Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 05 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2020 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2021;

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố Cần Thơ năm 2021, cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO, CẬN NGHÈO

1. Đặc điểm tình hình

Sau 05 năm thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, với những chính sách trợ giúp chung theo quy định và các chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố được triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả, đã giúp cho hàng ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm bớt thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, thu nhập được nâng cao, mức sống được cải thiện, vượt qua chuẩn nghèo về thu nhập.

Qua rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo thành phố đã giảm xuống còn 0,29% so với hộ dân, giảm 0,37% so với đầu năm, đạt 74% so kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, số hộ thoát nghèo chỉ mới vượt qua chuẩn nghèo về thu nhập hoặc giảm bớt thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản, sau khi vượt qua chuẩn nghèo phần lớn đều rơi vào diện cận nghèo, cần được tiếp tục trợ giúp; hộ nghèo (1.036 hộ nghèo) có thành viên thuộc diện bảo trợ xã hội, có bệnh nhân bị bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo hoặc người già neo đơn,... nên không có khả năng thoát nghèo và đây cũng là vấn đề mà các địa phương cần quan tâm hơn nữa trong việc triển khai thực hiện Chương trình, đồng thời cũng cần nghiên cứu và đề ra nhiều hơn nữa các giải pháp khả thi để đảm bảo Chương trình được thực hiện có tính hiệu quả và bền vững.

2. Thực trạng nghèo, cận nghèo

Qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2020; thành phố hiện còn 1.036 hộ nghèo với 3.090 khẩu, chiếm tỷ lệ 0.29% và 9.016 hộ cận nghèo với 34.729 khẩu chiếm tỷ lệ 2,48%; với các đặc trưng sau:

a. Hộ nghèo khu vực thành thị: 547 hộ - tỷ lệ 0,29%

b. Hộ nghèo khu vực nông thôn: 489 hộ - tỷ lệ 0,49%

c. Hộ nghèo dân tộc thiểu số: 126 hộ - tỷ lệ 1,42% [1]

d. Hộ nghèo chính sách Người có công: Không

đ. Hộ nghèo chính sách bảo trợ xã hội: 337 hộ - tỷ lệ 32,53%

- Phân loại Hộ nghèo

Hộ nghèo thu nhập: 831 hộ chiếm 80,21% trên tổng số hộ nghèo.

Hộ nghèo thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: 205 hộ chiếm 19,78% trên tổng số hộ nghèo.

- Phân theo các nhóm thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:

Tiếp cận dịch vụ y tế: 29 hộ - tỷ lệ 10,18%

Bảo hiểm y tế: 209 hộ - tỷ lệ 73,33%

Trình độ giáo dục người lớn: 62 hộ - tỷ lệ 21,75%

Tình trạng đi học của trẻ em: 56 hộ - tỷ lệ 19,65%

Chất lượng nhà ở tạm bợ, thiếu kiên cố: 160 hộ - tỷ lệ 56.14%

Diện tích nhà ở dưới 8m2/người: 113 hộ - tỷ lệ 39,65%

Nguồn nước sinh hoạt chưa hợp vệ sinh: 54 hộ - tỷ lệ 18.95%

Hố xí hợp vệ sinh: 97 hộ - tỷ lệ 34.04%

Sử dụng dịch vụ viễn thông: 75 hộ - tỷ lệ 26,32%

Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin: 44 hộ - tỷ lệ 15,4%

II. MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO

1. Mục tiêu chung

Nâng dần tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao mức sống, thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo; duy trì tỷ lệ hộ nghèo hiện có trên cơ sở kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2020 là 0,29%; tăng cường cộng tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong xã hội, khích lệ và khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo, không để tái nghèo; phân loại nhóm theo thứ tự ưu tiên có chính sách hỗ trợ tách đối tượng bảo trợ xã hội ra khỏi hộ nghèo, hộ không có khả năng thoát nghèo.

2. Các chính sách hỗ trợ

Để đạt được mục tiêu trên, ngay từ đầu năm 2021 các Sở, Ban ngành, Đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện cần triển khai đồng bộ các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo như: y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng ưu đãi, khuyến nông, dạy nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, nhân rộng mô hình sinh kế/giảm nghèo hiệu quả... cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu như sau:

- Cung cấp tín dụng ưu đãi cho 12.974 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác vay số tiền 640.000 triệu đồng; trong đó có 100 lượt hộ nghèo được vay 4.000 triệu đồng, 900 lượt hộ cận nghèo vay 30.000 triệu đồng, 4.000 lượt hộ mới thoát nghèo vay 180.000 triệu đồng để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện mức sống, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

- Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 3.090 người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, người đang sinh sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn; 34.729 người thuộc hộ cận nghèo; đảm bảo 100% các thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được cấp thẻ (bao gồm các trường hợp đã được cấp thẻ diện khác như: chính sách người có công, bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi...).

- Thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ giáo dục cho khoảng 1.870 học sinh, sinh viên nghèo như: hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, kinh phí 620 triệu đồng.

- Xây dựng 500 căn nhà đại đoàn kết từ nguồn vận động xã hội hóa của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể.

- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho 100% hộ nghèo có nhu cầu trên địa bàn thành phố theo chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

- Trợ cấp tiền điện hàng quý cho 831 hộ nghèo về thu nhập và khoảng 1.046 hộ chính sách xã hội số tiền 1.149 triệu đồng.

- Thực hiện chính sách đặc thù của thành phố trợ cấp Tết Nguyên đán năm 2021 cho 1.036 hộ nghèo số tiền 935 triệu đồng.

- Lồng ghép đề án dạy nghề cho 750 người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số được học nghề gắn với tạo việc làm.

- Lồng ghép Chương trình khuyến nông để tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho 150 hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Triển khai thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố cho 62 hộ dân tộc thiểu số được hỗ trợ, kinh phí thực hiện 3.120 triệu đồng.

- Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững: Các quận, huyện và tổ chức đoàn thể tiếp tục duy trì nhân rộng các mô hình sinh kế/giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn, dự kiến có 48 mô hình được thực hiện với kinh phí 4.445 triệu đồng, trong đó nguồn vốn tín dụng ưu đãi 3.043 triệu đồng và vận động cộng đồng 1.402 triệu đồng.

- Truyền thông giảm nghèo: Thực hiện các hoạt động truyền thông về giảm nghèo bền vững thông qua hình thức tuyên truyền từ báo, đài, tờ rơi tổng kinh phí thực hiện là 70 triệu đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

- Nâng cao năng lực giảm nghèo, giám sát, đánh giá.

Tổ chức tập huấn công tác giảm nghèo cho 500 cán bộ cơ sở, trong đó có trên 90% là cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, ấp;

Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện, xã.

Tổng kinh phí thực hiện là 45 triệu đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Thực hiện quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững bằng phần mềm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển giao trên địa bàn quận, huyện và thành phố, khuyến khích và chuyển giao nghiệp vụ quản lý bằng phần mềm cho các xã, phường, thị trấn có điều kiện tiếp cận và sử dụng.

3. Kinh phí thực hiện

Tổng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố năm 2021 là 703.384 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 14.546 triệu đồng

- Ngân sách địa phương: 24.393 triệu đồng

- Vốn vay ưu đãi: 643.043 triệu đồng

- Vận động cộng đồng: 21.402 triệu đồng

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo; tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực giảm nghèo, giám sát đánh giá, dạy nghề cho người nghèo, điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối ngân sách và phân bổ nguồn lực cho kế hoạch; phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện lồng ghép Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững của thành phố đạt hiệu quả cao.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch; theo dõi cấp phát, hướng dẫn và giám sát chi tiêu tài chính thực hiện chương trình.

4. Sở Y tế: Tổ chức và thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo; tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhất là ở tuyến cơ sở.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí, trợ cấp học bổng, hỗ trợ dụng cụ học tập đối với học sinh con hộ nghèo, đối tượng; bảo trợ xã hội, gia đình chính sách, dân tộc thiểu số và các chính sách trợ giúp khác đối với học sinh, sinh viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn theo quy định.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, lồng ghép các chính sách, dự án về khuyến nông hỗ trợ phát triển nông nghiệp để trợ giúp người nghèo.

7. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (khi có chủ trương của Chính phủ).

8. Sở Tư pháp: Chủ trì, chỉ đạo thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và người được trợ giúp pháp lý khác khi có nhu cầu theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

9. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Chương trình viễn thông công ích hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận viễn thông.

10. Cục Thuế: Thực hiện miễn giảm thuế nông nghiệp, đất ở cho hộ nghèo theo quy định.

11. Bảo hiểm xã hội thành phố: Chỉ đạo và hướng dẫn Bảo hiểm xã hội quận, huyện phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nông nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

12. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố: Chủ trì, phối hợp các quận, huyện, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể cung cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn phát triển sản xuất, tham gia mô hình sinh kế/giảm nghèo, tham gia xuất khẩu lao động, làm nhà ở, vay vốn học tập... để tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, vươn lên thoát nghèo

13. Ban Dân tộc thành phố: Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban ngành thành phố theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra, chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố theo quy định.

14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tiếp tục đẩy mạnh vận động Quỹ “Vì người nghèo” để thực hiện các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo. Chỉ đạo các thành viên Mặt trận, các tổ chức xã hội, đoàn thể tiếp tục phát huy thành quả đạt được về xã hội hóa góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các địa phương.

15. Các Đoàn thể (Liên Đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thành Đoàn, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...): Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên đối với hội viên nghèo để nâng cao nhận thức, ý thức vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ công tác dạy nghề, phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất và tham gia xây dựng các mô hình sinh kế/giảm nghèo bền vững ở địa phương.

16. Ủy ban nhân dân quận, huyện.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2021 trên địa bàn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững trên cơ sở kế hoạch chung của quận, huyện.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chủ động xây dựng và nhân rộng các mô hình sinh kế/giảm nghèo hiệu quả; phân công giao nhiệm vụ và kêu gọi sự trợ giúp từ doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân đối với hộ nghèo; tạo phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, thoát nghèo vươn lên khá giả trong cộng đồng dân cư.

Định kỳ báo cáo 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6) và năm (trước ngày 15 tháng 11) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.

(Đính kèm Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3)

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH (để báo cáo);
- Văn phòng Quốc gia giảm nghèo;
- TT.TU, TT.HĐND TP;
- CT.UBNDTP;
- UBMTTQVN TP;
- Các Sở, Ban ngành liên quan TP;
- Các Đoàn thể TP;
- UBND quận, huyện;
- VP.UBND TP (3AC);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT.TP

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Tấn Hiển

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2020

Kế hoạch năm 2021

Chia theo quận, huyện

Ninh Kiều

Ô Môn

Bình Thủy

i Răng

Thốt Nốt

Vĩnh Thạnh

Cờ Đỏ

Phong Điền

Thới Lai

1

Tổng số hộ dân

Hộ

362,192

362,192

96,294

35,178

42,752

32,219

41,515

26,774

30,291

27,629

29,540

2

Hộ nghèo

Hộ

1,036

1,036

122

101

115

39

98

111

92

65

293

3

Tỷ lệ hộ nghèo

%

0.29

0.29

0.13

0.29

0.27

0.12

0.24

0.41

0.30

0.24

0.99

4

Số hộ giảm nghèo

Hộ

1,394

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Tỷ lệ giảm nghèo

%

0.37

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ)

STT

Chỉ tiêu thực hiện

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2020

Kế hoạch năm 2021

I

MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO

 

 

 

 

- Hộ dân

Hộ

362,192

362,192

a

- Hộ nghèo

Hộ

1,036

1,036

 

- Tỷ lệ hộ nghèo

%

0.29

0.29

 

- Tỷ lệ giảm nghèo

%

0.37

0.00

 

Trong đó:

 

 

 

Hộ dân tộc thiểu số

Hộ

8,879

8,879

 

Hộ nghèo dân tộc thiểu số

Hộ

126

126

 

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số

%

1.90

1.42

 

Hộ thoát nghèo

Hộ

1,394

0

 

Hộ nghèo phát sinh mới

Hộ

23

0

 

Hộ tái nghèo

Hộ

6

0

b

- Hộ cận nghèo

Hộ

9,016

8,000

 

- Tỷ lệ hộ cận nghèo

%

2.48

2.20

II

CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO:

 

 

 

1

Tín dụng ưu đãi (Ngân hàng CSXH)

 

 

 

 

- Tổng doanh số cho vay trong kỳ:

Tr. đồng

643,266

640,000

 

Trong đó: - Nguồn vốn trung ương

Tr. đồng

563,334

558,000

 

                - Nguồn vốn địa phương

Tr. đồng

79,932

82,000

 

- Tổng số lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay trong kỳ:

Hộ

19,656

19,200

 

Trong đó hộ nghèo và đối tượng chính sách là dân tộc thiểu số:

Hộ

532

 

 

Chia theo đối tượng vay:

 

 

 

 

Số hộ nghèo vay:

Hộ

150

100

 

(Trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số):

Hộ

8

 

 

Số tiền vay:

Tr. đồng

5,023

4,000

 

(Trong đó số tiền cho hộ nghèo DTTS vay):

Tr. đồng

239

 

 

Số hộ vay Giải quyết việc làm:

Hộ

3.172

3,200

 

Số tiền vay:

Tr. đồng

126,683

127,000

 

Số Học sinh, sinh viên vay:

Hộ

931

1,000

 

Số tiền vay:

Tr. đồng

55,365

56,000

 

Số hộ vay làm nhà ở theo QĐ số 33/QĐ/TTg:

Hộ

4

 

 

Số tiền vay:

Tr. đồng

100

 

 

Số hộ Vùng khó khăn vay:

Hộ

84

 

 

Số tiền vay:

Tr. đồng

3,455

 

 

Số hộ vay nước sạch và vệ sinh môi trường:

Hộ

8,970

10,000

 

Số tiền vay:

Tr. đồng

171,1 15

200,000

 

Số hô cận nghèo được vay vốn:

Hộ

920

900

 

(Trong đó hộ cận nghèo dân tộc thiểu số):

Hộ

33

 

 

Số tiền vay:

Tr. đồng

33,562

30,000

 

(Trong đó số tiền hộ cận nghèo DTTS vay):

Tr. đồng

945

 

 

Số hộ mới thoát nghèo được vay vốn:

Hộ

5,277

4,000

 

(Trong đó hộ thoát nghèo dân tộc thiểu số):

Hộ

140

 

 

Số tiền vay:

Tr. đồng

205,264

180,000

 

(Trong đó số tiền hộ cận nghèo DTTS vay):

Tr. đồng

4,190

 

 

- Tổng số hộ dư nợ:

Hộ

90,792

90,000

 

- Tổng số tiền dư nợ:

Tr. đồng

2,763,825

2,985,000

2

Hỗ trợ về y tế

 

 

 

 

a) Cấp thẻ bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội)

 

 

 

 

- Số người nghèo được cấp thẻ BHYT:

Người

8,927

3,090

 

Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

5,014

2,487

 

- Số người cận nghèo được hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT (theo QĐ 797 và QĐ 705):

Người

34,629

34,729

 

Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

20,276

27,942

 

b) Khám chữa bệnh (Ngành Y tế)

 

 

 

 

- Số người nghèo được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế:

Người

10,247

8,800

 

Kinh phí thực hiện

Tr. đồng

1,890

1,700

 

- Số người cận nghèo được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế:

Người

7,900

7,100

 

Kinh phí thực hiện

Tr. đồng

962

910

 

- Số người có hoàn cảnh khó khăn được miễn giảm viện phí:

Người

50

48

 

Kinh phí thực hiện

Tr. đồng

46

42

3

Hỗ trợ về giáo dục (Ngành GD&ĐT)

 

 

 

 

Tổng số học sinh được hỗ trợ

Học sinh

1,809

1,870

 

Kinh phí thực hiện

Tr. đồng

482

620

4

Hỗ trợ về nhà ở

 

 

 

 

Xây dựng nhà ở hỗ trợ hộ nghèo

Số căn

489

500

 

Kinh phí thực hiện

Tr. đồng

23,460

20,000

 

Trong đó:

 

 

 

 

a) Hỗ trợ nhà ở theo QĐ số 33/2015/QĐ-TTg (Sở Xây dựng)

Số căn

4

 

 

Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

180

 

 

b) Hỗ trợ nhà Đại đoàn kết nguồn xã hội hóa (UBMTTQ các  cấp

Số căn

485

500

 

Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

23,280

20,000

5

Dạy nghề (Ngành LĐTBXH)

 

 

 

 

- Số người thuộc hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật, hộ bị thu hồi đất được hỗ trợ:

Người

87

750

 

Trong đó người dân tộc thiểu số

Người

4

50

 

- Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

32

2,475

 

Trong đó kinh phí dạy nghề người DTTS

Tr. đồng

6

20

6

Trợ giúp pháp lý miễn phí (Ngành Tư pháp)

 

 

 

 

- Số lượt người nghèo được trợ giúp miễn phí

Người

150

100%

 

Trong đó người DTTS được hỗ trợ

Người

 

100%

 

- Số cuộc tuyên truyền pháp luật

Số cuộc

50

100%

 

- Số cộng tác viên được đào tạo/tập huấn

Người

 

100%

7

Hỗ trợ tiền điện (Ngành LĐTBXH)

 

 

 

 

- Số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được hỗ trợ:

Hộ

2,846

1,877

 

- Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

1,742

1,149

 

Trong đó số hộ nghèo DTTS được hỗ trợ:

Hộ

186

126

 

Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

114

77.22

8

Khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ ngành nghề: (Ngành NN&PTNT)

 

 

- Số hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ:

Lượt hộ

570

150

 

- Kinh phí thực hiện (ngân sách địa phương):

Tr. đồng

43

170

 

Phân theo loại hình hỗ trợ:

 

 

 

 

Số hộ được tập huấn kỹ thuật

Lượt hộ

570

800

 

- Kinh phí thực hiện (ngân sách địa phương):

Tr. đồng

43

 

 

Số hộ được hỗ trợ học nghề nông nghiệp

Lượt hộ

 

500

 

- Kinh phí thực hiện (ngân sách địa phương):

Tr. đồng

 

 

 

Hội nghị đầu bờ, hướng dẫn cách làm ăn

Lượt hộ

 

 

 

- Kinh phí thực hiện (ngân sách địa phương);

Tr. đồng

 

 

9

Hỗ trợ nước sạch (Ngành NN&PTNT)

 

 

 

 

- Số hộ nghèo được hỗ trợ lắp đồng hồ nước

Lượt hộ

28

 

 

- Kinh phí thực hiện (ngân sách địa phương):

Tr. đồng

28

 

10

Trợ cấp Tết Nguyên đán (Ngành LĐTBXH)

 

 

 

 

Số hộ nghèo được trợ cấp:

Hộ

2,401

1,036

 

Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

2,161

935

 

Trong đó số hộ nghèo DTTS được hỗ trợ:

Hộ

186

126

 

Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

167

113

11

Hỗ trợ cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn (ban dân tộc)

 

 

 

 

a) Hỗ trợ cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn theo QĐ 2085/QĐ-TTg ngày 21/10/2016

 

 

 

 

- Số hộ nghèo, khó khăn DTTS được hỗ trợ:

Hộ

18

62

 

- Tổng kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

760

3,120

 

Trong đó: - Ngân sách Trung ương:

Tr. đồng

 

 

 

- Ngân sách địa phương:

Tr. đồng

760

3,120

 

- Vốn tín dụng:

Tr. đồng

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

Hỗ trợ về đất ở:

Hộ

 

10

 

Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

 

800

 

Hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm, chuyển đổi nghề

Hộ

18

52

 

Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

760

2,320

 

b) Hỗ trợ kinh phí học tập cho sinh viên DTTS:

 

 

 

 

- Số sinh viên DTTS nghèo được hỗ trợ:

Sinh viên

 

5

 

Kinh phí thực hiện (chính sách đặc thù)

Tr. đồng

 

33,525

III

DỰ ÁN THÀNH PHẦN CHƯƠNG TRÌNH

 

 

 

1

Tập huấn công tác giảm nghèo

 

 

 

 

- Số CB được tập huấn công tác giảm nghèo

Người

556

500

 

- Kinh phí thực hiện

Tr. đồng

9.2

25

2

Truyền thông giảm nghèo

 

 

 

 

- Số cuộc tuyên truyền

Số cuộc

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Tr. đồng

20

70

 

- Tuyên truyền bằng tờ rơi/pano/áp phích/báo/đài

Số tờ

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Tr. đồng

 

 

3

Hoạt động giám sát, đánh giá

 

 

 

 

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá, rà soát hộ nghèo, cận nghèo

 

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Tr. đồng

 

20

4

Nhân rộng mô hình sinh kế, giảm nghèo

 

 

 

 

* Tổng số mô hình nhân rộng

Mô hình

48

48

 

- Số hộ nghèo tham gia mô hình

Hộ

239

239

 

- Kinh phí thực hiện:

Tr. đồng

4,445

4.445

 

Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội:

Tr. đồng

3,043

3,043

 

Vốn vận động cộng đồng:

Tr. đồng

1,402

1,402

 

PHỤ LỤC 3

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 33 /KH-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

STT

Nội dung

Kinh phí thực hiện

Trong đó

Ghi chú

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn vay ưu đãi

Huy động cộng đồng

I

Các chính sách trợ giúp:

698,799

13,971

24,828

640,000

20,000

 

1

Hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách khác

640,000

 

 

640,000

 

 

2

Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người DTTS vùng khó khăn, người sinh sống địa bàn đặc biệt khó khăn

2,487

 

2,487

 

 

 

3

Hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT cho người cận nghèo (Quyết định 797, QĐ 705)

27,942

13,971

13,971

 

 

 

4

Hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí

620

 

620

 

 

 

5

Hỗ trợ về nhà ở:

20,000

 

 

 

20,000

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ hộ nghèo theo QĐ số 33/2015/QĐ-TTg

 

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ hộ nghèo từ nguồn vận động xã hội hóa

20,000

 

 

 

20,000

 

6

Hỗ trợ dân tộc thiểu số nghèo khó khăn

3,120

 

3,120

 

 

 

7

Trợ cấp Tết Nguyên đán năm 2021 cho hộ nghèo

935

 

935

 

 

 

8

Dạy nghề cho người nghèo, cận nghèo

2,475

 

2,475

 

 

 

9

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (khuyến nông)

43

 

43

 

 

 

10

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo hộ chính sách xã hội

1,149

 

1,149

 

 

 

11

Hỗ trợ lắp đồng hồ nước

28

 

28

 

 

 

II

Các dự án thành phần Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững:

4,585

 

140

3,043

1,402

 

1

Nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông, giám sát đánh giá

140

 

140

 

 

 

 

- Tập huấn công tác giảm nghèo

50

 

50

 

 

 

 

- Truyền thông giảm nghèo

70

 

70

 

 

 

 

- Giám sát đánh giá

20

 

20

 

 

 

2

Nhân rộng mô hình giảm nghèo

4,445

 

 

3,043

1,402

 

Tổng cộng: (I II)

703,384

13,971

24,968

643,043

21,402

 

 



[1] So với tổng số hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 33/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố Cần Thơ năm 2021

  • Số hiệu: 33/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 05/02/2021
  • Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Dương Tấn Hiển
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/02/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản