- 1Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 2Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 3Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 4Quyết định 37/2010/QĐ-TTg ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 6Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Kế hoạch 2398/KH-UBND triển khai, tổ chức tháng hành động vì trẻ em năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 312/KH-UBND | Phú Nhuận, ngày 05 tháng 6 năm 2013 |
TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2013
Thực hiện Kế hoạch số 2398/KH-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai, tổ chức Tháng hành động Vì trẻ em 2013, Ủy ban nhân dân quận triển khai Kế hoạch tổ chức Tháng hành động Vì trẻ em năm 2013 trên địa bàn quận với nội dung cụ thể như sau:
1. Thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêu cần đạt được của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng như phòng ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực đến trẻ em trong tình hình mới.
2. Thực hiện hiệu quả hơn các chính sách, chương trình trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; vận động xã hội góp sức tích cực hơn nhằm cải thiện điều kiện sống, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Tạo điều kiện để mọi trẻ em, đặc biệt trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có một kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh. Hạn chế tối đa tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, bị bóc lột sức lao động do thiếu sự quan tâm chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng.
II. CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2013:
- Chủ đề của Tháng hành động Vì trẻ em năm 2013: “Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em nghèo và trẻ em dân tộc thiểu số”.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6 năm 2013.
1. Tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em kết hợp với lễ Khai mạc hè năm 2013.
2. Rà soát việc thực thi các văn bản luật pháp, chính sách của Trung ương và thành phố.
3. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động xã hội; các hoạt động chăm lo về vật chất, tinh thần; các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho trẻ em.
4. Tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói trẻ em” cấp quận và 15 phường.
5. Kiểm tra, giám sát và đánh giá tổng kết việc thực hiện Tháng hành động vì trẻ em
* Các khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động vì trẻ em năm 2013:
- Tạo cơ hội cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số đến trường.
- Trẻ em - niềm hạnh phúc của mỗi gia đình.
- Tình nguyện vì trẻ em - vì hiện tại và tương lai.
- Đầu tư cho trẻ em để phát triển bền vững.
- Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.
- Chung tay góp sức vì sự no ấm của trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc.
- Hướng tới một xã hội không có trẻ em nghèo khó và thất học.
- Vì tương lai của đất nước hãy chăm lo cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc.
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện các nội dung sau:
- Chọn lựa và tổ chức truyền thông tập trung vào một số nội dung trọng tâm cơ bản của: Luật Bảo vệ - Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em; Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 6 tháng 8 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục; các quy định về phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ em (trong đó có tai nạn đuối nước).
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; giám sát việc thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện chính sách trợ cấp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về Quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 trên địa bàn 15 Phường.
- Tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói trẻ em” cấp quận trong tuần thứ 3 của tháng 6.
- Tổ chức gặp gỡ, tìm hiểu nguyện vọng, thăm hỏi, tặng quà, trao học bổng cho trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn quận.
2. Đề nghị Quận Đoàn - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo hè quận:
- Tham mưu tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí gắn với đặc thù của quận và đáp ứng nhu cầu lành mạnh của trẻ em. Trong đó, chú trọng đến những hoạt động giáo dục truyền thống, nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật giao thông, gắn phong trào Thanh niên tình nguyện hè năm 2013 và các hoạt động chăm lo cho trẻ em lồng ghép với những hoạt động nhân các ngày lễ như: Kỷ niệm 315 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 5/6 ... nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục thiếu niên, nhi đồng về truyền thống lịch sử, đạo đức lối sống của dân tộc nói chung và lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân và tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Chỉ đạo hệ thống Đoàn cơ sở tăng cường việc tổ chức các sân chơi cho trẻ em với các chủ đề về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường...
- Tổ chức cho trẻ em nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để tăng cường sự tự tin, hỗ trợ các em hòa nhập cộng đồng. Tổ chức chương trình văn nghệ “Tuổi thơ Chăm trên thành phố Bác” phục vụ trẻ em dân tộc Chăm.
- Chủ trì phối hợp cơ quan liên quan tham mưu tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng, tránh rơi vào tệ nạn xã hội; các nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, bị bóc lột lao động; phòng tránh tai nạn thương tích (đặc biệt các tai nạn giao thông, đuối nước), tham gia giao thông an toàn, học bơi, sơ cứu người bị tai nạn, thương tích...
- Phối hợp Ủy ban nhân dân 15 phường kiểm tra các điểm nuôi trẻ em bất hợp pháp, nhóm nuôi trẻ em không đạt tiêu chuẩn và xử lý theo quy định pháp luật.
4. Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu tổ chức rà soát việc thực thi các văn bản pháp luật, chính sách của Trung ương và Thành phố liên quan tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tham mưu, đề xuất, kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung các chính sách phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho trẻ em nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội bình đẳng tiếp cận các dịch vụ xã hội.
5. Phòng Văn hóa và Thông tin:
Chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện các nội dung:
- Lồng ghép vào các hoạt động “Năm gia đình Việt Nam”, ngày Gia đình Việt Nam 28 tháng 6, tổ chức gặp mặt, biểu dương những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhung biết vươn lên nuôi con tốt, dạy con ngoan và trở thành những gương điển hình của xã hội.
- Tập trung kiểm tra, giám sát các công trình vui chơi giải trí đã được thành phố và quận đầu tư, xây dựng trong năm 2011, 2012, đảm bảo các em được tiếp cận miễn phí các dịch vụ, các công trình được duy tu, sửa chữa và sử dụng đúng mục đích.
- Phối hợp Ủy ban nhân dân 15 phường kiểm tra và kịp thời xử lý các điểm kinh doanh dịch vụ Internet cung cấp trò chơi trực tuyến không đúng quy định.
6. Trung Tâm Thể dục Thể thao quận tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, các lớp năng khiếu thể thao, trò chơi vận động, trò chơi dân gian cho các em học sinh theo kế hoạch tổ chức hoạt động hè. Duy trì phong trào tập thể dục buổi sáng, phát hành vé bơi miễn phí. Tham mưu đầu tư các dụng cụ rèn luyện thân thể cho các khu vui chơi trên địa bàn để thu hút thanh thiếu nhi đến tham gia.
7. Trung tâm Văn hóa quận tổ chức các hoạt động vui chơi giáo dục trẻ em nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật giao thông, tham quan tìm hiểu di tích lịch sử, di tích văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
8. Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu tổ chức vận động hộ gia đình tham gia hưởng ứng thực hiện Sạch nhà, đẹp ngõ, bảo vệ môi trường.
9. Đề nghị Hội Cựu chiến binh quận phối hợp Ban đại diện Hội Người cao tuổi quận hướng dẫn, duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Câu lạc bộ ông bà cháu.
10. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức triển khai Kế hoạch, tổ chức vận động các bậc cha mẹ tạo điều kiện, đưa con em tham gia sinh hoạt thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ do địa phương tổ chức nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em.
- Căn cứ vào đặc điểm, tình hình của địa phương và nội dung của Kế hoạch để xây dựng kế hoạch thực hiện tại cơ sở.
- Tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em kết hợp với lễ Khai mạc hè năm 2013.
- Tổ chức các hoạt động chăm lo về vật chất, tinh thần cho trẻ em nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: tặng quà, trao học bổng; hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật (nếu có).
- Tùy vào đặc điểm tình hình và điều kiện, tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói trẻ em” theo các hình thức khác nhau nhằm đạt hiệu quả và tiết kiệm. Thời gian tổ chức trong tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 tháng 6.
- Thường xuyên rà soát và kiểm tra tình hình sử dụng lao động trẻ em nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em; phối hợp các cơ quan chức năng quận xử lý nghiêm minh các trường hợp ngược đãi, xâm hại, vi phạm quyền trẻ em (nếu có). Kiểm tra các điểm nuôi trẻ em bất hợp pháp, nhóm nuôi trẻ em không đạt tiêu chuẩn và xử lý theo quy định pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em trên địa bàn nhằm thu hút và phát huy quyền tham gia của trẻ em; tiếp tục thực hiện phong trào tập thể dục buổi sáng; vận động các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch, vui chơi giải trí trên địa bàn có chế độ ưu tiên, miễn, giảm phí cho trẻ là con em hộ gia đình nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Kinh phí tổ chức hoạt động Tháng hành động Vì trẻ em của các đơn vị sử dụng trong dự toán kinh phí ngân sách đã giao năm 2013.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn các ban, ngành và Ủy ban nhân dân 15 Phường sử dụng nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em theo quy định.
- Các phòng, ban, ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung có liên quan trên cơ sở đảm bảo về mặt tiến độ thời gian và hiệu quả của chương trình, tránh hình thức và báo cáo Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em trước ngày 30/6/2013.
- Ủy ban nhân dân 15 Phường căn cứ nội dung Kế hoạch và tình hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và đăng ký thời gian tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói trẻ em”, gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chậm nhất là ngày 03/6/3013 và báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em trước ngày 30/6/3013.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em năm 2013, báo cáo Ủy ban nhân dân quận và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 02/7/2013.
Trên đây là Kế hoạch triển khai, tổ chức Tháng hành động Vì trẻ em năm 2013 trên địa bàn quận, đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân 15 phường tổ chức thực hiện tốt những nội dung đã đề ra và báo cáo theo thời gian quy định nêu trên./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 2859/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Ngãi năm 2017
- 2Kế hoạch 1704/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Kế hoạch 1458/KH-UBND thực hiện "Tháng hành động Vì trẻ em" năm 2020, chủ đề "Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ" do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 1Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 2Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 3Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 4Quyết định 37/2010/QĐ-TTg ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 6Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Kế hoạch 2398/KH-UBND triển khai, tổ chức tháng hành động vì trẻ em năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Kế hoạch 2859/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Ngãi năm 2017
- 9Kế hoạch 1704/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 10Kế hoạch 1458/KH-UBND thực hiện "Tháng hành động Vì trẻ em" năm 2020, chủ đề "Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ" do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch 312/KH-UBND về triển khai, tổ chức Tháng hành động Vì trẻ em năm 2013 do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 312/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 05/06/2013
- Nơi ban hành: Quận Phú Nhuận
- Người ký: Trần Thị Hóa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định