- 1Chỉ thị 1/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 332/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 05/2011/QĐ-UBND Quy định về khu vực, hình thức, ngư cụ, đối tượng thủy sản cấm khai thác và kích thước tối thiểu của loài thủy sản được phép khai thác trong vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Luật đấu thầu 2013
- 6Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 7Chỉ thị 02/2014/CT-UBND nghiêm cấm hành vi hủy diệt trong khai thác thủy sản ở các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 8Luật Xây dựng 2014
- 9Luật Đầu tư công 2014
- 10Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 11Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 12Quyết định 40/2015/QĐ-TTg về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3609/KH-UBND | Đắk Lắk, ngày 09 tháng 05 năm 2018 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 của UBND tỉnh)
1. Mục tiêu chung
Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững ngành thủy sản của tỉnh, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa, có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao thu nhập, đời sống của người nuôi trồng thủy sản, góp phần an sinh xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Chủ động sản xuất, cung cấp con đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đạt: 14.500 ha (trong đó: diện tích chuyên canh thủy sản 2.970 ha bao gồm: ruộng trũng 170 ha, ao hồ nhỏ 2.800 ha và diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp với khai thác sử dụng tài nguyên nước trên các hồ chứa 12.030 ha).
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đạt: 23.000 tấn.
- Hỗ trợ phát triển nuôi thương phẩm các loài thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Hình thành các Tổ hợp tác, HTX sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng thành công các chuỗi sản xuất, tiêu thụ giống thủy sản và sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản sau thu hoạch.
- Thực hiện quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu một số sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng Trung tâm giống thủy sản cấp tỉnh.
- Tổng giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2020 đạt: 925 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất: 16-17%/năm; Giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp 0,9 - 1,2%.
1. Sản xuất giống thủy sản:
Tập trung nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống các đối tượng nuôi chủ lực, các đối tượng bản địa, giá trị kinh tế cao.
Mở rộng phát triển thị trường giống trên địa bàn các tỉnh tây nguyên và phía bắc.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc con giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ phát triển giống thủy sản chất lượng cao.
2. Nuôi trồng thủy sản
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất các đối tượng thủy sản giá trị kinh tế cao, thủy đặc sản thuộc tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Chuyển dần từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến qua nuôi bán thâm canh, thâm canh.
Áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi theo quy chuẩn VietGAP đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quản lý chặt chẽ dịch bệnh trong quá trình nuôi thương phẩm.
Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường.
3. Khai thác, bảo vệ và phát triển thủy sản
Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản; hạn chế các hoạt động khai thác thủy sản vi phạm pháp luật; triển khai thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cụ thể là tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020; Chỉ thị số 02/2014/CT-UBND ngày 01/4/2014 của UBND tỉnh về việc nghiêm cấm hành vi hủy diệt trong khai thác thủy sản ở các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh về Ban hành quy định về một số khu vực, hình thức, ngư cụ, đối tượng thủy sản cấm khai thác và kích thước tối thiểu của các loài thủy sản được phép khai thác trong các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
Tái tạo và thả bổ sung giống thủy sản quý, hiếm, có giá trị kinh tế tại các thủy vực tự nhiên; phấn đấu đến năm 2020, cơ bản phục hồi nguồn lợi thủy sản các thủy vực sông, hồ chứa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế.
Tăng cường công tác tuần tra và xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ tỉnh đến cơ sở; tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về lĩnh vực thủy sản và xử lý triệt để các hành vi vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
4. Phát triển chế biến, thương mại thủy sản
Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm duy trì tốt thị trường sẵn có, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến một số thành phố lớn trong nước (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh). Đối với thị trường nội tỉnh cần quy hoạch hệ thống các chợ đầu mối, hình thành kênh phân phối hàng thủy sản từ người sản xuất, doanh nghiệp đến siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng thực phẩm an toàn.
Xây dựng chương trình, tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư hạ tầng thủy sản, đầu tư nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Đổi mới phương thức thực hiện xúc tiến thương mại và phát triển thị trường phù hợp theo hướng các hiệp hội và doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp tổ chức thực hiện, nhà nước giữ vai trò xây dựng cơ chế chính sách và hỗ trợ các hoạt động.
Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thủy sản ký kết bao tiêu đầu ra cho sản phẩm thủy sản của tỉnh ở tất cả các giai đoạn, mùa vụ nuôi, loài thủy sản nuôi trong năm.
III. Chương trình, dự án trọng tâm cụ thể để thực hiện mục tiêu: (có bảng Phụ lục 1, 2 và 3 đính kèm theo).
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Chính sách
Thực hiện nghiêm và có hiệu quả một số chính sách như: Chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ; Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; Chính sách tín dụng đầu tư Nhà nước theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ; Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 theo Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 và một số chính sách khác liên quan.
2. Thông tin, tuyên truyền
- Tăng cường phổ biến những chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực thủy sản qua các kênh truyền thông (báo, đài truyền thanh, truyền hình) và lồng ghép nội dung vào các chương trình tập huấn cho người dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.
- Xây dựng pano tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và hội thảo về các quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Quảng bá các sản phẩm đặc sản bản địa, các sản phẩm đang có tiềm năng phát triển trên địa bàn tỉnh thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, trang thông tin của ngành, tạp chí nông nghiệp và các hội chợ, hội thảo được tổ chức trong và ngoài nước.
3. Đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất trong thủy sản
a) Sản xuất và cung ứng giống thủy sản
Tập trung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2018 - 2020 để thực hiện các dự án ưu tiên như: Dự án hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ giống thủy sản; Dự án hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá rô phi đơn tính, cá diêu hồng thương phẩm; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giống, nuôi cá tầm thương phẩm ở một số địa bàn của tỉnh có điều kiện phù hợp; ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức sản xuất giống theo hình thức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ thông qua Tổ hợp tác, HTX với doanh nghiệp.
Để đảm bảo chất lượng cũng như số lượng con giống các đối tượng truyền thống, có giải pháp sau: Cung cấp đàn cá bố mẹ đảm bảo chất lượng cho các cơ sở sản xuất giống. Chọn lọc đàn cá bố mẹ. Lưu giữ giống gốc, giống thuần. Mở rộng diện tích ương dưỡng đàn cá hương, cá giống tại chỗ. Ương các giống cá từ bột lên giống tại chỗ. Tăng cường sản xuất các loài cá truyền thống dựa trên nhu cầu nuôi.
Đối với các loài các có giá trị kinh tế, thủy đặc sản tập trung thực hiện những giải pháp sau: Lựa chọn các loài cá sản xuất phù hợp, đáp ứng cả về mặt kinh tế, tiềm năng phát triển và thị trường tiêu thụ như: cá trắm cỏ, cá lóc, cá rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá chép V1, các chạch bùn, cá lăng đuôi đỏ,...Tạo đàn và chọn lọc cá bố mẹ đảm bảo chất lượng. Thực hiện lưu giữ giống gốc thuần và lưu giữ nguồn gen.
Đối với cá nước lạnh cần tập trung các giải pháp sau: Tiếp tục phát triển ương ấp cá tầm; Đầu tư xây dựng hệ thống sản xuất giống nhân tạo, sơ chế, bảo quản các sản phẩm từ cá tầm và đào tạo đội ngũ chuyên môn sâu.
b) Nuôi trồng thủy sản
Phát triển các hình thức liên kết theo mô hình chuỗi từ sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trong các vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản; gắn kết các doanh nghiệp chế biến thủy sản với các vùng nuôi thông qua các hợp đồng kinh tế đối với cá loài cá như: cá trắm cỏ, cá lóc, cá rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá chép VI, các chạch bùn, cá lăng đuôi đỏ, cá tầm ...
Phát triển theo hướng thâm canh, bán thâm canh, nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích cũng như chất lượng sản phẩm với việc thực hiện quy trình VietGAP.
Thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất thủy sản. Tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo ao và phòng trừ dịch bệnh dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Trước hết thực hiện tốt, có hiệu quả mô hình nuôi cá hồ chứa để tận dụng mặt nước các hồ chứa, hồ thủy điện, nâng cao sản lượng, giá trị sản xuất thủy sản.
c) Khai thác, bảo vệ và phát triển thủy sản
Ưu tiên khuyến khích phát triển các mô hình đồng quản lý nghề cá hồ chứa (quản lý khai thác thủy sản có sự tham gia của cộng đồng).
Điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với từng thủy vực, tăng số nghề khai thác có hiệu quả, giảm những nghề khai thác kém hiệu quả đặc biệt là những nghề gây xâm hại đến nguồn lợi thủy sản (vó đèn, kích điện ...).
Tăng cường công tác tuần tra và xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ tỉnh đến cơ sở; tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về lĩnh vực thủy sản và xử lý triệt để các hành vi vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản quý, hiếm có giá trị khoa học, giá trị kinh tế nhằm giữ vững tính đa dạng, phong phú nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường. Phục hồi nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực sông, hồ trên địa bàn tỉnh.
Quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản, nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
4. Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Hoàn thiện bộ máy quản lý ngành thủy sản từ tỉnh đến cấp xã phường để đảm bảo thực hiện quản lý phát triển ngành thủy sản theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định 1859/QĐ-UBND ngày 26/7/2010 của UBND tỉnh về phê duyệt về Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến 2020; Quyết định số 3193/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và Quyết định số 726/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020.
- Tổ chức rà soát, có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ trong ngành trên các lĩnh vực: kiến thức chuyên môn, trình độ nhận thức chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.
- Đào tạo kiến thức chuyên ngành cho công nhân hoạt động trong các trại sản xuất giống và nuôi thương phẩm.
- Đào tạo và định hướng và khuyến khích phát triển bền vững và VietGAP trong nuôi trồng thủy sản.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tập hợp cộng đồng tham gia: Chi hội nghề cá, HTX nuôi trồng thủy sản,...
5. Phát triển chế biến sản phẩm thủy sản sau thu hoạch.
- Hỗ trợ đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản đang là đặc sản của tỉnh nhằm nâng cao giá trị và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đào tạo, tập huấn cho người dân về phương pháp sơ chế, bảo quản các sản phẩm đông lạnh, sấy khô đối với một số sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật về phương pháp bảo quản sản phẩm thủy sản đông lạnh cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu
- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ phát triển chế biến sản phẩm thủy sản sau thu hoạch.
6. Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường.
- Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu sản phẩm các đối tượng thủy sản là tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch và xây dựng các chợ đầu mối về sản phẩm thủy sản.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia vào các mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
- Định hướng phát triển các sản phẩm thủy sản đối với từng thị trường cụ thể
+ Thị trường trong và ngoài tỉnh: Ưu tiên phát triển các sản phẩm bản địa, có giá trị kinh tế cao theo hình thức sản phẩm tươi sống, nguyên con.
+ Thị trường xuất khẩu: Ưu tiên phát triển sản phẩm có lợi thế trên địa bàn tỉnh hiện nay như sản phẩm từ cá tầm, cá rô phi đơn tính,...
7. Tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện kế hoạch.
a) Kế hoạch vốn đầu tư cho Chương trình
- Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: Thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bảo vốn đầu tư phát triển ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020; Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về khuyến khích nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thiện Trung tâm giống thủy sản cấp tỉnh.
- Đối với ngân sách tỉnh thực hiện rà soát, cân đối từ nguồn ngân sách địa phương cho chương trình và lồng ghép các chương trình (chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới; chương trình mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp), dự án liên quan khác trên địa bàn tỉnh thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, duy tu hàng năm các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, bộ máy quản lý đối với vùng nuôi, Trung tâm giống thủy sản cấp tỉnh và các hoạt động khác liên quan đến phát triển kinh tế thủy sản bền vững.
- Đối với vốn vay tín dụng đầu tư, vốn vay thương mại: Thực hiện theo Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Hạn mức vốn vay tín dụng đầu tư theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ; Tín dụng thương mại theo cơ chế tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Đối với nguồn vốn khác: Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các hạng mục công trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thủy sản theo quy hoạch.
b) Thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích đầu tư tư nhân
Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm duy trì tốt thị trường sẵn có, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến một số thành phố lớn trong nước (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh). Đối với thị trường nội tỉnh cần quy hoạch hệ thống các chợ đầu mối, hình thành kênh phân phối hàng thủy sản từ người sản xuất, doanh nghiệp đến siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng thực phẩm an toàn...
Xây dựng chương trình, tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư hạ tầng thủy sản, đầu tư nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Đổi mới phương thức thực hiện xúc tiến thương mại và phát triển thị trường phù hợp theo hướng các hiệp hội và doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp tổ chức thực hiện, nhà nước giữ vai trò xây dựng cơ chế chính sách và hỗ trợ các hoạt động.
Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thủy sản ký kết bao tiêu đầu ra cho sản phẩm thủy sản của tỉnh ở tất cả các giai đoạn, mùa vụ nuôi, loài thủy sản nuôi trong năm.
- Tổng nhu cầu vốn: 98,5 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước: 74,5 tỷ đồng [Ngân sách trung ương: 61,4 tỷ đồng (Nguồn vốn đầu tư: 54 tỷ đồng; Nguồn vốn mục tiêu quốc gia: 7,4 tỷ đồng), Ngân sách địa phương: 13,1 tỷ đồng (Nguồn ngân sách tỉnh: 11 tỷ đồng; Nguồn ngân sách cấp huyện: 2,1 tỷ đồng)].
- Vốn từ các nguồn khác: 24 tỷ đồng.
(có Phụ lục 1, 2 và 3 dự toán chi tiết kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện triển khai thực hiện Kế hoạch.
Chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng các nhiệm vụ của Kế hoạch đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển trên địa bàn tỉnh
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ nguồn lực ngân sách và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Kế hoạch.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện; hàng năm báo cáo, tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện Kế hoạch năm tiếp theo.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối vốn và huy động các nguồn tài trợ để thực hiện Kế hoạch theo Chương trình phát triển kinh tế thủy sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và xúc tiến đầu tư.
Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn ngân sách để thực hiện kế hoạch theo quy định từ nguồn vốn của Chương trình phát triển kinh tế thủy sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn sự nghiệp cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh để thực hiện kế hoạch.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp, xây dựng chính sách đất đai để phát triển ngành thủy sản phù hợp với quy hoạch, làm căn cứ cho các tổ chức, cá nhân áp dụng phát triển trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
6. Sở Công thương: Phối hợp thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, dịch vụ về lĩnh vực thủy sản đã được phê duyệt.
7. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Lắk: Xây dựng chính sách tín dụng, ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các nội dung, dự án ưu tiên phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch được phê duyệt.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở ngành có liên quan tổ chức, chỉ đạo và bố trí ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện các nội dung liên quan theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Xây dựng, kế hoạch sản xuất ngành thủy sản cụ thể trên địa bàn gắn với xây dựng Nông thôn mới, công tác giảm nghèo, đào tạo nghề cho nông nghiệp nông thôn.
Chỉ đạo UBND cấp xã triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo Kế hoạch được duyệt của tỉnh đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, nước, bảo vệ môi trường bền vững.
9. Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội:
Phối hợp với các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai một số nhiệm vụ theo Kế hoạch phê duyệt.
Tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về những chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển kinh tế thủy sản bền vững trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 - 2020. Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung đã nêu trong kế hoạch./.
| KT. CHỦ TỊCH |
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ DỰ TOÁN CHI TIẾT THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN BỀN VỮNG, NÂNG CAO GIÁ TRỊ VÀ HIỆU QUẢ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3609/KH-UBND ngày 09/5/2018 của UBND tỉnh)
Đvt: tỷ đồng
TT | Nội dung | Nhu cầu vốn (tỷ đồng) |
| Nhu cầu vốn của các năm | Đơn vị thực hiện | ||||||||
Tổng cộng | NSNN | Vốn khác (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) | Năm 2019 | Năm 2020 | |||||||||
NSNN | Vốn khác (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) | NSNN | Vốn khác (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) | ||||||||||
NSTW (Chương trình mục tiêu quốc gia) | NSĐP | NSTW (Chương trình mục tiêu quốc gia) | NSĐP | NSTW (Chương trình mục tiêu quốc gia) | NSĐP | ||||||||
1 | Xây dựng mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ giống thủy sản. | 2 | 0,6 | 0,6 | 0,8 | 0,3 | 0,3 | 0,4 | 0,3 | 0,3 | 0,4 | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố | |
2 | Nuôi trồng thủy sản | - Xây dựng mô hình liên kết nuôi lồng cá diêu hồng gắn với tiêu thụ sản phẩm. | 3 | 1 | 1 | 1 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | |
- Xây dựng mô hình liên kết nuôi cá rô phi đơn tính trong ao theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm. | 3 | 1,2 | 0,9 | 0,9 | 0,6 | 0,45 | 0,45 | 0,6 | 0,45 | 0,45 | |||
|
| - Hỗ trợ phát triển mô hình nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) trên địa bàn tỉnh. | 2 | 0,5 | 0,5 | 1 | 0,25 | 0,25 | 0,5 | 0,25 | 0,25 | 0,5 |
|
|
| Hỗ trợ chi phí thực hiện chứng nhận VietGAP | 0,5 | 0,25 | 0,25 | - | 0,125 | 0,125 | - | 0,125 | 0,125 | - | Sở Nông nghiệp và PTNT |
3 | Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | - Hỗ trợ, phát triển các mô hình quản lý nghề cá có sự tham gia của cộng đồng theo hướng bền vững. | 1 | 0,3 | 0,3 | 0,4 | 0,15 | 0,15 | 0,2 | 0,15 | 0,15 | 0,2 | |
Thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực | 2 | 1 | 1 | - | 0,5 | 0,5 | - | 0,5 | 0,5 | - | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố | ||
4 | Khoa học công nghệ về lĩnh vực thủy sản | - Thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ đối với nuôi thương phẩm các loài cá có giá trị kinh tế cao (cá lăng, cá chạch bùn, lươn, cá lóc,…) | 1 | 0,5 | 0,5 | - | 0,25 | 0,25 | - | 0,25 | 0,25 | - | Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất giống thủy sản có giá trị kinh tế, loài bản địa. | 1 | 0,5 | 0,5 | - | 0,25 | 0,25 | - | 0,25 | 0,25 | - |
| ||
5 | Đào tạo, tập huấn | - Tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản cho người dân trên địa bàn các huyện có điều kiện phát triển các loài thủy sản có giá trị kinh tế, tiêu thụ ổn định. | 0,4 | 0,2 | 0,2 | - | 0,1 | 0,1 | - | 0,1 | 0,1 | - | Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
| - Đào tạo nghề nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân hoạt động về lĩnh vực thủy sản | 0,4 | 0,2 | 0,2 | - | 0,1 | 0,1 | - | 0,1 | 0,1 | - |
|
6 | Quan trắc môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản | 0,2 | 0,1 | 0,1 |
| 0,05 | 0,05 |
| 0,05 | 0,05 | - |
| |
7 | Chế biến sản phẩm thủy sản sau thu hoạch | - Hỗ trợ đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm sau thu hoạch | 0,5 | 0,25 | 0,25 | - | 0,125 | 0,125 |
| 0,125 | 0,125 | - | Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công thương |
- Tập huấn kỹ thuật chế biến, bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch | 0,2 | 0,1 | 0,1 | - | 0,05 | 0,05 | - | 0,05 | 0,05 | - | |||
8 | Xúc tiến thương mại | - Xây dựng thương hiệu (cá lăng, cá tầm, cá thát lát) Đắk Lắk | 1,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | |
- Quảng bá sản phẩm, kiểm định chất lượng và xúc tiến thương mại cho sản phẩm thủy sản | 0,8 | 0,2 | 0,2 | 0,4 | 0,1 | 0,1 | 0,2 | 0,1 | 0,1 | 0,2 | |||
Tổng cộng | 19,5 | 7,4 | 7,1 | 5 | 3,7 | 3,55 | 2,5 | 3,7 | 3,55 | 2,5 |
|
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ DỰ TOÁN CHI TIẾT THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG, NÂNG CAO NĂNG LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3609/KH-UBND ngày 09/5/2018 của UBND tỉnh)
Đvt: tỷ đồng
TT | Nội dung | Tổng nhu cầu vốn đầu tư | Nguồn vốn | Nhu cầu vốn các năm | Ghi chú | ||||
Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||||
NSTW | NSĐP | NSTW | NSĐP | NSTW | NSĐP | ||||
1 | Tiếp tục đầu tư xây dựng Trung tâm giống thủy sản cấp tỉnh | 60 | 54 | 6 | 27 | 3 | 27 | 3 | Ngân sách Trung ương hỗ trợ 90%; Ngân sách địa phương đối ứng 10% |
Tổng cộng | 60 | 54 | 6 | 27 | 3 | 27 | 3 |
|
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ NHẰM THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN BỀN VỮNG, NÂNG CAO GIÁ TRỊ VÀ HIỆU QUẢ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3609/KH-UBND ngày 09/5/2018 của UBND tỉnh)
Đvt: tỷ đồng
TT | Tên chương trình, dự án | Mục tiêu | Địa điểm thực hiện dự án | Quy mô dự án | Thời gian thực | Tổng nhu cầu vốn | Nguồn vốn |
1 | Dự án đầu tư nuôi cá chình thương phẩm trong lồng bằng thức ăn viên tổng hợp | - Đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. - Phát triển nuôi cá lồng trên các hồ chứa là tiềm năng thế mạnh của tỉnh | Hồ, đập trên địa bàn tỉnh | Tổng diện tích 1ha (120 lồng kích thước: 6x12; Hệ thống nhà tạm ‘‘nhà điều hành, nhà ở công nhân, nhà kho”) | 2018 - 2020 | 10 | Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp |
2 | Phát triển và xây dựng mới một số mô hình đồng quản lý nghề cá | Tăng cường vai trò quản lý nguồn lợi thủy sản từ cộng đồng | Trên địa bàn tỉnh | 05 mô hình | 2018 - 2020 | 2,5 | |
3 | Khai thác và phát triển nguồn gen một số đối tượng cá bản địa quý hiếm nằm trong sách đỏ | Bảo tồn và phát triển một số đối tượng thủy sản quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng | Trên địa bàn tỉnh | 05 đối tượng | 2018 - 2020 | 1,5 | |
4 | Thả cá tái tạo bổ sung nguồn lợi thủy sản | Tái tạo, phục hồi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Các thủy Trên địa bàn tỉnh | 50 thủy vực | 2018 - 2020 | 5 | |
Tổng cộng | 19 |
|
- 1Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020
- 2Kế hoạch 778/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3Kế hoạch 142/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2018-2020 và năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Chỉ thị 1/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 332/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 05/2011/QĐ-UBND Quy định về khu vực, hình thức, ngư cụ, đối tượng thủy sản cấm khai thác và kích thước tối thiểu của loài thủy sản được phép khai thác trong vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật đấu thầu 2013
- 7Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 8Chỉ thị 02/2014/CT-UBND nghiêm cấm hành vi hủy diệt trong khai thác thủy sản ở các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 9Luật Xây dựng 2014
- 10Luật Đầu tư công 2014
- 11Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 12Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 13Quyết định 40/2015/QĐ-TTg về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước
- 15Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020
- 16Kế hoạch 778/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 17Kế hoạch 142/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2018-2020 và năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành
Kế hoạch 3609/KH-UBND năm 2018 về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 3609/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Võ Văn Cảnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định