- 1Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1206/QĐ-BNN-TY năm 2017 Chương trình quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3162/KH-UBND | Gia Lai, ngày 16 tháng 8 năm 2017 |
GIÁM SÁT BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Thực hiện Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Chương trình quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm; trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 125/TTr-SNNPTNT ngày 28/7/2017;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, như sau:
1. Mục tiêu chung
Giám sát phát hiện sớm ổ dịch và sự lưu hành của vi rút Cúm để cảnh báo sớm nguy cơ phát sinh dịch bệnh, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ vi rút Cúm xâm nhập vào tỉnh; từ đó hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Cúm gia cầm và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác (Newcastle, Gumboro...) trên gia cầm, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi rút Cúm cho người, ổn định sản xuất, thúc đẩy chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm:
100% các ổ dịch trên đàn gia cầm nuôi có dấu hiệu mắc bệnh Cúm và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia cầm được phát hiện và báo cáo cho cơ quan thú y kịp thời.
b) Giám sát lưu hành của vi rút Cúm gia cầm:
- 100% đàn gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được lấy mẫu, xét nghiệm vi rút Cúm và tác nhân gây bệnh khác;
- 100% công ty có chuỗi sản xuất gia cầm xuất khẩu thực hiện lấy mẫu giám sát tại tất cả các công đoạn của chuỗi sản xuất (gia cầm giống, ấp nở con giống, nuôi thịt, giết mổ, chế biến);
- 100% trại chăn nuôi gia cầm giống (do địa phương quản lý) tại các huyện, thị xã, thành phố có chuỗi sản xuất gia cầm xuất khẩu được giám sát định kỳ bệnh Cúm gia cầm theo quy định của Bộ nông nghiệp và PTNT tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016;
- 100% các cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh Cúm gia cầm được giám sát định kỳ bệnh Cúm gia cầm và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016.
1. Tăng cường năng lực chuyên môn cho hệ thống giám sát
- Cán bộ dịch tễ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y được tập huấn kiến thức chuyên môn về giám sát bệnh trên gia cầm, kỹ năng điều tra ổ dịch;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn về chẩn đoán bệnh, lấy mẫu, giám sát bệnh Cúm gia cầm cho hệ thống thú y của địa phương;
- Trang bị tài liệu tập huấn chuẩn ở mức cơ bản cho cán bộ cấp xã, cấp huyện;
- Hàng năm tổ chức tập huấn các kỹ năng cơ bản về bệnh Cúm gia cầm, chẩn đoán lâm sàng và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; một số quy định pháp lý về phòng, chống dịch bệnh, giám sát, điều tra và xử lý dịch bệnh cơ bản cho nhân viên thú y cấp huyện, cấp xã, số lượng lớp tập huấn do Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đề xuất, trình Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định dựa trên nhu cầu thực tế;
- Đối tượng tập huấn: Tất cả các đối tượng được giao nhiệm vụ có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh.
a) Giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch Cúm gia cầm trên đàn gia cầm nuôi, chim hoang dã gây nuôi và chim hoang dã; giám sát lưu hành vi rút Cúm trên đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ xung quanh chuỗi sản xuất (nếu có).
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác giám sát, phát hiện, báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm đàn gia cầm nuôi, chim hoang dã gây nuôi, chim hoang dã nghi bị mắc bệnh Cúm gia cầm và các bệnh nguy hiểm khác trên gia cầm; giám sát lưu hành vi rút Cúm trên đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ xung quanh chuỗi sản xuất của các công ty có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
b) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại cơ sở ấp nở gia cầm phục vụ chuỗi sản xuất gia cầm: Chủ cơ sở ấp nở gia cầm phục vụ chuỗi sản xuất gia cầm để xuất khẩu xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát lưu hành vi rút Cúm và giám sát một số bệnh gia cầm khác (theo yêu cầu của nước nhập khẩu) tại cơ sở ấp nở.
c) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại cơ sở sản xuất gia cầm giống phục vụ chuỗi sản xuất gia cầm:
- Chủ cơ sở sản xuất gia cầm giống xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát định kỳ lưu hành vi rút Cúm theo quy định của Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ cơ sở sản xuất gia cầm giống phục vụ chuỗi sản xuất gia cầm để xuất khẩu thực hiện giám sát một số bệnh gia cầm khác (theo yêu cầu của nước nhập khẩu);
d) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt phục vụ xuất khẩu:
- Chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt phục vụ chuỗi sản xuất gia cầm để xuất khẩu xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát lưu hành vi rút Cúm;
- Thực hiện giám sát một số bệnh gia cầm khác (theo yêu cầu của nước nhập khẩu);
đ) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm phục vụ chuỗi sản xuất gia cầm:
- Chủ cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm phục vụ xuất khẩu xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát lưu hành vi rút Cúm;
- Thực hiện giám sát một số bệnh gia cầm khác (theo yêu cầu của nước nhập khẩu).
e) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại các cơ sở an toàn dịch bệnh:
- Chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát lưu hành vi rút Cúm theo quy định của Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ cơ sở cơ sở an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu thực hiện giám sát một số bệnh gia cầm khác (theo yêu cầu của nước nhập khẩu).
g) Giám sát huyết thanh học:
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát huyết thanh học đối với gia cầm nuôi nhỏ lẻ xung quanh chuỗi sản xuất của các công ty nhằm đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng (đối với trường hợp tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm);
- Chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát huyết thanh học nhằm đánh giá tỷ lệ lưu hành huyết thanh (đối với trường hợp không tiêm phòng vắc xin và không thực hiện giám sát vi rút).
3. Giám sát bệnh Cúm gia cầm tại cơ sở
a) Các cơ sở theo dõi, ghi chép thông tin về các hoạt động kiểm soát trong sản xuất con giống, gia cầm nuôi thương phẩm (bao gồm tình hình sản xuất, dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y, hóa chất khử trùng, sử dụng thức ăn, biện pháp vệ sinh thú y, xử lý dịch bệnh).
b) Khi có nghi ngờ xuất hiện bệnh phải kịp thời báo cáo cho nhân viên thú y xã, UBND xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y để thực hiện các biện pháp phòng chống theo quy định.
a) Tổ chức tuyên truyền về nội dung của Chương trình quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm, đặc biệt là mục tiêu của Chương trình và những lợi ích mà Chương trình mang lại;
b) Tăng cường thông tin tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có dịch bệnh trên gia cầm cho mọi đối tượng chăn nuôi, người buôn bán, vận chuyển gia cầm, cơ sở sản xuất, kinh doanh, ấp nở con giống, cơ sở nuôi gia cầm thương phẩm và cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm;
c) Người chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ: Tăng cường các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và phòng, chống dịch bệnh;
d) Các trang trại nuôi gia cầm: Khuyến khích tham gia thực hiện Chương trình hoặc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh;
đ) Người buôn bán, vận chuyển gia cầm: Tuân thủ các quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học để hạn chế làm phát sinh và lây lan dịch bệnh;
e) Tuyên truyền cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, ấp nở con giống, các cơ sở nuôi gia cầm thương phẩm, các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
1. Ngân sách tỉnh chi cho các nội dung sau
- Thực hiện chương trình giám sát cúm gia cầm tại địa phương, bao gồm:
+ Giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch Cúm gia cầm và dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia cầm (bao gồm giám sát lâm sàng và chủ động lấy mẫu giám sát);
+ Giám sát lưu hành vi rút Cúm trên đàn gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi;
+ Giám sát huyết thanh học đàn gia cầm nuôi;
- Xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh Cúm gia cầm và các bệnh nguy hiểm của gia cầm trong tỉnh;
- Phối hợp đào tạo, tập huấn cho cán bộ thú y;
- Tổ chức hướng dẫn, hội thảo, họp sơ kết, tổng kết;
- Thông tin, tuyên truyền để phát trên các phương tiện truyền thông ở địa phương.
2. Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ cơ sở tự đảm bảo
- Giám sát tại các cơ sở giống gia cầm, cơ sở an toàn dịch bệnh do các cơ quan thú y thực hiện theo quy định của pháp luật (Thông tư 07/20016/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 và Thông tư 14/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT), bao gồm:
+ Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại các cơ sở sản xuất gia cầm giống;
+ Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại các cơ sở an toàn dịch bệnh.
- Giám sát tại các cơ sở có nhu cầu phục vụ chuỗi sản xuất gia cầm xuất khẩu, bao gồm:
+ Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại cơ sở ấp nở gia cầm để xuất khẩu;
+ Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt phục vụ xuất khẩu;
+ Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm để xuất khẩu;
+ Giám sát huyết thanh học nhằm đánh giá tỷ lệ lưu hành huyết thanh (áp dụng đối với trường hợp không tiêm phòng vắc xin và không thực hiện giám sát vi rút).
Các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi chịu trách nhiệm về kinh phí cho thực hiện xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y tại cơ sở; chủ động giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm; chủ động phòng chống dịch bệnh an toàn, hiệu quả, đúng quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể theo chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc sở triển khai Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin kết quả giám sát để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức triển khai Kế hoạch tại các địa phương.
c) Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế dịch bệnh gia cầm trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí chi cho giám sát Cúm gia cầm và dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia cầm trong kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
d) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thẩm định dự toán kinh phí của Sở Nông nghiệp và PTNT và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai Kế hoạch đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; hướng dẫn sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo đúng quy định.
3. Sở Thông tin và truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm, các văn bản quy định trong công tác phòng chống dịch bệnh, các kinh nghiệm hay trong phòng, chống, xử lý dịch bệnh gia cầm.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Hàng năm xây dựng Kế hoạch giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm trên địa bàn, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
b) Chỉ đạo UBND cấp xã triển khai thực hiện quản lý đàn gia cầm nuôi; tổ chức thông tin tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo hướng dẫn của ngành Thú y; xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh; tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người chăn nuôi.
5. Các cơ sở chăn nuôi, ấp nở gia cầm, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm
a) Tham gia thực hiện giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm;
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú y có thẩm quyền để triển khai thực hiện giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm;
c) Bố trí nguồn lực và kinh phí triển khai thực hiện giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm;
d) Tuân thủ các quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y.
Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2830/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Hà Nội đến năm 2020
- 2Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2017 thực hiện "Chương trình Quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 525/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020
- 4Quyết định 3819/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch Giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Kế hoạch 730/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 1Quyết định 2830/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Hà Nội đến năm 2020
- 2Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1206/QĐ-BNN-TY năm 2017 Chương trình quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2017 thực hiện "Chương trình Quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 525/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020
- 7Quyết định 3819/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch Giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 8Kế hoạch 730/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Kế hoạch 3162/KH-UBND năm 2017 giám sát bệnh Cúm gia cầm và dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 3162/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Kpă Thuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định