Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/KH-UBND | Lào Cai, ngày 23 tháng 01 năm 2024 |
Căn cứ Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện - nguồn nhân lực - khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025 (viết tắt Đề án số 06- ĐA/TU); Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 08/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện - nguồn nhân lực - khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 1181/QĐ- UBND ngày 13/4/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025” (viết tắt Quyết định số 1181-QĐ-UBND);
Căn cứ Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2024 tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Kế hoạch số 284/KH-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Kế hoạch số 286/KH-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh về triển khai, thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Kế hoạch số 249/KH-UBND ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh về triển khai Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 217-KH/TU ngày 04/7/2023 của Tỉnh ủy Lào Cai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025.
Căn cứ Quyết định số 3399/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Lào Cai.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai năm 2024 như sau:
1. Mục đích
- Thực hiện hiệu quả các mục tiêu Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai (lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp) và Quyết định số 1181/QĐ-UBND ngày 13/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2024.
- Triển khai đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động để chủ động tham gia thị trường lao động, ổn định sinh kế; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện Đề án.
2. Yêu cầu
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của đất nước.
- Đào tạo nghề cho người lao động phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách, phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động, yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng giải quyết việc làm sau đào tạo nghề.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo về cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị, chương trình, giáo trình, gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy người học làm trung tâm, giúp cho người học tiếp cận và làm theo những mô hình, điểm trình diễn đã có; đội ngũ giảng viên có năng lực và trình độ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có kinh nghiệm trong sản xuất và có khả năng thực hành tốt.
1. Mục tiêu tổng quát: Hỗ trợ đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục nghề nghiệp; các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và trên phạm vi cả nước; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; lĩnh vực du lịch, dịch vụ thương mại và trong nội bộ từng ngành.
2. Mục tiêu cụ thể
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo mới, bồi dưỡng lại cho 12.000 người trong đó:
+ Trình độ cao đẳng, trung cấp: 5.200 người.
+ Sơ cấp và dưới 3 tháng: 6.800 người.
Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 68,8%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ 31%.
(Có Biểu số 01 kèm theo)
- Ngành nghề đào tạo: Tập trung đào tạo các nghề thuộc các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm của tỉnh như:
+ Lĩnh vực du lịch và dịch vụ: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ; Nghiệp vụ nhà hàng và khách sạn; Quản lý du lịch; Hướng dẫn du lịch; pha chế đồ uống; Chế biến món ăn; Chế biến bánh; Nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar; Kỹ năng du lịch cộng đồng; Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp; Nghiệp vụ Spa-massage; Kỹ thuật Nail-Uốn mi, nối mi; Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung Quốc; Y - dược; Điều dưỡng; logitics; Thương mại điện tử...
- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Công nghệ ô tô; điện công nghiệp; Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật Gò hàn; sửa chữa cơ khí nhỏ nông thôn; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí ; Cốt thép hàn; Hàn; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Vận hành nhà máy thủy điện;...
- Lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung đào tạo nghề cho các ngành hàng nông nghiệp chủ lực, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm theo hướng an toàn, hữu cơ, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn; sản xuất theo chuỗi; sản xuất tuần hoàn; kinh doanh nông nghiệp và một số nghề mới như: Giám đốc Hợp tác xã; ứng dụng cơ giới hóa; ngành nghề nông thôn và OCOP…
- Đảm bảo 100% người học sau đào tạo được tư vấn, giới thiệu việc làm, trong đó có trên 80% lao động có việc làm qua nhiều hình thức.
1. Hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo: Thực hiện hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các ngành/nghề trọng điểm và các ngành/nghề có nhu cầu đào tạo cao, phù hợp với định hướng phát triển cho Trường Cao đẳng Lào Cai.
2. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho lãnh đạo, đội ngũ nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Sở Nội vụ, Sở Giáo dục Đào tạo và các cơ sở đào tạo khác triển khai thực hiện (bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học nâng cao, kỹ năng nghề, chuyển đổi số,...).
3. Phát triển chương trình, giáo trình đào tạo; Kiểm định chất lượng; Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Rà soát, xây dựng, biên soạn mới; cập nhật, sửa đổi bổ sung, số hóa các chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy, học tập để cung cấp tư liệu học tập cho người học. Ứng dụng thiết bị internet, truyền hình, video clip trong công tác giảng dạy và thực hành; triển khai các nội dung về chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; triển khai xây dựng, ban hành và thực hiện theo các bộ quy trình đảm bảo chất lượng;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp để tạo sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các bên.
4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm
Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, lần vết sau đào tạo của người lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã; Tổ chức tuyên truyền, đối thoại, chính sách GDNN - Lao động việc làm, khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tư vấn định hướng học nghề - giới thiệu việc làm cho cán bộ cấp xã, thôn bản; Tổ chức Ngày hội việc làm cấp tỉnh lần thứ II năm 2024; phiên giao dịch việc làm tại các cụm xã, thôn bản…; thực hiện in ấn và cấp phát tờ rơi, băng rôn, sổ tay về chính sách giáo dục nghề nghiệp và việc làm.
5. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, trong đó tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp trong lĩnh vực: xây dựng, dịch vụ - du lịch, thương mại, công nghiệp,... cho người lao động đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
5.1. Trình độ cao đẳng, trung cấp
- Dự kiến tổng số học sinh, sinh viên được hỗ trợ là trên 5.700 lượt người (trong đó số HSSV tuyển sinh mới khoảng 1.700 người và HSSV chuyển tiếp khoảng 4.000 người).
- Ngành nghề đào tạo: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ; Nghiệp vụ nhà hàng và khách sạn; Nghiệp vụ lễ tân; Hướng dẫn du lịch; Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp; Nghiệp vụ chế biến món ăn; Pha chế đồ uống; Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung Quốc; Y - dược; Điều dưỡng; Công nghệ ô tô; điện công nghiệp; Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật Gò hàn; Cốt thép hàn; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Vận hành nhà máy thủy điện; Nông lâm nghiệp ;....
5.2. Trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng
- Dự kiến mở khoảng 145 lớp với tổng số học viên được hỗ trợ là 5.000 người. Trong đó ưu tiên các đối tượng là lao động nông thôn, lao động nữ bị mất việc làm, lao động di cư tự do, lao động là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, người có thu nhập thấp, người có công với cách mạng; người chấp hành xong hình phạt tù...
- Ngành nghề đào tạo: Nghiệp vụ nhà hàng và khách sạn; Hướng dẫn du lịch; pha chế đồ uống; Chế biến món ăn; Chế biến bánh; Nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar; Kỹ năng du lịch cộng đồng; Nghiệp vụ Spa-massage; Kỹ thuật Nail-Uốn mi, nối mi; Thêu may thổ cẩm; Điện công nghiệp; Điện dân dụng; Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật Gò hàn; Sửa chữa xe gắn máy; các nghề thuộc nhóm ngành nông lâm thủy sản,...
6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá: Triển khai công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kịp thời phát hiện và xử lý những thiếu sót, sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện.
(Có Biểu số 02 kèm theo)
7. Kinh phí thực hiện
7.1. Nhu cầu kinh phí: 176,017 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương: 140,017 tỷ đồng; Ngân sách địa phương: 09 tỷ đồng; Nguồn xã hội hóa: 27 tỷ đồng.
7.2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án: Từ nguồn kinh phí giao tại Quyết định 3399/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Lào Cai; nguồn kinh phí huy động từ xã hội, cộng đồng, các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
(Có Biểu số 03 kèm theo)
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức đào tạo nghề cho lao động; tiếp tục rà soát, sắp xếp, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, triển khai các hoạt động xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề, tổ chức tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho lao động theo Kế hoạch.
- Tổ chức ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giao chỉ tiêu; lựa chọn, ký hợp đồng với các trường để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động và công tác giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo nghề tại các địa phương.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Tổ chức ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại các địa phương; giám sát việc hướng dẫn tạo việc làm thuộc lĩnh vực nông nghiệp cho lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kết quả đào tạo nghề nông nghiệp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư : Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vận động các nguồn hỗ trợ hợp pháp, lồng ghép cân đối các nguồn vốn khác để thực hiện Kế hoạch triển khai các mục tiêu Đề án trong năm 2024.
4. Sở Tài chính
- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch phù hợp với khả năng ngân sách.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch đề án.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương tuyên truyền về công tác nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai.
6. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Chủ động triển khai công tác vay vốn cho học sinh, sinh viên có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn để học nghề và lao động vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm năm 2024, nhất là đối với những lao động sau đào tạo có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động theo quy định và chịu trách nhiệm về thực hiện chỉ tiêu được giao.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn; thực hiện kiểm tra, xác nhận danh sách học viên học nghề đảm bảo đúng đối tượng; thực hiện tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn. Đặt hàng đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực. Tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn theo quy định.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn.
- Thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động theo quy định; phù hợp với chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị về đào tạo nghề, tư vấn hướng nghiệp việc làm, xây dựng, phát triển biên soạn mới chương trình, giáo trình; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương để sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí được phê duyệt.
- Tiếp tục đầu tư đảm bảo các điều kiện về biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị đào tạo, chuyển đổi số cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc để thực hiện đào tạo nghề theo kế hoạch.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
+ Tổ chức phổ biến các chính sách về đào tạo nghề cho lao động; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các thông tin về đào tạo nghề, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học.
+ Thống kê số lao động có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, đồng thời lập danh sách theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm sau khi học nghề trên địa bàn, báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
+ Kiểm tra, xác nhận vào đơn xin học nghề của người lao động trên địa bàn về đối tượng theo quy định và các điều kiện để làm việc theo nghề đăng ký học.
+ Tạo điều kiện cho người học nghề tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng tại địa phương; giúp người lao động tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề.
+ Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn với UBND huyện, thị xã, thành phố.
8. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm triển khai các hoạt động cụ thể về đào tạo nghề cho lao động theo kế hoạch đã được phê duyệt và theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với UBND cấp xã, các đoàn thể, các doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động bảo đảm đúng đối tượng theo quy định; tổ chức hướng dẫn tạo việc làm, giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho lao động sau khi học nghề; theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động do cơ sở đào tạo sau học nghề.
- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên và các điều kiện để tổ chức hỗ trợ đào tạo, thực hiện quy trình đào tạo theo quy định.
- Sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả, không để thất thoát; tập hợp, lưu trữ và quản lý chứng từ thanh quyết toán theo chế độ kế toán hiện hành; chịu trách nhiệm và tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ, đồng thời thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo; xây dựng cơ chế để người học và người sử dụng lao động tham gia chủ động vào đánh giá chất lượng đào tạo. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các Trung tâm Dịch vụ việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp.
- Chủ động đề xuất nội dung, nhu cầu nguồn lực, kinh phí thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số từ nguồn vốn sự nghiệp gửi các cơ quan, phòng, ban, ngành tổng hợp chung.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Đề án nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025” năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 646/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 186-KH/TU thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 183- KH/TU về tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền và thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Sơn La ban hành
- 3Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 127-KH/TU thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4Kế hoạch 543/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kế hoạch 189-KH/TU thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 5Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW và Kế hoạch 433-KH/TU tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2024 triển khai Kế hoạch 173-KH/TU thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 1Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021–2025”
- 2Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 646/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 186-KH/TU thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 183- KH/TU về tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền và thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 127-KH/TU thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 6Nghị quyết 58/NQ-HĐND năm 2023 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 tỉnh Lào Cai
- 7Kế hoạch 543/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kế hoạch 189-KH/TU thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 8Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW và Kế hoạch 433-KH/TU tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2024 triển khai Kế hoạch 173-KH/TU thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Tây Ninh ban hành
Kế hoạch 36/KH-UBND thực hiện "Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025" năm 2024
- Số hiệu: 36/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 23/01/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Giàng Thị Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra