Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 355/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 25 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC AN TOÀN, AN NINH MẠNG QUỐC GIA, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC TỪ KHÔNG GIAN MẠNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030” (sau đây gọi tắt là Chiến lược), Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030” và các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, ứng phó với thách thức từ không gian mạng.

- Xác định rõ nội dung, trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp (gọi chung là cơ quan, đơn vị, địa phương) trong thực hiện Chiến lược. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn xã hội về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, ứng phó với các thách thức từ không gian mạng.

- Huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược.

2. Yêu cầu

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Chiến lược đảm bảo hiệu quả, đạt các mục tiêu đề ra và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

- Nâng cao vai trò tham mưu, đề xuất của các cơ quan, đơn vị, địa phương về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp; về tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

II. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Cùng với các đơn vị, địa phương cả nước, phục vụ đắc lực trong việc đưa Việt Nam trở thành quốc gia tự chủ về an toàn, an ninh mạng, để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Không gian mạng quốc gia được xây dựng, phát triển văn minh, lành mạnh, là động lực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Năng lực quốc gia về bảo đảm an toàn, an ninh mạng được nâng cao, chủ động, sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ, thách thức từ không gian mạng, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công cuộc chuyển đổi số quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Xây dựng được hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại đến không gian mạng quốc gia từ các sở, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số.

- Hình thành lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các sở, ngành, cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có một bộ phận được giao nhiệm vụ làm đầu mối, chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Khuyến khích mỗi doanh nghiệp có lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin và an ninh mạng.

- Bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, trọng tâm là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về an ninh mạng. Bảo vệ hệ thống thông tin của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ).

- Phấn đấu 80% người sử dụng Internet ở địa phương có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Phấn đấu trở thành thành viên của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.

- Kinh phí bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt tối thiểu 10% kinh phí chi cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.

3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Xây dựng được thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng với sự tham gia đông đảo, tích cực của quần chúng nhân dân.

- Củng cố, tăng cường lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Phấn đấu 90% người sử dụng Internet ở địa phương có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP (Có phụ lục kèm theo).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, Công an Tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện và gửi về Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Công an Tỉnh) trước ngày 10 tháng 11 năm 2022 để tập hợp.

Các cơ quan, đơn vị còn lại triển khai, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc Chiến lược và nội dung Kế hoạch này đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nắm, thực hiện.

2. Tiểu ban An toàn, An ninh mạng Tỉnh

- Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh - Trưởng Tiểu ban An toàn, An ninh mạng Tỉnh chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch này.

- Tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo, điều phối xử lý các vấn đề mới, quan trọng, liên ngành, chưa được quy định hoặc chồng chéo, phức tạp về an toàn, an ninh mạng trong nội dung Kế hoạch này, cần sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan.

3. Công an Tỉnh

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp triển khai thực hiện các nội dung về an ninh mạng theo Kế hoạch này; tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh tình hình thực hiện và đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đối với các nội dung về an ninh mạng theo Chiến lược.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng phương án bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế tại các sở, ngành, địa phương có cơ sở hạ tầng không gian mạng, hạ tầng số, nền tảng quan trọng, phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về an toàn thông tin mạng theo Kế hoạch này; tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh tình hình thực hiện và đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn đối với các nội dung về an toàn thông tin mạng.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh

- Thực hiện phòng ngừa, ứng phó, xử lý các nguy cơ, thách thức từ không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

6. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công an Tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có liên quan nghiên cứu, thực hiện việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh mạng.

7. Sở Nội vụ phối hợp với Công an Tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính triển khai cơ chế tiền lương đặc thù cho lực lượng chuyên trách về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước.

9. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Chủ trì, phối hợp Công an Tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch.

- Đẩy mạnh hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong phạm vi quản lý; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an Tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật; ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin mạng “Make in Viet Nam”, an ninh mạng tự chủ. Gắn kết công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng với công tác triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số, phát triển đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số.

- Chủ động rà soát, phát hiện và xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên môi trường mạng thuộc phạm vi quản lý. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, công bố và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Ưu tiên bố trí nguồn lực (nhân lực, kinh phí) và điều kiện cần thiết, để triển khai hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức và lĩnh vực quản lý.

- Kiểm tra, đánh giá và báo cáo hàng năm hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Công an Tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông về tình hình, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, để tổng hợp, báo cáo về trên theo quy định.

10. Các doanh nghiệp nhà nước, căn cứ nội dung Kế hoạch này, tổ chức triển khai công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong hoạt động của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Công an Tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông.

11. Các doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh nghiệp chủ quản nền tảng số

- Chủ động, tích cực phối hợp triển khai công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong hoạt động của doanh nghiệp.

- Tuân thủ các hướng dẫn, yêu cầu của Công an Tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông trong hoạt động phát triển hạ tầng số, nền tảng số và bảo vệ dữ liệu số.

- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo về Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Công an Tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông) tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ theo hướng dẫn.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu phát sinh vấn đề phức tạp, khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung thì các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo về Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Công an Tỉnh) xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia (Cục ANM&PCTPSDCNC);
- TT/TU; TT/HĐND Tỉnh;
- CT, PCT/UBND Tỉnh;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các đoàn thể;
- Văn phòng Tỉnh ủy và các Ban của Tỉnh ủy;
- Tiểu ban An toàn, An ninh mạng Tỉnh;
- Các sở, ngành Tỉnh;
- Các doanh nghiệp viễn thông;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, TCD-NC(CT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Thiện Nghĩa

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 355/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

  • Số hiệu: 355/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 25/10/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản