Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3040/KH-UBND

Gia Lai, ngày 24 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC, DƯỢC LIỆU TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2045

Thực hiện Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17/3/ 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển công nghiệp dược, dược liệu tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC, DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI.

1. Thực trạng ngành công nghiệp dược, dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa có nhà máy sản xuất dược phẩm, tình hình trồng cây dược liệu của Gia Lai tuy có phát triển trong những năm gần đây, tuy nhiên phần lớn mang tính tự phát, quy mô hộ gia đình là chủ yếu; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa trồng, thu mua, sơ chế, chế biến trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu.

- Trong những năm qua, các địa phương, doanh nghiệp và người dân đã đầu tư phát triển, mở rộng diện tích trồng dược liệu; đến thời điểm hiện nay tổng diện tích dược liệu trên địa bàn tỉnh là 3.987,5 ha, tăng 3.001,97 ha so với năm 2020 (985,53 ha), cụ thể: Dược liệu trồng trên đất nông nghiệp khoảng 3.030,6 ha, tăng 2.305,67 ha so với năm 2020 (724,93 ha); trong đó: Đinh lăng 747,5 ha, Nghệ 465,5 ha, Gừng 362,4 ha, Lan kim tuyến 01 ha; Sa nhân 68 ha, Sâm bố chính 40,3 ha; Sâm đương quy 73,1 ha, Đẳng sâm 5,6 ha, Sả 418,2 ha, Cà gai leo 90,7 ha, Đan sâm 06 ha; Sa chi 105,9 ha, Nhàu 12 ha, Gấc 39,5 ha, Hà Thủ ô 17,4 ha và dược liệu khác 577,5 ha phân bố tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện: Kbang, Đak Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Mang Yang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đak Pơ, Krông Pa, Phú Thiện, Chư Pưh (có Phụ lục 1 kèm theo).

- Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã phát triển một số mô hình trồng dược liệu có hiệu quả, cụ thể như sau:

Mô hình trồng Sâm bố chính của Hợp tác xã nông nghiệp Dược Liệu Quang Vinh tại thôn 1, xã Sơ Pai, huyện Kbang cho năng suất 06 tấn tươi/ha, giá thu mua 100.000 đồng/kg tươi, lợi nhuận khoảng 335 triệu đồng/ha.

Mô hình trồng cây hoa Hòe tại xã Yang Trung, huyện Kông Chro với diện tích 21 ha; mật độ khoảng 1.000 cây/ha, kinh phí đầu tư khoảng 250 triệu/ha/năm. Hiện vườn đang cho thu hoạch khoảng 05 ký hoa khô/cây, với giá thu mua khoảng 150.000 đồng/kg, lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng/ha.

Mô hình trồng Cà gai leo tại xã Đak Kơ Ning, huyện Kông Chro với diện tích 1,5 ha, chi phí đầu tư ban đầu khoảng 140 triệu đồng/ha, năng suất khoảng 10 tấn khô/ha. Sản phẩm được Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai bao tiêu với giá 20.000 đồng/kg, lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/ha.

- Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 03 cơ sở chế biến dược liệu, cụ thể:

Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh đã đầu tư xây dựng Cụm Nhà máy chế biến dược liệu thực phẩm Trường Sinh và Dự án Nghiên cứu, hoàn thiện đổi mới công nghệ sản xuất chế biến dược liệu tại Khu Công nghiệp Trà Đa - thành phố Pleiku. Nhu cầu nguyên liệu của công ty cần khoảng 15.000 tấn dược liệu/năm, gồm các loại dược liệu chính như: Đinh lăng, Đương quy, Sâm bố chính, Sâm dây, Diệp hạ châu, Atisô, Cỏ sướt, Lô hội...

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai đã đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến dược liệu tại Khu Công nghiệp Trà Đa - thành phố Pleiku, với công suất 500 triệu viên thực phẩm chức năng/năm và 500 tấn cao dược liệu/năm. Nhu cầu nguyên liệu của Nhà máy cần khoảng 4.000 tấn dược liệu/năm, gồm các loại dược liệu chính như: Cà gai leo, Đương quy, Đẳng sâm, Đinh lăng, Hà thủ ô đỏ, Thiên môn đông, Cát cánh, Nhân trần, Xạ đen, Linh chi, Thảo quyết minh, Diệp hạ châu...

Nhà máy dược liệu tại Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện Chư Păh với công suất 890 tấn dược liệu/năm.

2. Thuận lợi.

- Công tác phát triển công nghiệp dược, dược liệu đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương quan tâm và đã ban hành chủ trương, cơ chế chính sách: Quyết định 1976/QĐ- TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trồng, phát triển nuôi, trồng, khai thác dược liệu... Đặc biệt, ngày 03/7/2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (Khóa XV) đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Gia Lai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, có nhiều sông suối nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, có tiềm năng phát triển nhiều loại cây dược liệu bản địa. Môi trường thiên nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc nuôi trồng và phát triển nhiều loại dược liệu quý hiếm. Tài nguyên rừng Gia Lai rất đang dạng và phong phú, đa dạng sinh học về thực vật và động vật. Theo kết quả Đề tài "Đánh giá tài nguyên, đặc điểm phân bố, đề xuất giải pháp bảo tồn phát triển bền vững cây dược liệu bản địa ở tỉnh Gia Lai" do Trường đại học Khoa học - Đại học Huế thực hiện năm 2005, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã điều tra và thống kê được 573 loài cây dược liệu, trong đó có 21 loài là thực vật quý hiếm được ghi nhận trong sách Đỏ Việt Nam, 30 loài cây dược liệu chính được sử dụng rộng rãi, có giá trị kinh tế như Sa nhân, Ba Kích, Bách bộ, Hoàng đằng, Cam thảo dây, Địa liền, Lan kim tuyến, Hà thủ ô, Ngũ Gia bì, Kim tiền thảo, Nghệ đen….

- Thị trường tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu rất lớn do truyền thống phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền có từ lâu đời của Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng.

3. Khó khăn.

- Hiện tại trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa có nhà máy sản xuất dược phẩm, phát triển trồng cây dược liệu của Gia Lai vẫn chưa thật sự được đánh thức; việc phát triển diện tích còn manh mún, mang tính tự phát, quy mô hộ gia đình là chủ yếu; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa trồng, thu mua, sơ chế, chế biến trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu.

- Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể: Dược liệu được trồng lẫn với vùng trồng hoa màu khác; Kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây dược liệu chủ yếu theo kinh nghiệm; Việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới… còn tùy tiện. Điều này không những gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu.

- Vùng trồng dược liệu liệu trong cộng đồng hiện đã bị thu hẹp đáng kể, thậm chí một số vùng trồng cây dược liệu truyền thống đã không còn. Nhiều cây dược liệu đang có xu hướng bị lãng quên. Công tác tuyển chọn giống cây dược liệu chưa được quan tâm và thiếu chuyên gia nên năng suất và chất lượng chưa tốt;

- Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến dược liệu chưa được chú trọng nên chất lượng sản phẩm dược liệu Gia Lai chưa đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu.

4. Nguyên nhân của những khó khăn

- Gia Lai có xuất phát điểm kinh tế thấp, nguồn lực đầu tư của Nhà nước và nhân dân vào công nghiệp dược, dược liệu còn rất hạn chế. Thị trường tiêu thụ dược phẩm, dược liệu còn thiếu ổn định. Chính sách về phát triển công nghiệp dược, dược liệu chưa được triển khai đồng bộ và triệt để; việc hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất dược phẩm, dược liệu còn nhiều hạn chế.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học mặc dù bước đầu đã có những kết quả khích lệ, nhất là ứng dụng trong phát triển dược liệu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế; chưa có sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất kinh doanh dược liệu trong tỉnh nên chưa phát huy được các kết quả của nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống cây dược liệu, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống cây dược liệu, kỹ thuật nuôi trồng, bảo tồn và phát triển nguồn gien cây dược liệu, tiêu chuẩn hóa, sản xuất thành phẩm chưa được quan tâm và đầu tư đủ mạnh...

II. QUAN ĐIỂM

- Ưu tiên phát triển công nghiệp dược, sản xuất thuốc từ dược liệu với các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Phát triển cây dược liệu phải đảm bảo phù hợp với từng vùng sinh thái trên cơ sở khai thác tối đa và có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường.

- Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Tổ chức quản lý sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị, chế biến sâu; tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu (GACP - WHO) trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến, chiết xuất dược liệu.

- Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp dược, chú trọng đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Phát huy lợi thế nguồn dược liệu trong tỉnh, đặc biệt là các loại dược liệu đặc hữu, quý, có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cây dược liệu, tiêu thụ dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sản xuất các giống dược liệu có năng suất và chất lượng cao thuộc nhóm cây dược liệu ưu tiên đầu tư phát triển thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao; đảm bảo ưu tiên chính sách hỗ trợ vùng gây trồng cây dược liệu, phát huy ngành, nghề truyền thống, quảng bá, giới thiệu sản phẩm dược liệu có lợi thế gắn với thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển các sản phẩm dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, trong đó ưu tiên phát triển các chủng loại dược liệu có lợi thế cạnh tranh để nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

- Thu hút các nhà đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, thuốc từ dược liệu. Xây dựng các mô hình khép kín từ nuôi, trồng dược liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từng bước phát triển ngành dược liệu theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Bố trí diện tích phù hợp để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh và trồng dược liệu theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, gắn với phát triển công nghiệp chế biến dược liệu, phát triển các sản phẩm dược liệu có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc. Ưu tiên phát triển các loài dược liệu có lợi thế và giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ, phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh. Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu. Cụ thể: Đến năm 2030 hình thành 02 Trung tâm trồng khảo nghiệm, sản xuất giống cây dược liệu quý, giống cây dược liệu hàng hóa có giá trị kinh tế và lợi thế của Gia Lai. Hình thành ít nhất 04 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống dược liệu để cung cấp cây giống chất lượng cao, đảm bảo cung ứng trên 70% nhu cầu cây giống cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu. Xây dựng thương hiệu ít nhất 02 sản phẩm dược liệu và có ít nhất thêm 05 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh .Đến năm 2045 hình thành ít nhất 06 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống dược liệu để cung cấp cây giống chất lượng cao, đảm bảo cung ứng 100% nhu cầu cây giống cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu. Xây dựng thương hiệu ít nhất 04 sản phẩm dược liệu và có thêm ít nhất 10 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

- Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu. Cụ thể: Đến năm 2030 hình thành mới thêm ít nhất 02 cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu tại các địa phương trọng điểm phát triển dược liệu của tỉnh và ít nhất 01 nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP-WHO. Đến năm 2045 hình thành mới ít nhất 04 cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu tại các địa phương trọng điểm phát triển dược liệu của tỉnh và ít nhất 03 nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP-WHO.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC, DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

1. Nhiệm vụ

1.1. Phát triển vùng trồng dược liệu và lựa chọn dược liệu ưu tiên trồng

1.1.1. Xác định vùng trồng dược liệu tập trung, chuyên canh

- Phát triển tài nguyên dược liệu là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. Nguồn tài nguyên cây thuốc đã và đang ngày càng khan hiếm do quá trình khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt (Lan kim tuyến, Thất diệp nhất chi hoa, Ba kích...). Mặt khác, nhu cầu thị trường về nguồn dược liệu ngày càng cao, thể hiện qua các chương trình và mục tiêu phát triển bền vững, kinh tế xanh và quan tâm nhiều đến tài nguyên thiên nhiên.

- Trong những năm gần đây, nhiều hoạt động nghiên cứu phục hồi và phát triển, trồng và kinh doanh cây thuốc trên địa bàn tỉnh được doanh nghiệp đầu tư hoặc do các đơn vị khoa học nghiên cứu, xây dựng mô hình gây trồng và phát triển như: Hà thủ ô đỏ, Sa nhân tím, Mật nhân, Nghệ đen, Lan kim tuyến, Sâm đá, Sâm dây, Vàng đắng, Trinh nữ hoàng cung, Kim tiền thảo, Kim ngân, Diệp hạ châu, Đương quy, Đinh lăng, Cà gai leo, Cát cánh, Đan sâm, Đẳng sâm, Độc hoạt,... Tuy nhiên, hầu hết các chương trình phục hồi tài nguyên cây thuốc tự nhiên hoặc trồng mới kinh doanh ở một số địa phương trong tỉnh trong thời gian qua đều dựa trên kinh nghiệm, phát triển tự phát, manh mún, nhỏ lẻ do vậy chưa tạo được các vùng nguyên liệu lớn, hỗ trợ đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến dược liệu.

- Để giải quyết vấn đề ổn định nguồn nguyên liệu dược liệu đầu vào đảm bảo chất lượng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến dược liệu và giải quyết vấn đề xác định, định hướng phát triển tài nguyên dược liệu theo các tiểu vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Gia Lai cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách khoa học, cần có phương án quy hoạch vùng phân bố thích nghi các nhóm loài dược liệu.

- Việc xác định vùng trồng dược liệu tập trung, chuyên canh được lồng ghép vào các nội dung Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

1.1.2. Lựa chọn các loài dược liệu tiềm năng cho các địa phương trên địa bàn tỉnh

- Việc lựa chọn các loài dược liệu gây trồng dựa trên các nghiên cứu và cơ sở thực tiễn đầu tư phát triển các loài dược liệu theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến dược liệu và phát triển các sản phẩm dược liệu có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh dựa vào 4 tiêu chí sau:

• Phù hợp với chủ trương của Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1976/QĐ- TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ) và Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030 của Bộ Y tế (Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

• Các loài dược liệu phải phù hợp với vùng sinh thái của tỉnh Gia Lai.

• Các loài dược liệu phát triển được theo chuỗi giá trị và liên kết bền vững.

• Phù hợp với cơ sở khoa học và thực tiễn về việc khai thác, gây trồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và trong cả nước.

- Việc lựa chọn các loài dược liệu tiềm năng cho các địa phương trên địa bàn tỉnh được lồng ghép vào các nội dung Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Trên cơ sở Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 03/7/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (Khóa XV); Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; kết quả trồng khảo nghiệm, khảo sát, nghiên cứu về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của các địa phương, có thể chọn vùng phát triển dược liệu tập trung gắn với khai thác tài nguyên bản địa, mỗi xã một sản phẩm ở các địa phương có tiềm năng, lợi thế về phát triển dược liệu, như: Kbang, Đak Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, la Pa và các tiểu vùng sinh thái khác ở các địa phương trong tỉnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển dược liệu, với 20 loài dược liệu phù hợp được lựa chọn và ưu tiên phát triển, cụ thể:

(1) Mật nhân: Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack. - Simaroubaceae. Mật nhân có tên gọi khác là cây Bá bệnh, Bách bệnh.

(2) Hà thủ ô đỏ: Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Syn. Hà thủ ô đỏ có tên gọi khác là Giao đang, Dạ hợp.

(3) Sa nhân: Tên khoa học: Amomum spp. - Zingiberaceae. Sa nhân có tên gọi khác là Súc sa mật, Sa nhân có 02 loại: Sa nhân tím và Sa nhân trắng.

(4) Đẳng sâm: Tên khoa học: Codonopsis Javanica (Blume) Hook-f. - Campanulaceae. Đẳng sâm có tên gọi khác là Đảng sâm.

(5) Đương quy: Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels - Apiaceae. Đương quy có tên gọi khác Tần quy, Vân quy.

(6) Đinh lăng: Tên khoa học: Polysciasfruticosa (L.) Harms - Araliaceae. Đinh lăng có tên gọi khác là cây Gỏi cá, Nam dương lâm.

(7) Lan kim tuyến: Tên khoa học: Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl. - Orchidaceae. Lan kim tuyến có tên gọi khác là Lan gấm, Kim cương, Cỏ nhung, Nam trùng thảo, Giải thủy tơ.

(8) Sâm Ngọc Linh: Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv,- Araliaceae.

(9) Thất diệp nhất chi hoa: Tên khoa học: Paris spp,- Trilliaceae.Thất diệp nhất chi hoa có tên gọi khác Thất diệp chi mai, Bảy lá một hoa, Độc cước liên, Thiết đăng đài, Chi hoa đâu, Tảo hưu, Thảo hà xa, Trong lâu, Thẩt tử liên, Đăng đài thất.

(10) Ba kích: Tên khoa học: Morinda officirialis F.C.How. - Rubiaceae. Ba kích có tên gọi khác là cây Ruột gà hay còn gọi là cây Ba kích thiên, Đan điền âm vũ, Diệp liều thảo...

(11) Thiên môn đông: Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. - Asparagaceae. Thiên môn đông có tên gọi khác là cây Thiên môn, Tóc tiên leo, Tút thiên nam.

(12) Diệp hạ châu: Tên khoa học: Phyỉlanthus urinaria L.- Euphorbiaceae. Diệp hạ châu có tên gọi khác là Diệp hạ châu đắng, Trân châu thảo, Nhật khai dạ bế.

(13) Thảo quyết minh: Tên khoa học: Senna tom (L.) Roxb.; Syn. Cassia tora L.-Fabaceae. Thảo quyết minh có tên gọi khác là Quyết minh, Giả lục đậu, Giả hoa sinh, Lạc giời.

(14) Thiên niên kiện: Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott - Araceae. Thiên niên kiện có tên gọi khác là cây Bao kim, Sơn thục.

(15) Cát cánh: Tên khoa học: Plattycodon grandi (Jacq.) A.DC. - Campanulaceae. Cát cánh có tên gọi khác là Cánh thảo, Bạch dược, Lợi như.

(16) Cà gai leo: Tên khoa học: Solanum Procumbens Lour. Cà gai leo có tên gọi khác là Cà gai dây, Cà quýnh, Cà vạnh.

(17) Nghệ vàng: Tên khoa học: Curcuma longa L. Nghệ có tên gọi khác là Uất kim, Khương hoàng.

(18) Gấc: Tên khoa học: Mornrordica cochmchừiensis (Lour.) spreng. - Cucurbitaceae.

(19) Sả: Tên khoa học: Cymbopogon spp. Sả có tên gọi khác là Hương mao hay cỏ chanh.

(20) Gừng: Tên khoa học: Zingiber officmale Roes. Gừng có tên gọi khác là Can khương, Sinh khương, Bảo khương.

Ngoài các loài cây dược liệu được lựa chọn và ưu tiên phát triển nêu trên. Tùy theo lợi thế và điều kiện thực tế, các địa phương có thể lựa chọn, phát triển các loài dược liệu khác có thế mạnh và giá trị kinh tế, có đầu ra cho sản phẩm và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại các tiểu vùng sinh thái của địa phương, như cây Vàng đắng, Sâm bố chính, Gừng đen, Đan sâm,... đã được Cục Quản lý Y, dược cổ truyền - Bộ Y tế trồng khảo nghiệm trong những năm qua ở một số địa phương trong tỉnh đã khẳng định tính thích nghi, phù hợp, cho năng suất cao và đảm bảo chất lượng dược liệu tốt.

1.2. Huy động nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển các nhà máy chế biến dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu trên địa bàn tỉnh

- Huy động các nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư bảo tồn và phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường. Tăng cường đầu tư các chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ để khảo nghiệm, nghiên cứu chọn, tạo giống dược liệu chất lượng cao, có lợi thế và giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại các vùng sinh thái của tỉnh để đáp ứng nhu cầu cây giống chất lượng cao phục vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu và phát triển sản phẩm dược liệu đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP - WHO, có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

- Đảm bảo các nguồn lực xã hội cần thiết để tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của dược liệu.

- Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình chế biến dược liệu, các sản phẩm dược liệu được chứng nhận là sản phẩm OCOP. Sau 03 năm triển khai Nghị quyết 09-NQ/TU, đã có 26 sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 02 sản phẩm 4 sao và 24 sản phẩm 3 sao. Trên cơ sở các sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao sẽ tuyển chọn và kế hoạch đầu tư, hỗ trợ phát triển nâng cấp lên sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia (có Phụ lục 2 kèm theo).

2. Giải pháp

2.1. Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển công nghiệp dược, dược liệu

- Tổ chức quán triệt, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách về phát triển công nghiệp dược, dược liệu đến cán bộ công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức để tạo sự đồng thuận, chung sức và quyết tâm cao.

- Tuyên truyền về giá trị kinh tế của việc trồng cây dược liệu, giá trị sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh để tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn hiểu rõ và quyết tâm tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

2.2. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất dược liệu hiệu quả và bền vững

- Tổ chức rà soát, xác định, xây dựng chi tiết vùng sản xuất thâm canh tập trung cho từng loài dược liệu ở từng địa bàn thôn, xã, gắn với xây dựng hệ thống thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả ở những nơi có điều kiện phù hợp sang trồng dược liệu theo chuỗi giá trị, chế biến sâu, tạo ra những thương phẩm dược liệu có giá trị gia tăng lớn gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Chú trọng củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã từ khâu tổ chức sản xuất dược liệu đến tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị, trên cơ sở phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ rừng, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất trồng cây dược liệu với các kênh tiêu thụ sản phẩm dược liệu thông qua hợp đồng kinh tế; đồng thời, kết nối ngân hàng, tín dụng vào chuỗi sản xuất cung ứng sản phẩm dược liệu nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia vào chuỗi sản xuất dược liệu hàng hóa có lợi thế của tỉnh.

2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc kiểm soát chất lượng dược liệu lưu hành

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sản xuất, kinh doanh và kiểm soát việc lưu thông sản phẩm dược liệu trên địa bàn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc buôn bán, nhập khẩu và sử dụng các loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, có nghi ngờ về chất lượng; điều tra truy tìm tận gốc và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại theo quy định của pháp luật, không để gây ảnh hưởng đến sản xuất dược liệu của tỉnh và sức khỏe của người dân.

2.4. Nhóm giải pháp về xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và Chương trình OCOP của tỉnh

- Phát triển du lịch gắn với các sản phẩm OCOP từ dược liệu Gia Lai dựa trên các lợi thế so sánh cơ bản, điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi: Gia Lai có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên dược liệu, tài nguyên cây thuốc quý và được ví như “Kho báu” về cây thuốc quý của Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Khai thác và phát triển, gắn các sản phẩm hàng hóa từ dược liệu với các sản phẩm dịch vụ về văn hóa và du lịch, có thể tạo một ngành kinh tế "lai" dựa trên nền tảng văn hóa - cảnh quan - thảo dược phù hợp với các tiêu chí của Chương trình OCOP và có thể xuất khẩu tại chỗ thông qua việc du khách nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm tại Gia Lai. Do vậy, cần xây dựng, phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình OCOP theo quan điểm phát triển kinh tế dựa trên tài nguyên đa dạng sinh học, tri thức và văn hóa bản địa trong dược liệu cùng cảnh quan và gắn với du lịch.

2.5. Nhóm giải pháp về đất đai

- Khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp chuyển đổi diện tích cây trồng không có hiệu quả sang trồng cây dược liệu; khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tập trung đất để hình thành các vùng trồng cây dược liệu tập trung theo các phương thức góp đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa thuận và tự nguyện giữa người có đất với người có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao; đầu tư xây dựng trung tâm sản xuất giống dược liệu chất lượng cao, xây dựng chợ đầu mối, nhà xưởng, kho bảo quản, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu.

- Khuyến khích các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh chủ động tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để phát triển cây dược liệu dưới tán rừng; gắn phát triển dược liệu trồng dưới tán rừng với bảo tồn và quản lý rừng, phát triển nguồn gen dược liệu quý hiếm theo quy định của pháp luật.

2.6. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có được quy định trong Luật Công nghệ cao; Nghị định 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ chế, chính sách hiện có của Trung ương, của tỉnh về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Nghiên cứu bổ sung hoặc đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh (như: Hỗ trợ cây giống; hỗ trợ kỹ thuật, máy móc thiết bị; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng; hỗ trợ chứng nhận đạt tiêu chuẩn GACP - WHO; hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ...) phù hợp với điều kiện của tỉnh Gia Lai và đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư đẩy mạnh việc phát triển sản xuất dược liệu ứng dụng công nghệ cao để đảm bảo mục tiêu Kế hoạch đã đề ra.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được lồng ghép từ các nguồn kinh phí đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Tùy nhiệm vụ cụ thể, các Sở, ngành, địa phương xây dựng dự toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện, đồng thời huy động các nguồn lực hợp pháp khác để tăng cường khả năng thực hiện Kế hoạch.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch hàng năm. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp tình hình thực tế, nhằm khai thác tối đa các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng dược liệu, thuốc sản xuất từ dược liệu lưu hành trên địa bàn. Tăng cường năng lực, bảo đảm hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước về dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ, phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh dược liệu liên hệ với Bộ Y tế để hoàn thiện các thủ tục cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng dược liệu GACP - WHO, Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP-WHO.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu UBND tỉnh, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển dược liệu gắn với quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý hiếm; phát triển ngành, nghề truyền thống, quảng bá, phát triển du lịch và thực hiện các nội dung chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật các loài dược liệu có tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh và có giá trị kinh tế cao. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo tồn và trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đặt hàng, triển khai các đề tài, dự án liên quan đến phát triển dược liệu, ứng dụng công nghệ cao trong chế biến dược liệu; đề xuất các giải pháp và chính sách thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, chế biến dược liệu.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật các loài dược liệu có tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh và có giá trị kinh tế cao. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo tồn và trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, ghi nhãn đối với hàng hóa dược liệu đóng gói sẵn; thanh kiểm tra xử lý các hành vi xâm phạm quyền về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm hàng hóa dược liệu.

4. Sở Tài chính: Trên cơ sở dự toán kinh phí của các Sở, ngành xây dựng, tổng hợp, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và khả năng cân đối ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu vận động, thu hút các nguồn vốn hỗ trợ, vốn đầu tư từ các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp dược, dược liệu tại địa phương.

- Tích cực vận động, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tư liên kết phát triển vùng nguyên liệu dược liệu theo chuỗi giá trị, chế biến sâu và thực hiện các khâu hoàn thiện sản phẩm dược liệu theo tiêu chuẩn, xây dựng nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan: Rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc giao đất, cho thuê đất theo quy định Luật Đất đai và pháp luật hiện hành.

- Hướng dẫn các nhà đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động và cam kết bảo vệ môi trường khi xây dựng dự án phát triển vùng nguyên liệu hoặc nhà máy chế biến dược liệu, nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu phải gắn với việc bảo vệ môi trường. Phối hợp các cơ quan có thẩm quyền khi được phân công và theo kế hoạch định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra; xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

7. Sở Công thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tìm kiếm thị trường, đối tác tiêu thụ sản phẩm dược liệu của các địa phương trong tỉnh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm dược liệu; xây dựng và hình thành chuỗi cung ứng bền vững kết nối sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm dược liệu vào hệ thống các điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP siêu thị, nhà hàng, khách sạn trong nước và hướng đến xuất khẩu.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí hoại động trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở thường xuyên thông tin, tuyên truyền, phổ biến: Các mô hình liên kết sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị bền vững, có hiệu quả và các mô hình xây dựng nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu có hiệu quả; tuyên truyền, phổ biến về giá trị kinh tế của việc trồng dược liệu; giá trị sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, y dược cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; chủ động sử dụng, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đã đề ra.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện Kế hoạch; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.

VII. VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện; định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 của tháng 5) và báo cáo năm (trước ngày 15 tháng 11) gửi về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch phát triển công nghiệp dược, dược liệu tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Y tế (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, các Phó CVP.UBND tỉnh
- Lưu: VT, KTTH, NL, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Lịch

 

PHỤ LỤC 1

ƯỚC DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG DƯỢC LIỆU ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN NAY

STT

 

Chỉ tiêu

 

ĐVT

 

Tổng

Các địa phương trên địa bàn tỉnh

Pleiku

An Khê

Ayun Pa

Kbang

Đak Đoa

Chư Păh

Ia Grai

Mang Yang

Kông Chro

Đức Cơ

Chư Prông

Chư Sê

Đak Pơ

Ia Pa

Krông Pa

Phú Thiện

Chư Pưh

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

 

TỔNG DIỆN TÍCH

Ha

3,030.6

11.0

332.9

5.4

296.6

256.0

47.5

17.0

381.0

120.4

25.0

211.6

913.1

14.9

0.0

25.0

20.0

353.3

1

Mật nhân

 

0.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

0.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đinh lăng

 

747.5

2.0

117.2

5.4

51.2

76.0

 

13.0

14.0

24.8

17.0

138.8

83.3

11.3

 

 

2.0

191.6

Diện tích (ha)

 

747.5

2.0

117.2

5.4

51.2

76.0

 

13.0

14.0

24.8

17.0

138.8

83.3

11.3

 

 

2.0

191.6

Năng suất

Tạ/ha

 

 

670.0

 

192.0

100.0

 

 

 

 

 

195.0

300

80.3

 

 

350.0

3,779.8

Sản lượng

Tấn

 

0.0

785.2

0.0

59.6

760.0

 

0.0

0.0

0.0

0.0

2,675

1,615.2

90.8

0.0

0.0

70.0

5,382.4

3

Nghệ

 

465.5

 

114.8

 

16.4

24.0

 

2.5

 

 

4.5

8.8

165.3

 

 

5.0

2.0

122.2

Diện tích (ha)

 

465.5

 

114.8

 

16.4

24.0

 

2.5

 

 

4.5

8.8

165.3

 

 

5.0

2.0

122.2

Năng suất

Tạ/ha

 

 

1,100.0

 

246.7

100.0

 

 

 

 

 

193.3

400

 

 

 

250.0

2,496.4

Sản lượng

Tấn

 

0.0

1,262.8

0.0

45.5

240.0

 

0.0

0.0

0.0

0.0

131.8

6,320

0.0

0.0

0.0

50.0

2,663.7

4

Gừng

 

362.4

 

52.0

 

5.0

29.0

 

0.7

149.6

23.0

2.0

 

88.0

 

 

6.0

2.0

5.1

Diện tích (ha)

 

362.4

 

52.0

 

5.0

29.0

 

0.7

149.6

23.0

2.0

 

88.0

 

 

6.0

2.0

5.1

Năng suất

Tạ/ha

 

 

2,000.0

 

300.0

20.0

 

 

 

400.0

 

 

400.0

 

 

 

250.0

1,787.6

Sản lượng

Tấn

 

0.0

1,040.0

0.0

150.0

580.0

 

0.0

0.0

460.0

0.0

0.0

3,520.0

0.0

0.0

0.0

50.0

91.2

5

Lan Kim Tuyến

 

1.0

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

1.0

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Sa nhân

 

68.0

 

 

 

68.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

68.0

 

 

 

68.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

784.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

0.0

0.0

0.0

202.1

 

 

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

7

Sâm bố chính

 

40.3

 

 

 

 

 

40.0

0.3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

40.3

 

 

 

 

 

40.0

0.3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

 

 

90.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

94.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

8

Sâm đương quy

 

73.1

2.0

0.4

 

34.0

 

 

 

 

3.2

 

4.0

29.5

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

73.1

2.0

0.4

 

34.0

 

 

 

 

3.2

 

4.0

29.5

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

250.0

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

0.0

0.0

0.0

 

 

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

575.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

9

Đẳng sâm

 

5.6

 

0.6

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

4.0

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

5.6

 

0.6

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

4.0

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

105.0

 

 

 

 

 

 

 

120.0

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

0.0

0.0

0.0

10.5

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

48.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

10

Sả

 

418.2

5.0

20.0

 

85.2

72.0

1.8

0.5

5.0

1.8

0.5

60.0

135.0

2.0

 

14.0

4.0

11.4

Diện tích (ha)

 

418.2

5.0

20.0

 

85.2

72.0

1.8

0.5

5.0

1.8

0.5

60.0

135.0

2.0

 

14.0

4.0

11.4

Năng suất

Tạ/ha

 

 

100.0

 

200.0

100.0

 

 

 

200.0

 

510.0

220.0

400.0

 

 

150.0

15.5

Sản lượng

Tấn

 

0.0

20.0

0.0

169.0

920.0

0.0

0.0

0.0

80.0

0.0

1,152.0

2,970.0

80.0

0.0

0.0

60.0

9.3

11

Cà gai leo

 

90.7

 

25.0

 

 

 

5.7

 

 

 

 

 

60.0

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

90.7

 

25.0

 

 

 

5.7

 

 

 

 

 

60.0

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

1,080.0

 

 

 

60.0

 

 

 

 

 

220.0

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

0.0

183.6

0.0

0.0

0.0

34.2

0.0

0.0

 

0.0

0.0

1,320.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

12

Đan sâm

Ha

6.0

 

 

 

 

 

 

 

6.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

6.0

 

 

 

 

 

 

 

6.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Sa chi

Ha

105.9

 

 

 

 

 

 

 

85.9

 

 

 

20.0

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

105.9

 

 

 

 

 

 

 

85.9

 

 

 

20.0

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40.0

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

68.0

 

 

 

 

 

14

Nhàu

Ha

12.0

 

 

 

 

 

 

 

12.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

12.0

 

 

 

 

 

 

 

12.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Gấc

Ha

39.5

 

 

 

22.4

 

 

 

 

15.5

 

 

 

1.6

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

39.5

 

 

 

22.4

 

 

 

 

15.5

 

 

 

1.6

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

300.0

 

 

 

 

80.0

 

 

 

400.0

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

 

 

 

672.0

 

 

 

 

92.0

 

 

 

10.4

 

 

 

 

16

Hà Thủ Ô

Ha

17,4

2.0

 

 

15,4

 

 

 

 

 

 

 

15.4

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

17.4

2.0

 

 

15,4

 

 

 

 

 

 

 

15.4

 

 

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40.0

 

 

 

 

 

Sản lượng

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60.0

0.0

 

 

 

 

17

Cây dược liệu khác

Ha

577.5

0.0

2.9

 

12.4

55.0

 

 

108.5

52.1

1.0

 

312.6

 

 

 

10.0

23.0

Diện tích (ha)

 

577.5

0.0

2.9

 

12.4

55.0

 

 

108.5

52.1

1.0

 

312.6

 

 

 

10.0

23.0

Sản lượng

Tấn

 

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

4,853.5

0.0

0.0

0.0

15.0

0.0

(Nguồn: Theo số liệu báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố báo cáo)

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU OCOP GIA LAI

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị sản xuất

Xếp hạng OCOP

Thành phố Pleiku

 

 

1

Viên tinh nghệ mật ong Phương Di

Công Ty TNHH MTV Phương Di

3 sao (2019-2022)

2

Cao Mật Nhân, Đẳng sâm, Cà gai leo

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai

3 sao (2020-2023)

3

Tinh dầu sả nguyên chất

Cơ sở sản xuất tinh dầu sả An Thiên

3 sao (2020-2023)

4

Nước lau sàn thảo dược tinh dầu sả

Cơ sở sản xuất tinh dầu sả An Thiên

3 sao (2020-2023)

Huyện Chư Pưh

 

 

5

Viên tinh nghệ đỏ AGILA

Công ty TNHH MTV Nhất Nông Gia Lai

3 sao (2019-2022)

6

Tinh bột nghệ AGILA

Công ty TNHH MTV Nhất Nông Gia Lai

3 sao (2019-2022)

7

Nấm Linh Chi

Hợp tác xã 81

3 sao (2020-2023)

Huyện Chư Prông

 

 

8

Cao Đinh lăng

Hợp tác xã nông nghiệp Thảo Nguyên

3 sao (2019-2022)

9

Tinh dầu sả Java Hồng Hải

Hộ kinh doanh Hồng Hải

3 sao (2020-2023)

Huyện Chư Păh

 

 

10

Đông trùng hạ thảo Trung Phúc

Hộ kinh doanh Phan Văn Định

3 sao (2019-2022)

11

Rượu Đông trùng hạ thảo Trung Phúc

Hộ kinh doanh Phan Văn Định

3 sao (2020-2023)

12

Trà túi lọc đông trùng hạ thảo Trung Phúc

Hộ kinh doanh Phan Văn Định

3 sao (2020-2023)

13

Tinh dầu sả chanh My Sa

Hộ kinh doanh tinh dầu thiên nhiên My Sa

3 sao (2020-2023)

14

Tinh dầu hương nhu My Sa

Hộ kinh doanh tinh dầu thiên nhiên My Sa

3 sao (2020-2023)

15

Tinh dầu trầu không bạc hà My Sa

Hộ kinh doanh tinh dầu thiên nhiên My Sa

3 sao (2020-2023)

16

Tinh dầu Long não My sa

Hộ kinh doanh tinh dầu thiên nhiên My Sa

3 sao (2020-2023)

Thị xã An Khê

 

 

17

Trà Cà gai leo Vũ Minh Phát

Công ty TNHH MTV Vũ Minh Phát

4 sao (2020-2023)

18

Trà gừng Vũ Minh Phát

Công ty TNHH MTV Vũ Minh Phát

4 sao (2020-2023)

19

Viên uống mật nhân Vũ Minh Phát

Công ty TNHH MTV Vũ Minh Phát

3 sao (2020-2023)

20

Trà cà Gai leo Pơ Nang

HTX Nông nghiệp Tú An 1

3 sao (2020-2023)

21

Trà Đinh lăng Pơ Nang

HTX Nông nghiệp Tú An 1

3 sao (2020-2023)

Huyện Mang Yang

 

 

22

Bộ trà thảo mộc

HTX Nông nghiệp và dịch vụ Hùng thơm

3 sao (2020-2023)

23

Tinh dầu màng tang nguyên chất và xịt phòng

HTX Nông nghiệp Quyết tiến Ayun

3 sao (2020-2023)

24

Tinh dầu màng tang xịt phòng

HTX Nông nghiệp Quyết tiến Ayun

3 sao (2020-2023)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 3040/KH-UBND năm 2022 về phát triển công nghiệp dược, dược liệu tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

  • Số hiệu: 3040/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 24/12/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Nguyễn Thị Thanh Lịch
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản