Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 27 tháng 03 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
Thực hiện Thông báo số 324/TB-CP ngày 29/8/2018 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em và Quyết định số 1506/QĐ-LĐTBXH ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020, như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Bảo đảm triển khai kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ được giao tại Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.
2. Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành từ tỉnh tới cơ sở trong việc triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em.
II. Nội dung chủ yếu
1. Xây dựng Kế hoạch triển khai Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị.
2. Rà soát, hoàn thiện pháp luật, chính sách thực hiện các quyền trẻ em; tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ em.
3. Truyền thông nâng cao nhận thức; giáo dục kỹ năng; vận động xã hội về bảo vệ trẻ em và thực hiện các quyền trẻ em.
4. Tăng cường nguồn lực, nâng cao năng lực cho công tác bảo vệ trẻ em.
5. Kiểm tra, đánh giá và báo cáo.
(Các nhiệm vụ cụ thể tại phụ lục kèm theo Kế hoạch này)
III. Tổ chức thực hiện
1. UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ nội dung, nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này (theo phụ lục đính kèm) chủ động, nghiêm túc triển khai thực hiện, đảm bảo chất lượng và tiến độ yêu cầu. Gửi Kế hoạch thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 15/4/2019 (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh).
2. Định kỳ hàng năm các cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình, kết quả triển khai Kế hoạch của cơ quan, đơn vị gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 01/12 hàng năm.
3. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc triển khai Kế hoạch này; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Stt | Nội dung nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Hướng dẫn triển khai Kế hoạch do UBND tỉnh ban hành để thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh | Sở Lao động - TBXH | - Các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. | Trước ngày 15/4/2019 |
2 | Rà soát, hoàn thiện pháp luật, chính sách thực hiện các quyền trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em. | Sở Lao động - TBXH | - Các sở: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Tư pháp. - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. | Từ tháng 02 đến tháng 12 năm 2019. |
2.1 | Rà soát, nghiên cứu, phát hiện những bất cập, gửi kiến nghị đến các sở, ban, ngành chủ trì xây dựng chính sách về bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, tư pháp thân thiện đối với trẻ em và người chưa thành niên. | |||
2.2 | Rà soát, nghiên cứu, phát hiện những khoảng trống và bất cập của pháp luật, chính sách hiện hành so với quy định của Luật trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP, gửi kiến nghị đến các sở, ngành chủ trì xây dựng các chính sách về y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, tư vấn, trợ giúp pháp lý đối với trẻ em. | |||
2.3 | Đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng nâng cao hiệu lực trong việc bảo vệ quyền trẻ em, hướng dẫn cụ thể quy trình xử lý những vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em một cách nhanh chóng, thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em. | Các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh) |
| Năm 2019 - 2020 |
3 | Truyền thông nâng cao nhận thức; giáo dục kỹ năng; vận động xã hội về bảo vệ trẻ em và thực hiện các quyền trẻ em | Sở Lao động - TBXH | - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố - Đài PTTH, Báo Ninh Bình. |
|
3.1 | Tổ chức hoặc lồng ghép các hoạt động hội nghị, hội thảo, xây dựng phổ biến tài liệu, sản phẩm truyền thông nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, đặc biệt cấp xã về công tác bảo vệ trẻ em và thực hiện 25 quyền trẻ em. | Năm 2019 - 2020 | ||
3.2 | Triển khai hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đến Ban công tác Mặt trận các khu dân cư và các đơn vị liên quan; đưa tiêu chí về công tác bảo vệ trẻ em, tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ em vào đánh giá nông thôn mới, đô thị văn minh. | Năm 2019 | ||
3.3 | Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ chăm sóc trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. | Ngay sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ ban hành | ||
3.4 | Chọn lọc tập hợp, xây dựng và phổ biến các tài liệu, sản phẩm truyền thông, giáo dục cho cha mẹ, giáo viên, trẻ em về đạo đức, lối sống trong gia đình; chăm sóc trẻ thơ toàn diện; phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực không bạo lực trẻ em; kỹ năng phòng ngừa, xử lý trường hợp trẻ em bị xâm hại; phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và sử dụng, quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111. | Năm 2019 - 2020 | ||
4 | Tăng cường nguồn lực, nâng cao năng lực cho công tác bảo vệ trẻ em | Sở Lao động - TBXH | - Sở Nội vụ - UBND các huyện, thành phố - UBND các xã, phường, thị trấn | Năm 2019 |
4.1 | Khảo sát cơ cấu tổ chức, đội ngũ làm công tác trẻ em tại địa phương; trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh việc bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và triển khai tổ chức, hoạt động của nhóm chuyên trách bảo vệ trẻ em cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã đứng đầu. | |||
4.2 | Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ ngân sách địa phương và sử dụng ngân sách của địa phương thực hiện chính sách, chương trình, đề án bảo vệ, chăm sóc trẻ em. | Sở Tài chính | Sở Lao động - TBXH | Năm 2019 |
4.3 | Rà soát, xây dựng, bổ sung chương trình, tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực thi pháp luật và kỹ năng cho cán bộ làm công tác trẻ em, ưu tiên cán bộ cấp xã và cộng tác viên tại cộng đồng. | Sở Lao động - TBXH | - Sở Tư pháp - UBND các huyện, thành phố. | Năm 2019 - 2020 |
5 | Kiểm tra, đánh giá, báo cáo |
|
|
|
5.1 | Theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành ở địa phương, cơ sở giáo dục trong việc bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; việc xử lý người có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em của các cơ quan có thẩm quyền. |
|
|
|
5.2 | Xây dựng kế hoạch (hàng năm hoặc chuyên đề) kiểm tra, giám sát, đánh giá các sở, ngành, địa phương về thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em; phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em. | Sở Lao động - TBXH | Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh. | Năm 2019 - 2020 |
5.3 | Đề xuất với các cơ quan của Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nội dung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; giám sát việc bố trí nhân lực và ngân sách thực hiện công tác bảo vệ trẻ em ở các địa phương. | |||
5.4 | Đề xuất với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát, phản biện xã hội và phát động cộng đồng dân cư, mỗi người dân giám sát, phát hiện và chung tay giải quyết những vấn đề nóng về trẻ em, đặc biệt là các vấn đề bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em. | |||
5.5 | Báo cáo hàng năm hoặc chuyên đề việc thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ trẻ em. |
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em do tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Kế hoạch 257/KH-UBND năm 2017 thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục giai đoạn 2017–2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 3Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2017 về triển khai Luật trẻ em và tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Luật trẻ em 2016
- 2Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em
- 3Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em do tỉnh Lào Cai ban hành
- 5Kế hoạch 257/KH-UBND năm 2017 thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục giai đoạn 2017–2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 6Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2017 về triển khai Luật trẻ em và tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Thông báo 324/TB-VPCP năm 2018 kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Kế hoạch 38/KH-UBND thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2020
- Số hiệu: 38/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/03/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra