Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 331/KH-UBND

Hà Giang, ngày 08 tháng 08 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 29-CTR/TU NGÀY 24-7-2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

Thực hiện Chương trình số 29-CTr/TU ngày 24-7-2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình số 29- CTr/TU ngày 24-7-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Sau đây gọi tắt là Chương trình) thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình đến năm 2020 du lịch Hà Giang cơ bản thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và đến năm 2030 du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn.

2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững; phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; Du lịch Hà Giang thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu về phát triển du lịch ở phía Bắc.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển du lịch

- Các sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức quán triệt sâu, rộng Chương trình của Tỉnh ủy và Kế hoạch thực hiện Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm thống nhất nhận thức, xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung nguồn lực để thực hiện với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao từ tỉnh đến cơ sở;

- Đổi mới tư duy về du lịch - coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển theo quy luật kinh tế thị trường; đồng thời nhận thức rõ du lịch là một phương tiện hữu hiệu để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu tại chỗ, có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng;

- Triển khai các chương trình phổ biến, nhân rộng các điển hình tốt về phát triển du lịch ở các địa phương; đưa chỉ tiêu phát triển du lịch và hỗ trợ phát triển du lịch thành tiêu chí đánh giá công tác thi đua - khen thưởng hàng năm của các Sở, ngành, huyện thành phố có tiềm năng lợi thế về du lịch.

2. Cơ cấu lại ngành Du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

2.1. Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Rà soát, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với quan điểm, mục tiêu các nhiệm vụ và giải pháp mới của Nghị quyết 08-NQ/TW;

- Hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch đầu tư phát triển Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và thành phố Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2035; Quy hoạch khu du lịch quốc gia cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;

- Triển khai tích hợp các Quy hoạch về du lịch: Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, hướng đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 438/QĐ-TTg ; Quy hoạch đầu tư phát triển Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và thành phố Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2035; Quy hoạch khu du lịch quốc gia cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang sau khi được phê duyệt.

2.2. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch

a. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch

Đa dạng các sản phẩm du lịch, Phát triển du lịch gắn kết với nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử, du lịch địa chất, du lịch khám phá, mạo hiểm, du lịch tâm linh: Khu du lịch Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn; Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng Thanh Hà, khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp trên địa bàn thành phố Hà Giang; du lịch sinh thái: Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Du Già, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn; du lịch mạo hiểm: khai thác thế mạnh du lịch thể thao chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi (Hoàng Su Phì); leo núi, đạp xe tại Mã Pì Lèng, đu dây hang động; du lịch nông nghiệp: trải nghiệm “thổ canh hốc đá” cùng với cư dân vùng Cao nguyên đá; Tập trung phát triển các sản phẩm nông sản đặc trưng như: lê đường, hồng không hạt, mật ong Bạc hà...; Trèo thuyền vượt thác Minh Tân; Dù lượn trên cao nguyên đá; Du thuyền lòng hồ thủy điện Bắc Mê; xác định tuyến, điểm du lịch lịch sử về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc trên địa bàn tỉnh Hà Giang và di tích lịch sử Căng Bắc Mê thông qua đó làm tốt việc tri ân các anh hùng liệt sĩ, đề cao lòng tự tôn dân tộc và giáo dục truyền thống, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

b) Tổ chức sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội truyền thống

Khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tộc người (lễ hội, làng nghề truyền thống) đặc biệt nhất là khai thác đặc trưng văn hóa các dân tộc ít người mang đậm bản sắc riêng của Hà Giang. Duy trì mở rộng lễ hội: Lễ hội hoa tam giác mạch; Lễ hội Văn hóa Mông; Lễ hội chợ tình Khâu Vai; Lễ hội Nhảy lửa; Lễ hội ẩm thực và rượu Hà Giang; Tổ chức giải Bán marathon đi trên con đường Hạnh Phúc; Tổ chức dù lượn trên cánh đồng hoa Tam Giác Mạch...

c) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng

Tiếp tục xây dựng các làng du lịch cộng đồng đảm bảo đủ tiêu chí theo tuyên bố Panhou, củng cố nâng cao chất lượng các làng đã được công nhận (Thanh Sơn, Nậm Đăm, Nà Ràng). Hoàn thiện đủ tiêu chí để tiếp tục công nhận các làng: Lô Lô Chải, Lũng Cẩm Trên, Bục Bản, Bản Lạn, Thôn Chì, Hạ Thành, Làng Giang... đồng thời xây dựng làng du lịch cộng đồng đa trải nghiệm tại thôn Lô Lô Chải và nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.

d) Khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù

- Khảo sát, xác định những sản phẩm du lịch đặc thù nổi trội của từng vùng du lịch trong tỉnh để có kế hoạch đầu tư và khuyến khích người dân, doanh nghiệp, các Câu lạc bộ nghề nghiệp đầu tư phát triển thu hút khách du lịch;

- Khảo sát các làng nghề truyền thống, xác định những mặt hàng, sản phẩm hàng hóa có khả năng phục vụ khách du lịch của từng vùng;

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn các hộ dân, hợp tác xã và doanh nghiệp phát triển sản xuất các mặt hàng lưu niệm đảm bảo độ tinh xảo, thẩm mỹ, hấp dẫn phục vụ khách du lịch.

e) Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ du lịch

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch 132/KH-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh về Chương trình phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2013 - 2020;

- Bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông; Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo; Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô; Lễ hội năm mới của dân tộc Giáy; Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Then; Nghi lễ Then của người Tày; Nghi lễ cấp sắc của người Dao; Tri thức canh tác hốc đá của cư dân cao nguyên đá Hà Giang; Tết Khu Kù Tê của người La Chí; Lễ hội Quýnh hiéng (Lễ hội qua năm) của người Dao đỏ;

- Xây dựng Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ "lùng phàng mí sính” của dân tộc Cờ Lao, xã Sính lủng, huyện Đồng Văn; Lễ Hội Bàn Vương dân tộc Dao huyện Hoàng Su Phì; Tập tục nhảy bói của người Dao áo dài huyện Hoàng Su Phì; Lễ nhảy lửa của dân tộc Dao xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên;

- Phục dựng, bảo tồn một số lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc thiểu số: Tập tục nhảy bói của người Dao áo dài thôn Nậm Ai, xã Nam Sơn, huyện Hoàng Su Phì; Lễ nhảy lửa dân tộc Dao xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên; Lễ hội cầu mùa, cầu mưa dân tộc Mông, huyện Đồng Văn; Lễ mừng cơm mới dân tộc Cờ Lao, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì; Lễ cúng rừng dân tộc Phù Lá, thôn Chúng Chải, xã Nàn Sỉn, huyện Xín Mần...;

- Khôi phục bảo tồn làng nghề truyền thống: Bảo tồn nghề làm Khèn truyền thống dân tộc Mông, xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn; Bảo tồn nghề làm giấy Dó dân tộc Dao, thôn Tân Sơn, thị trấn Việt Vinh, huyện Bắc Quang; Phục dựng và bảo tồn “Nghề trạm khắc bạc của người Dao” xã Cao Bồ, Vị Xuyên;

- Tu bổ, tôn tạo di tích, quốc gia có giá trị tiêu biểu, hỗ trợ tu bổ cấp thiết di tích, danh thắng quốc gia: Di tích Căng Bắc Mê; Di tích Kỳ Đài, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang; Bãi đá cổ Nấm Dẩn, huyện Xín Mần; Danh thắng Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì; Danh thắng Thác Tiên - Đèo Gió, huyện Xín Mần...;

- Nâng cấp nhà trưng bày Bảo tàng tỉnh tạo điểm nhấn và là điểm khởi đầu hành trình khám phá Hà Giang. Trùng tu, nâng cấp và trưng bày tại di tích Nhà Vương theo mô hình bảo tàng sống thu hút khách tham quan.

3. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang ưu tiên hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch thiết yếu, có tính cấp bách trong bối cảnh hiện nay;

- Rà soát, điều chỉnh chính sách phát triển du lịch, tiêu chí làng du lịch cộng đồng;

- Nghiên cứu thành lập và có cơ chế quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch theo chủ trương của Nghị quyết số 08-NQ/TW;

- Tăng cường hợp tác công - tư để huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển du lịch;

- Tạo thuận lợi tối đa và đơn giản về thủ tục, giảm chi phí cấp giấy phép cho khách du lịch quốc tế đến địa phương;

- Lập hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch địa phương, khu du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương;

- Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung mức thu và cơ chế quản lý phí tham quan đối với các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang cho phù hợp với tình hình mới: vé vào cổng Công viên địa chất (tích hợp các điểm hang Lùng Khúy, Nhà Vương, cột cờ Lũng Cú...); Thác Tiên - Đèo Gió...;

- Nghiên cứu áp dụng các cơ chế chính sách ưu tiên về thuế, tạo quỹ đất cho đầu tư phát triển các dự án công trình công cộng, cảnh quan, cây xanh, các khu du lịch có ý nghĩa tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích người dân được góp quỹ đất vào dự án đầu tư theo hình thức cùng góp vốn kinh doanh.

4. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

a) Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch

- Căn cứ quyết định số 438/QĐ-TTg và Quyết định số 1646/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, giao cho các Sở, ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện các dự án, tham mưu cho tỉnh đề nghị các Bộ, ngành Trung ương cân đối nguồn lực, kêu gọi thu hút đầu tư;

- Tranh thủ huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương như nguồn vốn hạ tầng du lịch, nguồn vốn ODA cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thiết chế văn hóa, thể thao, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử phục vụ du lịch;

- Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng nhà nước để đầu tư nâng cấp, mở rộng dự án du lịch, đầu tư hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch. Khuyến khích góp vốn đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các mô hình du lịch cộng đồng, homestay, khai thác giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống...

b) Về phát triển hạ tầng du lịch

- Kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư hợp pháp để đầu tư cho các điểm du lịch có tính đặc thù: Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn; điểm du lịch Chiêu Lầu Thi, danh thắng ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì; Bãi đá cổ Nấm Dẩn, danh thắng Thác Tiên - Đèo Gió huyện Xín Mần; suối khoáng Thanh Hà huyện Vị Xuyên; du lịch lòng hồ huyện Bắc Mê... báo cáo Bộ Văn hóa, TT&DL hỗ trợ trùng tu di tích lịch sử Căng Bắc Mê, Trọng Con; kêu gọi xã hội hóa đầu tư phát triển bến tàu du lịch xã Thượng Tân... Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư xây dựng các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm giải trí chất lượng cao;

- Không xem xét các dự án có tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan tự nhiên; xây dựng các quy định chặt chẽ để quản lý việc xây dựng và phát triển, đặc biệt là trung tâm du lịch của Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn;

- Xây dựng, nâng cấp, cải tạo về hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển du lịch cả chiều rộng và chiều sâu, cụ thể:

+ Dự án xây dựng cao tốc Phú Thọ - Hà Giang, điểm đầu từ nút giao thông IC8 giữa cao tốc Hà Nội - Lào Cai với Quốc lộ 2 Phù Ninh (Phú Thọ);

+ Dự án xây dựng sân bay, bãi đáp trực thăng để đảm bảo hoạt động quốc phòng, an ninh, cứu trợ cứu nạn du lịch;

+ Ưu tiên nâng cấp các tuyến theo bốn trục hành lang Đông Tây và năm trục liên kết Bắc Nam theo Quyết định 438/QĐ-TTg ;

+ Hoàn thiện bãi đỗ xe du lịch ở các địa bàn trọng điểm du lịch; phát triển dịch vụ vận chuyển khách du lịch các tuyến du lịch trọng điểm;

+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh;

+ Nâng cấp cải tạo trạm cấp nước sạch tại các đô thị Đồng Văn, Mèo Vạc, Tam Sơn, Yên Minh, Quang Vinh, Cốc Pài. Xây dựng mới tại thị trấn Phó Bảng, các trung tâm xã Xín Cái, Quyết Tiến, Mậu Duệ đảm bảo công suất phục vụ người dân và khách du lịch theo quy chuẩn có liên quan.

5. Đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung và các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh

- Tập trung nguồn lực triển khai thực hiện hiệu quả đề án Xúc tiến Quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020. Tăng cường đổi mới cách thức xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phim truyền hình, ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác giới thiệu quảng bá về hình ảnh, miền đất, con người Hà Giang đến du khách trong nước và quốc tế. Xây dựng quầy thông tin hỗ trợ khách du lịch tại các khu du lịch. Tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và quốc tế; tích cực phối hợp với đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời phát huy vai trò của các cơ quan thông tin truyền thông trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch;

- Tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng cục du lịch, Hiệp hội du lịch Việt Nam đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch ra thị trường quốc tế, kết nối tour tuyến du lịch với các công ty lữ hành trong nước và quốc tế. Phát huy vai trò, nguồn lực của Hiệp hội Du lịch tỉnh và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh trong hoạt động xúc tiến, quảng bá và xây dựng sản phẩm du lịch Hà Giang;

- Tăng cường và triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên kết phát triển du lịch với các tỉnh thành như: Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh TBMR, 6 tỉnh Việt Bắc, chương trình hợp tác phát triển với thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh; chương trình hợp tác với tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Đồng thời chú trọng việc liên kết trong tỉnh: giữa điểm du lịch với điểm du lịch, liên kết chuỗi dịch vụ cung ứng, liên kết hỗ trợ về thông tin, tư vấn du lịch, nhân lực du lịch...;

- Nâng cao vai trò của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch của tỉnh và Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Du lịch của các huyện, thành phố trong hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Hà Giang;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế, phí để trống thất thu trong hoạt động du lịch. Dự án ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng bản đồ trực tuyến quản lý không gian du lịch tỉnh Hà Giang;

- Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch của tỉnh gắn với hình ảnh Cao nguyên đá Đồng Văn, hoa Tam giác mạch, con đường Hạnh Phúc;

- Lựa chọn người đủ điều kiện bổ nhiệm danh hiệu “Đại sứ du lịch Hà Giang” thực hiện việc quảng bá, tuyên truyền cho du lịch Hà Giang thông qua các loại hình hoạt động công chúng, truyền thông, báo chí, nghệ thuật, nhiếp ảnh và các loại hình hoạt động khác hướng đến công chúng.

6. Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng tham gia các hoạt du lịch

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch;

- Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngành du lịch;

- Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp du lịch;

- Tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch;

- Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch.

7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch dịch vụ

- Xây dựng và triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2025 đảm bảo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước làm công tác quản lý về du lịch và liên quan đến du lịch có đầy đủ kiến thức, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn về du lịch và các ngoại ngữ cần thiết;

- Tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ có chất lượng cho các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các công ty du lịch, người dân tại các làng nghề, làng du lịch cộng đồng, khu vực có điểm du lịch về kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn VTOS;

- Nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở có chức năng đào tạo ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. Tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị kinh doanh trong hoạt động đào tạo nghề;

- Rà soát, xây dựng mô hình quản lý phù hợp và đào tạo, hình thành đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các di tích, khu, điểm du lịch.

8. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh

- Kiện toàn và phát huy hiệu quả vai trò của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh; Phát huy vai trò cầu nối giữa quản lý nhà nước với doanh nghiệp của Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang;

- Hoàn thiện tổ chức, bộ máy làm công tác tham mưu về quản lý tài nguyên, phát triển du lịch cấp huyện, thành phố nhất là nhân lực quản lý cho Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn;

- Thành lập các Chi hội trực thuộc Hiệp hội Du lịch, các Chi hội này chính là việc hiện thực hóa nhiệm vụ phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch, nhằm thúc đẩy các mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong hoạt động trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi;

- Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững;

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém thúc đẩy phát triển du lịch;

- Xây dựng Đề án cơ cấu lại nội bộ ngành văn hóa về quản lý du lịch, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chuyên môn có liên quan đến khách du lịch;

- Xây dựng đề án thành lập Sở Du lịch trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi có chủ trương đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

IV. KINH PHÍ

1. Tăng cường sự đầu tư của Nhà nước và kinh phí của địa phương, đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế cho sự nghiệp phát triển văn hóa, du lịch.

2. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch một cách đồng bộ, tranh thủ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Trung ương, các địa phương, tổ chức phi Chính phủ; Lồng ghép phát triển văn hóa, du lịch vào các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác thuộc các chương trình, các ngành có liên quan.

3. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các ngành, các địa phương chủ động xây dựng và bố trí nguồn kinh phí tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; thực hiện các dự án phát triển du lịch, các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với ngành, các địa phương tham mưu bố trí nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển; kêu gọi đầu tư để thực hiện kế hoạch.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu bố trí nguồn lực trong khả năng cân đối ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch. Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế thực hiện các chính sách về thuế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

4. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các đơn vị chức năng triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và chủ trì lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết bốn đô thị theo quyết định số 438/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

5. Sở Công Thương - Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng lưu niệm, làng nghề truyền thống, hàng hóa đặc trưng của tỉnh, phục vụ du lịch; Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác quản lý thị trường.

6. Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp các ngành chức năng xây dựng, nâng cấp, cải tạo về hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển du lịch. Đề xuất triển khai các dự án xây dựng các điểm dừng chân, đường dẫn vào các điểm tham quan di tích, hang động... Xây dựng quy chế quản lý hoạt động các phương tiện vận chuyển khách du lịch đường bộ. Khảo sát lập quy hoạch điểm đậu xe tại các điểm du lịch, khu du lịch... phục vụ khách du lịch.

7. Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng đề xuất các phương án sử dụng đất, địa điểm xây dựng cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ cao cấp. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất phục vụ yêu cầu xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch theo yêu cầu của kế hoạch. Xây dựng phương án bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, bảo tồn di sản địa chất, ứng phó với biến đổi khí hậu.

8. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp đề xuất chính sách thu hút, đãi ngộ với các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi, lực lượng có trình độ cao về lĩnh vực du lịch trong và ngoài nước đến làm việc tại tỉnh; Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2017 - 2022 và định hướng đến 2030 khi được phê duyệt.

9. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp các ngành chức năng tham mưu thực hiện hiệu quả về việc kêu gọi, vận động các tổ chức quốc tế tài trợ và tham gia xây dựng, đầu tư, triển khai các chương trình, dự án liên quan đến phát triển du lịch tại địa phương thông qua các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Phối hợp quảng bá hình ảnh du lịch Hà Giang ra cộng đồng quốc tế.

10. Sở Thông tin Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Giang. Tham mưu, giải quyết kịp thời các thông tin không chính xác về du lịch Hà Giang trên các phương tiện thông tin và mạng xã hội.

11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng các công trình cấp nước, phát triển nông thôn gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng, bảo tồn và phát triển rừng. Tập trung phát triển các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương. Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển cây dược liệu.

12. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng kế hoạch của ngành, bảo đảm an toàn cho khách du lịch, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh và thủ tục vào biên giới đối với khách quốc tế, quản lý tốt các khu vực trọng yếu, khu vực biên giới, đảm bảo ANCT, trật tự ATXH, bảo đảm an ninh quốc gia.

13. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh cần thẩm định chặt chẽ những khu vực phát triển du lịch nhằm trong địa bàn nhạy cảm về quốc phòng - an ninh, khu vực biên giới, các địa bàn trọng yếu về quốc phòng - an ninh.

14. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu xây dựng đường tuần tra biên giới để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo chủ quyền biên giới Quốc gia. Phối hợp với các ngành chức năng bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

15. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch.

16. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tăng cường chỉ đạo các trường học, quản lý, kiểm tra giám sát, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là nâng cao vai trò giáo dục của gia đình đối với trẻ em tại các điểm du lịch. Đưa kiến thức giáo dục về du lịch vào các hoạt động ngoại khóa.

17. Hiệp hội Du lịch tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt Luật Du lịch; Hỗ trợ doanh nghiệp liên kết hình thành các chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch; sản xuất quà lưu niệm, đặc sản ẩm thực, làng nghề... Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao tính chuyên nghiệp và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.

18. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển du lịch trong phạm vi lãnh thổ, phù hợp với điều kiện đặc thù, tiềm năng thế mạnh của địa phương và các quy hoạch để phát triển du lịch;

- Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn theo thẩm quyền và phân cấp quản lý;

- Nghiên cứu đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch truyền thống của địa phương và hình thành thị trường du lịch để phục vụ cho phát triển du lịch trên địa bàn.

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên văn hóa, du lịch. Đồng thời phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền những vấn đề phát sinh.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công chịu trách nhiệm cụ thể hóa các nội dung trong kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện chủ động đề xuất, tham mưu thay đổi, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp tình hình thực tế, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VH, TT&DL;
- Tổng cục Du lịch;
- TTr Tỉnh ủy;
- TTr HĐND tỉnh;
- CT, Các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các hội đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ngành, lực lượng vũ trang tỉnh;
- Hiệp hội Du lịch tỉnh;
- Các Huyện ủy, thành ủy, UBND các huyện, thành phố;
-CVP, PVP UBND tỉnh;
- Vnpti Office;
- Lưu: VT, TH, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

 

BIỂU CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NĂM 2017 ĐẾN 2020

(Kèm theo Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2017)

Số  TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hiện trạng (2016)

2017

2018

2019

2020

1

Tổng số khách du lịch

Lượt

853.746

950.000

1.100.000

1.300.000

1.500.000

- Khách nội địa

Lượt

176.537

750.000

800.000

850.000

900.000

- Khách quốc tế

Lượt

677.209

200.000

300.000

450.000

600.000

2

Cơ sở lưu trú

Cơ sở

 

 

 

 

 

Số cơ sở lưu trú

183

230

250

270

275

- Khách sạn từ 1 sao trở lên

47

65

70

75

80

Trong đó khách sạn từ 3-5 sao

2

3

4

5

6

- Nhà nghỉ du lịch, homestay

134

162

176

190

189

3

Khu Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Khu

 

0

1

2

3

4

Làng văn hóa du lịch cộng đồng

(Xây dựng hoàn chỉnh 33 làng hiện tại và quy hoạch xây dựng thêm 7 làng dân tộc Mông theo Đề án của Tỉnh ủy)

Làng

33

33

35

36

37

5

Tổng số lao động

Người

6.427

9.640

12.854

16.086

19.080

- Lao động trực tiếp

Người

1.127

1.690

2.254

4.500

6.360

- Lao động gián tiếp

Người

5.300

7.950

10.600

11.580

12.720

6

Doanh nghiệp lữ hành

DN

7

7

8

8

10

7

Doanh thu du lịch (GDP)

Tỷ đồng

795

880

1.150

1.500

1.400

8

Nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch

Tỷ đồng

 

1.335,2

1.400

1.540

2.057.0

 

BIỂU CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN GIAI ĐOẠN 2020 - 2030

(Kèm theo Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2017)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

Ghi chú

1

Tổng số khách du lịch

Lượt

1.500.000

2.500.000

3.600.000

 

- Khách nội địa

Lượt

900.000

1.500.000

2.000.000

 

- Khách quốc tế

Lượt

600.000

1.000.000

1.600.000

 

2

Cơ sở lưu trú

Cơ sở

 

 

 

 

Số cơ sở lưu trú

275

300

350

 

- Khách sạn từ 1 sao trở lên

80

90

100

 

Trong đó khách sạn từ 3-5 sao

6

8

10

 

- Nhà nghỉ du lịch, homestay

189

210

240

 

3

Khu Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Khu

3

5

7

 

4

Làng văn hóa du lịch cộng đồng (xây dựng hoàn chỉnh 33 làng hiện tại và quy hoạch xây dựng thêm 4 làng dân tộc Mông theo Đề án của Tỉnh ủy)

Làng

37

37

37

Giữ nguyên chỉ tiêu làng DLCĐ

5

Tổng số lao động

Người

19.080

42.300

58.050

 

- Lao động trực tiếp

Người

6.360

14.100

19.350

 

- Lao động gián tiếp

Người

12.720

28.200

38.700

 

6

Doanh nghiệp lữ hành

DN

10

15

20

 

7

Doanh thu du lịch (GDP)

Tỷ đồng

1.400

2.558

3.344

 

8

Nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch

Tỷ đồng

2.057,0

9.020,0

28.360,0

 

 

BIỂU TỔNG HỢP

THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ CỦA CÁC NGÀNH, ĐƠN VỊ
(Kèm theo Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1.

Rà soát, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với quan điểm, mục tiêu các nhiệm vụ và giải pháp mới của Nghị quyết 08-NQ/TW và Chương trình số 29-CTr/TU.

Sở VH, TT&DL

Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan

Năm 2017- 2018

2.

Hoàn thiện quy hoạch đầu tư CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và Thành phố Hà Giang; Quy hoạch khu du lịch quốc gia cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Sở VH, TT&DL

Sở KHĐT, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan

Năm 2017

3.

Triển khai tích hợp các Quy hoạch: Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 438/QĐ-TTg , ngày 07/4/2017.

Sở VH, TT&DL

Sở KHĐT, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan

Hàng năm

4.

Tổ chức khảo sát kết nối tour, tuyến và xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch mới có tính đặc thù và làm mới các sản phẩm cũ.

Sở VH, TT&DL

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan

Hàng năm

5.

Tổ chức sự kiện: Lễ hội hoa Tam giác mạch; Lễ hội Chợ tình Khau Vai; Chạy giải Bán Marathon trên CVĐC; Lễ hội ẩm thực và rượu Hà Giang. Tổ chức dù lượn bay trên cánh đồng hoa Tam Giác Mạch, Fesstival khèn Mông gắn với tuần lễ văn hóa dân tộc Mông

Sở VH, TT&DL

Các Sở, ngành, UBND các huyện thành phố và các đơn vị liên quan

Hàng năm

6.

Hoàn thành xây dựng phát triển các làng du lịch cộng đồng theo tiêu chí Pan hou; các làng văn hóa du lịch cộng đồng; làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (theo Đề án số 09-ĐA/TU, ngày 21/4/2017 của Tỉnh ủy) đồng thời xây dựng làng du lịch cộng đồng đa trải nghiệm tại thôn Lô Lô Chải và nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.

UBND các huyện, thành phố

Sở VHTTDL và các đơn vị liên quan

Hàng năm

7.

Rà soát đề xuất các giải pháp, tăng cường triển khai Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh về Chương trình phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2013 - 2020: Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ du lịch

Sở VH, TT&DL

Các Sở, ngành, UBND các huyện thành phố và các đơn vị liên quan

Hàng năm

8.

Triển khai Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về quy định chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Sở VH, TT&DL; UBND các huyện, thành phố

Sở KHĐT; Sở Tài Chính; Sở Xây dựng; Ngân hàng nhà nước; Kho bạc nhà nước và các đơn vị liên quan

Hàng năm

9.

Rà soát, nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các chính sách phát triển du lịch để phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện phát triển du lịch của tỉnh

Sở VH, TT&DL

Các đơn vị liên quan

2017, 2020

10.

Xây dựng cơ chế thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch Hà Giang

Sở VH, TT&DL

Sở Tài chính; Sở KHĐT; HHDL

Năm 2018- 2019

11.

Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung mức thu và cơ chế quản lý phí tham quan đối với các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Sở VH, TT&DL

Sở Tài chính, UBND các huyện và các đơn vị liên quan

Năm 2018

12.

Đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả đề án xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang đến 2020

Sở VH, TT&DL

Các đơn vị liên quan

Giai đoạn 2017 - 2020

13.

Xây dựng và triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2025

Sở VH, TT&DL

Sở GD&ĐT; Trường Cao đẳng Sư phạm; Trường Cao đẳng nghề; UBND các huyện thành phố; Hiệp hội Du lịch và các đơn vị liên quan.

Giai đoạn 2017- 2025

14.

Hàng năm tổ chức từ 3 - 4 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về du lịch

Sở VH, TT&DL

Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan

Hàng năm

15.

Đề xuất, xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ với các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi, lực lượng có trình độ cao về lĩnh vực du lịch trong và ngoài nước đến làm việc tại tỉnh

Sở Nội vụ

Sở Văn hóa TTDL và các ngành có liên quan

Năm 2017, 2018

16.

Rà soát đề xuất các giải pháp, tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 17/6/2015 của UBND tỉnh về việc xây dựng và phát triển công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2015 -2018

Sở VH, TT&DL

Các Sở, ngành, UBND các huyện thành phố và các đơn vị liên quan

Năm 2017, 2018

17.

Đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả các dự án bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên địa bàn tỉnh.

Sở VH, TT&DL

UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan

Năm 2017, 2018

18.

Tham mưu đề nghị Bộ VH, TTDL hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án:

- Nâng cấp, trang bị Nhà Vương thành bảo tàng sống;

- Nâng cấp Bảo tàng tỉnh;

- Trùng tu tôn tạo di tích Căng Bắc Mê;

- Dự án bảo tồn, tôn tạo Phố cổ Đồng Văn.

Sở VH, TT&DL

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

19.

Triển khai chương trình hợp tác du lịch liên vùng và quốc tế

Sở VH, TT&DL

Sở Ngoại vụ và các đơn vị liên

Hàng năm

20.

Phối hợp, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của cộng đồng, địa phương, doanh nghiệp trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường tại khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Sở VH, TT&DL

các đơn vị liên quan

Năm 2018

21.

Triển khai dự án ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng đồ trực tuyến quản lý không gian du lịch tỉnh Hà Giang.

Sở VH, TT&DL

Sở TTTT và các đơn vị liên quan

Năm 2018

22.

Xây dựng Đề án cơ cấu lại nội bộ ngành văn hóa về quản lý du lịch, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chuyên môn có liên quan đến khách du lịch.

Sở VH, TT&DL

Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan

Năm 2019

23.

Xây dựng đề án thành lập Sở Du lịch trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi có chủ trương đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Sở VH, TT&DL

Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan

Dự kiến 2019 - 2020

24.

Lựa chọn người đủ điều kiện bổ nhiệm danh hiệu “Đại sứ du lịch Hà Giang”

Sở VH, TT&DL

Các đơn vị liên quan

Năm 2018

25.

Xây dựng kế hoạch kêu gọi thu hút đầu tư, xây dựng các dự án theo các Quy hoạch, dự án về du lịch đã được phê duyệt.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở VHTTDL; Sở Tài Chính; Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan

Giai đoạn 2017 -2020

26.

Triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030; và lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết bốn đô thị theo quyết định số 438/QĐ-TTg

Sở Xây dựng

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện Vùng CVĐC

Năm 2017, 2018

27.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên về thuế đối với các hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Sở Tài chính

Cục Thuế tỉnh, Sở VH, TTDL, KHĐT và các đơn vị liên quan

Năm 2017, 2018

28.

Xây dựng quy chế quản lý hoạt động các phương tiện vận chuyển khách du lịch đường bộ

Sở GTVT

Sở VHTT&DL; Hiệp hội du lịch, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan

Năm 2017

29.

Lập và triển khai dự án cao tốc Phú Thọ - Hà Giang, điểm đầu từ nút giao thông IC8 giữa cao tốc Hà Nội - Lào Cai với Quốc lộ 2 Phù Ninh (Phú Thọ); Xây dựng sân bay, bãi đáp trực thăng để đảm bảo hoạt động quốc phòng, an ninh, cứu trợ cứu nạn du lịch; Nâng cấp các tuyến theo bốn trục hành lang Đông - Tây và năm trục liên kết Bắc - Nam theo Quyết định 438/QĐ-TTg ngày 07/4/2107 của Thủ tướng Chính phủ.

Sở GTVT

Sở VHTT&DL; Sở KH-ĐT; Sở Xây dựng; Sở Tài chính và các đơn vị liên quan

Năm 2018 - 2030

30.

Khảo sát lập quy hoạch điểm đỗ xe tại các khu, điểm du lịch

Sở GTVT

Sở VHTT&DL; Sở KH-ĐT; Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan

Năm 2018

31.

Xây dựng, nâng cấp, cải tạo về hạ tầng giao thông: Quốc lộ 4c, các đoạn đấu nối với tỉnh Cao Bằng, Lào Cai

Sở GTVT

Sở VHTT&DL; Sở KH-ĐT; Sở Xây dựng; Sở Tài chính và các đơn vị liên quan

Năm 2018

32.

Đề xuất các phương án sử dụng đất, tạo quỹ đất để thu hút đầu tư các hoạt động trong lĩnh vực du lịch; Xây dựng phương án bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, bảo tồn di sản địa chất, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan

Năm 2017, 2018

33.

Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang: Lễ hội hoa Tam Giác Mạch, Lễ hội Chợ tình Khâu Vai

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở VH, TTDL, UBND các huyện vùng CVĐC và các đơn vị liên quan

Năm 2017- 2018

34.

Đầu tư hoàn chỉnh các điểm du lịch; cung cấp bảng thông tin tương tác và ống nhòm ở các điểm du lịch (Cột cờ Lũng Cú, đỉnh Mã Pì Lèng,...)

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Năm 2018

35.

Lập hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch địa phương, khu du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương

UBND các huyện; BQL các khu, điểm du lịch

Sở Văn hóa, TTDL và các đơn vị liên quan

Hàng năm

36.

Xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch, có dụng cụ chứa chất thải hoặc hệ thống xử lý chất thải phục vụ du khách

UBND các huyện, thành phố

Các đơn vị liên quan

Năm 2017 - 2018

37.

Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án xây dựng sản phẩm hàng lưu niệm, làng nghề truyền thống, hàng hóa đặc trưng của tỉnh, phục vụ du lịch.

Sở Công Thương

Sở VHTT&DL; Công an tỉnh; Sở Y tế; UBND các huyện, tp

Hàng năm

38.

Nghiên cứu đề xuất thành lập Trung tâm hỗ trợ du khách, thiết lập đường dây nóng tại các điểm du lịch trọng điểm, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách.

Công an tỉnh

Sở Nội vụ, Sở VHTT&DL; UBND các huyện, thành phố

Năm 2017

39.

Nâng cấp cải tạo trạm cấp nước sạch tại các đô thị Đồng Văn, Mèo Vạc, Tam Sơn, Yên Minh, Cốc Pài, Quang Vinh, xây dựng mới tại thị trấn Phó Bảng, các trung tâm xã Xín Cái, Quyết Tiến, Mậu Duệ đảm bảo công suất phục vụ người dân và khách du lịch theo quy chuẩn có liên quan. Phát triển nông thôn gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng, bảo tồn và phát triển rừng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan

Năm 2017- 2020

40.

Thực hiện Quy hoạch phát triển cây dược liệu, quy hoạch vùng trồng tam giác mạch

Sở Nông nghiệp và PTNT  

UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan

Năm 2017

41.

Quản lý, thẩm định dự án, hoạt động du lịch những khu vực phát triển du lịch nằm trong địa bàn nhạy cảm về quốc phòng - an ninh, khu vực biên giới, các địa bàn trọng yếu về quốc phòng - an ninh

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan

Hàng năm

42.

Tham mưu xây dựng đường tuần tra biên giới để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo chủ quyền biên giới Quốc gia

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

UBND các huyện biên giới và các sở, ngành, đơn vị liên quan

2017 -2020

43.

Thành lập các chi hội trực thuộc Hiệp hội du lịch

Hiệp hội du lịch

UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan

Năm 2018

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 331/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình 29-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Hà Giang ban hành

  • Số hiệu: 331/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 08/08/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Nguyễn Văn Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/08/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản