Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1704/KH-UBND | Gia Lai, ngày 12 tháng 5 năm 2017 |
TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2017
Thực hiện Chương trình số 52-CTr/TU ngày 18/4/2013 của Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013 - 2020 và Quyết định số 572/QĐ-LĐTBXH ngày 19/4/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017; Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”, cụ thể như sau:
1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật trẻ em về bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, đặc biệt là quy định về bảo vệ trẻ em.
2. Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trách nhiệm của các ngành về công tác trẻ em.
3. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; ưu tiên tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo, tố giác về bạo lực, xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em là nạn nhân trong quá trình tố tụng nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được sống và phát triển trong môi trường an toàn, lành mạnh.
4. Thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về bảo vệ trẻ em; kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em; phát hiện, lên tiếng tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
5. Thực hiện “Mùa hè an toàn cho trẻ em”, tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, đoàn thể trong quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích và phòng, chống tai nạn, thương tích nhất là đuối nước trong dịp hè.
II. THÔNG ĐIỆP, KHẨU HIỆU TRUYỀN THÔNG
1. Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 - Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
2. Thực hiện Luật trẻ em để bảo vệ con em của chúng ta.
3. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng môi trường an toàn để trẻ em không bị bạo lực, xâm hại.
4. Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.
5. Hãy gọi 18001567 để lên tiếng tố cáo mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
6. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
7. Mùa hè an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.
1. Tổ chức Lễ phát động:
- Cấp tỉnh: Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, khai mạc hoạt động hè và vận động ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh năm 2017 vào ngày 01/6/2017 tại Nhà thiếu nhi tỉnh.
- Cấp huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 trong thời gian từ ngày 25/5/2017 đến ngày 01/6/2017 tại địa phương.
2. Hoạt động truyền thông:
- Các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan thông tin đại chúng phổ biến rộng rãi về chủ đề Tháng hành động vì trẻ em; Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trẻ em.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông, hoạt động truyền thông tại cộng đồng cho gia đình, nhà trường, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các cơ quan, địa chỉ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin vụ việc và hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
- Phổ biến các khẩu hiệu, thông điệp, phóng sự, video clip, tài liệu, áp phích, băng rôn,.... về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; nhân bản, cấp phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
3. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn:
- Tổ chức hội nghị, hội thảo về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Tập huấn, phổ biến Luật trẻ em; tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, đặc biệt xâm hại tình dục,...
4. Thăm, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ, chăm sóc trẻ em bị bạo lực, xâm hại:
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị thực hiện việc tiếp nhận, điều trị, tư vấn chăm sóc sức khỏe, trị liệu tâm lý cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
- Thăm, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa.
- Vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia hỗ trợ, can thiệp, chăm sóc các trường hợp trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, đặc biệt trẻ em bị xâm hại tình dục. Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp tỉnh và địa phương tăng cường vận động các nhà tài trợ hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
5. Tổ chức Diễn đàn trẻ em tại địa phương:
- Tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp (theo Thông tư số 33/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp) với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” để đại diện trẻ em thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Các huyện, thị xã, thành phố đăng ký tham dự Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh (dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6 năm 2017 tại thành phố Pleiku).
- Cấp tỉnh chọn, cử đại diện trẻ em và chuẩn bị các nội dung để tham dự Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5 (dự kiến tổ chức vào tháng 8 năm 2017 tại Hà Nội).
6. Hoạt động kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh:
- Tổ chức việc bàn giao, tiếp nhận và quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư.
- Chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho trẻ em nhất là tai nạn đuối nước trong dịp hè, mùa mưa bão.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh phù hợp với từng lứa tuổi cho trẻ em như: thi các trò chơi dân gian, thi văn nghệ, bóng đá, bóng bàn, cầu lông,... đảm bảo an toàn và lành mạnh cho trẻ em trong dịp hè. Tổ chức các cuộc thi: Thi vẽ tranh, tìm hiểu kiến thức,... về phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Tổ chức các lớp: dạy bơi trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước; kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông; kỹ năng cứu hộ và sơ cứu trẻ em bị tai nạn, thương tích để trẻ em có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh.
- Tổ chức hoạt động và thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em; các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại địa phương để trẻ em được phát huy quyền tham gia và học các kỹ năng an toàn cá nhân, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, phát hiện, tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Bố trí kinh phí và vận động xã hội xây dựng các công trình dành cho trẻ em (khu vui chơi giải trí, bể bơi, nâng cấp trường, lớp học...).
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”.
- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và nội dung của Tháng hành động vì trẻ em năm 2017; các tin bài, phóng sự về bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhất là về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai treo băng rôn, khẩu hiệu,... tuyên truyền Tháng hành động vì trẻ em.
- Phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh vào cuối tháng 6 năm 2017 và tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.
- Tham mưu Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh xét chọn những đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong việc đóng góp xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em năm 2016 để biểu dương khen thưởng và trao tặng trong Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, khai mạc hoạt động hè và vận động ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2017.
- Đôn đốc, phối hợp thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đi vận động các nhà tài trợ quyên góp ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh năm 2017.
- Tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Phối hợp với các đơn vị hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tư vấn tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bệnh tim.
- Đôn đốc, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch và báo cáo tổng kết Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 theo quy định.
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh (Thường trực Ban chỉ đạo hoạt động hè của tỉnh):
- Tổ chức các hoạt động hè cho trẻ em như: Tổ chức các sân chơi cho trẻ em; các hoạt động giáo dục trẻ em kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng tránh các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, bóc lột lao động, mắc các tệ nạn xã hội; phòng, tránh tai nạn thương tích, tham gia giao thông an toàn, học bơi, sơ cứu người bị tai nạn, thương tích...
- Hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, thị, thành Đoàn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tốt Diễn đàn trẻ em năm 2017 với chủ đề: “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”.
- Duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ thiếu nhi để phát huy quyền tham gia của trẻ em.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các Đoàn, Đội ở cơ sở lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ em sinh hoạt trong kỳ nghỉ hè.
- Phát huy vai trò của các kênh truyền thông ở các cấp Bộ đoàn viết bài, đưa tin về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em để nâng cao nhận thức của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em.
- Vận động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học được trở lại trường, lớp học.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động nhân Tháng hành động vì trẻ em.
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và kỹ năng phòng tránh và tự bảo vệ trước nguy cơ bị xâm hại, bạo lực đối với học sinh.
-Tổ chức tốt việc bàn giao học sinh về gia đình, địa phương quản lý trong dịp nghỉ hè.
4. Sở Y tế:
- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về phòng ngừa, ngăn chặn các bệnh dịch lây lan trong mùa hè; tăng cường công tác khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.
- Bảo đảm việc cung cấp đủ thuốc, dịch vụ có chất lượng phục vụ việc phòng bệnh, chữa bệnh cho trẻ em trong mùa hè nhất là việc sơ cấp cứu, vận chuyển và điều trị cho trẻ em.
5. Công an tỉnh:
- Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Công an trong tỉnh triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại, bạo lực với trẻ em và trẻ em vi phạm pháp luật. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật trong trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại tạm giam, trại giam; bảo đảm các điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết cho trẻ em.
- Kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, các loại đồ chơi có tính bạo lực nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự an toàn xã hội có nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc tăng cường sử dụng thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở thể dục, thể thao, thăm quan,... phục vụ trẻ em trong dịp hè. Tăng cường công tác quản lý bể bơi và hoạt động dạy bơi cho trẻ em; nâng cao năng lực cho cán bộ văn hóa, thể thao về phòng, chống tai nạn thương tích, cứu đuối cho trẻ em.
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch dành cho trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em; tăng cường nội dung thông tin phục vụ nhu cầu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè.
- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động, sản phẩm, phương tiện thông tin, truyền thông dành cho trẻ em và có liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bảo đảm hoạt động theo pháp luật.
8. Sở Giao thông vận tải:
- Chỉ đạo triển khai tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; chú trọng phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường công tác kiểm tra giao thông để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trong đó đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ và đường thủy.
9. Sở Tư pháp: Tăng cường các hoạt động về trợ giúp pháp lý cho trẻ em; xây dựng tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về Luật trẻ em; tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân kịp thời đăng ký giấy khai sinh đúng hạn cho trẻ em.
10. Sở Nội vụ: Chỉ đạo Ban Thi đua - Khen thưởng hướng dẫn và hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2016, trình Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen theo quy định.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
- Chỉ đạo các tổ chức thành viên trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em và tăng cường lồng ghép tuyên truyền về nội dung của Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.
- Phát động và triển khai Phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; vận động mọi nguồn lực xã hội cho trẻ em trong đó ưu tiên công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa.
12. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức diễn đàn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về giáo dục bà mẹ nuôi, dạy con tốt; Luật trẻ em và phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em; tọa đàm với các hộ gia đình nghèo có con bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học những gia đình có trẻ em có nguy cơ bị bạo lực gia đình để bàn giải pháp hỗ trợ.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức cho trẻ em sinh hoạt hè, vui chơi giải trí, lao động phù hợp và tham gia các hoạt động xã hội thiết thực, an toàn.
- Tổ chức giao lưu, biểu dương gia đình nuôi con tốt - dạy con ngoan.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” (theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2014/TT-BLĐTBXH ngày 19/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em).
- Tăng cường công tác tuyên truyền Luật trẻ em; phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn. Cải tạo môi trường sống bảo đảm an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Tổ chức Diễn đàn trẻ em với chủ đề: “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” năm 2017 tại địa phương (theo Thông tư số 33/2014/TT-BLDTBXH ngày 24/12/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp) trước ngày 30/5/2017 và đăng ký tham gia Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh năm 2017.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em phù hợp với tình hình của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà và trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bạo lực, xâm hại có hiệu quả và thiết thực.
