- 1Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4204/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 23 tháng 10 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 2419/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất (sau đây viết tắt là Đề án 2419), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án 2419 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cụ thể như sau:
1. Đến hết năm 2017, các chỉ số cần đạt được:
- Thực hiện thống kê và lập danh sách 100% cơ sở nuôi tôm, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm trên địa bàn toàn tỉnh.
- 100% cơ sở nuôi tôm tại 05 vùng nuôi tập trung: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ.
- 100% cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm trên địa bàn toàn tỉnh ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm; không mua tôm tạp chất.
2. Đến hết năm 2018, các chỉ số cần đạt được:
- 100% cơ sở nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ.
- Cơ bản, không có tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu.
- Rà soát, lập danh sách đầy đủ các cơ sở nuôi tôm, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức cho các cơ sở ký cam kết không vi phạm tạp chất (theo mẫu tại Phụ lục 1 gửi kèm) đạt tỷ lệ theo mục tiêu đề ra, công bố công khai danh sách các cơ sở đã ký cam kết.
- Tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng có liên quan về: Nguy cơ, tác hại của việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất; cách thức nhận biết sản phẩm tôm có tạp chất và tố giác hành vi vi phạm tạp chất; các chế tài xử lý phải chấp hành khi bị phát hiện vi phạm tạp chất.
- Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở áp dụng các quy định thực hành sản xuất tôm bảo đảm đáp ứng về an toàn thực phẩm và không có tạp chất.
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định về kiểm soát, ngăn chặn tạp chất.
- Kết hợp công tác tổ chức ký cam kết không vi phạm tạp chất; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, ngăn chặn tạp chất, thực hiện song song với việc:
+ Triển khai ký cam kết, kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (sau đây viết tắt là Thông tư 51) đối với cơ sở nuôi tôm không có giấy phép kinh doanh.
+ Kiểm tra, đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là Thông tư 45) đối với các cơ sở nuôi tôm có giấy phép kinh doanh và cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm.
- Thanh tra để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.
- Công bố công khai danh sách các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm tạp chất trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nội dung về kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất cho các đối tượng có liên quan.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan tổ chức:
+ Rà soát, thống kê, lập danh sách 100% cơ sở nuôi tôm, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm theo phân công quản lý.
+ Kết hợp với công tác kiểm tra, đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, thực hiện:
Tổ chức cho cơ sở ký cam kết không vi phạm tạp chất;
Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định về kiểm soát ngăn chặn tạp chất.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và Sở Công thương thực hiện:
+ Tổ chức thanh tra theo kế hoạch và đẩy mạnh thanh tra đột xuất nhằm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm tạp chất trong quá trình vận chuyển, lưu thông, phân phối sản phẩm trên thị trường.
+ Hoạt động thanh tra liên ngành thực hiện dựa trên việc thu thập và xử lý nguồn tin trinh sát của ngành công an, các kênh tiếp nhận tố giác vi phạm tạp chất của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, …; các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự, chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan Công an xử lý theo quy định.
- Phối hợp với các kênh phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng tải bản tin về tình hình đưa tạp chất vào tôm và công khai tên, địa chỉ, kết quả xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về tạp chất.
- Cử lực lượng tham gia Đề án tập huấn nghiệp vụ, phương pháp phát hiện tạp chất trong tôm khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức; có trách nhiệm tập huấn lại nội dung này cho cán bộ địa phương.
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, tổng hợp dự toán kinh phí của ngành về xử phạt vi phạm hành chính phục vụ công tác kiểm soát, ngăn chặn hành vi vi phạm về tạp chất tại thời điểm lập dự toán, gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Công an tỉnh:
- Triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình nhằm đề ra biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất. Tiến hành điều tra, đề nghị truy tố các vụ việc có dấu hiệu phạm tội.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành theo kế hoạch và đột xuất nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các kênh phương tiện thông tin đại chúng đưa tin công khai các vụ việc vi phạm về tạp chất trong tôm.
3. Sở Công thương:
- Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thanh tra liên ngành theo kế hoạch và đột xuất nhằm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm tạp chất của các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm theo quy định.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm soát, ngăn chặn tạp chất tại chợ, điểm kinh doanh, quá trình vận chuyển, lưu thông, phân phối sản phẩm trên thị trường.
- Phối hợp với các kênh phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên website của Sở Công thương đăng tải bản tin về tình hình bơm chích tạp chất vào tôm và công khai tên, địa chỉ, kết quả xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về tạp chất.
4. Sở Tài chính:
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này trong dự toán giao đầu năm cho ngành. UBND các huyện, thị xã, thành phố theo khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ động tổ chức và phối hợp thực hiện khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động tuyên truyền trên địa bàn cho các đối tượng liên quan.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, phường, thị trấn thực hiện:
+ Rà soát, thống kê, lập danh sách 100% cơ sở nuôi tôm, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm theo phân công quản lý trên địa bàn.
+ Kết hợp với công tác tổ chức ký cam kết, kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết theo Thông tư 51 (đối với cơ sở nuôi tôm không có giấy phép kinh doanh), kiểm tra, đánh giá điều kiện theo Thông tư 45 (đối với các cơ sở nuôi tôm có giấy phép kinh doanh và cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm) thực hiện:
Tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng liên quan về: Nguy cơ, tác hại của việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất; Cách thức nhận biết sản phẩm tôm có tạp chất và tố giác hành vi vi phạm tạp chất; Các chế tài xử lý phải chấp hành khi bị phát hiện vi phạm tạp chất.
Tổ chức cho cơ sở ký cam kết không vi phạm tạp chất.
Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định về kiểm soát ngăn chặn tạp chất.
- Thu thập và kịp thời phản ánh đầy đủ thông tin vi phạm tạp chất trong tôm trên địa bàn quản lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chịu sự xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định khi để xảy ra vi phạm tạp chất trên địa bàn.
IV. Chế độ thông tin, báo cáo:
- Các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện Báo cáo định kỳ trước ngày 20 hàng tháng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản) theo mẫu nêu tại Phụ lục 2 gửi kèm.
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ tổng hợp, báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) và Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 25 hàng tháng.
- Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, những vấn đề chưa phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung thì các sở, ngành, đơn vị chức năng có liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
MẪU CAM KẾT KHÔNG VI PHẠM TẠP CHẤT
(kèm theo Kế hoạch số 4204 /KH-UBND ngày 23 /10/2017 của UNBD tỉnh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
-------------------
…………., ngày … tháng …. năm 201…
BẢN CAM KẾT
Không vi phạm tạp chất
Kính gửi: ……………………………….. (tên cơ quan được phân công quản lý cơ sở ký cam kết).
Tôi tên: ………………………………………………………………………
Số CMND: …………….. Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: …….………
Chủ cơ sở: …………………………………………………………………….
Giấy phép kinh doanh số: ………………………………… Ngày cấp:…………….. Nơi cấp: ………………………………………………………
Địa điểm sản xuất: ……………………………………………………………
Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………
Điện thoại: ……………….. Fax: ………………… Email: …………………
Loại hình sản xuất: ………………………………………………………….
Tôi cam kết chấp hành nghiêm các quy định về kiểm soát, ngăn chặn tạp chất như sau:
1. Không đưa tạp chất vào tôm.
2. Không mua tôm tạp chất.
3. Thực hiện tố giác ngay khi phát hiện hành vi vi phạm tạp chất (qua số điện thoại đường dây nóng: 0623710176, 0623710171 và 0987113737 hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất).
Nếu có vi phạm, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Bản cam kết này được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, cơ quan quản lý giữ 01 bản, cơ sở giữ 01 bản./.
Xác nhận của cơ quan được phân công quản lý cơ sở | Chủ cơ sở |
MẪU BÁO CÁO
(kèm theo Kế hoạch số 4204/KH-UBND ngày 23/10/2017 của UNBD tỉnh)
BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 2419
Tháng ….../201…
Đơn vị báo cáo: ……………
1. Kết quả tổ chức ký cam kết cho các cơ sở sản xuất kinh doanh:
- Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh tôm trên địa bàn, theo phân cấp quản lý: … cơ sở.
- Kết quả thực hiện:
Kết quả | Thực hiện trong tháng | Lũy kế |
Số cơ sở đã ký cam kết (cơ sở) |
|
|
2. Kết quả thanh, kiểm tra vi phạm tạp chất:
Kết quả | Thực hiện trong tháng | Lũy kế |
a) Thanh tra theo kế hoạch, thường xuyên | ||
Số lượt thực hiện (lượt cơ sở) |
|
|
Số vụ phát hiện vi phạm |
|
|
Khối lượng lô hàng vi phạm (kg) |
|
|
Số vụ công bố công khai vi phạm |
|
|
Số tiền xử phạt (tr VNĐ) |
|
|
Số vụ xem xét xử lý trách nhiệm chính quyền địa phương |
|
|
b)Thanh tra đột xuất, liên ngành: | ||
Số lượt thực hiện (lượt cơ sở) |
|
|
Số vụ phát hiện vi phạm |
|
|
Khối lượng lô hàng vi phạm (kg) |
|
|
Số vụ công bố công khai vi phạm |
|
|
Số tiền xử phạt (tr VNĐ) |
|
|
Số vụ xem xét xử lý trách nhiệm chính quyền địa phương |
|
|
3. Các kết quả khác đã triển khai trong tháng:
3.1. Quản lý bảo đảm ATTP:
Kết quả | Thực hiện trong tháng | Lũy kế |
Thực hiện theo Thông tư 51 | ||
Số lượt ký cam kết (lượt cơ sở) |
|
|
Kiểm tra theo kế hoạch: |
|
|
- Số lượt thực hiện (lượt cơ sở) |
|
|
- Số vụ phát hiện vi phạm |
|
|
- Khối lượng lô hàng vi phạm (kg) |
|
|
- Số vụ công bố công khai vi phạm |
|
|
- Số tiền xử phạt (tr VNĐ) |
|
|
- Số vụ xem xét xử lý trách nhiệm chính quyền địa phương |
|
|
Kiểm tra đột xuất: |
|
|
- Số lượt thực hiện (lượt cơ sở) |
|
|
- Số vụ phát hiện vi phạm |
|
|
- Khối lượng lô hàng vi phạm (kg) |
|
|
- Số vụ công bố công khai vi phạm |
|
|
- Số tiền xử phạt (tr VNĐ) |
|
|
Thực hiện theo Thông tư 45 |
|
|
- Số lượt thực hiện (lượt cơ sở) |
|
|
- Kết quả (lượt cơ sở) |
|
|
+ Loại A |
|
|
+ Loại B |
|
|
+ Loại C |
|
|
3.2. Tuyên truyền:
- Phổ biến tuyên truyền:
- Đào tạo nghiệp vụ thanh, kiểm tra phát hiện tạp chất:
4. Kiến nghị, đề xuất:
- 1Quyết định 1391/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Kế hoạch 240/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất, hóa chất, kháng sinh cấm vào tôm, các sản phẩm thủy sản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Kế hoạch 2263/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 5Kế hoạch 146/KH-UBND về phát động phong trào thi đua kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2022
- 1Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 2419/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1391/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Kế hoạch 240/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất, hóa chất, kháng sinh cấm vào tôm, các sản phẩm thủy sản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Kế hoạch 2263/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 8Kế hoạch 146/KH-UBND về phát động phong trào thi đua kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2022
Kế hoạch 4204/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 4204/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Phạm Văn Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định