Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 30 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc ban hành Đề án phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2022, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Duy trì và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương là nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của tỉnh, tiếp tục duy trì và phát triển Nhà hát Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu. Việc bảo tồn và phát huy sân khấu cải lương nhằm góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nền tảng tinh thần vững chắc để xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật sân khấu cải lương; tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, học hỏi, trau dồi nghề nghiệp; từng bước nâng cao chất lượng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động sân khấu cải lương của tỉnh; phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân và phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ nói riêng.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân về giá trị to lớn của Nghệ thuật sân khấu cải lương, sự đóng góp to lớn của nghệ thuật sân khấu cải lương vào kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc; nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và mỗi cá nhân trong việc giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật độc đáo của Nam Bộ.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về yêu cầu, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu cải lương trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân; tạo sự đồng thuận cao và hưởng ứng tích cực của toàn xã hội về phát triển sân khấu cải lương trên địa bàn tỉnh.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy Nghệ thuật sân khấu cải lương.

- Phát huy vai trò của các nghệ sỹ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú, Nghệ sỹ nhân dân tham gia truyền dạy nghệ thuật sân khấu cải lương tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tạo điều kiện cho lực lượng nghệ sỹ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tiếp tục lưu giữ và truyền dạy nghệ thuật sân khấu cải lương cho các thế hệ sau.

- Thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng và truyền nghề sân khấu cải lương thuộc Nhà hát Cao Văn Lầu; xây dựng chương trình truyền dạy nghệ thuật sân khấu cải lương cụ thể, phù hợp với từng đối tượng tham gia, đảm bảo hiệu quả, chất lượng.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu sân khấu cải lương, tạo điều kiện cho các lực lượng nghệ sỹ, diễn viên và học viên giao lưu, học hỏi nâng cao kỹ năng biểu diễn, thực hành nghệ thuật sân khấu cải lương, đáp ứng tốt về nguồn lực phục vụ cho nhu cầu phát triển sân khấu cải lương tỉnh nhà trong thời gian tới.

- Duy trì và nâng cao chất lượng biểu diễn phục vụ nhân dân theo chỉ tiêu kế hoạch được giao; tăng cường vận động xã hội hóa để duy trì biểu diễn sân khấu cải lương tại Nhà hát hàng tuần và biểu diễn sân khấu thực cảnh phục vụ khách du lịch và đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia 03 cuộc thi chuyên môn tổ chức trong năm 2022: Liên hoan Cải lương toàn quốc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc và Tài năng diễn viên cải lương Trần Hữu Trang.

3. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng, các hội nghề nghiệp tổ chức thường xuyên và định kỳ các chương trình giới thiệu, quảng bá về Nghệ thuật sân khấu cải lương dưới nhiều hình thức... nhằm giáo dục ý thức tiếp cận và mức độ cảm thụ tính nhân văn, tính khoa học của sân khấu cải lương tới công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

- Ngoài định kỳ tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan sân khấu chuyên nghiệp cấp khu vực, toàn quốc, Nhà hát Cao Văn Lầu xây dựng kế hoạch biểu diễn theo định kỳ hàng quý 01 vở cải lương để truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình của tỉnh và các tỉnh, thành phố trong khu vực.

- Xây dựng chương trình biểu diễn đặc sắc, có chất lượng nghệ thuật cao để quảng bá trên các trang báo điện tử, mạng internet...

- Phối hợp các cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng chương trình giao lưu, biểu diễn nhằm quảng bá sân khấu cải lương tỉnh nhà đến nhân dân trong cả nước.

- Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cho các tầng lớp nhân dân ở địa phương, chào mừng các ngày lễ, tết.

4. Phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu cải lương trong phát triển bền vững ngành du lịch để góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đầu tư, lựa chọn những kịch bản, vở diễn đặc sắc, chất lượng để biểu diễn phục vụ khách tham quan du lịch, xây dựng sân khấu cải lương trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh để Bạc Liêu trở thành trung tâm sân khấu cải lương của khu vực và là một trong những điểm đến thưởng thức và trải nghiệm sân khấu cải lương tiêu biểu, đặc sắc của cả nước. Từ đó, tạo điều kiện cho lực lượng nghệ sỹ, diễn viên biểu diễn sân khấu cải lương nâng cao đời sống vật chất, an tâm cống hiến, không ngừng sáng tạo, nâng cao hiệu quả thực hành và truyền dạy nghệ thuật sân khấu cải lương cho các thế hệ trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển sân khấu cải lương của tỉnh nhà cũng như tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà hát Cao Văn Lầu.

III. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện: 5.988.499.000 đồng (Bằng chữ: Năm tỷ chín trăm tám mươi tám triệu bốn trăm chín mươi chín nghìn đồng).

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Từ nguồn xã hội hóa: 564.210.000 đồng;

- Từ nguồn vốn đầu tư công: 4.682.579.000 đồng;

- Từ nguồn ngân sách tỉnh: 741.710.000 đồng;

- Trong quá trình triển khai thực hiện; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch và các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác vận động, tài trợ đóng góp của các tổ chức, cá nhân từ nguồn vận động xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác. Nếu vận động, tài trợ được thì giảm trừ ngân sách Nhà nước tương ứng nhằm tiết kiệm kinh phí cho ngân sách Nhà nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch:

- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu thực hiện việc truyền hình trực tiếp các vở cải lương và suất biểu diễn được phê duyệt.

- Chỉ đạo công tác xây dựng kịch bản phải đảm bảo chất lượng về nội dung tuyên truyền; các vở cải lương (gồm thể loại: Tuồng cổ và tuồng xã hội) phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của địa phương, phát huy giá trị di sản sân khấu cải lương, tuyên truyền, cổ vũ, vận động toàn đảng, toàn quân và toàn dân tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng kịch bản, đạo diễn các chương trình nghệ thuật đảm bảo chất lượng nghệ thuật cao, phục trang luôn đổi mới, đạo cụ, cảnh trí trực quan sinh động, thu hút người xem.

- Phối hợp Sở Tài chính thẩm định nguồn kinh phí triển khai thực hiện các nội dung được phê duyệt; chủ động và phối hợp các Sở, Ban, Ngành, địa phương, doanh nghiệp... để vận động từ nguồn kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, để góp phần cùng ngân sách nhà nước thực hiện Đề án.

2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:

- Phối hợp công tác thẩm định nội dung kịch bản, định hướng nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển sân khấu cải lương của tỉnh, đảm bảo tính giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, của địa phương.

- Định hướng chỉ đạo công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương tỉnh nhà, nhằm góp phần bảo tồn giá trị Bản Dạ cổ hoài lang, bảo tồn giá trị Nghệ thuật sân khấu cải lương và phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và phục vụ khách du lịch.

3. Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu:

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch truyền hình trực tiếp các vở diễn được phê duyệt, đảm bảo chất lượng nghệ thuật, thu hút đông đảo người xem; đề nghị và phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình trong khu vực tham gia tiếp sóng chương trình.

4. Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh:

Tham gia phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện tốt các nội dung trong đề án; vận động lực lượng hội viên thuộc Liên hiệp Hội tích cực tham gia đóng góp vào các nội dung của đề án ngày càng có chất lượng nghệ thuật cao và tích cực tham gia, cổ vũ nhiều người cùng xem các chương trình, vở diễn được phê duyệt.

5. Sở Nội vụ:

Phối hợp Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác khen thưởng, biểu dương các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương tỉnh nhà.

6. Sở Tài chính:

Phối hợp Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thẩm định, tham mưu trình cấp có thẩm quyền giải quyết kinh phí cho đơn vị thực hiện các nội dung trong Đề án được duyệt theo phân kỳ thứ tự ưu tiên, nhu cầu cần thiết, phát sinh hợp lý phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh.

7. Báo Bạc Liêu:

Phối hợp Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương tỉnh nhà; tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương là nhằm góp phần bảo tồn giá trị Bản Dạ cổ hoài lang, bảo tồn giá trị của loại hình Nghệ thuật truyền thống của người dân Nam Bộ, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và khách du lịch.

8. Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch lựa chọn giáo trình, chỉ đạo lồng ghép giảng dạy Nghệ thuật sân khấu cải lương vào môn âm nhạc và các hoạt động giáo dục ngoại khóa (hoạt động trải nghiệm và trải nghiệm hướng nghiệp). Đồng thời, cử lực lượng giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về Nghệ thuật sân khấu cải lương do Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tổ chức.

9. Tỉnh Đoàn Bạc Liêu:

Tổ chức tuyên truyền, phát động đến toàn thể cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh thiếu niên về ý nghĩa, mục tiêu của đề án và huy động lực lượng đoàn viên, thanh thiếu niên tích cực tham gia tập luyện và cổ vũ các hoạt động bảo tồn và phát triển Nghệ thuật sân khấu cải lương của tỉnh; đồng thời, có kế hoạch tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động bồi dưỡng và truyền nghề sân khấu cải lương do Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tổ chức.

10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh:

Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thị xã, thành phố tích cực tham gia phối hợp và tổ chức triển khai công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng tích cực các hoạt động bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương của tỉnh, tạo sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn và phát triển loại hình văn hóa tiêu biểu, đặc sắc trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị và các địa phương tích cực phối hợp Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả kế hoạch này.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn về ý nghĩa, giá trị của nghệ thuật sân khấu cải lương trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Bạc Liêu nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung; chỉ đạo và phối hợp việc huy động cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng đoàn viên, thanh thiếu niên và nhân dân tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng và truyền nghề nghệ thuật sân khấu cải lương do Sở Văn hóa,Thông tin, Thể thao và Du lịch tổ chức.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các lực lượng nghệ sỹ, diễn viên và học viên giao lưu, học hỏi nâng cao kỹ năng biểu diễn, thực hành nghệ thuật sân khấu cải lương thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.

- Phát động phong trào tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương sâu rộng ở địa phương; phối hợp Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch lựa chọn, bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu, kịp thời bổ sung vào lực lượng biểu diễn nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp cho tỉnh.

Trên đây là kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2022. Đề nghị các đơn vị, địa phương phối hợp, triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc; các đơn vị báo cáo, phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch) để phối hợp, tham mưu, thực hiện đạt hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị tại Mục IV;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TT ĐT tỉnh;
- Lưu: VT (Q - 19).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cao Xuân Thu Vân

 

PHỤ LỤC:

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Diễn giải

Số tiền

I

Nguồn ngân sách Nhà nước

741.710.000

1

Dàn dựng và ghi hình các vở cải lương

701.710.000

1.1

Dàn dựng vở cải lương (02 vở/năm)

538.250.000

-

Thuê viết kịch bản: 02 kịch bản x 30.000.000đ

60.000.000

-

Thuê đạo diễn: 02 vở x 30.000.000đ

60.000.000

-

Thuê phối nhạc: 02 vở x 15.000.000đ

30.000.000

-

Thực hiện cảnh trí (bao gồm thiết kế - tạm tính): 02 vở x 60.000.000đ

120.000.000

-

Mua mới trang phục, đạo cụ (tạm tính): 02 vở x 60.000.000đ

120.000.000

-

Bồi dưỡng tập dợt

138.500.000

Diễn viên chính, nhạc công chính: 12 người x 80.000đ x 25 buổi x 02 vở

48.000.000

Diễn viên chính thứ, nhạc công chính thứ, KTV chính: 20 người x 60.000đ x 25 buổi x 02 vở

60.000.000

Diễn viên phụ, kỹ thuật viên, trưởng và phó đoàn: 08 người x 50.000đ x 25 buổi x 02 vở

20.000.000

Hậu đài, phục trang, phục vụ: 06 người x 35.000đ x 25 buổi x 02 vở

10.500.000

-

Pin micro tập dợt: 15 cục x 13.0000đ x 25 buổi x 02 vở

9.750.000

1.2

Trực tiếp ghi hình

51.920.000

-

Bồi dưỡng biểu diễn

28.160.000

Diễn viên chính, nhạc công chính: 12 người x 200.000đ x 04 suất

9.600.000

Diễn viên chính thứ, nhạc công chính thứ, KTV chính: 20 người x 160.000đ x 04 suất

12.800.000

Diễn viên phụ, kỹ thuật viên, trưởng và phó đoàn: 08 người x 120.000đ x 04 suất

3.840.000

Hậu đài, phục trang, phục vụ: 06 người x 80.000đ x 04 suất

1.920.000

-

Pin micro: 20 cục x 13.000đ x 04 suất

1.040.000

-

Thuê dọn vệ sinh, phục vụ: 04 người x 250.000đ x 04 suất

4.000.000

-

Nhiên liệu máy phát điện dự phòng: 100 lít x 15.000đ x 04 suất

6.000.000

-

Tiền điện, nước phục vụ biểu diễn: 1.500.000đ x 04 suất

6.000.000

-

Hỗ trợ diễn viên có thành tích cao

6.720.000

Diễn viên đạt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú: 03 người x 200.000đ x 04 suất

2.400.000

Diễn viên đạt Huy chương Vàng chuyên nghiệp toàn quốc: 02 người x 140.000đ x 04 suất

1.120.000

Diễn viên đạt Huy chương Bạc chuyên nghiệp toàn quốc: 08 người x 100.000đ x 04 suất

3.200.000

1.3

Thuê Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu: 12.885.000đ x 04 suất

51.540.000

1.4

Tiền thù lao tác giả khi ghi hình: 15.000.000đ x 04 suất

60.000.000

2

Tuyên truyền trên Báo Bạc Liêu

40.000.000

-

Tuyên truyền trên Báo Bạc Liêu: 04 kỳ x 10.000.000d

40.000.000

II

Từ nguồn vốn đầu tư công

4.682.579.000

2

Trang thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ sân khấu ngoại cảnh

4.682.579.000

2.1

Thiết bị âm thanh

1.274.000.000

-

Loa line array liền công suất NEXT PFA 12P:

08 cặp x 88.000.000đ

704.000.000

-

Loa Subwoofer NEXT PFA 18sphp liền công suất: 04 cặp x 95.000.000đ

380.000.000

-

Loa full đôi Next X12: 02 cặp x 95.000.000đ

190.000.000

2.2

Thiết bị ánh sáng

2.603.240.000

-

Đèn COB Led 320W Warm White: 24 cái x 3.900.000đ

93.600.000

-

Đèn Moving Head Wash Light 36x18W 6 IN 1 RGBWA UV DMX LED ZOOM: 30 cái x 13.800.000đ

414.000.000

-

Đèn led 18x8w full màu sử dụng bóng led 4in1 (Chống nước): 24 cái x 23.860.000đ

572.640.000

-

Đèn Lazer kỹ xảo 3D dùng trong trình diễn mỹ thuật ngoài trời: 02 cái x 385.000.000đ

770.000.000

-

Đèn beam 300 moving head DM new produscts 2015 DAGE GE- 3019 Deceptions 15r moving head: 60 cái x 12.550.000đ

753.000.000

2.3

Phụ kiện

379.650.000

-

Tủ đựng đèn beam: 30 cái x 4.200.000đ

126.000.000

-

Tủ đựng đèn COB hoặc Led: 03 cái x 4.200.000đ

12.600.000

-

Tủ đựng đèn Moving Led: 08 cái x 2.900.000đ

23.200.000

-

Tủ điện 3 pha 200A: 01 cái x 45.000.000đ

45.000.000

-

Dây nguồn tổng 3 pha 5*1mm (Dây mềm): 100m x 50.000đ

5.000.000

-

Dây điện phân phối cho các nhánh đèn 3 ruột 6.0mm2 (Dây mềm): 400m x 105.000đ

42.000.000

-

Phích điện phân phối đèn loại lớn - đầu âm (Phích cái): 150 cái x 55.000đ

8.250.000

-

Dây tín hiệu kết nối điều khiển dmx cho đèn: 300m x 45.000đ

13.500.000

.

Jack canon 3 chân mạ vàng loại cái, kết nối đèn: 300 cái x 50.000đ

15.000.000

-

Jack canon 3 chân mạ vàng loại đực, kết nối đèn: 300 cái x 50.000đ

15.000.000

-

Dây loa ruột đồng 2 x 1,5mm: 200m x 42.000đ

8.400.000

-

Jack loa speakon 4 pin mạ vàng: 20 cái x 60.000đ

1.200.000

-

Áo mưa dùng cho đèn beam và moving led: 90 cái x 450.000đ

40.500.000

-

Áo mưa dùng cho đèn Parled và COB led: 60 cái x 400.000đ

24.000.000

2.4

Thuế giá trị gia tăng 10%

425.689.000

III

Nguồn vận động xã hội hóa

564.210.000

1

Dàn dựng vở cải lương (02 vở/năm)

538.250.000

-

Thuê viết kịch bản: 02 kịch bản x 30.000.000đ

60.000.000

-

Thuê đạo diễn: 02 vở x 30.000.000đ

60.000.000

-

Thuê phối nhạc: 02 vở x 15.000.000đ

30.000.000

-

Thực hiện cảnh trí (bao gồm thiết kế - tạm tính): 02 vở x 60.000.000đ

120.000.000

-

Mua mới trang phục, đạo cụ (tạm tính): 02 vở x 60.000.000đ

120.000.000

-

Bồi dưỡng tập dợt

138.500.000

Diễn viên chính, nhạc công chính: 12 người x 80.000đ x 25 buổi x 02 vở

48.000.000

Diễn viên chính thứ, nhạc công chính thứ, KTV chính: 20 người x 60.000đ x 25 buổi x 02 vở

60.000.000

Diễn viên phụ, kỹ thuật viên, trưởng và phó đoàn: 08 người x 50.000đ x 25 buổi x 02 vờ

20.000.000

Hậu đài, phục trang, phục vụ: 06 người x 35.000đ x 25 buổi x 02 vở

10.500.000

-

Pin micro tập dợt: 15 cục x 13.0000đ x 25 buổi x 02 vở

9.750.000

2

Biểu diễn phúc khảo

25.960.000

-

Bồi dưỡng biểu diễn phúc khảo

14.080.000

Diễn viên chính, nhạc công chính: 12 người x 200.000đ x 01 buổi x 02 vở

4.800.000

Diễn viên chính thứ, nhạc công chính thứ, KTV chính: 20 người x 160.000đ x 01 buổi x 02 vở

6.400.000

Diễn viên phụ, kỹ thuật viên, trưởng và phó đoàn: 08 người x 120.000đ x 01 buổi x 02 vở

1.920.000

Hậu đài, phục trang, phục vụ: 06 người x 80.000đ x 01 buổi x 02 vở

960.000

-

Pin micro tập dợt: 20 cục x 13.0000đ x 01 buổi x 02 vở

520.000

-

Thuê dọn vệ sinh, phục vụ: 04 người x 250.000đ x 02 buổi

2.000.000

-

Nhiên liệu máy phát điện dự phòng: 100 lít x 15.000đ x 01 buổi x 02 vở

3.000.000

-

Tiền điện, nước phục vụ biểu diễn: 1.500.000đ x 01 buổi x 02 vở

3.000.000

-

Hỗ trợ diễn viên có thành tích cao

3.360.000

Diễn viên đạt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú: 03 người x 200.000đ x 01 buổi x 02 vở

1.200.000

Diễn viên đạt Huy chương Vàng chuyên nghiệp toàn quốc: 02 người x 140.000đ x 01 buổi x 02 vở

560.000

Diễn viên đạt Huy chương Bạc chuyên nghiệp toàn quốc: 08 người x 100.000đ x 01 buổi x 02 vở

1.600.000

 

Tổng cộng:

5.988.499.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 40/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2022

  • Số hiệu: 40/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 30/03/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
  • Người ký: Cao Xuân Thu Vân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản