Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 22 tháng 3 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025; Công văn số 5267/LĐTBXH-TE ngày 31/12/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
Vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm:
1. Cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ em thông qua khám, chữa bệnh cho trẻ em.
2. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học thông qua bữa ăn dinh dưỡng và các sản phẩm dinh dưỡng.
3. Hỗ trợ trẻ em được tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí.
4. Hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện: Trẻ em ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (xã được xác định theo tiêu chí tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025).
2. Thời gian thực hiện Kế hoạch: Từ năm 2021 đến năm 2025.
1. Triển khai Gói hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em
1.1. Danh mục gói hỗ trợ
a) Mỗi gói hỗ trợ bao gồm:
- 01 chăn ấm;
- 01 áo khoác ấm;
- 01 đôi giày hoặc 01 khăn ấm hoặc 01 mũ ấm hoặc 01 đôi găng tay mùa đông hoặc 02 - 05 đôi bít tất (tùy thuộc vào kinh phí của gói hỗ trợ).
b) Yêu cầu đối với sản phẩm:
- Áo khoác ấm: Áo phao trẻ em trần bông xơ polyester, có mũ; kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc phù hợp cho trẻ em trai và trẻ em gái theo đối tượng đã được lựa chọn (đối với các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số, đề nghị lựa chọn trang phục phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc của người địa phương).
Kích cỡ tương đương theo 5 độ tuổi: 0 - 02 tuổi, 03 - 05 tuổi, 06 - 08 tuổi, 09 - 12 tuổi và 13 - 16 tuổi hoặc phù hợp với thực tế đăng ký.
- Chăn bông có vỏ, ruột trần bông xơ polyester; trọng lượng chăn từ 2,7 - 3,0kg; kích thước 1,8m x 2m.
- Giày hoặc khăn hoặc mũ ấm hoặc bít tất hoặc găng tay có kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng phù hợp dành cho cả trẻ em trai và trẻ em gái theo đối tượng đã được lựa chọn.
- 01 túi đựng chung các sản phẩm (nilon, giấy, vải…).
- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm:
Các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Yêu cầu về kỹ thuật: Các sản phẩm dệt may nêu tại mục a phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại QCVN01: 2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may ban hành kèm theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công thương.
c) Kinh phí: Dự kiến cho mỗi gói hỗ trợ tối thiểu 500.000đồng/gói/trẻ em (đã bao gồm toàn bộ chi phí cho việc mua hàng hóa, cước phí vận chuyển và các chi phí khác).
d) Địa điểm, hình thức hỗ trợ:
- Địa điểm hỗ trợ: Tại các gia đình hoặc trụ sở Ủy ban nhân dân xã hoặc điểm trường, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi.
- Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ theo gói đồ ấm (bao gồm cả kinh phí đóng gói và vận chuyển).
2. Triển khai gói hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em
2.1. Đối tượng, địa điểm, hình thức hỗ trợ
- Đối tượng: Trẻ em lứa tuổi mầm non và trẻ em lứa tuổi tiểu học, ưu tiên trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Địa điểm: Tại các trường mầm non, tiểu học ở các xã được hỗ trợ.
- Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ gói sản phẩm theo suất/trẻ em/ngày đi học đối với trẻ em lứa tuổi mầm non và lứa tuổi tiểu học theo từng năm.
2.2. Gói hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non
a) Gói hỗ trợ bữa ăn chính:
- Nội dung hỗ trợ: bữa chính theo khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi theo quy định hướng dẫn của cơ quan chuyên môn (Viện dinh dưỡng/Chương trình giáo dục mầm non) cho trẻ em lứa tuổi mầm non và phù hợp với vùng, miền trong giai đoạn hiện nay.
- Kinh phí: 15.000đồng/ngày/trẻ em, nguồn tài trợ, vận động từ các tổ chức, cá nhân. b) Gói hỗ trợ bữa ăn phụ:
- Các sản phẩm dinh dưỡng (bánh, sữa hộp đáp ứng theo tiêu chuẩn sữa học đường, mì ăn liền) cho trẻ em lứa tuổi mầm non.
- Kinh phí: 5.000đồng/ngày/trẻ em, nguồn tài trợ vận động từ các tổ chức, cá nhân.
c) Thời gian thực hiện: Tần suất theo ngày đi học, bao gồm 01 bữa ăn chính và 01 bữa ăn phụ, tối thiểu 01 học kỳ hoặc 01 năm/trẻ em.
d) Cách thức triển khai:
- Rà soát, lập danh sách tổng hợp số lượng và nhu cầu hỗ trợ gói bữa ăn dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi mầm non theo địa bàn xã hoặc tại các trường mầm non.
- Thực đơn bữa chính cụ thể: Đồ ăn đóng gói, có hạn sử dụng dài ngày (tối thiểu 06 tháng).
- Đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xây dựng thực đơn bằng phần mềm cân bằng dinh dưỡng theo quy định hướng dẫn của cơ quan chuyên môn (Viện dinh dưỡng/Chương trình giáo dục mầm non) và theo tiêu chuẩn phù hợp với vùng, miền trong giai đoạn hiện nay, bao gồm 01 bữa ăn chính và 01 bữa ăn phụ.
- Hỗ trợ gói dinh dưỡng đến từng cơ sở giáo dục mầm non hoặc Ủy ban nhân dân xã.
2.3. Gói hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi tiểu học
a) Gói hỗ trợ bữa ăn chính:
- Nội dung hỗ trợ: Bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi tiểu học theo quy định hướng dẫn của cơ quan chuyên môn (Viện dinh dưỡng/phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và theo tiêu chuẩn phù hợp với vùng, miền trong giai đoạn hiện nay.
- Kinh phí: 23.000đồng/ngày/trẻ em, nguồn tài trợ, vận động từ các tổ chức, cá nhân.
b) Gói hỗ trợ bữa ăn phụ:
- Các sản phẩm dinh dưỡng (bánh, sữa hộp đáp ứng theo tiêu chuẩn sữa học đường, mỳ ăn liền) cho trẻ em lứa tuổi tiểu học.
- Kinh phí: 7.000đồng/ngày/trẻ em.
c) Thời gian thực hiện: Tần suất theo ngày đi học, bao gồm 01 bữa ăn chính và 01 bữa ăn phụ/ngày, tối thiểu 01 học kỳ hoặc 01 năm/trẻ em.
d) Cách thức triển khai:
- Rà soát, lập danh sách, tổng hợp số lượng và nhu cầu hỗ trợ gói bữa ăn dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi tiểu học trên địa bàn xã hoặc tại các cơ sở giáo dục tiểu học.
- Xây dựng thực đơn theo phần mềm cân bằng dinh dưỡng theo quy định hướng dẫn của cơ quan chuyên môn (Viện dinh dưỡng/phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và theo tiêu chuẩn phù hợp với đặc trưng vùng miền trong giai đoạn hiện nay gồm 01 bữa ăn chính và 01 bữa ăn phụ.
- Hỗ trợ gói dinh dưỡng đến từng điểm trường, trường tiểu học hoặc Ủy ban nhân dân xã.
2.4. Yêu cầu chung
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo quy định và phù hợp với đặc trưng vùng miền, nhu cầu của trẻ em.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá đơn vị cung cấp bữa ăn dinh dưỡng và đảm bảo duy trì tổ chức hoạt động cung cấp bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em ít nhất 01 học kỳ/01 năm nhằm đánh giá được sự thay đổi trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em.
3. Triển khai gói cải thiện tình trạng sức khỏe thông qua khám, chữa bệnh cho trẻ em
3.1. Địa điểm hỗ trợ
Tổ chức khám tại Bệnh viện đa khoa huyện/Trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã hoặc các cơ sở y tế phù hợp.
3.2. Nội dung các gói hỗ trợ
a) Khám sức khỏe tổng quát:
- Khám nội nhi tổng quát.
- Khám dinh dưỡng.
- Khám sàng lọc.
- Xét nghiệm - Điện tâm đồ.
- Khám sàng lọc các bệnh lý Tai - Mũi - Họng.
- Khám sàng lọc các bệnh lý Hô hấp - Lao.
- Khám sàng lọc các bệnh lý Răng - Hàm - Mặt.
- Siêu âm tổng quát - Chẩn đoán hình ảnh.
- Khám sàng lọc sức khỏe trẻ em.
- Khám sàng lọc các bệnh lý dị tật vận động.
- Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
b) Khám sàng lọc các bệnh lý tim bẩm sinh.
c) Lập kế hoạch hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em.
d) Cách thức thực hiện:
- Thông báo cho địa phương (Phòng Y tế, Trạm y tế xã …) về kế hoạch khám, xây dựng kế hoạch hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan.
- Phát phiếu đăng ký khám cho các đối tượng.
- Tiếp nhận, tư vấn chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em.
- Lập sổ theo dõi sức khỏe cá nhân của trẻ em, hồ sơ ghi chép thông tin cá nhân.
- Khám sàng lọc, phát hiện các bệnh tật thông thường và chuyển khám chuyên sâu.
- Khám tổng quát và kiểm tra sức khỏe trẻ em theo độ tuổi.
- Tư vấn chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em: Tư vấn trực tiếp cho trẻ em hoặc tư vấn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em.
- Hỗ trợ chăm sóc y tế, điều trị bệnh.
- Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ chưa thành niên.
- Tổng kết, đánh giá.
3.3. Kinh phí
a) Nội dung chi: Chi phí tổ chức truyền thông để trẻ em đến khám (tờ rơi, băng rôn, phát thanh…); thuê phương tiện vận chuyển; thuê máy khám; mua vật tư khám; nước uống cho trẻ em; quà cho trẻ em; chi phương tiện đưa trẻ em đến khám; nhân công khám; hỗ trợ địa điểm; các nội dung chi khác… phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
b) Định mức hỗ trợ:
- Chi phí hỗ trợ khám bệnh cho trẻ em:
Khám sàng lọc các bệnh lý tim bẩm sinh: 1.000.000đồng/trẻ em.
Khám sức khỏe tổng quát: 500.000 đồng/trẻ em.
- Chi phí hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em:
Chi phí phẫu thuật và điều trị các bệnh về tim cho trẻ em: Mức chi 40.000.000 đồng/01 ca phẫu thuật (sau khi trừ bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách trẻ em được hưởng), trừ trường hợp đặc biệt theo phê duyệt của nhà tài trợ.
Chi phí phẫu thuật khác như chi phí phẫu thuật cho trẻ em dị tật vận động, chi phí phẫu thuật mắt cho trẻ em, chi phí phẫu thuật nụ cười cho trẻ em: Theo giá thực tế tại các bệnh viện, cơ sở y tế được cấp phép hành nghề.
Chi hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em: 500.000 đồng/trẻ em/lần.
Hỗ trợ đi lại, chi khác: theo quy định hiện hành.
4. Triển khai gói hỗ trợ vui chơi, giải trí cho trẻ em
4.1. Địa điểm, hình thức hỗ trợ
- Địa điểm: Gói hỗ trợ vui chơi, giải trí cho trẻ em được đặt tại điểm trường, trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở hoặc nhà văn hóa - khu thể thao thôn và tương đương tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Hình thức: Hỗ trợ theo gói, bao gồm việc vận chuyển và lắp đặt các thiết bị tại các địa điểm được hỗ trợ; hướng dẫn sử dụng và bàn giao cho đơn vị, cơ sở giáo dục hoặc đại diện cộng đồng dân cư quản lý, vận hành.
4.2. Danh mục thiết bị
Gói hỗ trợ vui chơi, giải trí của trẻ em bao gồm 02 nhóm thiết bị, cụ thể:
a) Nhóm thiết bị cố định:
- Cầu trượt hoặc thiết bị kết hợp cầu trượt;
- Xích đu chữ A;
- Đu quay;
- Con giống nhún lò xo;
- Cột ném bóng;
- Bập bênh.
b) Nhóm thiết bị linh hoạt:
- Một số thiết bị hỗ trợ vận động: cột ném bóng, cung thành, xà đơn, xà kép, bộ bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, bóng đá …
- Dụng cụ tổ chức các trò chơi vận động, hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí: kéo co, nhảy bao bố, ném còn…
4.3. Kinh phí: Tối thiểu 50.000.000đồng/1 địa điểm.
4.4. Yêu cầu chung
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: Các thiết bị phải đáp ứng yêu cầu về thông số kỹ thuật theo quy định hiện hành.
- Về mẫu mã: Bảo đảm bền, đẹp, thiết kế sinh động, phù hợp với lứa tuổi trẻ em.
- Việc lắp đặt thiết bị tại các địa điểm được hỗ trợ phải phù hợp với từng lứa tuổi.
- Bảo đảm thường xuyên duy trì tổ chức hoạt động tại khu vui chơi, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em.
- Ngoài việc mua mới thiết bị vui chơi, giải trí, khuyến khích thiết kế, tận dụng, sáng chế các đồ chơi từ sản phẩm tái chế phù hợp với trẻ em, thân thiện với môi trường, các sản phẩm đặc thù của địa phương.
1. Nguồn lực
1.1. Do Trung ương hỗ trợ.
1.2. Vận động từ các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các quỹ từ thiện, quỹ xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai các hoạt động của Kế hoạch.
1.3. Ngân sách nhà nước hàng năm của Sở, ngành, địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khảo sát, đánh giá nhu cầu của trẻ em tại địa bàn triển khai Kế hoạch theo 3 nội dung: Nhu cầu hỗ trợ về dinh dưỡng, khám chữa bệnh; nhu cầu hỗ trợ đồ ấm; hỗ trợ vui chơi, giải trí; xây dựng kế hoạch đề nghị hỗ trợ gửi Trung ương và vận động các cơ quan, tổ chức hữu quan hỗ trợ thực hiện.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Triển khai các hoạt động truyền thông, vận động nguồn lực thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực và điều phối việc hỗ trợ trẻ em.
b) Lập kế hoạch hỗ trợ cho trẻ em trên cơ sở khảo sát, đánh giá nhu cầu của trẻ em thuộc địa bàn triển khai Kế hoạch theo 3 nội dung: Nhu cầu hỗ trợ về dinh dưỡng, khám chữa bệnh; nhu cầu hỗ trợ đồ ấm; hỗ trợ vui chơi, giải trí; gửi kế hoạch đề nghị hỗ trợ nhu cầu của trẻ em về Trung ương, tỉnh và các nhà tài trợ.
c) Tổ chức tiếp nhận, phân phối và triển khai các nguồn hỗ trợ từ Trung ương và từ các nhà tài trợ theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo đúng đối tượng.
d) Phối hợp với các ngành, các địa phương theo dõi, giám sát việc phân phối các hỗ trợ cho trẻ em tại địa phương.
đ) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Văn phòng UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Kế hoạch; đánh giá, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cần hỗ trợ cho trẻ em về khám chữa bệnh, dinh dưỡng; vui chơi giải trí; đồ ấm cho trẻ em thuộc đối tượng của Kế hoạch; phối hợp tiếp nhận, phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ đúng quy định của pháp luật; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn căn cứ các gói hỗ trợ để tham gia vận động nguồn lực hỗ trợ cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hằng năm tổng hợp đề xuất sử dụng một phần Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch.
4. Đề nghị Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình tham gia hỗ trợ, vận động nguồn lực để thực hiện các gói hỗ trợ của Kế hoạch; tích cực tuyên truyền về kế hoạch; định kỳ hằng năm thông tin kết quả vận động nguồn lực về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Vận động các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ tài chính, các cá nhân trong và ngoài nước tham gia ủng hộ tài chính để thực hiện Kế hoạch.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
a) Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chủ động bố trí kinh phí phục vụ cho công tác quản lý, điều phối thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
b) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nhiệm vụ:
- Hằng năm, xây dựng kế hoạch, vận động nguồn lực tại địa phương để hỗ trợ triển khai, thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Dân tộc đánh giá, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cần hỗ trợ cho trẻ em về khám chữa bệnh, dinh dưỡng; vui chơi, giải trí; đồ ấm cho trẻ em thuộc đối tượng của Kế hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các nhà tài trợ và các cơ quan liên quan.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và định kỳ hằng năm gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu của trẻ em tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tổ chức tiếp nhận, phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ đúng quy định của pháp luật, đúng đối tượng và đáp ứng nhu cầu của trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025, Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 29/8/2019 của UBND tỉnh triển khai Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này và hàng năm báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2020-2025
- 2Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4Quyết định 2338/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 1Thông tư 21/2017/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2019 triển khai Quyết định 588/QĐ-TTg phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2015
- 4Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2020-2025
- 5Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7Quyết định 33/2020/QĐ-TTg về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 5267/LĐTBXH-TE năm 2020 hướng dẫn thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Quyết định 2338/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- Số hiệu: 42/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra