Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3248/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 29 tháng 5 năm 2017 |
Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Chương trình số 1087-CTr/BCSĐCP ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Ban Cán sự Đảng Chính phủ về Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung sau:
1. Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Chính phủ trong việc tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa của chủ trương cải cách tư pháp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường pháp lý ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Phát huy và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cơ quan, địa phương đối với công tác cải cách tư pháp nói chung và trọng tâm công tác cải cách tư pháp đến năm 2021; có lộ trình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp.
1. Về hoàn thiện chính sách pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật
a) Tiếp tục tổ chức, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; tổ chức thi hành hiệu quả các văn bản pháp luật mới ban hành, nhất là các đạo luật liên quan trực tiếp đến cải cách tư pháp như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015..., bảo đảm đồng bộ với việc triển khai các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp để đưa các chính sách cải cách mới về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đi vào cuộc sống.
b) Thực hiện có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững; chú trọng việc hoàn thiện thể chế về tổ chức và các hoạt động có liên quan đến hoạt động tư pháp.
c) Gắn việc hoàn thiện pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật. Nghiêm túc triển khai thực hiện các Đề án về đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Về công tác thi hành án
a) Thi hành có hiệu quả Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá; khẩn trương kiện toàn tổ chức cơ quan thi hành án hình sự; có giải pháp triển khai hiệu quả các Đề án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Tiếp tục triển khai thi hành tốt Luật Thi hành án dân sự, Luật Tố tụng hành chính; củng cố, kiện toàn hệ thống cơ quan thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự và Luật Tố tụng hành chính theo hướng đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án; khắc phục án tồn đọng, tập trung giải quyết triệt để các vụ việc thi hành án kéo dài, gây bức xúc; đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu trong công tác thi hành án được giao; sửa đổi, bổ sung quy chế, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành tại địa phương trong chỉ đạo công tác thi hành án dân sự; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi hành án dân sự.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Về bổ trợ tư pháp
a) Nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; triển khai thực hiện tốt các chiến lược, quy hoạch, đề án đã được phê duyệt, thực hiện việc xã hội hóa các lĩnh vực này với bước đi, lộ trình phù hợp theo tinh thần Chiến lược cải cách tư pháp, phấn đấu đến năm 2020 hình thành được mạng lưới dịch vụ pháp lý rộng khắp, thuận tiện, tin cậy cho người dân, doanh nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế, góp phần bảo đảm sự vận hành thông suốt của cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
b) Thực hiện Đề án “Đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025”; triển khai tốt các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý; sắp xếp lại tổ chức bộ máy và các chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý, kiện toàn Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong việc tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của Nhà nước; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đối tượng cần được trợ giúp, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, tiếp cận pháp lý, bảo vệ công lý, công bằng xã hội.
c) Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác giám định tư pháp; đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đột phá về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng.
d) Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiếp tục thực hiện lộ trình xã hội hóa về hoạt động công chúng trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo các tổ chức hành nghề công chứng hoạt động đúng pháp luật, bình đẳng, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu công chứng, chứng thực của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
e) Tiếp tục phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn và kiến thức chuyên sâu đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Đề cao trách nhiệm và ý thức đạo đức nghề nghiệp của luật sư; tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư, phát huy vai trò tự quản của Đoàn Luật sư; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức luật sư.
f) Triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản. Kịp thời nắm tình hình, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc đối với hoạt động bán đấu giá tài sản.
g) Triển khai có hiệu quả chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 107/2015/QLI13 của Quốc hội.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
4. Về hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ
a) Chủ động tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Luật, Pháp lệnh, Đề án... có liên quan tới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, chú trọng việc ban hành các Quy chế liên ngành để tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tư pháp, đảm bảo hiệu quả hoạt động chung.
b) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy Sở Tư pháp, Phòng tư pháp. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp gắn với tiêu chuẩn, chức danh, đảm bảo đáp ứng trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất chính trị, bố trí đủ số lượng cho các cơ quan tư pháp. Có cơ chế thu hút, thi tuyển, bổ nhiệm để tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, đủ tài vào làm việc tại các cơ quan tư pháp và Ủy ban nhân dân các cấp. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, phường, thị trấn để đảm bảo đội ngũ này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách tư pháp, hoạt động tư pháp
a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ, các quy định, chính sách liên quan đến cải cách tư pháp, hoạt động tư pháp.
b) Tăng cường xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục phổ biến pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của các cơ quan đơn vị và trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận trong nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, gắn nhiệm vụ cải cách tư pháp với việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông; Báo Lâm Đồng; Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng; UBND các huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
6. Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp
Tăng cường quản lý nhà nước trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp phục vụ tích cực cho quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng đề cao tinh thần cảnh giác phòng, chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, UBND các huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
7. Về đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động tư pháp
Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trụ sở làm việc; bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, cải cách tư pháp cho các cơ quan tư pháp. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ kinh phí, phương tiện làm việc cho các tổ chức bổ trợ tư pháp, các hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017 - 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh xác định một số giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Các cơ quan tư pháp, các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh cần quán triệt đầy đủ, tạo sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về mục tiêu, quan điểm và các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp và cải cách tư pháp giai đoạn 2017 - 2021. Tích cực triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Đẩy mạnh việc kiện toàn bộ máy, nhân lực, tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch cải cách tư pháp đề ra.
3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp và cải cách tư pháp nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
4. Phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng, bảo đảm linh hoạt, kịp thời trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp.
5. Bảo đảm nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực cải cách tư pháp. Đẩy mạnh xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
1. Phân công trách nhiệm
- Giám đốc các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch có trách nhiệm tổ chức quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp; xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện tại địa phương, cơ quan, đơn vị; phối hợp với các cơ quan chủ trì triển khai thực hiện theo từng nội dung công việc được giao tại Kế hoạch này.
- Các cơ quan chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Nội chính Tỉnh ủy.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương hàng năm. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chủ động bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm để triển khai thực hiện.
3. Chế độ thông tin, báo cáo
Định kỳ 06 tháng, hàng năm, các cơ quan đơn vị báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách Tư pháp.
4. Thời gian thực hiện
Kế hoạch này được triển khai từ năm 2017 đến 2021.
Việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết kế hoạch thực hiện theo quy định chung.
5. Giao Sở Tư pháp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Sở, ban, ngành, các địa phương và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch; định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp kết quả thực hiện theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Kế hoạch 1724/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021
- 4Quyết định 3815/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 do tỉnh An Giang ban hành
- 5Quyết định 71/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình công tác tư pháp tỉnh Cà Mau năm 2018
- 6Quyết định 4897/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp của tỉnh Bình Định năm 2018
- 7Quyết định 512/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 8Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 9Kế hoạch 10055/KH-UBND năm 2017 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Luật Đặc xá 2007
- 2Luật thi hành án dân sự 2008
- 3Luật thi hành án hình sự 2010
- 4Luật Công chứng 2014
- 5Luật đấu giá tài sản 2016
- 6Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7Bộ luật dân sự 2015
- 8Bộ luật hình sự 2015
- 9Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 10Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 11Luật tố tụng hành chính 2015
- 12Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 13Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 14Kế hoạch 1724/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 15Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021
- 16Quyết định 3815/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 do tỉnh An Giang ban hành
- 17Quyết định 71/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình công tác tư pháp tỉnh Cà Mau năm 2018
- 18Quyết định 4897/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp của tỉnh Bình Định năm 2018
- 19Quyết định 512/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 20Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 21Kế hoạch 10055/KH-UBND năm 2017 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Kế hoạch 3248/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 3248/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 29/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Trần Ngọc Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra