Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 322/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 01/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành Đề án Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 831/QĐ-UBND); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án) với các nội dung sau:
1. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh, qua đó đẩy mạnh thực hiện pháp luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động, nhất là các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên nhằm hạn chế các mâu thuẫn phát sinh từ quan hệ lao động có nguy cơ dẫn đến tranh cấp lao động và đình công.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; phát huy vai trò tham gia của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động để đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
3. Đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể mang tính hệ thống, đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để phát huy tối đa năng lực và sự phối kết hợp giữa các các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ giai đoạn 2022-2025, góp phần ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, giải quyết việc làm, ổn định trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh.
4. Chỉ đạo xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng quan hệ lao động.
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, hỗ trợ và phát triển quan hệ lao động
- Nghiên cứu củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về quan hệ lao động ở cấp tỉnh, cấp huyện; xem xét bố trí biên chế chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức đại diện người lao động và quản lý, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở cấp tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ quá trình thành lập, hoạt động của tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp; tham gia xây dựng, đề nghị bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động,...
- Nâng cao năng lực và đổi mới nội dung hoạt động thanh tra, kiểm tra về lao động theo hướng tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động với các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về quản lý, hỗ trợ quan hệ lao động cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về quan hệ lao động hiệu quả, phù hợp, đáp ứng yêu cầu mới về quan hệ lao động.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền; đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động và quan hệ lao động.
- Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra việc phát triển đối tượng tham gia và giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN.
- Xây dựng mô hình mẫu về báo cáo chuyên đề về việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động trên địa bàn, phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn và người lao động.
- Xây dựng công đoàn cơ sở thực sự vững mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bảo đảm về số lượng, chất lượng, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, thương lượng, tập hợp, đoàn kết người lao động. Bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động và các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.
- Đổi mới nội dung và đa dạng các phương thức hoạt động phát triển đoàn viên công đoàn để vận động thành lập công đoàn cơ sở, bảo đảm sự tham gia tích cực và thực chất của người lao động, giảm thiểu sự can thiệp và ảnh hưởng của người sử dụng lao động.
- Tăng cường vận động, thuyết phục để người lao động nâng cao hiểu biết, tự nguyện tham gia, thành lập, xây dựng công đoàn ở cơ sở, người sử dụng lao động bảo đảm quyền của người lao động được tham gia và hoạt động trong tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Căn cứ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động để xác định nội dung và mục tiêu hoạt động; xây dựng niềm tin, tạo sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức công đoàn để Công đoàn Việt Nam thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động.
- Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, trình độ, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết pháp luật, kỷ luật lao động... cho đoàn viên, người lao động. Có biện pháp phù hợp phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng, lôi kéo, kích động công nhân, người lao động đình công trái pháp luật, biểu tình, gây rối, làm mất an ninh, trật tự.
- Thường xuyên, chủ động phối hợp với người sử dụng lao động chăm lo lợi ích, bảo đảm quyền của người lao động; kịp thời giám sát, giải quyết và kiến nghị giải quyết những vấn đề bức xúc của công nhân, người lao động; tích cực xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.
- Tham gia quản lý tốt sự ra đời, bảo đảm hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; có các biện pháp phù hợp, hiệu quả để thu hút, vận động, định hướng tổ chức này gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Xây dựng mô hình mẫu về việc vận động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở theo hướng đa dạng hóa cách tiếp cận.
3. Tăng cường các hoạt động thúc đẩy đối thoại và thương lượng tập thể
- Thúc đẩy việc tổ chức hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể một cách thực chất tại các doanh nghiệp. Vận động các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn tỉnh tham gia thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia. Trong đó, tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong các Khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thúc đẩy việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào thực chất, có chiều sâu, trong đó, chú trọng vào những doanh nghiệp sử dụng nhiều người lao động.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ thực chất các bên trong đối thoại, thương lượng tại doanh nghiệp. Đảm bảo các tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động có đủ năng lực để thực hiện hiệu quả các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể.
- Nghiên cứu điều tra, khảo sát và cung cấp các thông tin, dữ liệu về tiền lương, tiền thưởng, thu nhập và điều kiện lao động khác tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ, thúc đẩy đối thoại và thương lượng tập thể.
- Xây dựng mô hình mẫu về đối thoại hiệu quả và hội nghị người lao động tại doanh nghiệp.
4. Nâng cao năng lực và hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động
- Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động và hòa giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động thực hiện hiệu quả chức năng trọng tài trong giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật. Đội ngũ hòa giải viên lao động tinh gọn, hiệu quả, chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng hỗ trợ quan hệ lao động và hòa giải tranh chấp lao động.
- Nghiên cứu, tổ chức xây dựng và thực hiện có hiệu quả hoạt động phối hợp của các cơ quan trong việc hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc. Đảm bảo việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Hỗ trợ thiết lập ổn định quan hệ lao động doanh nghiệp sau ngừng việc.
- Xây dựng mô hình mẫu về lập hồ sơ quan hệ lao động đối với doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động.
5. Xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế ba bên trong quan hệ lao động
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động thông qua các tổ chức đại diện trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động.
Xây dựng quy chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trong giải quyết những vấn đề liên quan đến lao động.
Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả sự phối hợp, tham vấn và chia sẻ thông tin giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Định kỳ tổ chức các diễn đàn quan hệ lao động cấp tỉnh.
- Xây dựng cơ chế, hình thành mạng lưới thông tin cơ sở để thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác đến các cơ quan chức năng về những vụ việc, tranh chấp lao động, ngừng việc,...tại các doanh nghiệp.
6. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động
- Tiếp tục quan tâm nghiên cứu, thực hiện các chương trình văn hóa và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở cho người lao động. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần để người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất
Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao trong các nhà máy, các khu công nghiệp.
Đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, tập trung vào lao động làm công việc giản đơn, lao động ngoại tỉnh làm việc trong các khu công nghiệp. Tổ chức rộng rãi các hoạt động văn hóa thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, tổ chức tham quan du lịch,... Phát triển các hoạt động “Tết sum vầy”; “Mái ấm công đoàn”; Chương trình phúc lợi đoàn viên, người lao động.
- Vận động, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động; hình thành văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu hài hòa giữa lợi nhuận và trách nhiệm xã hội.
1. Căn cứ vào khả năng ngân sách các cấp, kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị và địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Huy động nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án, đề án liên quan và sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân (nếu có).
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể bảo đảm thực chất; thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khuyến khích khác trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả, bảo đảm các tranh chấp lao động phải được giải quyết kịp thời, đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong khuôn khổ pháp luật quy định.
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định về pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật liên quan đến đời sống, việc làm, thu nhập của công nhân, người lao động, quy chế dân chủ trong doanh nghiệp; xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến lao động và quyền lợi hợp pháp của người lao động; không để những đối tượng lợi dụng, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động gây rối an ninh, trật tự.
c) Tăng cường phối hợp, tích hợp thông tin dữ liệu giữa các cơ quan liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động. Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo, kết nối cung - cầu và phát triển thị trường lao động để các bên có cơ sở đối thoại, thương lượng.
d) Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm, dạy nghề, quan hệ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động; chỉ đạo, hướng dẫn quy trình, thủ tục tuyển chọn hòa giải viên lao động, giải quyết kịp thời các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để xảy ra tranh chấp lao động kéo dài, nguy cơ dẫn đến lãn công, đình công.
2. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
a) Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, nhất là thực hiện chức năng đại diện công đoàn trong đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; xây dựng tổ chức công đoàn thực sự là tổ chức của đoàn viên, lấy sự hài lòng của đoàn viên là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn. Kịp thời phối hợp với các ngành chức năng giải quyết tranh chấp lao động, đình công nhằm bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự xã hội.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và phát triển đoàn viên công đoàn tại doanh nghiệp; đẩy mạnh việc thành lập tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh gắn với việc thu hút người lao động vào hệ thống công đoàn trực thuộc. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
c) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng các mô hình đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với công nhân, người lao động, kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp; kịp thời đấu tranh, phê phán, uốn nắn nhận thức lệch lạc, biểu hiện sai trái trong cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động.
d) Thực hiện quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 10 của Luật Công đoàn.
3. Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh:
a) Tăng cường công tác quản lý hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ quản lý lao động đối với các doanh nghiệp trong Khu Kinh tế, công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các doanh nghiệp trong Khu Kinh tế, công nghiệp trên cơ sở Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của UBND tỉnh.
b) Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, các ngành, đơn vị liên quan bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định, giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo quy định của pháp luật; nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh về quy hoạch xây dựng nhà ở, nơi sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho người lao động tại các Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh; phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp.
a) Đổi mới công tác xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ qua đó nhằm tạo điều kiện việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho người lao động.
b) Phối hợp, hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc tuân thủ các quy định về Luật Doanh nghiệp.
Trên cơ sở dự toán đề nghị của các cơ quan, đơn vị và khả năng cân đối ngân sách tỉnh, Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh kinh phí thực hiện Kế hoạch.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế
Tăng cường tuyên truyền phổ biến các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người sử dụng lao động và người lao động nắm bắt và thực hiện đúng quy định.
Chủ động nắm tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động lợi dụng đình công để kích động, lôi kéo người lao động đình công bất hợp pháp; không để các phần tử xấu lợi dụng để lôi kéo, kích động gây phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn; xử lý nghiêm những đối tượng lợi dụng, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động ngừng làm việc, đình công, gây rối an ninh trật tự. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp.
a) Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách BHXH, BHYT, BHTN, nhất là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia, đảm bảo cho người lao động tiếp cận được đầy đủ thông tin về chính sách bảo hiểm. Tăng cường công tác phát triển đối tượng tham gia và giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu, lộ trình thực hiện BHXH cho mọi người lao động, BHYT toàn dân.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật; đồng thời giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm cho đối tượng theo quy định.
9. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh
a) Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các quy định liên quan đến quan hệ lao động; chủ động nắm bắt các vấn đề nảy sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã có liên quan đến vấn đề quan hệ lao động; đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, những tồn tại, khó khăn trong thực hiện chính sách lao động, việc làm, tiền lương, BHXH, thực hiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
b) Thúc đẩy các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc và chất lượng bữa ăn ca cho người lao động. Triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực nâng cao năng lực cho hiệp hội doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng đại diện người sử dụng lao động để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển quan hệ lao động.
10. Ủy ban nhân dân thành phố Huế, thị xã và các huyện
a) Tích cực phối hợp với công đoàn cùng cấp, các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động đến với người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trên địa bàn; tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về lao động, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
b) Chủ động nắm chắc tình hình và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp lao động dẫn đến đình công; chủ động giải quyết tranh chấp lao động tập thể xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với công đoàn cùng cấp vận động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ việc thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, mục đích theo quy định của pháp luật.
11. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh:
a) Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tuyển lao động, hợp đồng lao động, trả lương, thưởng, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, trích nộp kinh phí công đoàn và thực hiện các chế độ, nghĩa vụ khác theo quy định, không để xảy ra các trường hợp vi phạm về pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
b) Hỗ trợ tạo điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ; phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng liên quan chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, giải quyết các tranh chấp lao động ngay tại doanh nghiệp khi mới phát sinh theo đúng quy định.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, các sở, ngành, đoàn thể có liên quan và các doanh nghiệp căn cứ vào chức năng nhiệm vụ chuyên môn và tình hình thực tế tại đơn vị tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; định kỳ trước ngày 25/11 hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện thông qua Sở Lao động -Thương binh và Xã hội theo để tổng hợp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp về các nội dung của Kế hoạch; tham mưu tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 05/12.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên huế giai đoạn 2022 - 2025)
STT | Hoạt động | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | |||
2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||||
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, hỗ trợ và phát triển quan hệ lao động |
|
|
|
| |||
1 | Hội nghị triển khai thực hiện Đề án (định kỳ 2 năm/lần). | Sở LĐ-TB&XH | Ban QL KKT, CN tỉnh, LĐLĐ tỉnh | x | - | x | - |
2 | Tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án (có khen thưởng). | UBND Tỉnh, Sở LĐ-TB&XH | Ban QLKKT, CN tỉnh, LĐLĐ tỉnh | - | x | - | x |
3 | Hoạt động tập huấn cho người sử dụng lao động, người lao động trong các loại hình doanh nghiệp về pháp luật lao động | Sở LĐ-TB&XH, Ban QL KKT, CN tỉnh | Các cơ quan có liên quan | x | x | x | x |
4 | Tăng cường năng lực đội ngũ thanh tra, kiểm tra và hoạt động thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động trong các doanh nghiệp (đào tạo, bồi dưỡng, công tác phí). | Sở LĐ-TB&XH | Các cơ quan có liên quan | x | x | x | x |
5 | Hội thi tìm hiểu pháp luật lao động, Luật Công đoàn, chính sách BHXH, BHYT, BHTN | Sở LĐ-TB&XH | Ban QL KKT, CN tỉnh, LĐLĐ tỉnh, BHXH tỉnh | - | x | - | x |
6 | Hoạt động truyền thông, tuyên truyền trên báo, đài về pháp luật lao động, quan hệ lao động, tờ rơi, tờ gấp,... | Sở LĐ-TB&XH, Ban QLKKT, CN tỉnh. | LĐLĐ tỉnh, Các cơ quan có liên quan | x | x | x | x |
7 | Tuyên truyền, truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người sử dụng lao động, người lao động trong các loại hình doanh nghiệp. | BHXH tỉnh | Các cơ quan có liên quan | x | x | x | x |
8 | Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN | BHXH tỉnh | Các cơ quan có liên quan | x | x | x | x |
9 | Công tác phát triển đối tượng tham gia và giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN | BHXH tỉnh | Các cơ quan có liên quan | x | x | x | x |
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động |
|
|
|
| |||
1 | Tổ chức đào tạo cán bộ công đoàn cơ sở về kiến thức pháp luật lao động, quan hệ lao động, kỹ năng vận động, tập hợp người lao động, kỹ năng đàm phán, thương lượng (định kỳ 2 năm/lần) | Liên đoàn Lao động tỉnh | Các cấp công đoàn trong tỉnh | - | x | - | x |
2 | Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật cho đoàn viên công đoàn và người lao động. | Liên đoàn Lao động tỉnh | Các cấp công đoàn trong tỉnh | x | x | x | x |
3 | Hội nghị chia sẻ kỹ năng sống, làm việc và tác phong lao động cho công nhân lao động làm những công việc giản đơn, từ đó vận động người lao động song, làm việc theo pháp luật và tham gia tổ chức Công đoàn. | Liên đoàn Lao động tỉnh | Các cơ quan có liên quan, Các cấp công đoàn trong tỉnh | - | x | - | x |
Tăng cường hoạt động thúc đẩy đối thoại và thương lượng tập thể | |||||||
1 | Vận động các doanh nghiệp cùng ngành, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp Dệt may, doanh nghiệp trong Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh tham gia thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia. | Ban QL KKT, CN tỉnh | Sở LĐ-TB&XH; LĐLĐ tỉnh; Các cơ quan có liên quan | x | x | x | x |
2 | Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. | Sở LĐ-TB&XH | LĐLĐ tỉnh; Ban QL KKT, CN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | x | x | x | x |
3 | Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. | Sở LĐ-TB&XH; LĐLĐ tỉnh | Ban QL KKT, CN tỉnh; | x | x | x | x |
4 | Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, cẩm nang về đối thoại, thương lượng cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người sử dụng lao động. | Liên đoàn Lao động tỉnh | Sở LĐ-TB&XH; Ban QL KKT, CN tỉnh; | - | x | - | x |
5 | Tổ chức nghiên cứu, thu thập và tổng hợp thông tin về tiền lương, thu nhập và điều kiện lao động khác ở một số nhóm doanh nghiệp trên địa bàn các KCN. | Ban QL KKT, CN tỉnh | Sở LĐ-TB&XH; LĐLĐ tỉnh, Các cơ quan có liên quan | - | x | - | x |
6 | Hội nghị công bố thông tin, số liệu về tiền lương, thu nhập và điều kiện lao động trung bình ở một số nhóm doanh nghiệp trong các KCN làm cơ sở cho các bên tham khảo trong quá trình đối thoại và thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. | Ban QL KKT, CN tỉnh | Sở LĐ-TB&XH; LĐLĐ tỉnh, Các cơ quan có liên quan | - | x | - | x |
Nâng cao năng lực và hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động | |||||||
1 | Tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phối hợp giải quyết tranh chấp lao động và xử lý các cuộc ngừng việc (định kỳ). | Sở LĐ-TB&XH | Ban QL KKT, CN tỉnh, LĐLĐ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công an tỉnh | - | x | - | x |
2 | Phụ cấp Thư ký Hội đồng trọng tài lao động; chế độ Trọng tài viên lao động được cử thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp lao động; công tác phí, tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP. | Sở LĐ-TB&XH | Các cơ quan có liên quan | x | x | x | x |
3 | Chế độ Hòa giải viên lao động được cử thực hiện nhiệm vụ hòa giải; công tác phí, tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP. | Sở LĐ-TB&XH | Các cơ quan có liên quan; Hòa giải viên lao động | x | x | x | x |
4 | Hoạt động nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ đối Hòa giải viên lao động, Trọng tài viên lao động tại địa phương hoặc Trung ương. | Sở LĐ-TB&XH | Các cơ quan có liên quan; Hòa giải viên lao động | x | x | x | x |
Xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế ba bên trong quan hệ lao động | |||||||
1 | Định kỳ tổ chức các diễn đàn quan hệ lao động của các tổ chức cấp tỉnh (định kỳ 2 năm/1 lần). | Sở LĐ-TB&XH | Ban QLKKT,CN tỉnh, LĐLĐ tỉnh; Tổ chức đại diện NSDLĐ; Các cơ quan có liên quan | - | x | - | x |
2 | Hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh bạn thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp ba bên | Ban QL KKT, CN tỉnh | Các cơ quan có liên quan | - | x | - | x |
Đẩy mạnh hoạt động nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động | |||||||
1 | Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. | Liên đoàn Lao động tỉnh | Sở LĐ-TB&XH, Ban QL KKT, CN tỉnh, các cấp công đoàn trong tỉnh | x | x | x | x |
2 | Xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền vận động, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động; hình thành văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu hài hòa giữa lợi nhuận và trách nhiệm xã hội. | Liên đoàn Lao động tỉnh | Sở LĐ-TB&XH, Ban QL KKT, CN tỉnh | x | x | x | x |
Xây dựng mô hình mẫu về các hoạt động phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh | |||||||
1 | Xây dựng mô hình mẫu về báo cáo chuyên đề việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động trên địa bàn, phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế (xây dựng mẫu, khảo sát, hội nghị chia sẻ,...) | Sở LĐ-TB&XH | Ban QL KKT, CN tỉnh, LĐLĐ tỉnh | x | x | x | - |
2 | Xây dựng mô hình mẫu về việc vận động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở theo hướng đa dạng hóa cách tiếp cận (xây dựng mẫu, khảo sát, hội nghị chia sẻ,...) | Liên đoàn Lao động tỉnh | Các cơ quan có liên quan | x | x | x | - |
3 | Xây dựng mô hình mẫu về đối thoại hiệu quả và hội nghị người lao động tại doanh nghiệp (xây dựng mẫu, khảo sát, hội nghị chia sẻ,...) | Liên đoàn Lao động tỉnh | Sở LĐ-TB&XH, Ban QL KKT, CN tỉnh, các cấp công đoàn trong tỉnh, Các cơ quan có liên quan | x | x | x | - |
4 | Xây dựng mô hình mẫu về lập hồ sơ quan hệ lao động đối với doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động (xây dựng mẫu, khảo sát, hội nghị chia sẻ,...) | Sở LĐ-TB&XH | Ban QL KKT, CN tỉnh, LĐLĐ tỉnh, Hòa giải viên lao động | x | x | x | - |
Hoạt động xã hội hóa trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong | Các doanh nghiệp, cơ sở SXKD | Các cơ quan có liên quan | x | x | x | x |
Ghi chú: x là năm tổ chức các hoạt động./.
- 1Quyết định 1993/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án "Phát triển quan hệ lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2020"
- 2Kế hoạch 1307/KH-UBND triển khai Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019
- 3Quyết định 3490/QĐ-UBND năm 2021 về phê duyệt Đề án “Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025”
- 4Quyết định 386/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 359/KH-UBND năm 2021 về tăng cường giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và ổn định lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 4431/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025
- 7Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Luật Công đoàn 2012
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 4Quyết định 1993/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án "Phát triển quan hệ lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2020"
- 5Luật Đầu tư 2020
- 6Kế hoạch 1307/KH-UBND triển khai Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019
- 7Luật Doanh nghiệp 2020
- 8Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- 9Quyết định 3490/QĐ-UBND năm 2021 về phê duyệt Đề án “Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025”
- 10Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án “Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025
- 11Quyết định 386/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025
- 12Kế hoạch 359/KH-UBND năm 2021 về tăng cường giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và ổn định lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
- 13Quyết định 4431/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025
- 14Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do Thành phố Cần Thơ ban hành
Kế hoạch 322/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 322/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 30/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra