Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3980/KH-UBND

Bình Dương, ngày 03 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÒNG, CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, Công văn số 4986/BNN-PCTT ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 và xem xét Tờ trình số 1252/TTr-SNN ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH

1. Hiện trạng

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, địa hình chuyển tiếp từ miền núi trung du sang đồng bằng. Là tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, khí hậu nóng ẩm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Bình Dương không giáp biển, có vị trí nằm giữa 2 con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của biển Đông, trong nội tỉnh có sông Bé, sông Thị Tính chảy qua và nhiều suối, kênh rạch nhánh.

Toàn tỉnh hiện có 60 điểm sạt lở cũ từ các năm trước ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp, đường giao thông và nhà ở của người dân. Năm 2021, không phát sinh các điểm sạt lở mới, tuy nhiên ven sông Đồng Nai còn 16 điểm sạt lở thuộc thị xã Tân Uyên với tổng chiều dài 4.059m vẫn tiếp tục sạt lở. Cụ thể:

- Sông Đồng Nai có 38 điểm với tổng chiều dài 8.132m (thị xã Tân Uyên có 23 điểm, huyện Bắc Tân Uyên có 15 điểm) đều là các điểm sạt lở cũ; trong đó, có 29 điểm sạt lở ảnh hưởng đến nhà ở của người dân (thị xã Tân Uyên có 21 điểm, huyện Bắc Tân Uyên có 08 điểm) và 16 điểm thuộc thị xã Tân Uyên với tổng chiều dài 4.059m vẫn tiếp tục sạt lở trong năm 2021. Hiện có 93 hộ dân trong khu vực sạt lở nguy hiểm cần phải di dời (thị xã Tân Uyên 28 hộ, huyện Bắc Tân Uyên 65 hộ)

- Sông Sài Gòn có 16 điểm sạt lở với tổng chiều dài 16.165m (huyện Dầu Tiếng có 13 điểm, thành phố Thủ Dầu Một có 02 điểm và thành phố Thuận An có 01 điểm) đều là các điểm sạt lở cũ, hiện đã ổn định.

- Sông Thị Tính có 05 điểm sạt lở với tổng chiều dài sạt lở 747m thuộc huyện Dầu Tiếng (An Lập 03 điểm, Long Tân 02 điểm) các điểm sạt lở xảy ra từ trước năm 2018, hiện đã ổn định.

- Sông Bé có 01 điểm sạt lở dài 500m từ năm 2010 thuộc xã An Thái, huyện Phú Giáo, hiện đã ổn định.

2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan:

- Trên sông Đồng Nai, Sài Gòn ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều nên chế độ dòng chảy sông liên tục thay đổi theo triều, khi triều rút, mực nước sông xuống thấp thì trọng lượng khối đất và áp lực nước thấm từ bờ ra sông đều tăng lên, đất bờ sông bị thay đổi trạng thái khô-ướt liên tục, gây nứt nẻ làm giảm lực liên kết giữa chúng gây ra sạt lở.

- Tại các khu vực bờ lõm của khúc sông cong hoặc khu vực ngã ba sông (ngã ba sông Đồng Nai - sông Bé và sông Sài Gòn - sông Thị Tính) là những nơi có lưu tốc dòng chảy mạnh, chế độ dòng chảy rất phức tạp, hình thành nên các dòng xoáy, dòng chảy vòng, tạo nên các hố xói sâu, khi các hố xói sâu phát triển mở rộng, tiến dần đến gần bờ, mái bờ trở nên dốc đứng, kết quả là lực chống trượt cho khối đất mái bờ giảm đi, khối đất mái bờ bị mất cân bằng và xảy ra hiện tượng trượt theo cung tròn hoặc sụt lở theo từng mảng.

- Trong mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11 hàng năm, đất bờ sông bị bão hòa nước làm tăng trọng lượng khối đất bờ, phát sinh áp lực thấm làm tăng gia tải mép bờ sông dễ gây sạt, trượt.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Trong giai đoạn năm 2000 ÷ 2005, do khai thác cát dưới lòng sông gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã cấm khai thác cát trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đoạn qua địa bàn tỉnh nên tình hình sạt lở bờ sông đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra tình trạng lén lút khai thác cát trái phép nên vẫn còn xảy ra tình trạng sạt lở.

- Hoạt động của các bến thủy nội địa, neo tàu thuyền vào bờ, sóng do tàu thuyền di chuyển vỗ vào bờ làm tăng gia tải mép bờ sông dễ gây sạt, trượt.

- Do tốc độ đô thị hóa nhanh, việc san lấp mặt bằng, xây dựng nhà và công trình lấn chiếm bờ sông, rạch ngày càng tăng làm tăng tải trọng lên mép bờ, kết hợp với các nguyên nhân khách quan làm tăng nguy cơ sạt lở.

- Do công tác quản lý, bảo vệ lòng, bờ sông chưa được chú ý đúng mức, công tác xử lý lấn chiếm bờ sông, suối, rạch tự nhiên chưa triệt để.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Phòng, chống sạt lở bờ sông (bao gồm bờ sông, suối, kênh, rạch) nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, ổn định dân sinh là nhiệm vụ của các cấp, ngành, đặc biệt là của chính quyền địa phương là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân.

2. Chủ động phòng ngừa sạt lở; khi xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các sở, ngành, địa phương, đặc biệt là xây dựng các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng ven sông phải đề phòng nguy cơ sạt lở và không làm tăng nguy cơ sạt lở. Khi xảy ra sạt lở phải tập trung ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại.

3. Phòng, chống sạt lở bờ sông cần được thực hiện đồng bộ; xử lý cấp bách trước mắt, đồng thời có giải pháp căn cơ lâu dài; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, không làm tăng nguy cơ sạt lở, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Phòng, chống sạt lở phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng.

5. Đề cao sự tham gia của cộng đồng đối với công tác quản lý bờ, lòng sông; tăng cường huy động nguồn lực ngoài ngân sách, nhất là của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được hưởng lợi trong phòng, chống sạt lở.

6. Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường, dễ thi công, có thể sử dụng nhiều lần, giá thành phù hợp, kết hợp với giải pháp truyền thống. Quản lý hiệu quả nguồn nước, giảm thiểu các yếu tố tác động gây sạt lở bờ sông.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ sông tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven sông, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát sạt lở và quản lý bờ sông, lòng sông, giảm thiểu tác động làm gia tăng nguy cơ sạt lở; phấn đấu đến năm 2023 các khu dân cư ven sông ở vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đều được cảnh báo kịp thời và được hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi xảy ra sạt lở.

Quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa tại khu vực ven sông. Chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông.

Đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông; đến năm 2030, hoàn thành việc chỉnh trị ổn định dòng chảy tại một số phân lưu, hợp lưu, trên các đoạn sông chính có diễn biến xói, bồi phức tạp cần chỉnh trị.

2. Yêu cầu

Công tác phòng, chống và khắc phục tình trạng sạt, lở bờ sông phải được thực hiện chủ động và thường xuyên nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do sạt lở bờ sông gây ra.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh, ứng phó với sạt lở bờ sông đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả cao.

Nâng cao nhận thức cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống sạt lở bờ sông của toàn dân trên địa bàn tỉnh.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nhiệm vụ

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về phòng, chống sạt lở bờ sông nhằm giảm nguy cơ sạt lở, các thiệt hại về người và tài sản do sạt lở bờ sông gây ra.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến sạt lở bờ sông.

- Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ven sông ảnh hưởng đến sạt lở bờ sông như: khai thác cát sỏi, xây dựng công trình, nhà cửa, hoạt động giao thông thủy, hoạt động khai thác nước ngầm.

- Hiện đại hóa công tác quan trắc, dự báo, kịp thời cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông.

- Ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới phù hợp với điều kiện địa phương để phòng, chống sạt lở bờ sông.

- Xây dựng công trình tại các khu vực trọng điểm để phòng, chống sạt lở bờ sông, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công trình hạ tầng thiết yếu.

2. Giải pháp thực hiện

Căn cứ nội dung Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, văn bản triển khai hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nguyên nhân gây ra sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các giải pháp triển khai thực hiện như sau:

2.1. Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống sạt lở bờ sông:

- Rà soát, bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường quản lý các hoạt động tại khu vực bờ sông, nhất là quản lý khai thác cát sỏi, xây dựng công trình, nhà cửa ven sông và xử lý sạt lở bờ sông để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của nhân dân và nhà nước.

- Rà soát các quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, lâm nghiệp và các pháp luật khác có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực ngoài ngân sách, khuyến khích khối tư nhân đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời dân cư khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở gắn với sinh kế, ổn định đời sống của người dân.

2.2. Tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết kế quy hoạch:

- Điều tra cơ bản về sạt lở, dân cư và công trình hạ tầng ven sông trên cơ sở đó xây dựng cơ sở dữ liệu về sạt lở, dân cư và công trình phòng, chống sạt lở, trong đó ưu tiên thực hiện tại những khu vực đang có diễn biến sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở trên các hệ thống sông chính.

- Điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát, sỏi và các yếu tố thủy văn có tác động đến sạt lở bờ sông.

- Nghiên cứu xây dựng phương án tổng thể chỉnh trị và phòng, chống sạt lở bờ sông để cập nhật vào quy hoạch (phương án phát triển hạ tầng) phòng chống thiên tai, thủy lợi, quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2.3. Triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách trước mắt, giải pháp căn cơ lâu dài, các công trình, phi công trình để phòng, chống sạt lở:

a) Giải pháp cấp bách:

- Tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông; ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác cát sỏi trái phép.

- Tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực bờ sông bị sạt lở, bố trí tái định cư theo các hình thức tái định cư xen ghép hoặc xây dựng khu tái định cư tập trung phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

- Xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng ven sông.

- Kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông tránh bị ảnh hưởng do sạt lở và làm gia tăng nguy cơ sạt lở.

- Quản lý, kiểm soát hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy (tốc độ phương tiện, trọng tải phù hợp) nhằm giảm thiểu tác động gây sạt lở bờ sông.

b) Giải pháp lâu dài:

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức về phòng chống sạt lở bờ sông.

- Quy hoạch sắp xếp lại dân cư đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và chủ động ứng phó với sạt lở bờ sông.

- Xây dựng hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát diễn biến sạt lở bờ sông, lòng dẫn.

- Xây dựng các công trình chỉnh trị sông nhằm giữ ổn định tỷ lệ phân lưu, ổn định dòng chảy, hình thái sông, bờ sông tại các khu vực trọng điểm có diễn biến bồi, xói phức tạp.

- Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Triển khai thực hiện các dự án trồng cây chắn sóng, các dự án có liên quan đến phòng chống sạt lở bờ sông (sửa chữa, gia cố nâng cấp đê bao ...); đẩy xã hội hóa công tác đầu tư, quản lý các dự án, công trình phòng, chống sạt lở bờ sông.

2.4. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phòng, chống sạt lở:

- Nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về vật liệu mới thay thế cát sử dụng trong xây dựng, các giải pháp thay thế cát san lấp, tiến tới không sử dụng cát để san lấp; ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn Trung ương trong việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm, sự thay đổi chế độ dòng chảy, bùn cát, sụt lún đất đến sạt lở bờ sông; dự báo xu thế và cảnh báo sạt lở bờ sông dưới tác động của biến đổi khí hậu.

2.5. Huy động nguồn lực:

Chủ động bố trí ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn lực từ khối tư nhân, doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông.

V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nguồn vốn

Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch bao gồm:

- Ngân sách Nhà nước (Trung ương, địa phương).

- Quỹ phòng, chống thiên tai.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Kinh phí

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 9.812.293 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách địa phương: 8.252.761 triệu đồng.

- Nguồn khác (Vốn vay ODA): 1.559.532 triệu đồng.

(Kèm theo Phụ lục các nhiệm vụ, chương trình, dự án thực hiện Kế hoạch).

VI. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương theo quy định.

- Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương có liên quan tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng dân cư, sạt lở, công trình phòng, chống sạt lở và công trình hạ tầng ven sông, nhất là tại các khu vực đang sạt lở, có nguy cơ sạt lở; Hướng dẫn các địa phương hỗ trợ di dời dân cư khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

- Tổng hợp, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở trên địa bàn tỉnh, phối hợp các Sở ngành, địa phương đề xuất giải pháp xử lý.

- Tham gia nghiên cứu xây dựng phương án tổng thể chỉnh trị và phòng, chống sạt lở bờ sông nhất là đối với các sông liên tỉnh có diễn biến sạt lở phức tạp để cập nhật vào quy hoạch phòng, chống thiên tai, thủy lợi, quy hoạch vùng theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống công trình phòng, chống sạt lở bờ sông thuộc trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đưa vào các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, dài hạn, đồng thời lồng ghép vào các chương trình, dự án khác.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan kiểm soát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, ngăn chặn việc khai thác cát, sỏi trái phép, nhất là tại các khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở; quản lý chặt chẽ vùng đất ven sông, không để xây dựng nhà ở, công trình ven sông làm tăng nguy cơ sạt lở bờ sông.

- Tổ chức, thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát sạt lở bờ sông, nhất là tại các khu vực đang có diễn biến sạt lở phức tạp và khu vực có nguy cơ sạt lở cao để đánh giá mức độ sạt lở và có giải pháp xử lý phù hợp.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn Trung ương trong việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm, sự thay đổi chế độ dòng chảy, bùn cát, sụt lún đất đến sạt lở bờ sông; dự báo xu thế và cảnh báo sạt lở bờ sông dưới tác động của biến đổi khí hậu.

3. Sở Giao thông vận tải

Thực hiện rà soát các công trình hạ tầng giao thông trên sông, ven sông có biện pháp bảo đảm an toàn và giảm tác động gây sạt lở; tăng cường quản lý quy hoạch, xây dựng mới công trình giao thông; quản lý, kiểm soát hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu tác động gây sạt lở bờ sông.

4. Sở Xây dựng

Quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn để chủ động phòng, chống sạt lở, giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng do bờ sông; nghiên cứu vật liệu mới thay thế nhằm giảm sử dụng cát trong xây dựng và san lấp.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Rà soát cơ chế chính sách, tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong phòng, chống sạt lở bờ sông; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi có các đề xuất đặt hàng từ đơn vị có liên quan về ứng dụng công nghệ, vật liệu mới đề phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, tập trung vào các giải pháp mềm, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cho công tác quy hoạch và thực hiện các công trình, dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, di dời dân cư ra khỏi khu vực bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao trên cơ sở danh mục do các đơn vị có liên quan đề xuất và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.

7. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ vào dự toán các đơn vị có liên quan xây dựng và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trên theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

8. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương

Tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án, công trình phòng, chống sạt lở theo Kế hoạch đảm bảo tiến độ, đạt hiệu quả.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng chống sạt lở bờ sông.

- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng nhà ở, công trình ven sông, trong hành lang bảo vệ bờ sông, các hoạt động có nguy cơ gây ra sạt lở bờ sông.

- Tổ chức di dời dân ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao; kết hợp tái định cư, ổn định đời sống cho người dân.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở ngành liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông trên địa bàn theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

- Thực hiện các dự án phòng chống sạt lở; đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư, quản lý; Tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

10. Các Sở, ngành khác: Theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các địa phương chỉ đạo, triển khai phòng, chống sạt lở đối với lĩnh vực quản lý để giảm thiểu tác động gây sạt lở bờ sông.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hằng năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực Kế hoạch này; hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

Yêu cầu các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, tp;
- LĐVP, Thi, TH;
- Website tỉnh;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC





Mai Hùng Dũng

 

NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÒNG, CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 3980/KH-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

STT

Nhiệm vụ, Chương trình, dự án

Đơn vị ch trì

Kết qu dự kiến

Dự kiến thời gian hoàn thành

Nguồn vốn (triệu đồng)

Ghi chú

Tổng

Năm 2020

2021-2025

2026-2030

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

NSTVV

NSĐP

Nguồn khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

1

Tổ chức tuyên truyền về phòng chống sạt lở bờ sông

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức về phòng chống sạt lở bờ sông

Hàng năm và tập huấn 2 năm/lần

-

150

-

-

-

-

-

95

-

-

55

-

 

2

Đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc sạt lở bờ sông, diễn biến lòng dẫn

Sở Tài nguyên và Môi trường UBND các huyện, thị xã, thành phố

Đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát, sỏi và các yếu tố thuỷ văn có tác động đến sạt lở bờ sông

2021-2025

-

1.100

-

-

-

-

-

1.100

-

-

-

-

 

3

Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác cát, sỏi trong lòng sông

UBND các huyện thị xã, thành phố

Khắc phục tình trạng mất cân bằng bùn, cát để hạn chế nguy cơ sạt lở

Hàng năm

-

550

-

-

-

-

-

250

-

-

300

-

 

4

Di dời các hộ dân có nguy cơ sạt lở cao ven sông Đồng Nai thị xã Tân Uyên

Ủy ban nhân dân thị xã Tân Uyên

Từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân

2021-2025

-

77,000

-

-

-

-

150

-

-

76.850

-

Quyết định số 2904/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

5

Bồi thường, hỗ trợ di dời các hộ dân thuộc khu vực có nguy cơ sạt lở ven sông Đồng Nai, huyện Bắc Tân Uyên

UBND huyện Bắc Tân Uyên

2021

-

67.810

-

-

-

-

-

52.580

-

-

15.230

-

6

Khảo sát, tính toán kỹ thuật để xác định nguyên nhân sạt lở và đề xuất giải pháp gia cố, phòng chống sạt lở bờ sông Đồng Nai thuộc địa bàn các xã: Tân Mỹ, Thường Tân, Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên

Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và PTNT

Xác định nguyên nhân sạt lở và đề xuất giải pháp gia cố, phòng chống sạt lở bờ sông Đồng Nai thuộc địa bàn các xã Tân Mỹ, Thường Tân và Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên

2021-2022

-

4.551

-

-

-

-

-

4.551

-

-

-

 

Công văn số 672/UBND-KT ngày 19/2/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh

7

Đề xuất Dự án xây dựng công trình phòng chống sạt lở bờ sông

 

-

2,043,100

-

-

185,000

-

-

685,600

-

-

1,172,500

-

 

7.1

Các dự án trên sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương

 

-

272,500

-

-

-

-

-

100,000

-

-

172,500

-

 

7.1.1

Xây dựng tường kè gia cố bờ sông Sài Gòn (đoạn cầu Thủ Ngữ đến rạch Bảy Tra) dài 1,22km

UBND thành phố Thủ Dầu Một

Đảm bảo yêu cầu chống ngập úng do triều cường, xả lũ hồ Dầu Tiếng. Chống sạt lở bờ sông, cải thiện điều kiện dân cư, chỉnh trang đô thị, giao thông vận chuyển

2021-2025

-

250,000

-

-

-

-

-

100,000

-

-

150,000

-

Quyết định số 2904/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh

7.1.2

Kè sạt lở đoạn sông Sài Gòn (khu vực ngoài đê bao sông thuộc khu phố Bình Thuận, phường Bình Nhâm

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh

2026-2030

-

22,500

-

-

-

-

-

-

-

-

22,500

-

 

7.2

Các dự án trên sông Đồng Nai đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương

 

-

1,770,600

-

-

185,000

-

-

585,600

-

-

1,000,000

-

 

7.2.1

Xây dựng bờ kè từ cầu rạch Tre đến Thị ủy Tân Uyên - giai đoạn 2

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh

Tổng chiều dài kè L=1.045,0m. Bảo vệ bờ sông, các công trình dân sinh, xã hội, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân trong khu vực

2020-2021

-

330,900

-

-

185,000

-

-

145,900

-

-

-

-

Quyết định số 2904/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh

7.2.2

Xây dựng bờ kè chống sạt lở ven sông Đồng Nai đoạn ven huyện Bắc Tân Uyên

Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và PTNT

Bảo vệ bờ sông, đường giao thông các công trình dân sinh, xã hội, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân trong khu vực

2021-2030

-

240,000

-

-

-

-

-

5,000

-

-

235,000

-

 

7.2.3

Xây dựng bờ kè chống sạt lở cù lao Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên

Bảo vệ bờ sông, đường giao thông, các công trình dân sinh, xã hội, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân trong khu vực

2021-2030

-

375,000

-

-

-

-

-

5,000

-

-

370,000

-

 

7.2.4

Kè chống sạt lở Cù lao Rùa xã Thạnh Hội

Ủy ban nhân dân thị xã Tân uyên

Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở

2021-2025

-

54,700

-

-

-

-

-

54,700

-

-

-

-

Quyết định số 2904/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh

7.2.5

Bờ kè chống sạt lở bờ sông Đồng Nai (từ phường Uyên Hưng đến phường Thái Hoà)

2021-2030

-

700,000

-

-

-

-

-

350,000

-

-

350,000

-

 

7.2.6

Xây dựng bờ kè đường liên ấp Điều Hoà - Tân Trạch (đoạn từ nhà ông Phạm Văn Thanh đến nhà ông Võ Văn Danh) xã Bạch Đằng

2021-2025

-

20,000

-

-

-

-

-

20,000

-

-

-

-

Quyết định số 5772/QĐ- UBND, ngày 24/12/2021 của UBND thị xã Tân Uyên

7.2.7

Kè sạt lở bờ sông đoạn đường số 17 xã Bạch Đằng

2021-2025

-

50,000

-

-

-

-

-

5,000

-

-

45,000

-

Quyết định số 5772/QĐ-UBND, ngày 24/12/2021 của UBND thị xã Tân Uyên

8

Dự án có liên quan đến phòng, chống sạt lở

 

-

6,058.500

1.559,532

-

187,650

-

-

146,849

155,953

-

5,724.001

1,403,579

 

8.1

Các dự án trên sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương

 

-

5.897.500

1.559,532

-

187,650

-

-

131,849

155,953

-

5,578,801

1,403,579

 

8.1.1

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ đường Gia Long đến đường Vĩnh Phú 40)

UBND thành phố Thuận An

Tăng cường kết nối giao thông vận chuyển kết hợp chống sạt lở bờ sông, cải thiện điều kiện dân cư, chỉnh trang đô thị

2021-2025

-

3,000

-

-

-

-

-

3,000

-

-

-

-

Quyết định số 2904/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

8.1.2

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ đường Bình Nhâm đến cảng An Sơn)

2021-2026

-

4,000

-

-

-

-

-

4,000

-

-

-

-

8.1.3

Dự án chống ngập tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH khu vực ven sông Sài Gòn

Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và PTNT

Chống ngập úng do xả lũ và triều cường, tăng khả năng thích ứng của đô thị với BĐKH; kiểm soát triều chống ngập úng hơn 2,200 ha đất nông nghiệp, vườn cây ăn trái, kết hợp giao thông, chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương

2020-2029

-

1,160,475

1,559,532

-

-

-

-

10,200

155,953

-

1,150,275

1,403,579

8.1.4

Sửa chữa, nâng cấp đê bao An Tây - Phú An, thị xã Bến Cát

Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và PTNT

Đảm bảo yêu cầu chống ngập úng do triều cường, xả lũ hồ Dầu Tiếng;

Chống sạt lở bờ sông, giải quyết nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hoá, nông sản và phát triển du lịch sinh thái.

2021-2027

-

2,765,000

-

-

-

-

-

500

-

-

2,764,500

-

Quyết định số 2904/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh

8.1.5

Sửa chữa, nâng cấp đê bao Tân An - Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một

Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT

Đảm bảo yêu cầu chống ngập úng do triều cường, xả lũ hồ Dầu Tiếng;

Chống sạt lở bờ sông, giải quyết nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hoá, nông sản và phát triển du lịch sinh thái.

2021-2030

-

505,602

-

-

-

-

-

500

-

-

505,102

-

8.1.6

Xây dựng đê bao kết hợp với phòng chống sạt lở bờ sông Sài Gòn thuộc phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một

2021-2030

-

120,000

-

-

-

-

-

5,000

-

-

115,000

-

 

8.1.7

Xây dựng cống kiểm soát triều rạch Bà Lụa, rạch Vàm Bủng, thành phố Thuận An

Phòng hộ, kiểm soát lũ và chống ngập úng do ảnh hưởng vùng thượng lưu khi xả lũ hồ Dầu Tiếng, kiểm soát triều cường và cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân khu vực dự án. Góp phần chỉnh trang đô thị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

2021-2025

-

620,224

-

-

-

-

-

100

-

-

620,124

-

Quyết định số 2904/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

8.1.8

Xây dựng cống kiểm soát triều rạch Bình Nhâm

Phòng hộ, kiểm soát lũ và chống ngập úng do ảnh hưởng vùng thượng lưu khi xả lũ hồ Dầu Tiếng, kiểm soát triều cường và cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân khu vực dự án. Góp phần chỉnh trang đô thị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

2020-2022

-

284,669

-

-

140,929

-

-

105,500

-

-

-

-

Quyết định số 2904/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

8.1.9

Xây dựng cống kiểm soát triều rạch Ông Trầu, thành phố Thủ Dầu Một

Đảm bảo yêu cầu chống ngập úng so triều cường, xả lũ hồ Dầu Tiếng; chống sạt lở bờ sông, cải thiện điều kiện dân cư, chỉnh trang đô thị, giao thông vận chuyển

2021-2030

-

250,000

-

-

-

-

-

5,000

-

-

245,000

-

 

8.1.10

Nâng cấp, mở rộng đê bao rạch Bà Lụa (đoạn từ sông Sài Gòn đến Cầu Trắng)

Đảm bảo yêu cầu chống ngập úng so triều cường, xả lũ hồ Dầu Tiếng; chống sạt lở bờ sông, cải thiện điều kiện dân cư, chỉnh trang đô thị, giao thông vận chuyển

2026-2030

-

178,000

-

-

-

-

-

-

-

-

178,000

-

 

8.2

Các dự án trên sông Thị Tính

 

-

161,000

-

-

-

-

-

15,000

-

-

146,000

-

 

8.2.1

Trồng cây hành lang hai bên sông Thị Tính (trong phạm vi đã giải toả đền bù) để chống sạt lở, tạo cảnh quan môi trường

Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và PTNT

Cải tạo mặt bằng, sửa chữa nâng cấp đê bao, xử lý sạt lở khoảng 120 điểm, trồng cây tràm nước diện tích khoảng 87,5 ha

2021-2030

-

161,000

-

-

-

-

-

15,000

-

-

146,000

-

 

TNG CỘNG

-

-

8.,52,761

1,559,532

-

372,650

-

-

891,175

155,953

-

6,988,936

1,403,579