- Giải quyết những vấn đề tồn tại, bức xúc, những lĩnh vực còn hạn chế trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa phương.
- Vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực cho Quỹ bảo trợ trẻ em cấp huyện, cấp xã để triển khai các hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện kế hoạch và chỉ đạo, các cơ quan, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.
- Tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em theo thời gian quy định.
Các sở, ban, ngành; các đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố gửi Kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em trước ngày 15/5/2017 và Báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 trước ngày 05/7/2017 (kèm theo phụ lục) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017, yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể liên quan triển khai thực hiện
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BÁO CÁO TỔNG KẾT THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, điều hành: Ban hành văn bản, xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát thực hiện.
2. Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em.
3. Hoạt động truyền thông.
4. Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, tham quan, dã ngoại cho trẻ em trong “Tháng hành động vì trẻ em” và trong hè, đặc biệt là dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
5. Hoạt động chăm sóc sức khỏe và thăm hỏi, tặng quà, cấp học bổng cho trẻ em, khai trương, triển khai các công trình dành cho trẻ em.
6. Hoạt động thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
7. Ngân sách dành cho Tháng hành động.
a. Ngân sách nhà nước.
b. Ngân sách vận động.
Tổng số tiền vận động (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã vận động).
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đã đạt được, kinh nghiệm, bài học về truyền thông vận động xã hội.
2. Tồn tại, hạn chế.
3. Kiến nghị, đề xuất.
ĐƠN VỊ: ……………………..
TỔNG HỢP LỄ PHÁT ĐỘNG VÀ NGÂN SÁCH THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh Gia Lai)
| Lễ phát động | Ngân sách cho Tháng hành động vì trẻ em | ||
Số điểm phát động | Số trẻ em tham dự | Ngân sách Nhà nước | Vận động | |
Cấp tỉnh |
|
|
|
|
Cấp huyện |
|
|
|
|
Cấp xã |
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
ĐƠN VỊ: ……………………..
TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TRẺ EM NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh Gia Lai)
| Tặng quà | Cấp học bổng | Phẫu thuật (Mắt, môi, tim, tàn tật vật động, dị tật khác) | |||
Số lượng trẻ em | Kinh phí | Số lượng trẻ em | Kinh phí | Số lượng trẻ em | Kinh phí | |
Cấp Tỉnh |
|
|
|
|
|
|
Cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
Cấp xã |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
ĐƠN VỊ: ……………………..
BIỂU MẪU TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI, GIẢI TRÍ VÀ THAM GIA CỦA TRẺ EM
(Kèm theo Kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh Gia Lai)
Cấp | Hội thi | Diễn đàn | Cắm trại | Các hoạt động khác | ||||
Số lượng Hội Thi | Số lượng trẻ em tham gia | Số lượng diễn đàn | Số lượng trẻ em tham gia | Số lượng hội trại | Số lượng trẻ em tham gia | Số lượng | Số lượng trẻ em tham gia | |
Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Chỉ thị 04/2000/CT-UBND về đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em, tổng kết chương trình hành động vì trẻ em Hưng Yên 1991–2000 và xây dựng chương trình hành động vì trẻ em Hưng Yên 2001–2010
- 2Kế hoạch 2124/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 tỉnh Gia Lai
- 3Kế hoạch 41/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4Kế hoạch 2859/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Ngãi năm 2017
- 5Kế hoạch 861/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Kế hoạch 1458/KH-UBND thực hiện "Tháng hành động Vì trẻ em" năm 2020, chủ đề "Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ" do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 7Kế hoạch 312/KH-UBND về triển khai, tổ chức Tháng hành động Vì trẻ em năm 2013 do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Kế hoạch 123/KH-UBND-LĐTBXH thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em năm 2012 do Ủy ban nhân dân Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Kế hoạch 100/KH-UBND thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 1Thông tư 15/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Chỉ thị 04/2000/CT-UBND về đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em, tổng kết chương trình hành động vì trẻ em Hưng Yên 1991–2000 và xây dựng chương trình hành động vì trẻ em Hưng Yên 2001–2010
- 3Thông tư 33/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 178/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013 - 2020
- 5Luật trẻ em 2016
- 6Kế hoạch 2124/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 tỉnh Gia Lai
- 7Quyết định 572/QĐ-LĐTBXH Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Kế hoạch 41/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 9Kế hoạch 2859/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Ngãi năm 2017
- 10Kế hoạch 861/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Kế hoạch 1458/KH-UBND thực hiện "Tháng hành động Vì trẻ em" năm 2020, chủ đề "Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ" do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 12Kế hoạch 312/KH-UBND về triển khai, tổ chức Tháng hành động Vì trẻ em năm 2013 do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Kế hoạch 123/KH-UBND-LĐTBXH thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em năm 2012 do Ủy ban nhân dân Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Kế hoạch 100/KH-UBND thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 do Thành phố Hà Nội ban hành
Kế hoạch 1704/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Gia Lai ban hành
- Số hiệu: 1704/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Huỳnh Nữ Thu Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra