình quân tối thiểu 4-6% so với ước thực hiện năm 2020.

3 Bao gồm cả thu XNK. Riêng số thu nội địa năm 2021 theo số thảo luận vòng II với Tổng Cục thuế, định hướng. Trong đó, thu tiền SD đất năm 2021: 300 tỷ đồng, 2022: 200 tỷ đồng và 2023: 200 tỷ đồng.

4 Phân bổ cho các dự án, nhiệm vụ theo tiến độ nguồn thu thực tế

5 Bao gồm dự toán ghi thu, ghi chi số tiền nhà đầu tư ứng trước để đền bù GPMB theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt khoảng 161.000 triệu đồng.

6 Thực tế thị trường bất động sản trong thời gian gần đây đang diễn biến chậm lại so với trước đây, tiến độ chuẩn bị các dự án khai thác quỹ đất có quy mô khá lớn trên địa bàn thành phố Kon Tum phụ thuộc tiến độ đền bù GPMB nên chưa thể đưa ra đấu giá tạo nguồn thu trong năm 2021.

7 Theo Nghị quyết số 67/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

8 Ngân sách Trung ương hưởng 100%.

9 Trong đó dự toán cân đối 3.120.986 triệu đồng, dự toán bổ sung thực hiện tiền lương cơ sở 1,49 tr.đ: 149.939 triệu đồng.

10 Chưa bao gồm chi nguồn giao tăng thu từ các dự án khai thác quỹ đất so với dự toán Trung ương giao (phân bổ cho các dự án, nhiệm vụ theo tiến độ nguồn thu thực tế)

11 Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 là 627.625 triệu đồng; đến ngày 15 tháng 9 năm 2020 đã thu hồi 136.705 triệu đồng.

(12) Tại Văn bản số 1187/UBND-KTTH ngày 10 tháng 4 năm 2020.

13 - Kế hoạch vốn đầu tư ngân sách địa phương hàng năm còn hạn hẹp, nhưng nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì lớn; do vậy, việc bố trí kế hoạch vốn để thu hồi ứng trước được thực hiện dần qua từng năm.

- Một số dự án chưa được Trung ương bố trí kế hoạch vốn để hoàn ứng ngân sách tỉnh như: Quốc lộ 14C đoạn Km 72 - Km 97 823 (40.000 triệu đồng).

14 Năm 2022 là năm đầu giai đoạn ổn định ngân sách mới (2022-2025) dự kiến một số khoản chi chính sách an sinh xã hội được Trung ương bổ sung có mục tiêu trong giai đoạn 2017-2021 sẽ đưa vào trong cân đối ngân sách địa phương dẫn đến chi thường xuyên năm 2022 tăng cao so với năm 2021.

15 Bao gồm: Quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, y tế….

16 Thực hiện tăng mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng lên 1.490.000 đồng/tháng. Năm 2021: 1.125 triệu đồng; Năm 2022: 50.000 triệu đồng; năm 2023: 50.000 triệu đồng.

17 Vay Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện.

18 Tổng mức vay để chi đầu tư phát triển (83.900 triệu đồng) được dự kiến bằng mức đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thông báo tại Văn bản số 6842/BKHĐT-TH ngày 16/10/2020

19 Đây là mức vay dự kiến vay tối đa. Trường hợp trong năm, ngân sách địa phương đảm bảo nguồn để trả nợ gốc từ nguồn bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh, kết dư ngân sách cấp tỉnh, tăng thu, tiết kiệm chi (Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ) thì không thực hiện khoản vay này.

20 Trong đó, Nguồn trả nợ năm 2021 từ nguồn bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh, kết dư ngân sách cấp tỉnh, tăng thu, tiết kiệm chi và nguồn vay lại của Chính phủ; năm 2022, 2023 dự kiến từ nguồn bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh, kết dư ngân sách cấp tỉnh, tăng thu, tiết kiệm chi.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 4311/KH-UBND năm 2020 về tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2021-2023) tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 4311/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 17/11/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Lê Ngọc Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/11/2020
  • Ngày hết hiệu lực: 02/12/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản