Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3460/KH-UBND

Bến Tre, ngày 08 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Căn cứ Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025;

Căn cứ Công văn số 1907/BYT-DP ngày 15 tháng 4 năm 2022 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2015 - 2021

I. THÔNG TIN CHUNG

- Dân số: 1.288.463 người.

- Hệ thống y tế địa phương: Văn phòng Sở: 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc; 06 phòng tham mưu (Văn phòng, Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Nghiệp vụ Dược, Nghiệp vụ Y, Kế hoạch Tài chính); các đơn vị trực thuộc Sở Y tế gồm: 12 đơn vị tuyến tỉnh (03 BVĐK tỉnh, 03 BV chuyên khoa tỉnh, 02 Chi cục, 04 Trung tâm); 09 Trung tâm y tế huyện (trong đó 05 TTYT huyện có giường bệnh) và 08 Phòng khám đa khoa khu vực (lồng ghép Trạm Y tế xã) trực thuộc huyện; 157 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn.

- Tổng số nhân lực hiện có 5.191 người, trong đó: 4.328 biên chế, 863 hợp đồng (theo NĐ 161: 238); trong đó: phân theo trình độ: Sau ĐH 498 đạt tỷ lệ 9,6%, đại học 1.821 đạt tỷ lệ 35,1%, cao đẳng 748 đạt tỷ lệ 14,4%, trung học 1.828 đạt tỷ lệ 35,2%, sơ học 76 đạt tỷ lệ 1,5%, khác 220 đạt tỷ lệ 4,24%.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2021

1. Thực hiện các chính sách, pháp luật và phối hợp liên ngành

- Phối hợp với Trung tâm Bảo trợ người tâm thần khám, điều trị cho bệnh nhân tâm thần không thân nhân, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp Trung tâm Cai nghiện trên địa bàn tỉnh, điều trị rối loạn tâm thần cho bệnh nhân rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy.

- Phối hợp lực lượng công an trên địa bàn tỉnh, điều trị cho bệnh nhân tâm thần kích động, gây rối an ninh trật tự.

- Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể lồng ghép truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá và rượu, bia trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá tại các trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thành phố; cung cấp nhiều tờ rơi, áp phích, pa nô cho các cơ sở giáo dục.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức giám sát hỗ trợ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia tại các cơ cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các ban hành chức năng liên quan: kiểm tra, xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia vi phạm pháp luật.

2. Truyền thông và vận động xã hội

- Thực hiện truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống rối loạn tâm thần định kỳ hàng tháng trên 100% các xã/phường trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp đài truyền hình, báo đồng khởi thực hiện truyền thông nâng cao sức khỏe tâm thần cho người dân.

- Viết bài tuyên truyền trên Website cdcbentre.org, Fanpage Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre, Facebook truyền thông sức khỏe, Đài Truyền thanh huyện/thành phố: Phòng, chống các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư); Phòng, chống tác hại thuốc lá; Phòng, chống tác hại rượu, bia;…

- Tăng cường phổ biến luật, các quy định về phòng, chống tác hại rượu, bia đến toàn thể các bộ công chức, viên chức và người lao động.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm quy định pháp luật vào trong các cuộc họp Tổ NDTQ, lồng ghép vào các nội dung tuyên truyền phòng chống bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm và các hội họp khác.

- Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh không uống rượu bia trong giờ làm việc, đã uống rượu bia thì không lái xe.

- Đồng thời huy động sự tham gia của cộng đồng trong phát huy vai trò giám sát, phát hiện và kịp thời tố giác, phản ánh các hành vi điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, hành vi gây rối trật tự xã hội, bạo lực gia đình và các hành vi vi phạm pháp luật khác do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

3. Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật

- Kết quả phòng chống các rối loạn sức khỏe tâm thần

Nội dung

Kết quả thực hiện

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Số xã đã triển khai

111/164

111/164

134/164

164/164

164/164

157/157

157/157

Số xã/phường triển khai mới

0

0

23

30

0

0

0

TTPL

0

0

23

30

0

0

0

Động kinh

0

0

23

30

0

0

0

Số BN hiện quản

2534

2655

3173

3510

3689

3719

3966

BN TTPL

1497

1513

1799

2006

2098

2110

2223

BN Động kinh

1037

1142

1374

1504

1591

1609

1743

- Kết quả triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm

TT

Nội dung

Số lượng (xã)

Tỷ lệ (%)

1

- Số xã thực hiện khám chữa bệnh tăng huyết áp (THA)

157/157

100 %

- Số xã quản lý THA có bệnh án ngoại trú và cấp thuốc 15 - 30 ngày

138/157

87.89 %

- Số xã có 1 loại thuốc THA theo như phác đồ trong Quyết định số: 5904/QĐ-BYT ngày 20/12/2019 của Bộ Y tế

93/157

59.23%

- Số xã có 2 loại thuốc THA theo như phác đồ trong Quyết định số: 5904/QĐ-BYT ngày 20/12/2019 của Bộ Y tế

64/157

38.32%

- Số xã có 3 loại thuốc THA theo như phác đồ trong QĐ5904 của Bộ Y tế

00

 

(Thời điểm: 9/2020. Nếu có viên kết hợp có 2 hoặc 3 thành phần được tính là có 2 hoặc 3 loại thuốc)

 

 

2

- Số xã thực hiện khám chữa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)

60/157

38.21 %

- Số xã thực hiện quản lý ĐTĐ có bệnh án ngoại trú và cấp thuốc 30 ngày

60/157

38.21%

- Số xã có 1 nhóm thuốc ĐTĐ theo như phác đồ trong Quyết định số: 5904/QĐ-BYT ngày 20/12/2019 của Bộ Y tế

60/157

38.21%

- Số xã có 2 nhóm thuốc ĐTĐ theo như phác đồ trong Quyết định số: 5904/QĐ-BYT ngày 20/12/2019 của Bộ Y tế

60/157

38.21 %

- Số xã chỉ có viên kết hợp điều trị ĐTĐ theo như phác đồ trong Quyết định số: 5904/QĐ-BYT ngày 20/12/2019 của Bộ Y tế

00

....…%

- Số xã có thanh toán bảo hiểm y tế xét nghiệm đường máu mao mạch trong quản lý điều trị đái tháo đường

00

 

3

- Số xã quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

157/157

100 %

4

- Số xã quản lý bệnh hen phế quản

157/157

100 %

5

- Số xã quản lý cấp thuốc BN tâm thần phân liệt

157/157

100 %

6

- Số xã quản lý cấp thuốc BN động kinh

157/157

100 %

7

- Số xã quản lý các bệnh không lây nhiễm khác (ghi rõ số lượng và tên bệnh): đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản, tăng huyết áp,….

157/157

100 %

8

- Số xã triển khai dự phòng, quản lý điều trị đồng thời ít nhất 2 trong số các bệnh không lây nhiễm: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản

157/157

100 %

- Hoạt động phòng, chống bệnh ung thư: Năm 2015 2019: tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên y tế các tuyến và thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2020 tổ chức 01 đợt khám sàng lọc, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (HPV) cho đối tượng có nguy cơ cao tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Năm 2021, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu phối hợp với Bệnh viện Ung bướu TP.HCM và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bến Tre tổ chức chương trình tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Bệnh ung thư trong đại dịch COVID-19” ngày 24/11/2021 để chuyển tải các nội dung phòng, chống bệnh ung thư trong tình hình dịch COVID-19 đến người dân toàn tỉnh Bến Tre.

- Hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá: Phối hợp với chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể (Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Công an, Đoàn TNCSHCM,...) trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tác hại thuốc lá. Các biển cấm hút thuốc, pa nô áp phích tuyên truyền được treo tại nơi đông người qua lại. Các bài tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, tổn thất đối với kinh tế, nội d ung của Luật phòng chống tác hại thuốc lá,… được đọc thường xuyên trên loa phát thanh tại Bệnh viện, được truyền thông lồng ghép vào các buổi họp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

4. Về nguồn lực

Phát triển nguồn lực cho phòng chống bệnh không lây nhiễm

- Nhân lực tâm thần cho hoạt động tâm thần: Cử bác sĩ đào tạo sau đại học chuyên khoa tâm thần. Kinh phí (đơn vị tính đồng)

Kinh phí hoạt động giai đoạn 2016-2021

Năm thực hiện

Địa phương

Trung ương

Cộng

Năm 2016

1.200.000.000

75.000.000

1.275.000.000

Năm 2017

2.227.416.712

264.850.000

2.492.266.712

Năm 2018

1.877.247.139

829.150.000

2.706.397.139

Năm 2019

1.742.743.408

390.000.000

2.132.743.408

Năm 2020

1.963.000.000

251.000.000

2.214.000.000

Năm 2021

1.022.000.000

0

1.022.000.000

Cộng

10.032.407.259

1.810.000.000

11.842.407.259

- Nhân lực phòng, chống bệnh ung thư: Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn do tuyến trên tổ chức. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã. Kinh phí:

Kinh phí hoạt động giai đoạn 2015-2021

Năm thực hiện

Trung ương

Năm 2015

250.000.000

Năm 2016

120.000.000

Năm 2017

150.000.000

Năm 2018

140.000.000

Năm 2019

140.000.000

Năm 2020

120.000.000

Năm 2021

985.000.000

- Nhân lực phòng, chống bệnh không lây nhiễm khác: Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn do tuyến trên tổ chức. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã. Kinh phí:

Kinh phí hoạt động giai đoạn 2016-2021

Năm thực hiện

Trung ương

Địa phương

Cộng

Năm 2016

Đái tháo đường

Tim mạch

98.500.000

 

98.500.000

Năm 2017

Đái tháo đường

Tim mạch

50.000.000

 

50.000.000

Năm 2018

Đái tháo đường

Tim mạch

 

50.000.000

54.000.000

38.000.000

 

88.000.000

54.000.000

Năm 2019

Đái tháo đường

Tim mạch

 

40.000.000

75.000.000

 

90.000.000

75.000.000

 

130.000.000

150.000.000

Năm 2020

Đái tháo đường

Tim mạch

 

20.000.000

50.000.000

 

277.500.000

130.500.000

 

297.500.000

180.500.000

Năm 2021

Đái tháo đường

Tim mạch

 

 

 

322.000.000

220.000.000

- Nhân lực phòng, chống tác hại của thuốc lá: Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn do tuyến trên tổ chức. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã. Kinh phí:

Năm

Kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Kinh phí hỗ trợ từ Quỹ PCTH thuốc lá

Kinh phí từ ngân sách của địa phương

Nguồn khác (Ghi rõ: dự án, xã hội hóa…)

Năm 2015

270.000.000

0

0

 

Năm 2016

1.050.000.000

0

0

 

Năm 2017

1.885.000.000

0

0

 

Năm 2018

2.019.980.000

0

0

 

Năm 2019

766.000.000

0

0

 

Năm 2020

2.700.000.000

0

0

 

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU, MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC CHO GIAI ĐOẠN 2015 - 2021

1. Hoạt động phòng chống các rối loạn sức khỏe tâm thần

STT

Chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020

Ước thực hiện

Đánh giá: Đạt/Không đạt

Lý do (Nếu không đạt nêu rõ lý do)

 

Triển khai, quản lý điều trị tại trạm y tế xã/phường cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm.

1

Triển khai quản lý, điều trị bệnh động kinh 100% xã/phường

Triển khai 100%

Đạt

-

2

Triển khai quản lý, điều trị bệnh tâm thần phân liệt 100% xã/phường

Triển khai 100%

Đạt

-

3

Triển khai quản lý, điều trị bệnh trầm cảm 50% xã/phường

Chưa triển khai

Không đạt

Không đủ kinh phí

 

Nâng cao chất lượng điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh động kinh, tâm thần phân liệt tại cộng đồng.

1

Quản lý, điều trị ổn định cho 80% bệnh động kinh

Số bệnh nhân động kinh ổn định trên 85%

Đạt

-

2

Quản lý, điều trị ổn định cho 80% bệnh Tâm thần phân liệt

Số bệnh nhân Tâm thần phân liệt ổn định trên 85%

Đạt

-

2. Hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm

TT

Mục tiêu/Chỉ tiêu

Chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020

Ước thực hiện

Đánh giá: Đạt/Không đạt

Lý do (Nếu không đạt nêu rõ lý do)

1

Số người bị tăng huyết áp được phát hiện sớm

50 %

53%

Đạt

 

2

Số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

30%

32%

Đạt

 

1

Số người bệnh đái tháo đường được phát hiện

40%

43%

Đạt

 

2

Khống chế tỷ lệ tiền đái tháo đường ở người 30 - 69 tuổi

<20%

17.5%

Đạt

 

3

Giảm tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8-10 tuổi

<8%

7.5%

Đạt

 

3. Hoạt động phòng, chống bệnh ung thư

TT

Mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt tại QĐ 1125

Kết quả đạt được đến năm 2021

Ghi chú/ lý do

1

20% người mắc các bệnh ung thư: khoang miệng, cổ tử cung, vú, đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm

376/1185 người có nguy cơ mắc bệnh ung thư được tầm soát phát hiện ở giai đoạn sớm, đạt tỷ lệ 31.73%

Số lượng bệnh nhân được tầm soát phát hiện bệnh miễn phí chưa nhiều, bệnh nhân đa phần đến viện khi bệnh đã diễn biến nặng hơn.

2

80% cán bộ y tế hoạt động trong dự án được đào tạo nâng cao nghiệp vụ về phòng chống ung thư

1135/1514 cán bộ y tế hoạt động trong dự án được đào tạo nghiệp vụ về phòng chống ung thư đạt tỷ lệ 74.96%

Số lượng học viên được đào tạo nghiệp vụ gần đạt với chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định 1125/QĐ-BYT, nhưng số lượng đào tạo nâng cao chưa đạt do thời gian chương trình đào tạo ngắn hạn.

4. Hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

- 89,75% người dân hiểu biết về tác hại của thuốc lá;

- 94,01 người dân biết về tác hại các bệnh do hút thuốc lá gây ra

- Cộng đồng dân cư nhận thức tốt, đặc biệt là phụ nữ, người già, lứa tuổi trung niên, còn một số ít thanh thiếu niên mới bước vào đời có thói học đòi làm người lớn,…(Theo kết quả điều tra 2018).

5. Hoạt động phòng, chống tác hại rượu bia

- Các hoạt động phòng chống tác hại rượu bia đã góp phần nâng cao hiệu luật, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về sản xuất kinh doanh rượu, bia nói riêng, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, giảm thiểu nhiều tác động ảnh hưởng của rượu, bia đến tính mạng, sức khoẻ và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

- Năm 2021, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bến Tre nên không thể thực hiện các hoạt động tập trung đông người nói chung và hoạt động sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia nói riêng.

IV. ĐÁNH GIÁ CÁC TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hoạt động phòng chống các rối loạn sức khỏe tâm thần

- Công tác giáo dục truyền thông chưa sâu rộng đến tận người dân do không có kinh phí, phương tiện nên nhận thức về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng còn hạn chế.

- Khó khăn về tình hình kinh phí của tỉnh, ngưng cấp kinh phí cho các hoạt động thiết yếu như: Kinh phí hỗ trợ cấp phát thuốc, cộng tác viên phục hồi chức năng. Vì vậy, mạng lưới cộng tác viên các ấp chưa hoàn thành hết chức năng nhiệm vụ.

2. Hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm

- Việc triển khai các dự án còn chậm tiến độ do tình hình dịch bệnh COVD-19 và dịch SXH sử dụng nhiều nguồn lực tham gia chống dịch, bên cạnh đó thời gian mua sắm trang thiết bị vậy tư y tế để thực hiện các hoạt động còn kéo dài.

- Mẫu thống kê báo cáo về bệnh không lây nhiễm chưa đồng bộ.

- Nguồn nhân lực y tế tại địa phương còn ít và đảm nhận nhiều chương trình, Dự án nên việc thực các chỉ tiêu, Kế hoạch bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường tại địa phương còn chậm.

- Thuốc điều trị bệnh không lây nhiễm còn hạn chế ở tuyến cơ sở.

- Số trạm y tế có điều trị bệnh Đái tháo đường còn thấp chiếm 38.21% (60/157).

- Chưa được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng, người dân chưa thấy hậu quả và nguy hại trước mắt của các bệnh không lây nhiễm, nên công tác tầm soát, sàng lọc, quản lý và điều trị người bệnh và tiền bệnh còn nhiều khó khăn, hạn chế.

- Một số địa phương chưa thực hiện thống kê báo cáo đầy đủ về bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường cũng như việc phát hiện sớm, quản lý và điều trị ở những người từ 40 tuổi trở lên.

3. Hoạt động phòng, chống bệnh ung thư

- Nhân lực bác sĩ tại bệnh viện được đưa đi đào tạo chuyên sâu về ung bướu chưa nhiều, thời gian đào tạo ngắn hạn chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao kiến thức trình độ của nhân viên.

- Nguồn kinh phí không tự chủ nên mặc dù bệnh viện tại (Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu) đã hoàn thành việc triển khai kế hoạch nhưng chưa thể giải ngân. Song song đó nguồn nhân lực và nguồn kinh phí được cấp cũng còn hạn chế nên số lượng bệnh nhân được tầm soát miễn phí, phát hiện sớm ung thư trong tỉnh chỉ đạt số lượng rất thấp.

4. Hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

- Lắp đặt pa nô cần phải chọn địa điểm phù hợp, mất nhiều thời gian.

- Công tác tuyên truyền chưa đạt kết quả cao, các nội dung và hình thức tuyên truyền chưa hấp dẫn, thu hút được học sinh. Giáo viên là công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá chưa được tập huấn thường xuyên; tài liệu phục vụ tuyên truyền, giáo dục còn ít, chủ yếu là giáo viên lấy trên mạng Internet...nên hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chưa cao.

- Một số bậc cha mẹ và người thân trong gia đình vẫn còn thói quen sử dụng thuốc lá nên ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe của học sinh. Một bộ phận học sinh chưa chăm ngoan, còn ăn chơi, đua đòi, xem việc hút thuốc là thể hiện mình.

- Đa số cán bộ chưa được tập huấn cai nghiện thuốc lá, không có kinh nghiệm trong điều trị cai nghiện.

5. Hoạt động phòng, chống tác hại rượu bia

- Mặc dù đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật và kiểm tra xử lý vi phạm về nồng độ cồn nhưng tình trạng người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông có sử dụng rượu, bia vẫn còn xảy ra phổ biến trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 27/133 vụ tai nạn giao thông (từ ngày 15/12/2020 đến ngày 16/11/2021).

- Kinh phí địa phương khó cân đối do nguồn kinh phí ưu tiên cho phòng chống dịch là chủ yếu.

- Hiện nay số lượng các hộ sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh và các tiệm tạp hóa bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hơn so với thực tế được cấp phép do nhiều hộ sản xuất rượu theo phương pháp thủ công, nhỏ lẻ, chủ yếu là cung cấp cho khu vực nhỏ dân cư (xóm, ấp),… và các tiệm tạp hóa nhỏ vùng nông thôn, các hộ sản xuất, kinh doanh này không có giấy phép đăng ký kinh doanh; cũng như không có điều kiện để kiểm mẫu và tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm gây khó khăn trong việc quản lý và cấp phép sản xuất, kinh doanh rượu.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản (sau đây gọi chung là bệnh không lây nhiễm) và các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác (sau đây gọi chung là rối loạn sức khỏe tâm thần). Nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu 1. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền, tăng cường phối hợp liên ngành hoàn thiện các chính sách về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần

- Đến năm 2025 tất cả các Trung tâm y tế huyện, thành phố có xây dựng kế hoạch liên ngành phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025.

- Triển khai thực hiện đầy đủ các quy định, chính sách để kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

b) Mục tiêu 2. Giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính để dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

- 90% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Ít nhất 80% người từ 13 tuổi trở lên được truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực phù hợp.

- Ít nhất 80% người từ 40 tuổi trở lên được truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn để biết theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

c) Mục tiêu 3. Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc người mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

- Ít nhất 70% người phát hiện bị thừa cân, béo phì được thực hiện các biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì phù hợp.

- Ít nhất 70% người phát hiện nguy cơ tim mạch được thực hiện các biện pháp quản lý điều trị dự phòng theo quy định.

- Ít nhất 50% người từ 18 tuổi trở lên được sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia.

- Ít nhất 50% người trưởng thành trong đó 80% từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp một lần/năm để phát hiện sớm tăng huyết áp.

- Ít nhất 50% người mắc tăng huyết áp được phát hiện; 50% số người phát hiện bệnh tăng huyết áp được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

- Ít nhất 70% người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và/ hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/ năm để phát hiện sớm đái tháo đường.

- Ít nhất 55% người mắc đái tháo đường được phát hiện và 55% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn; 30% người tiền đái tháo đường được phát hiện và 50% số phát hiện được can thiệp dự phòng điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

- Ít nhất 60% người từ 40 tuổi trở lên được khám sàng lọc định kỳ 1 lần/năm để xác định nguy cơ bệnh hô hấp mạn tính.

- Ít nhất 50% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng và 50% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

- Ít nhất 50% người bệnh hen phế quản được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng và 50% số người phát hiện bệnh được điều trị đạt kiểm soát hen trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn.

- Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng theo hướng dẫn sàng lọc từng loại ung thư.

- Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh.

- Phát hiện được ít nhất 70% người mắc tâm thần phân liệt và động kinh, 50% người mắc trầm cảm, 30% người bị sa sút trí tuệ và một số rối loạn tâm thần khác.

- Quản lý điều trị ít nhất 80% người bệnh tâm thần phân liệt, 70% người bệnh động kinh và 50% người bệnh trầm cảm đã được phát hiện.

d) Mục tiêu 4. Nâng cao năng lực hệ thống để bảo đảm cung cấp dịch vụ phòng chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

- 85% các Trung tâm y tế huyện/ thành phố có cơ sở phòng chống ung thư để triển khai thực hiện dự phòng phát hiện chẩn đoán và quản lý điều trị bệnh ung thư.

- Ít nhất 70% các Trung tâm y tế huyện/ thành phố có cơ sở y tế triển khai khám, chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản theo quy định.

- 95% các Trung tâm y tế huyện/ thành phố triển khai khám chẩn đoán, quản lý, điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường theo quy định.

- 95% các Trạm y tế xã thực hiện khám bệnh chữa bệnh có ít nhất 3 nhóm thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, 2 nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và có thuốc thiết yếu cho điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản theo danh mục quy định.

- 95% các Trạm y tế xã thực hiện dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác theo quy định.

- 100% số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; 60% số huyện có cơ sở y tế thực hiện chẩn đoán, điều trị, quản lý cấp thuốc cho người bệnh trầm cảm và 50% số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người mắc một số rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

- 100% số Trạm Y tế xã thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; 50% số Trạm Y tế xã quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh trầm cảm.

- 100% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến được đào tạo tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, quản lý, chẩn đoán, điều trị bệnh theo quy định.

đ) Mục tiêu 5. Phát triển hệ thống giám sát quản lý thông tin thống kê, báo cáo bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các yếu tố nguy cơ

- 100% Trạm Y tế xã và các cơ sở y tế liên quan thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo đầy đủ kết quả dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và nguyên nhân tử vong do các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.

- 95% cán bộ đầu mối giám sát, thống kê báo cáo các tuyến được tập huấn về giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.

II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo và hoàn thiện các chính sách liên ngành.

2. Truyền thông và nâng cao sức khỏe để giảm thiểu các hành vi nguy cơ, dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

3. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

4. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

5. Phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và yếu tố nguy cơ gây bệnh.

6. Phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước.

III. CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2022- 2025

1. Kế hoạch truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia giai đoạn 2022 - 2025

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

- Cơ quan phối hợp: các sở, ngành cơ quan, tổ chức có liên quan.

2. Kế hoạch dự phòng phát hiện quản lý điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

- Cơ quan phối hợp, các ngành, cơ quan tổ chức có liên quan.

3. Kế hoạch Tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật giai đoạn 2022 - 2025

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan phối hợp, các ngành, cơ quan tổ chức có liên quan.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước: Bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư: Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan, việc bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách hiện hành.

2. Nguồn do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

3. Nguồn quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá.

4. Nguồn xã hội hóa.

5. Nguồn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội để hướng dẫn tổ chức triển khai kế hoạch.

- Xây dựng Kế hoạch truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch dự phòng phát hiện quản lý điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025.

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tăng cường cơ sở vật chất phát triển thể dục, thể thao quần chúng và bảo đảm vệ sinh an toàn trong các cơ sở, dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao.

- Phối hợp với các ngành liên quan để xây dựng Kế hoạch Tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật giai đoạn 2022-2025 trên cơ sở lồng ghép với Đề án vận động toàn dân luyện tập thể dục, thể thao bảo vệ, nâng cao sức khỏe tại Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng và phổ biến, hướng dẫn các bài tập thể dục cho người dân để nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh, tật khác.

- Kiểm soát nghiêm việc quảng cáo thuốc lá, rượu, bia và các sản phẩm khác có yếu tố nguy cơ với sức khỏe thuộc lĩnh vực quản lý.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các yếu tố nguy cơ gây bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên hệ thống thông tin cơ sở.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục phù hợp cho trẻ em, học sinh, sinh viên về phòng, chống yếu tố nguy cơ, phòng bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe tâm thần; thực hiện các quy định về kiểm soát, quản lý việc quảng cáo, kinh doanh, cung cấp các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe trong các cơ sở giáo dục.

- Tổ chức lồng ghép hoạt động sàng lọc phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần phù hợp với lứa tuổi trong quản lý, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục.

- Chủ trì triển khai hiệu quả Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2018-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Sở Tài chính

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét cân đối, bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch này theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm.

- Bố trí chi thường xuyên ngân sách trung ương cho các Sở, ngành để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư các công trình, dự án thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định của pháp luật.

7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Chủ trì triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần thuộc Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị, phục hồi chức năng cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cho người lao động mắc bệnh không lây nhiễm thuộc lĩnh vực quản lý.

8. Sở Giao thông vận tải

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển giao thông công cộng và hạ tầng cơ sở cho giao thông phi cơ giới; bảo đảm các tiện ích phục vụ cho người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia giao thông.

9. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, bổ sung các quy định pháp luật làm cơ sở xem xét lồng ghép nội dung quy hoạch xây dựng đô thị nhằm đảm bảo không gian và cơ sở vật chất cho tăng cường vận động thể lực, nâng cao chất lượng sống cho cư dân đô thị; bảo đảm các tiện ích phục vụ người khuyết tật và người cao tuổi.

10. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh về nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp kiểm soát tác động các chất ô nhiễm tác động đến sức khỏe con người.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Chỉ đạo các tổ chức thành viên tuyên truyền, phát động xây dựng các mô hình cộng đồng nâng cao sức khỏe để phòng, chống yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần cho người dân.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch của tỉnh để chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại địa phương, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch vào trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Bố trí đủ nguồn lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

- Kiểm tra, giám sát, báo cáo tiến độ và kết quả việc thực hiện Kế hoạch về Sở Y tế tổng hợp.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 1137/KH-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025./.

 


Nơi nhận:
- VPCP (B/cáo);
- Bộ Y tế (B/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Tổ chức CT-XH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó CVP UBND tỉnh (KGVX);
- Phòng: KGVX, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bé Mười

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 3460/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2025

  • Số hiệu: 3460/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 08/06/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
  • Người ký: Nguyễn Thị Bé Mười
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/06/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản