Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 335/KH-UBND | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2022 - 2027” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; Kế hoạch số 02-KH/TU ngày 6/11/20202 của Thành ủy thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiếp cận thông tin, tìm hiểu pháp luật và nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn Thành phố. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân Thủ đô.
- Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số của Thành phố.
- Nâng cao nhận thức, giúp người dân dễ dàng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận pháp luật.
- Lan tỏa những thành tựu, cải tiến, cách làm, mô hình đổi mới trong ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, không trùng lặp và phù hợp với xu thế hiện nay.
- Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng; tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân Thủ đô.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đảm bảo Trang thông điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố (https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/) liên kết chia sẻ với Cổng thông tin điện tử phổ biến, pháp luật dùng chung toàn quốc; cập nhật đầy đủ thông tin pháp luật của Trung ương, Thành phố.
b) Đảm bảo 100% Cổng/Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tạo liên kết, chia sẻ với Trang thông điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố.
c) Gia tăng sự tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin đa chiều giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp qua hình thức đối thoại trực tuyến, các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp khác.
d) Huy động rộng rãi mạng viễn thông, mạng xã hội tham gia phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
đ) Giúp người dân tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian; dễ dàng khai thác và ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận pháp luật.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cấp, khai thác, sử dụng hiệu quả Trang thông điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố
a) Nội dung hoạt động:
- Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng thông tin, kỹ thuật, các trang thiết bị, nguồn nhân lực hiện có phục vụ việc vận hành Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật (TTĐT PBGDPL) Thành phố.
- Tiến hành nâng cấp, bố trí nguồn lực để vận hành, duy trì hoạt động Trang TTĐT PBGDPL Thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, liên tục.
- Thường xuyên cập nhật, kết nối, chia sẻ thông tin về phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng phục vụ nhu cầu tìm hiểu, tiếp cận pháp luật của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn Thành phố.
- Trang TTĐT PBGDPL Thành phố cần thống nhất với chuẩn cấu trúc dữ liệu thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp.
- Về nội dung Trang TTĐT PBGDPL Thành phố:
Tích hợp các ứng dụng, phần mềm: tra cứu, tìm kiếm thông tin về pháp luật của Trung ương và Thành phố; Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia; Tư vấn, hỏi đáp pháp luật; Đối thoại chính sách pháp luật; Hỗ trợ pháp lý cho người dân và doanh nghiệp; Thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; Diễn đàn trao đổi, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm và mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả; Phần mềm giảng dạy pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa...
Thông tin phổ biến chủ trương, kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương và Thành phố; định hướng kịp thời chủ đề, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; thông tin về hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; của đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật...;
Căn cứ vào đối tượng, nhu cầu thực tiễn, lựa chọn những vấn đề, nội dung pháp luật mới, được người dân quan tâm để xây dựng các chương trình, sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm PBGDPL đăng tải lên Trang TTĐT PBGDPL Thành phố.
b) Sản phẩm: Trang TTĐT PBGDPL Thành phố được nâng cấp, vận hành, khai thác; các ứng dụng, phần mềm, tài liệu được xây dựng, tích hợp, kết nối, sử dụng chung.
c) Thời gian thực hiện: Thực hiện nâng cấp, vận hành, khai thác, sử dụng ổn định trong năm 2023, 2024; tiếp tục cập nhật thông tin, duy trì hoạt động ổn định, bền vững trong các năm tiếp theo.
d) Trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu tuyên truyền pháp luật trên Trang TTĐT PBGDPL Thành phố.
2. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên Cổng/Trang thông tin điện tử hiện có của UBND Thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.
2.1 Kết nối, khai thác Trang TTĐT PBGDPL Thành phố
a) Nội dung hoạt động
- Triển khai tạo kết nối giữa Trang TTĐT PBGDPL Thành phố và Cổng thông tin điện tử hiện có của UBND Thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; Cung cấp thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị mình để đăng tải trên Trang TTĐT PBGDPL Thành phố.
- Về hình thức: Tạo kết nối thông qua banner gắn link liên kết đến Trang TTĐT PBGDPL Thành phố (http://pbgdpl.hanoi.gov.vn/). Sử dụng banner liên kết được cung cấp trên Trang TTĐT PBGDPL Thành phố hoặc các cơ quan đơn vị có thể thiết kế lại cho phù hợp với giao diện Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình đảm bảo nội dung: “Trang thông tin điện tử phổ biến pháp luật thành phố Hà Nội”.
b) Sản phẩm
Cổng thông tin điện tử hiện có của UBND Thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tạo kết nối đến Trang TTĐT PBGDPL Thành phố; Thường xuyên cung cấp thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật của cơ quan, đơn vị mình để đăng tải trên Trang TTĐT PBGDPL Thành phố.
c) Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên
d) Trách nhiệm thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.
2.2 Hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật”, trên Cổng thông tin điện tử hiện có của các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã.
a) Nội dung hoạt động
Tiếp tục hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật” trên Cổng/Trang thông tin điện tử hiện có của các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đảm bảo đăng tải các thông tin sau: Tin tức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn; Văn bản pháp luật mới của Trung ương, Thành phố, địa phương, lĩnh vực ngành mình quản lý; hỏi đáp, tư vấn pháp luật trực tuyến, đối thoại chính sách - pháp luật cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn hoặc lĩnh vực ngành quản lý, tập trung vào những nhiệm vụ chính trị của thành phố, địa phương, vấn đề dư luận quan tâm, những nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp....
b) Sản phẩm: Chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật” được xây dựng, hoàn chỉnh, tin, bài viết được đăng tải thường xuyên, kịp thời; khuyến khích có nhiều tin, bài viết chuyên sâu được đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử hiện có của các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.
c) Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên các năm.
d) Trách nhiệm thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã.
3. Xây dựng các chương trình, sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm phổ biến, giáo dục pháp luật để đăng tải trên Trang TTĐT PBGDPL Thành phố, Cổng/Trang thông tin điện tử của sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.
a) Nội dung hoạt động: Xây dựng, cập nhật các chương trình, sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp và đáp ứng nhu cầu của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
b) Sản phẩm: Các tài liệu, ấn phẩm phổ biến, giáo dục pháp luật; Đề cương giới thiệu văn bản pháp luật mới của Trung ương, Đề cương giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật Thành phố (Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, Quyết định của UBND Thành phố); sách, cẩm nang, tờ gấp, câu chuyện pháp luật; tiểu phẩm pháp luật, video, các bài giảng điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật; các tài liệu, chương trình, sản phẩm khác.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Trách nhiệm thực hiện
- Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn chủ động biên soạn và đăng tải tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhiệm vụ chính trị tại địa phương và lĩnh vực ngành, đơn vị mình phụ trách.
- Các Sở, ban, ngành chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của UBND Thành phố được thông qua, ban hành thì phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng Đề cương giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật gồm các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của UBND Thành phố để đăng tải và chủ động đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của đơn vị mình.
- UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn chủ động đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo chỉ đạo cấp trên và thuộc thẩm quyền ban hành địa phương mình theo Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 25/8/2022 thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027 trên địa bàn Thành phố.
4. Triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên thiết bị điện tử và màn hình led theo mô hình “Cầu thang pháp luật”
4.1. Triển khai sản phẩm tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên thiết bị điện tử và màn hình led theo mô hình “Cầu thang pháp luật”
a) Nội dung hoạt động: Xây dựng, cập nhật các video, infographic tuyên truyền, phổ biến các lĩnh vực pháp luật phù hợp để tuyên truyền, phổ biến trên thiết bị điện tử và màn hình led theo mô hình “Cầu thang pháp luật”.
b) Sản phẩm: video, infographic...
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Trách nhiệm thực hiện
- Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố, Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, địa phương xây dựng nội dung, video, hình ảnh tuyên truyền, phổ biến các lĩnh vực pháp luật.
- Cơ quan, đơn vị nhà nước Thành phố quản lý, vận hành các màn hình Led, thiết bị điện tử đặt tại nơi công cộng thực hiện cập nhật các video, infographic tuyên truyền, phổ biến các lĩnh vực pháp luật do Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố chỉ đạo và bố trí thời gian, thời điểm, tần suất tuyên truyền.
- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quản lý, vận hành các màn hình Led, thiết bị điện tử quảng cáo tại khu vực công cộng, trong khu nhà chung cư cập nhật các video, infographic tuyên truyền, phổ biến các lĩnh vực pháp luật được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chỉ đạo để thực hiện tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật.
4.2. Xã hội hóa trong triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên thiết bị điện tử và màn hình Led theo mô hình “Cầu thang pháp luật”
a) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu tham mưu Thành phố xây dựng việc xã hội hóa đối với tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử (màn hình quảng cáo) tại toà nhà chung cư, khu vực công cộng.... trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (video clip tuyên truyền, phổ biến các lĩnh vực pháp luật do cơ quan có thẩm quyền xây dựng và phát hành) trên thiết bị điện tử (màn hình quảng cáo) tại toà nhà chung cư, khu vực công cộng....trên địa bàn Thành phố.
b) Sản phẩm: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố
c) Thời gian thực hiện: Năm 2023.
d) Trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Văn hóa, Sở Xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Kết nối, cập nhật, quản lý, khai thác các dữ liệu thành phần sách, tài liệu pháp luật được phân chia theo lĩnh vực quản lý của UBND Thành phố trong Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia (Sở Tư pháp hướng dẫn tổ chức thực hiện sau khi Bộ Tư pháp xây dựng xong Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia).
6. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác trên mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, mạng viễn thông, sóng phát thanh, truyền hình, mạng lưới thông tin cơ sở, cơ quan thông tin đại chúng.
a) Nội dung hoạt động
- Triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật qua ứng dụng mạng xã hội, công nghệ viễn thông, thông tin như facebook, youtube, twitter và các mạng xã hội khác...; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các diễn đàn giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và Nhân dân.
- Xây dựng, khai thác, sử dụng có hiệu quả các chuyên mục pháp luật được phát sóng trên kênh truyền hình Hà Nội.
b) Sản phẩm: Các kênh phổ biến, giáo dục pháp luật trên facebook, youtube, twitter..., tổng đài điện thoại; các diễn đàn trực tuyến được tổ chức nhằm kết nối, chia sẻ thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Trách nhiệm thực hiện: Các sở, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí Thành phố.
7. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Nội dung hoạt động:
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn bằng hình thức trực tuyến trên môi trường mạng.
b) Sản phẩm: Các khóa bồi dưỡng, tập huấn được tổ chức.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Trách nhiệm thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp về nguồn nhân lực, tài chính
a) Rà soát, củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; bố trí cán bộ làm công nghệ thông tin chuyên trách trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp thành phố. Khuyến khích, huy động cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, các luật sư, luật gia, nhà khoa học... tham gia tư vấn, giải đáp pháp luật, trao đổi, thảo luận, bình luận, phổ biến, giảng dạy pháp luật trực tuyến.
b) Sử dụng ngân sách hằng năm của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương kết hợp ưu tiên lồng ghép nguồn lực từ chương trình, đề án, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có; khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật
Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tăng cường bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng, ứng dụng các công nghệ mới tích hợp mạng xã hội. Nâng cấp Trang thông tin điện tử theo công nghệ hiện đại, thiết thực, hiệu quả, tích hợp các loại thông tin đa phương tiện, các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với việc triển khai Chính quyền điện tử của Thành phố.
Đảm bảo các điều kiện trang thiết bị (máy tính, máy in, máy quét, đường truyền internet...) để cập nhật thông tin, tài liệu lên Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia; chuẩn bị điều kiện trang thiết bị (máy tính, đường truyền) tại các điểm khai thác tủ sách pháp luật điện tử (sau khi Bộ Tư pháp xây dựng xong Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia).
3. Giải pháp về truyền thông
a) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông (báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, mạng xã hội...) để nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin, giúp người dân khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận pháp luật.
b) Tổ chức quán triệt, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân về vai trò, ý nghĩa, nội dung và yêu cầu phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, củng cố và hình thành thói quen chủ động, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật trên internet.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2027.
2. Phân công trách nhiệm
a) Sở Tư pháp
- Chủ trì, hướng dẫn các sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Nâng cấp, vận hành, quản lý, khai thác Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch này.
- Chủ động phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ tại điểm a mục 4.2 Kế hoạch này.
- Kiểm tra, giám sát, theo dõi, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch, kịp thời khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân tích cực thực hiện Kế hoạch, định kỳ hằng năm báo cáo thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch (được tổng hợp trong Báo cáo công tác tư pháp, lĩnh vực Phổ biến, giáo dục pháp luật) về Sở Tư pháp.
b) Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, các cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tổ chức thông tin, tuyên truyền về nội dung, công tác thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
c) Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Sơ Tư pháp và các đơn vị có liên quan, căn cứ khả năng cân đối ngân sách. Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành.
d) Các sở, ban, ngành, đoàn thể
- Căn cứ vào nội dung Kế hoạch và điều kiện thực tiễn để cụ thể hóa trong chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trung hạn và hằng năm; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật và bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Kế hoạch.
- Hằng năm tổ chức đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tư pháp để tổng hợp.
đ) Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư Thành phố phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Kế hoạch.
e) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã
- Triển khai thực hiện Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” tại địa phương mình.
- Căn cứ vào Kế hoạch và điều kiện thực tiễn địa phương để bố trí kinh phí và triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, ngành, các đơn vị cơ sở trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Hằng năm tổ chức đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tư pháp để tổng hợp.
3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
a) Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác. Tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch.
b) Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, nội dung và khối lượng công việc được phân công trong Kế hoạch và quy định của Luật Ngân sách nhà nước để xây dựng dự toán, bố trí kinh phí hăng năm để thực hiện Kế hoạch.
c) Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình; đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ. Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch cần lồng ghép có hiệu quả với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, các chương trình, kế hoạch khác có liên quan trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trung hạn và hàng năm.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này và hằng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Tư pháp (lồng ghép trong báo cáo công tác tư pháp, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật) để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Tư pháp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 68/KH-UBND về thực hiện Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2020
- 2Kế hoạch 138/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Quyết định 790/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Quyết định 3592/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Kế hoạch 287/KH-UBND năm 2020 về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021
- 6Kế hoạch 1236/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021" trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Kế hoạch 34/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2020
- 8Quyết định 280/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, xây dựng và thực hiện quy ước trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
- 9Kế hoạch 255/KH-UBND-VX năm 2022 về triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 10Kế hoạch 528/KH-SKHĐT về ứng dụng công nghệ thông tin năm 2020 tại Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
- 11Kế hoạch 02/KH-UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 do tỉnh Nam Định ban hành
- 12Kế hoạch 350/KH-UBND năm 2022 về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 13Quyết định 2121/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 1Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Kết luận 80-KL/TW năm 2020 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Kế hoạch 68/KH-UBND về thực hiện Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2020
- 5Quyết định 1521/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 80-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 138/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7Quyết định 790/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8Quyết định 977/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 3592/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 10Kế hoạch 287/KH-UBND năm 2020 về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021
- 11Kế hoạch 1236/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021" trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Kế hoạch 34/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2020
- 13Kế hoạch 228/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 14Quyết định 280/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, xây dựng và thực hiện quy ước trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
- 15Kế hoạch 255/KH-UBND-VX năm 2022 về triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 16Kế hoạch 528/KH-SKHĐT về ứng dụng công nghệ thông tin năm 2020 tại Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
- 17Kế hoạch 02/KH-UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 do tỉnh Nam Định ban hành
- 18Kế hoạch 350/KH-UBND năm 2022 về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 19Quyết định 2121/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2022 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022-2027 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 335/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 21/12/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra