Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3774/KH-UBND

Bình Dương, ngày 06 tháng 08 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN 100.000 LIỀU MỘT NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016;

- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;

- Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kì tháng 5 năm 2021;

- Công văn số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;

- Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021- 2022;

- Công văn số 980/VSDTTƯ-TCQG ngày 18/6/2021 của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương; Về việc Nội dung cần lưu ý trong tổ chức tiêm chủng vắc xin COVID- 19 tại khu công nghiệp;

- Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;

- Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 15/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;

- Quyết định số 3399/QĐ-BYT ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế về việc phân bổ vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca đợt 9 và đợt 10;

- Nghị Quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 của Chính phủ; Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021;

- Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;

- Quyết định số 3326/QĐ-BYT ngày 06/7/2021 về việc điều chỉnh phân bổ vắc xin phòng COVID-19 đợt 6;

- Quyết định số 3400/QĐ-BYT ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế về việc phân bổ 2.000.040 liều vắc xin phòng COVTD-19 spikevax (Covid-19 Vaccine Moderna) đợt 11;

- Quyết định số 3491/QĐ-BYT ngày 17/7/2021 về việc phân bổ vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca đợt 12 và đợt 13;

- Quyết định số 3600/QĐ-BYT ngày 28/7/2021 của Bộ Y tế về việc phân bổ Vắc xin phòng COVTD-19 AstraZeneca đợt 15 và đợt 16;

- Quyết định số 3609/QĐ-BYT ngày 28/7/2021 của Bộ Y tế về việc phân bổ Vắc xin phòng COVID-19 Spikevax (Covid-19 Vaccine Moderna) đợt 14;

- Kế hoạch số 2761/KH-UBND ngày 22/6/2021 của UBND tỉnh Bình Dương về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2022.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo chủ động tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc COVID-19 trong diện ưu tiên tiêm và miễn phí theo Nghị quyết số 21/NQ-CP cho các nhóm đối tượng thuộc diện ưu tiên và miễn phí chưa tiêm trong các đợt trước và các đối tượng đủ thời gian để tiêm mũi 2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt chất lượng và đúng tiến độ.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đạt 95% số đối tượng thuộc diện ưu tiên xác định tại mục tiêu chung được tiêm vắc xin phòng COVID-19 miễn phí;

- Tiếp nhận, cung ứng kịp thời và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.

- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI

1. Đối tượng:

Căn cứ quy định về nhóm đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí theo Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính Phủ, trên cơ sở số lượng vắc xin được phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 6 và các đợt từ 11-16, đánh giá nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, tổ chức tiêm vắc xin cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19 sau đây:

Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân)

Người tham gia tuyến đầu phòng chống dịch: Y tế, lực lượng hỗ trợ, tình nguyện viên, phóng viên;

Các đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian tiêm mũi 2;

Các đối tượng có bệnh nền, bệnh mãn tính; người trên 65 tuổi

Cán bộ hưu trí;

Người trong vùng đang có dịch (vùng xanh/ vùng đỏ): công nhân, người dân lao động, người nghèo;

Nhóm người có nguy cơ hay tiếp xúc nhiều người: lái xe, nhà thuốc, trạm thu phí, ngân hàng, bưu chính, du lịch, khách sạn ...;

Doanh nghiệp cung cấp thiết yếu;

Doanh nghiệp tích cực hỗ trợ phòng chống dịch;

Các chuyên gia người nước ngoài, người nước ngoài sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh;

Giáo viên, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục;

Chức sắc tôn giáo;

Người dân, người lao động tự do.

2. Thời gian triển khai:

- Lập danh sách chi tiết: Lập danh sách theo mẫu, lập đến đâu tiêm đến đó.

- Tổ chức chiến dịch tiêm chủng: từ ngày 06/8/2021 đến 09/8/2021

IV. PHƯƠNG THỨC, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC TIÊM

1. Phương thức triển khai:

- Tổ chức tiêm theo hình thức tiêm chiến dịch.

- Triển khai đồng loạt tại các Trung tâm Y tế huyện/thị/thành phố, các cơ sở tiêm chủng công lập tuyến tỉnh và bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa tư nhân (đủ điều kiện tiêm chủng) trên toàn tỉnh.

- Thành lập các điểm tiêm lưu động tại các khu vực phù hợp: trung tâm văn hóa, sân vận động, nhà thiếu nhi, khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp ... (khảo sát thiết lập trước nếu đủ điều kiện).

- Thông báo mời, vận động các đối tượng (theo danh sách điều tra trước đó và các danh sách mới lập) ra tiêm vắc xin COVID-19 theo các khung giờ trong ngày đảm bảo các tiêu chí phòng chống dịch và hạn chế tối đa sự hao phí vắc xin.

2. Địa điểm tiêm:

- 20 đoàn tiêm chủng lưu động (100 bàn tiêm) sẽ thực hiện cuốn chiếu theo điều phối, điều động của Sở Y tế tỉnh Bình Dương. Trong đó Bệnh viện Medic-BD hỗ trợ 10 đội tiêm lưu động.

- 20 điểm tiêm tuyến tỉnh và Bệnh viện đa khoa tư nhân.

- Tuyến huyện: tại 09 TTYT huyện/thị/thành phố và 55 phòng khám đa khoa ngoài công lập trên địa bàn.

- Tuyến xã: tại 91 trạm y tế xã/phường/thị trấn và có thể triển khai các điếm tiêm lưu động (Khi cần).

V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Lập danh sách đối tượng tiêm

- Tiếp tục triển khai tiêm cho các đơn vị đã đăng ký danh sách cụ thể cho địa phương trong. Danh sách phải đủ các thông tin theo mẫu (phụ lục đính kèm): Họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, số CMND/thẻ căn cước công dân, mã số bảo hiểm y tế ...

- Danh sách các đối tượng tiêm phải đúng nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự nhận trước sau để tạo sự công bằng và đồng thuận của nhân dân, tránh chen lấn gây mất an ninh trật tự và mất an toàn trong phòng chống dịch.

2. Tập huấn

- Sở Y tế cập nhật, phổ biến các văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo mới của Chính phủ, Bộ Y tế, Dự án tiêm chủng Quốc gia trong tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho các đơn vị trong tỉnh.

- Triển khai các hoạt động tập huấn khác bằng văn bản, điện thoại trực tiếp, Zalo (nếu có).

3. Công tác hậu cần

Trung tâm KSBT tỉnh tiếp nhận vắc xin, bơm kim tiêm tự khóa 0.5ml, hộp an toàn từ Viện Pasteur theo phân bổ và thực hiện bảo quản tại kho tỉnh.

Thực hiện cấp phát vắc xin COVID-19, vật tư cho Trung tâm Y tế cấp huyện.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm chuyên chở vaccine từ kho Viện Passtuer về Bình Dương và giao đến tận các điểm tiêm bằng xe chuyên dụng.

4. Tổ chức tiêm chủng

4.1. Hình thức tiêm

- Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, cơ sở tiêm chủng dịch vụ công lập và ngoài công lập để tổ chức tiêm chủng.

- Tổ chức theo hình thức tiêm chiến dịch trong thời gian ngắn nhất tiêm tại các điểm tiêm cố định và các điểm tiêm lưu động.

4.2. Tổ chức buổi tiêm:

Thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin COVID-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng chống lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong bối cảnh dịch COVID-19, với những nội dung cụ thể như sau:

a. Lập kế hoạch buổi tiêm chủng:

Lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ đảm bảo giãn cách 02 mét, không tụ tập quá đông người tiêm chủng trong cùng thời điểm và tiêm từ 200 đối tượng trở lên/bàn tiêm/buổi tiêm chủng.

b. Sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng:

Sử dụng phiếu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Sau khi tư vấn, đối tương đồng ý tiêm cần kí xác nhận đồng ý tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Chú ý: Đối tượng đi tiêm chủng không nằm trong diện nghi ngờ đang nhiễm SARS-COV-2 hay có tiền sử tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 trong vòng 14 ngày; những người đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đi tiêm chủng đợt này. Không tiêm các đối tượng F0

Trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, có thể các đơn vị tự tổ chức cho đối tượng thực hiện test nhanh Covid-19 và có kết quả âm tính trước khi đi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

c. Bố trí điểm tiêm chủng:

Bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các đối tượng.

Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các bàn/vị trí tiêm chủng.

Bố trí thêm diện tích, phòng theo dõi sau tiêm chủng 15 phút để đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các đối tượng.

- Quản lý thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 bằng Hệ thống hồ sơ sức khỏe - phân hệ tiêm chủng COVID-19 (truy cập địa chỉ http://hssk.kcb.vn) và Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Trong trường hợp phát hiện người đi tiêm chủng là trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc gần với trường hợp COVID-19 trong vòng 14 ngày cần dừng ngay buổi tiêm chủng và thực hiện quản lý các trường hợp này theo quy định.

d. Dự kiến phân bổ vắc xin COVID-19 các đơn vị tiêm lưu động: Vaccin AstraZeneca

Stt

Đơn vị nhận vaccine

Số lượng (liều)

Thời gian thực hiện

1

Sở Công thương

20.000

06/8/2021

2

Ban Quản lý các khu công nghiệp

150.000

07-09/8/2021

3

Bệnh viện Medic BD

30.000

06-08/8/2021

 

Tổng cộng

200.000 liều

 

* Ghi chú: Các đơn vị còn lại thực hiện theo Kế hoạch số 35/KH-SYT ngày 02/8/2021.

đ. Sau tiêm chủng:

Dặn các đối tượng sau tiêm vắc xin cần theo dõi tối thiểu 15 phút tại chỗ tiêm và tiếp tục theo dõi 7 ngày sau tiêm. Thông báo rõ số điện thoại cần liên hệ để báo cáo các phản ứng sau tiêm (nếu có).

Các điểm tiêm chủng vắc xin COVID-19 cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin C0VID-19 cho các đối tượng đã tiêm và nhập liệu, quản lý thông tin đối tượng được tiêm tại cơ sở để cập nhật vào phần mềm theo quy định của Bộ Y tế.

Trưởng đoàn đội tiêm chủng lưu động bố trí cán bộ hậu cần thu dọn các vật tư tiêm chủng, kiểm tra và báo cáo lại số vật tư, vắc xin đã nhận, sử dụng và tồn thực tế.

5.3. Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin

Thực hiện quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Quy trình phải được tập huấn lại cho các cán bộ tiêm chủng trước khi triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại các tuyến, các cơ sở khám chữa bệnh.

5.4. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm

- Các điểm tiêm thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định tại Thông tư liên tịch số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNM ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế và Công văn số: 102/MT-YT của Cục Quản lý môi trường y tế ngày 04/3/2021 về Hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Trường hợp tổ chức tiêm lưu động tại các công ty/ nhà máy: Các Công ty/nhà máy cần bố trí nhân sự để thu gom rác thải y tế và vận chuyển về Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố hoặc Trạm Y tế xã/phường/thị trấn gần nhất để xử lý đúng quy định.

6. Hoạt động kiểm tra, giám sát:

- Kiểm tra, giám sát trước triển khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 bao gồm điều tra đối tượng, truyền thông, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm chủng, phân công nhân lực xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).

- Kiểm tra, giám sát trong triển khai: Giám sát công tác tiếp nhận, bảo quản và phân phối vắc xin, vật tư tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng (khám sàng lọc, kĩ thuật tiêm, theo dõi sau tiêm,...), tiến độ triển khai chiến dịch.

- Kiểm tra, giám sát sau triển khai: Đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo.

7. Công tác thống kê, báo cáo

- Báo cáo kết quả thực hiện trong và sau khi kết thúc chiến dịch theo các mốc thời gian sau:

Các điểm tiêm: tổng hợp nhanh số liệu vắc xin, bơm kim tiêm, các vật tư khác hàng ngày sau khi kết thúc buổi tiêm và báo cáo về TTYT các huyện, thị xã, thành phố trước 14 giờ hàng ngày bằng điện thoại/email để cập nhật tiến độ thực hiện chiến dịch và bằng văn bản trong vòng 2 ngày sau kết thúc chiến dịch.

TTYT các huyện/ thị xã/ thành phố báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kết quả tiêm chủng trước 15 giờ hàng ngày qua đường link báo cáo sau: https://forms.gle/9u4KBXvoo2vYSSJt8 và báo cáo bằng văn bản trong vòng 3 ngày sau kết thúc chiến dịch để tổng hợp kết quả, theo dõi tiến độ và báo cáo Sở Y tế.

Tổng hợp báo cáo kết quả chiến dịch và báo cáo tuyến trên trong vòng 5 ngày sau khi kết thúc chiến dịch.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Huy động lực lượng nhân sự từ cơ sở y tế công lập và ngoài công lập: Thành lập các đoàn tiêm chủng lưu động và ra Quyết định các điểm tiêm lưu động;

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, BVĐK tỉnh, TTYT các huyện/thị xã/thành phố và các bệnh viện/ các đơn vị y tế ngoài công lập:

- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Hỗ trợ vận chuyển vắc xin được phân bổ về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chiến dịch (khi cần).

- Chỉ đạo các lực lượng quân y của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham gia các hoạt động của chiến dịch tiêm chủng theo đề nghị của Ban chỉ đạo Chiến dịch.

3. Công an tỉnh

- Cung cấp số liệu công dân ngoài tỉnh đang học tập, làm việc, sinh sống trên địa bàn tỉnh cho UBND các huyện, thị, thành phố để rà soát đối tượng tiêm.

- Chỉ đạo lực lượng công an cơ sở phối hợp đảm bảo công tác an ninh trật tự tại các điếm tiêm chủng; phối hợp với các lực lượng địa phương rà soát, lập danh sách đối tượng tiêm chủng và đôn đốc hướng dẫn người dân đi tiêm chủng.

- Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an trong việc tổ chức tiêm chủng cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an.

- Chỉ đạo các Bệnh xá Công an tỉnh tham gia các hoạt động của chiến dịch tiêm chủng theo đề nghị của Ban chỉ đạo Chiến dịch.

4. Sở Tài chính

- Tham mưu UBND tỉnh cấp đủ kinh phí cho triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đợt 9, đợt 10 theo quy định.

- Hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo các quy định hiện hành.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý toàn bộ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVTD-19 từ khâu tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân bổ đến khi tiêm chủng.

- Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hồ sơ sức khỏe cá nhân cho tiêm chủng; xây dựng hệ thống chứng nhận tiêm chủng.

- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tổng hợp dữ liệu về nhu cầu, số lượng, tiến độ vắc xin phòng COVID-19 cho các điểm tiêm chủng và công khai trên bản đồ số hóa chiến dịch tiêm chủng.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Lập danh sách các Công ty, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; ưu tiên các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”

- Có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND các huyện tổ chức các điểm tiêm chủng ngoài các khu công nghiệp đảm bảo theo đúng quy định.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp bố trí cho công nhân thực hiện tiêm chủng theo phương án của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND các huyện.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp trên địa bàn.

- Báo cáo tổng hợp việc triển khai thực hiện về Ban chỉ đạo tỉnh.

7. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

- Có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND các huyện tổ chức các điểm tiêm chủng trong các khu công nghiệp đảm bảo theo đúng quy định. Lập danh sách các Công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; ưu tiên các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”

- Chỉ đạo các doanh nghiệp trong khu công nghiệp bố trí cho công nhân thực hiện tiêm chủng theo phương án của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND các huyện.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của các khu công nghiệp trên địa bàn.

- Báo cáo tổng hợp việc triển khai thực hiện về Ban Chỉ đạo tỉnh.

8. Tỉnh đoàn

- Huy động lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia tại các điểm tiêm để hỗ trợ đảm bảo trật tự, đón tiếp, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch (thực hiện giãn cách, đeo khẩu trang...)

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, đôn đốc, hướng dẫn người dân đi tiêm chủng.

9. Sở Giao thông vận tải

Hỗ trợ cung cấp phương tiện đưa đón thành viên của các đội tiêm chủng khoảng 20 xe (loại 45 chỗ ngồi) cho 20 đoàn tiêm lưu động.

10. Sở Công thương

- Có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND các huyện tổ chức các điểm tiêm chủng trong hệ thống sản xuất, chế biến và cung cấp thực phẩm đảm bảo theo đúng quy định.

- Tổ chức các đoàn thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của các công ty nhà máy chế biến thực phẩm trên địa bàn.

- Báo cáo tổng hợp việc triển khai thực hiện về Ban chỉ đạo tỉnh.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 toàn dân phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương, chủ động tiếp nhận vắc xin và tổ chức thực hiện tiêm hết số vắc xin được phân bổ, đảm bảo an toàn, đúng tiến độ.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành điều tra, thống kê, lập danh sách tổng thể toàn bộ đối tượng trong độ tuổi tiêm vắc xin trên bàn theo đơn vị hành chính và nơi cư trú để chuẩn bị sẵn sàng cho các đợt tiêm chủng theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng tỉnh. Cung cấp danh sách đối tượng tiêm chủng tại địa phương theo thứ tự ưu tiên.

11. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

- Quyết định thành lập từ 100-150 đoàn tiêm lưu động;

- Thực hiện tổng hợp danh sách tiêm chủng của các cơ quan/đơn vị tuyến tỉnh dựa trên danh sách đăng kí từ các đơn vị và gửi cho các điểm tiêm ngay khi được phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Trung tâm chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức tiêm chủng, giám sát trong tiêm chủng tại các điểm tiêm lưu động;

- Tổ chức các Đoàn tiêm chủng lưu động trong các cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp... trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp báo cáo định kì, báo cáo đột xuất theo yêu của tuyến trên.

12. Bệnh viện đa khoa tỉnh

- Triển khai tiêm vắc xin phòng chống Covid-19, rà soát các đối tượng cần tiêm tại Bệnh viện để xây dựng kế hoạch, nhận vắc xin và tổ chức triển khai tiêm vét vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng phải tiêm tại bệnh viện.

- Thành lập đội cấp cứu lưu động, bố trí điểm tiếp nhận, xử lý các trường hợp có phản ứng sau khi tiêm vắc xin của đối tượng, đảm bảo các trường hợp này được xử lý cấp cứu và theo dõi đúng quy định.

- Hỗ trợ các điểm tiêm chủng lưu động xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm. Tiếp nhận, cấp cứu và điều trị các trường hợp phản ứng nặng xảy ra sau tiêm chủng.

- Tổng hợp báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trước 15h00 hàng ngày.

13. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản/ Bệnh viện Phục hồi chức năng/ Bệnh viện Y học cổ truyền:

- Phân công nhân lực tham gia các đoàn tiêm chủng cố định và lưu động;

- Hỗ trợ xe cấp cứu và các trang thiết bị cấp cứu tại điểm tiêm chủng lưu động.

14. Trung tâm y tế các huyện/thị xã/thành phố

- Xây dựng kế hoạch tiếp nhận, bảo quản vắc xin và tổ chức tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho nhóm đối tượng ưu tiên tại địa phương mình, đúng theo các quy định của Bộ Y tế;

- Bố trí các điểm tiêm phù hợp với số lượng vắc xin được phân bổ (chủ động tham mưu tuyến trên các đơn vị tư nhân trên địa bàn có đủ điều kiện tiêm chủng để phối hợp triển khai tiêm);

- Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm vắc xin, vật tư đã sử dụng và số tồn hàng ngày theo quy định cho tuyến trên.

15. Các cơ sở y tế được phân công tiêm chủng phòng COVID-19

- Xây dựng kế hoạch tiếp nhận, bảo quản vắc xin và tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại đơn vị mình dựa trên số lượng vắc xin được phân bổ cho các đối tượng ưu tiên của đơn vị và đơn vị khác (nếu có) theo đúng quy định;

- Phối hợp với TTYT các huyện/thị xã/thành phố địa phương thành lập các các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng tiếp nhận và xử trí cấp cứu đối với các trường hợp phản ứng phản vệ hoặc cấp cứu có liên quan;

- Tự bố trí kinh phí để mua sắm các trang phục phòng chống dịch, kính chắn giọt bắn, găng tay, khẩu trang, nước sát khuẩn,... tại điểm tiêm đảm bảo phòng chống dịch tại các điểm tiêm;

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định cho tuyến trên.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN TRIỂN KHAI

1. Kinh phí Trung ương: Đảm bảo cung ứng vắc xin COVID-19 theo các đợt đã phân bổ.

2. Kinh phí Địa phương: Chi phí công khám sàng lọc, tiền xăng, tiền giám sát, truyền thông, vật tư tiêm chủng, in ấn tài liệu, biểu mẫu,... từ nguồn kinh phí Phòng chống dịch năm 2021.

Trên đây là Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tiêm trên 100.000 liều một ngày trên địa bàn tỉnh Bình Dương; yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- BYT (B/C);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện/thị/thành phố;
- LĐVP, Tùng, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Lộc Hà

 

PHỤ LỤC 1:

DANH SÁCH CÁC ĐIỂM TIÊM CỐ ĐỊNH

STT

ĐỊA ĐIỂM TIÊM

SỐ LƯỢNG

A

Các đơn vị tuyến tỉnh và BVĐK

 

1

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

800

2

Bệnh viện ĐK tỉnh

800

3

TTCSSKSS

800

4

BV Phục hồi chức năng

800

5

BVĐK Phương Chi

800

6

BVĐK Medic Bình Dương

500

7

BVĐK Phương Chi

800

8

BVĐK Vạn Phúc 1

800

9

BVĐK tư nhân Bình Dương

500

10

BVĐK Sài Gòn Bình Dương

500

11

BVĐK Medic Bình Dương

800

12

BVĐK Vạn Phúc 2

800

13

BVĐK QT Columbia Asia BD

800

14

BVĐQT Hạnh Phúc

800

15

BVĐK Hoàn Hảo Thuận An

500

16

BVĐK QT Becamex

1.000

17

BVĐK An Phú

500

18

Bệnh viện Quân Y 4

800

19

BVĐK Hoàn Hảo Dĩ An

800

20

BVĐK Mỹ Phước

800

B

Các đơn vị tuyến

 

I

Thủ Dầu Một

 

1

Trung tâm Y tế Thủ Dầu Một

500

2

Công ty cổ phần vacxin Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương

1.000

3

PK TV&ĐT Dự phòng - CT TNHH Sức khỏe cộng đồng Việt

500

4

PKĐK Bạch Đằng

500

5

PKĐK Châu Thành

500

6

PKĐK Nhân Hòa

500

7

PKĐK HePa Phước An

500

II

Thuận An

 

8

Trung tâm Y tế Thuận An

800

9

PKĐK Nhân Sinh

500

10

PKĐK Thánh Tâm

500

11

PKĐK Hoàn Hảo IV

500

12

PKĐK Bình An

500

13

PKĐK Phúc An Khang

500

14

PKĐK Tâm Đức

500

15

PKĐK Hương Phúc

500

16

PKĐK Bình Đáng

500

17

PKĐK Sóng Thần

500

18

PKĐK Sài Gòn Vĩnh Phú

500

19

PKĐK Tâm Thiện Tâm

500

20

PKĐK Mecdic Miền Đông

500

21

PKĐK Tân Thành Bình Chuẩn

500

22

PKĐK Medic BD CS 2

500

III

Dĩ An

 

23

Trung tâm Y tế Dĩ An

800

24

VNVC Dĩ An

500

25

PKĐK Vũ Cao

500

26

PKĐK Medic Dĩ An

500

27

PKĐK Ngọc Hồng

500

28

PKĐK Phúc Tâm 2

500

29

PKĐK Hoài Anh

500

30

PKĐK Nam Anh

500

31

PKĐK Quốc Tế Perfect (PF5)

500

IV

Bến Cát

 

32

Trung tâm Y tế Bến Cát

800

33

Phòng tiêm chủng An Tây

500

34

PKĐK Nhân Nghĩa

500

34

PKĐK Trần Đức Minh

500

35

PKĐK Đại Minh Phước

500

36

PKĐK Sài Gòn An Tây

500

37

PKĐK Quốc Tế Perfect (PF 4)

500

38

PKĐK Minh Phúc

500

39

PKĐK Thuận Thảo

500

40

PKĐK Tín Đức

500

41

Trung tâm Y tế Tân Uyên

500

42

BVĐK Châu Thành NTU

500

43

PKĐK Phúc Tâm

500

44

PKĐK Phúc Tâm Phúc

500

45

PKĐK An Phước Sài Gòn

500

46

PKĐK An Phước Sài Gòn II

500

47

PKĐK Nhân Đức Sài Gòn

500

48

PKĐK Đức Trí

500

49

PKĐK Hồng Phúc

500

50

PKĐK Dương Đông

500

51

PKĐK Quốc tế Sài Gòn 368

500

52

Phòng khám, tiêm chủng vắc xin Tâm Phúc

500

V

Bắc Tân Uyên

 

53

Trung tâm Y tế Bắc Tân Uyên

500

54

PKĐK Tường Tâm Sài Gòn

500

VI

Phú Giáo

 

55

Trung tâm Y tế Phú Giáo

800

56

PKĐK Nhân Đức Sài Gòn Hai

500

57

PKĐK Sài Gòn Tân Bình

500

VII

Bàu Bàng

 

58

Trung tâm Y tế Bàu Bàng

800

59

PKĐK Sài Gòn Bàu Bàng

500

60

PKĐK Ngân Hà

500

61

PKĐK Sài Gòn Medic

500

62

PKĐK Sài Gòn Medic 2

500

VIII

Dầu Tiếng

 

63

Trung tâm Y tế Dầu Tiếng

800

64

Bệnh viện đa khoa Cao su Dầu Tiếng

800

65

Trạm Y tế xã phường: 91 (500 x 91 trạm)

45.500

 

Tổng cộng

95.300

 

Phụ lục 2: DỰ KIẾN KHẢ NĂNG TIÊM 1 NGÀY

Stt

Các Đoàn tiêm

Số lượng tiêm dự kiến trong ngày

1

Điểm tiêm cố định

95.300

2

Đoàn tiêm lưu động

20.000 - 40.000

 

Tổng cộng

115.300 - 135.300 liều

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 3774/KH-UBND năm 2021 triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên 100.000 liều một ngày trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  • Số hiệu: 3774/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 06/08/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Nguyễn Lộc Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/08/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản