Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 430/KH-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Công văn số 703/LĐTBXH-TCGDNN ngày 16/3/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và nhân lực có kỹ năng nghề; Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực truyền thông GDNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, xây dựng, phát triển không gian truyền thông GDNN nhằm lan tỏa sâu rộng hình ảnh, giá trị GDNN trong đời sống kinh tế xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân và đồng thuận của toàn xã hội.

Huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư và tham gia hoạt động GDNN; gắn kết doanh nghiệp với cơ sở GDNN từ tuyển sinh, đào tạo, đánh giá với tuyển dụng và việc làm nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề. Tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông vào GDNN; hỗ trợ công tác tuyển sinh, hướng nghiệp, khởi nghiệp và lập nghiệp.

2. Yêu cầu

Công tác truyền thông về GDNN phải được tổ chức sâu rộng, toàn diện, phù hợp với từng nội dung và đối tượng, áp dụng mô hình truyền thông mới; bảo đảm yêu cầu thiết thực, hiệu quả thực tiễn và tiết kiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thông. Bám sát nội dung, yêu cầu chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của luật GDNN và tình hình thực tế của địa phương.

Phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ và bảo đảm tính thống nhất trong triển khai thực hiện giữa các cơ quan, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các cơ sở GDNN, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông...

II. ĐỐI TƯỢNG

- Người học tiềm năng: Học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; lao động nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; lao động làm việc trong doanh nghiệp, hợp tác xã; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ công an, nghĩa vụ quân sự; sinh viên chưa có việc làm; người lao động bị mất việc làm...

- Người học: Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở GDNN; sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đại học ...

- Doanh nghiệp, người sử dụng lao động: các doanh nghiệp FDI, người sử dụng lao động, doanh nghiệp trong nền kinh tế; hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội khác...

- Cơ quan quản lý: Các sở, ngành, UBND các cấp; cơ quan chủ quản các cơ sở GDNN và các cơ sở GDNN.

- Các đối tượng khác: Các tổ chức chính trị xã hội, người dân, đặc biệt là phụ huynh học sinh, các tổ chức quốc tế có hợp tác về GDNN với tỉnh.

III. CÁC NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

1. Nâng cao nhận thức

- Những quan điểm, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDNN.

- Tình hình tổ chức triển khai các hoạt động GDNN; kết quả, hiệu quả của quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo; tiếp cận với chuẩn quốc tế và khu vực trong đào tạo nghề nghiệp; các mô hình đào tạo mới, hiệu quả: Mô hình 9 , mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN..

- Công tác đào tạo nghề nghiệp thường xuyên, vừa học vừa làm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đối tượng yếu thế: người khuyết tật; người hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân, người bị thôi việc, mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người chấp hành xong hình phạt tù, người sau cai nghiện ma túy; lao động đang làm trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ...

- Công tác phân luồng và định hướng GDNN cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học GDNN; dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ ngành nghề; định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành, thị liên quan đến công tác đào tạo gắn với giải quyết việc làm.

- Cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động theo từng ngành nghề và trình độ đào tạo; khả năng đào tạo của các đơn vị trên địa bàn để định hướng cho người dân, người lao động, lựa chọn ngành, nghề, nơi làm việc và việc làm phù hợp.

2. Quảng bá hình ảnh

- Tuyên truyền quảng bá hình ảnh về GDNN, hỗ trợ công tác tuyển sinh, hướng nghiệp về GDNN. Các mô hình mới, cách làm mới của GDNN.

- Về công tác đào tạo, hướng nghiệp và khởi nghiệp; phối hợp, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, việc làm, thu nhập sau đào tạo.

- Đánh giá kỹ năng nghề, kiểm định GDNN, công tác học sinh, sinh viên.

- Tuyên truyền qua các hoạt động, sự kiện quan trọng của GDNN hàng năm để lan tỏa các thông điệp truyền thông của GDNN: Đồng hành nâng tầm kỹ năng ngày lao động Việt Nam; GDNN: Thực học, thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai; Tương lai tươi sáng cùng GDNN...

3. Tôn vinh các cá nhân, tập thể điển hình

- Tuyên truyền về mô hình phối hợp hiệu quả giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN trong việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp.

- Các mô hình, cá nhân/tập thể điển hình tiên tiến... trong GDNN; khởi nghiệp thành công.

IV. CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG

Thông qua các cơ quan truyền thông; mạng viễn thông và internet; ấn phẩm, tờ rơi; tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn, cuộc thi, diễn đàn; Ngày hội tuyển sinh; Biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể, điển hình; thông qua các phương tiện giao thông, không gian công cộng, biển quảng cáo, thông điệp truyền thông;...

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường xây dựng và số hóa nội dung tuyên truyền: Xây dựng, biên tập, phát hành, số hóa nội dung, ấn phẩm phục vụ công tác truyền truyền.

2. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tuyên truyền về GDNN; thông qua các hoạt động và sự kiện của lĩnh vực GDNN, Tổng cục GDNN, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành, lĩnh vực liên quan.

3. Đẩy mạnh truyền thông qua mạng viễn thông và internet: tăng cường cập nhật, phổ biến thông tin trên mạng xã hội, kênh truyền hình trực tuyến, tin nhắn...

4. Chú trọng tổ chức các hoạt động, sự kiện GDNN tại nơi công cộng, địa điểm vui chơi, giải trí, du lịch ... mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể, để định hướng phân luồng học sinh sau THCS và THPT đăng ký tham gia GDNN.

5. Xây dựng các panô, màn hình, đề - can, sticker, huy hiệu, biểu tượng... quảng bá hình ảnh, thông điệp về GDNN tại các khu công cộng, công viên, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông...

6. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các cơ sở GDNN với các trường THCS, THPT để giới thiệu, quảng bá về GDNN giúp các em học sinh có nhận thức đúng và đăng ký tham gia GDNN.

7. Tăng cường sự tham gia của các cơ sở GDNN trong việc tham gia xây dựng chương trình, tài liệu giáo dục hướng nghiệp và cử giáo viên GDNN tham gia giảng dạy giáo dục hướng nghiệp trong trường THCS, THPT.

8. Phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên truyền thông GDNN; tổ cung cấp thông tin cập nhật về GDNN cho đội ngũ phóng viên báo chí theo dõi GDNN.

VI. KINH PHÍ

Huy động lồng ghép từ các chương trình, Đề án thuộc Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và ngân sách tỉnh.

Dự kiến kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 là: 6.000 triệu đồng, gồm: ngân sách trung ương: 3.920 triệu đồng; Ngân sách địa phương: 2.080 triệu đồng (Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã; các cơ sở GDNN và các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Biên soạn và phát hành các bộ tài liệu, ấn phẩm, sách, tờ rơi, các phóng sự; phối hợp với các cơ quan truyền thông để phổ biến, tuyên truyền về GDNN; xây dựng các biển thông tin, tổ chức các gian hàng, quầy hàng quảng bá về hoạt động GDNN, cơ sở đào tạo... tại các điểm vui chơi công cộng như công viên, tuyến phố đi bộ, các địa điểm đông người qua lại, trên các phương tiện giao thông công cộng, bến tàu, bến xe...

- Tăng cường tổ chức các hoạt động, sự kiện như: Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp tuyển sinh; Hội chợ việc làm; Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp; Ngày kỹ năng lao động Việt Nam (4/10); Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11); Kỳ thi, Hội thi kỹ năng nghề, Hội giảng các cấp; Tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong GDNN.

- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng tần suất hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động sàn giao dịch việc làm, để tư vấn định hướng nghề nghiệp, kịp thời cung cấp thông tin về ngành nghề, trình độ đào tạo để người lao động lựa chọn ngành nghề cho phù hợp.

- Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên truyền thông GDNN của các huyện, thành, thị và các cơ sở GDNN; cán bộ phụ trách Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt các nội dung về công tác GDNN, định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2021-2025 tới các trường THCS, THPT, Trung tâm GDNN - GDTX góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh phổ thông vào học các trình độ GDNN phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các hoạt động truyền thông GDNN trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản chỉ đạo của Trung ương và các văn bản của địa phương hướng dẫn thực hiện công tác GDNN nói chung và đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nói riêng.

- Xây dựng các chương trình, phóng sự, tọa đàm, trao đổi các chính sách, kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; đào tạo gắn với giải quyết việc làm, ưu tiên lao động nằm trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các dự án phát triển sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

4. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí nguồn sự nghiệp ngành hàng năm để triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo không làm phát sinh tăng chi ngân sách. Ngoài ra, lồng ghép với các chương trình, đề án khác có liên quan để triển khai Kế hoạch theo từng năm.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền về GDNN, chú trọng đến các hoạt động, sự kiện nổi bật.

- Phối hợp với các Sở ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền hoạt động GDNN, về kết quả của quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN...

6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An

- Tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài tuyên truyền về GDNN, quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN; các mô hình, kinh nghiệm tốt về GDNN gắn với tạo việc làm.

- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, đưa tin kịp thời về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về GDNN và việc làm; chú trọng đến các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế, các doanh nghiệp. Cung cấp thông tin định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương và nhu cầu sử dụng lao động theo từng ngành, nghề, trình độ của thị trường sử dụng lao động trong và ngoài nước.

7. Tỉnh đoàn

Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho thanh niên gắn với phong trào “đồng hành với thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp và xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

8. Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam

Tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trong Khu Kinh tế, các Khu công nghiệp Nghệ An thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động GDNN theo quy định của pháp luật về lao động, việc làm và GDNN.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị xã

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông GDNN trên địa bàn giai đoạn 2021-2025.

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã, các tổ chức đoàn thể tích cực đưa nội dung tuyên truyền về GDNN, nhân lực có kỹ năng nghề; tư vấn việc làm cho người dân trên bản tin của đài truyền thanh - truyền hình, hệ thống loa truyền thanh của địa phương; vận động người dân tham gia học nghề, tạo việc làm góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các trường THCS, THPT trên địa bàn kết nối với các cơ sở GDNN đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào học các trình độ GDNN. Huy động học sinh tích cực tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN; Hội chợ việc làm...

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành liên quan lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn cho người lao động học nghề, nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động về tính thiết thực của việc học nghề là con đường cơ bản để lập nghiệp, ổn định cuộc sống; từ đó chủ động, tích cực học nghề, tạo việc làm.

11. Các cơ sở GDNN

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về GDNN của đơn vị, nội dung phù hợp với ngành nghề đào tạo, địa bàn và đối tượng tuyển sinh.

- Bố trí cán bộ chuyên trách, thành lập bộ phận thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền; đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền như: máy ảnh, máy quay phim, máy tính, các phần mềm ứng dụng chỉnh sửa ảnh, đồ họa, làm video.

- Tăng cường tổ chức và tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tư vấn tuyển sinh, Ngày hội tuyển sinh; Hội chợ việc làm; Kỳ thi tay nghề, Hội giảng nhà giáo, Hội thi thiết bị đào tạo, Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo các cấp.

- Phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng các phóng sự, tin, bài, ảnh để tuyên truyền về quá trình đào tạo tại đơn vị, gắn kết với doanh nghiệp, kiểm định chất lượng; Khuyến khích nhà giáo, học sinh, sinh viên tuyên truyền quảng bá về các hoạt động, sự kiện trong nhà trường và các ngày sự kiện của GDNN.

- Chú trọng tuyên truyền các tấm gương điển hình, tiên tiến, học nghề - lập nghiệp thành công, đạt giải trong các Kỳ thi kỹ năng nghề các cấp đang khẳng định mình trong việc làm và thành công trong cuộc sống; đồng thời đẩy mạnh tương tác qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube), trang thông tin điện tử, các ứng dụng hỗ trợ công tác tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp.

- Chủ động cân đối, bố trí nguồn lực, vận động tài trợ, tìm nguồn kinh phí hợp pháp và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích cho tác công tác truyền thông.

12. Đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp Nghệ An

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động GDNN theo đúng quy định của pháp luật về lao động, việc làm và GDNN.

Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25/11 để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐ - TB&XH, Tổng cục GDNN; (B/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; (B/c);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- UB MTTQ tỉnh;
- CVP, PCVP VX UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành có liên quan
- Hiệp hội Doanh nghiệp Nghệ An;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX(TP, D).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đình Long

 

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Công văn số 430/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

NỘI DUNG

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2021 - 2025

Sản phẩm dự kiến

Kinh phí (Triệu đồng)

Sản phẩm dự kiến

Kinh phí (Triệu đồng)

Sản phẩm dự kiến

Kinh phí (Triệu đồng)

Sản phẩm dự kiến

Kinh phí (Triệu đồng)

Sản phẩm dự kiến

Kinh phí (Triệu đồng)

Sản phẩm dự kiến

Kinh phí (Triệu đồng)

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

1

Xây dựng và số hóa nội dung tuyên truyền

50 000

330

200

130

52 000

380

250

130

55 000

450

300

150

57 000

500

320

180

58 000

520

350

170

272 000

2 180

1 420

760

1.1

Tờ rơi tuyên truyền

40 000

80

50

30

40 000

80

50

30

40 000

80

50

30

40 000

80

50

30

40 000

80

50

30

200 000

400

250

150

1.2

Cẩm nang chọn nghề - chọn trường

10 000

250

150

100

12 000

300

200

100

15 000

370

250

120

17 000

420

270

150

18 000

440

300

140

72 000

1 780

1 170

610

2

Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp

8

120

70

50

9

150

100

50

12

200

110

90

12

200

110

90

12

200

110

90

53

870

500

370

2.1

Xây dựng chương trình, phóng sự

2

60

30

30

3

90

60

30

4

120

60

60

4

120

60

60

4

120

60

60

17

510

270

240

2.2

Các tin, bài, ảnh, chuyên trang... được xây dựng và đăng tải trên báo, tạp chí...

6

60

40

20

6

60

40

20

8

80

50

30

8

80

50

30

8

80

50

30

36

360

230

130

3

Xây dựng các sản phẩm được phát hành qua mạng viễn thông và internet (Website, mạng xã hội, Youtube..)

 

 

 

 

5

30

30

 

8

40

40

 

8

40

40

 

10

50

50

 

31

160

160

 

4

Tổ chức các hoạt động, sự kiện truyền thông về giáo dục nghề nghiệp

3

140

140

 

5

260

140

120

6

360

240

120

7

380

260

120

7

380

260

120

28

1 520

1 040

480

4.1

Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Lễ ký kết hợp tác đào tạo giáo dục nghề nghiệp ...

2

40

40

 

3

60

40

20

3

60

40

20

4

80

60

20

4

80

60

20

16

320

240

80

4.2

Tổ chức Ngày hội tư vấn - tuyển sinh và hướng nghiệp

1

100

100

 

2

200

100

100

3

300

200

100

3

300

200

100

3

300

200

100

12

1 200

800

400

5

Xây dựng các biển quảng bá, gian hàng, quầy hàng …

 

 

 

 

30

250

150

100

30

250

150

100

30

250

150

100

30

250

150

100

120

1 000

600

400

6

Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên truyền thông giáo dục nghề nghiệp tại các huyện, thành, thị và các cơ sở GDNN

1

30

30

 

2

60

30

30

2

60

30

30

2

60

30

30

2

60

30

30

9

270

150

120

Tổng cộng (1 2 .. 6)

50 012

620

440

180

52 051

1 130

700

430

55 058

1 360

870

490

57 059

1 430

910

520

58 061

1 460

950

510

272 241

6 000

3 870

2 130

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 430/KH-UBND năm 2021 về truyền thông giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 430/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 30/07/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Bùi Đình Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/07/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản