Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 303/KH-UBND

Gia Lai, ngày 05 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh;

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 05/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024;

Thực hiện Nghị quyết số 313/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024;

Thực hiện Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày 16/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024;

Nhằm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 (sau đây gọi tắt là Chương trình) trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện xây dựng nông thôn mới nhằm giúp vùng nông thôn thay đổi: Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải thiện đời sống người dân nông thôn; phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn diện, tạo cơ hội cho người dân nông thôn phát triển kinh tế; xây dựng nếp sống văn hoá, môi trường và đảm bảo an ninh nông thôn; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

- Là cơ sở để các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tập trung vào các xã, huyện phấn đấu đạt chuẩn năm 2024, để bảo đảm đến hết năm 2024 đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, huy động nhân lực, vật lực và phát huy cao độ vai trò chủ thể của người dân, nhằm triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong năm 2024.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với sự tham gia cao nhất của mọi người dân nông thôn.

- Phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, gắn rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.

- Các cấp, các ngành chủ động tổ chức lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ được phân công vào các nhiệm vụ của ngành quản lý, góp phần đạt các mục tiêu của Chương trình trên địa bàn tỉnh đã đề ra.

- Các địa phương quan tâm, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, bám sát với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

II. MỤC TIÊU

1. Địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

1.1. Xã đạt chuẩn nông thôn mới

- Đối với 91 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2021: Rà soát, xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, đảm bảo đến tháng 8/2024 không có trường hợp xã bị xét, thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Phấn đấu có thêm 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, cụ thể: Xã Kông Lơng Khơng, Lơ Ku, Đăk Smar (huyện Kbang); xã Ia Pếch (huyện Ia Grai); xã Ia Piơr (huyện Chư Prông); xã Ia Yeng, Chư A Thai (huyện Phú Thiện).

- Đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 nhưng không đạt tiếp tục phấn đấu trong năm 2024.

1.2. Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Phấn đấu có 04 xã đạt, bao gồm: 03 xã đăng ký năm 2023 nhưng không đạt, tiếp tục phấn đấu trong năm 2024, gồm các xã: Nam Yang (huyện Đak Đoa); Biển Hồ (thành phố Pleiku); Ia Blang (huyện Chư Sê) và 01 xã đăng ký năm 2024: xã Cửu An (thị xã An Khê).

1.3. Thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới: Phấn đấu có thêm 57 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới[1]

2. Bình quân tiêu chí

Phấn đấu đến cuối năm 2024, bình quân tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt 16,03 tiêu chí/xã.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)

3. Các chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới

- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Phấn đấu năm 2024 toàn tỉnh có 109 sản phẩm được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP từ 3-4 sao. Trong đó, có ít nhất 30 sản phẩm mới.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung Chương trình: (1) Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; (2) Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; (3) Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; (4) Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025; (5) Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để đạt kế hoạch đã đề ra.

- Triển khai xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

III. NỘI DUNG

1. Công tác đào tạo, tập huấn

a) Đối tượng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Thực hiện Quyết định số 03/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 18/10/2022 của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 về ban hành Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch của UBND tỉnh: (1) Số 2582/KH-UBND ngày 07/11/2022 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025; (2) Số 179/KH-UBND ngày 19/01/2023 thực hiện Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; (3) Số 490/KH-UBND ngày 06/3/2023 triển khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025; (4) Số 592/KH-UBND ngày 17/3/2023 triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025; (5) Số 657/KH-UBND ngày 23/3/2023 triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025.

b) Nhiệm vụ cụ thể

Tổ chức các lớp tập huấn theo khung chương trình quy định tại nội dung số 2 thuộc nội dung thành phần số 11 của Chương trình về tiếp tục tăng cường nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở; các lớp tập huấn về các chương trình chuyên đề: Chương trình OCOP, Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

c) Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí năm 2024 phân bổ thực hiện nội dung đào tạo, tập huấn là 1.112 triệu đồng, bao gồm: Nội dung số 2. Tiếp tục tăng cường nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở: 970 triệu đồng; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): 724 triệu đồng; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025: 20 triệu đồng; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: 368 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo)

2. Công tác truyền thông

a) Nội dung và hình thức tuyên truyền

Thực hiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 55/2023/TT- BTC ngày 15/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và căn cứ Quyết định số 02/QĐ- BCĐCTMTQG ngày 16/8/2022 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 về ban hành Chương trình truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 để tổ chức triển khai thực hiện.

b) Nhiệm vụ cụ thể

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua các hình thức: Đăng tải thông tin, tuyên truyền trên Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai, tổ chức các cuộc thi, hội thảo, ...

- Phối hợp, cung cấp thông tin tuyên truyền trên các báo đài trên cả nước về các nội dung Chương trình theo đúng quy định.

c) Kinh phí thực hiện

Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh Gia Lai năm 2024.

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện là 4.572 triệu đồng, trong đó:

- Cấp tỉnh: 702 triệu đồng.

- Cấp huyện, xã: 3.870 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo)

3. Thực hiện các Chương trình chuyên đề

3.1. Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025

a) Nội dung

- Đối với mô hình Trung ương chỉ đạo điểm:

+ Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình cấp nước sạch tại vùng đặc thù, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước (vùng hạn hán, thiếu nước, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới và thích ứng với biến đổi khí hậu, ) trên địa bàn xã Ia Peng và xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện.

+ Hoàn thiện lại hồ sơ đề xuất mô hình liên kết thị trường để thu hồi, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm tái chế, tái sử dụng từ chất thải như sản phẩm phân bón hữu cơ, nhựa tái chế... tại thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt để căn cứ phân bổ kinh phí, triển khai thực hiện trong năm 2024.

- Đối với mô hình tỉnh chỉ đạo:

+ Tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình đã phân bổ kinh phí năm 2023 theo Quyết định số 716/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chi tiết vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới năm 2023.

+ Phân bổ kinh phí triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024 theo đăng ký của địa phương, cụ thể:

(1) Mô hình phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư và xử lý rác thải (phân bón hữu cơ , nhựa tái chế, .) sau khi phân loại theo hướng tái chế và tuần hoàn khép kín tại xã Nam Yang, huyện Đak Đoa và xã Ia Ko, huyện Chư Sê.

(2) Mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh đơn giản, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, phù hợp tập quán địa phương và khả năng chi trả của người dân; áp dụng thí điểm mô hình nhà vệ sinh đa năng tại một số trường học, nhà văn hóa, công sở tại các xã: Kông Lơng Khơng, Tơ Tung. Lơ Ku, Đông, huyện Kbang và xã Chư Rcăm (buôn Du, buôn H’Lang) huyện Krông Pa.

(3) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sạch tập trung đã có (trong đó tập trung nâng cấp công nghệ xử lý chất lượng nước, nâng công suất, mở rộng mạng lưới cấp nước, ổn định nguồn nước khai thác trong điều kiện ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu) tại xã Đăk Pling, huyện Kông Chro.

(4) Mô hình cộng đồng tự quản và giám sát an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và các cơ sở sản xuất, chế biến tại các xã: Ia Dom, Ia Krêl, Ia Din, Ia Kla, huyện Đức Cơ.

(5) Mô hình quản lý chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp tại 08 xã trên địa bàn thành phố Pleiku (thực hiện trong giai đoạn 2023-2025).

(6) Mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh đơn giản, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, phù hợp nhất quán địa phương và khả năng chi trả của người dân; áp dụng thí điểm mô hình nhà vệ sinh đa năng tại một số trường học, nhà văn hóa, công sở tại các xã: Ia Mơ Nông, Ia Ka, Ia Khươl, huyện Chư Păh (thực hiện trong giai đoạn 2023-2025).

b) Kinh phí thực hiện

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình phân bổ năm 2024 là 13.580 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 9.900 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: dự kiến là 1.442 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 721 triệu đồng;

+ Ngân sách huyện: 721 triệu đồng.

- Vốn huy động: 2.238 triệu đồng.

3.2. Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

a) Nội dung

- Hỗ trợ phát triển điểm du lịch nông thôn tại các huyện: Chư Sê, Kbang theo Quyết định số 807/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh mục dự án thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới năm 2024.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, xúc tiến, quảng bá du lịch:

+ Cấp tỉnh: Tổ chức 05 cuộc thi nghề đan lát, dệt truyền thống (thí điểm tại 05 huyện, thị xã); tổ chức cuộc thi tay nghề ẩm thực du lịch.

+ Cấp huyện: Hội nghị chuyên đề phát triển du lịch địa phương tại thị xã An Khê; thuê sản xuất, biên tập phóng sự quảng bá điểm du lịch tại huyện Chư Sê, Kbang, Đức Cơ và thị xã An Khê

- Tổ chức tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực du lịch nông thôn tại các huyện Chư Sê, Kbang, Đức Cơ, Chư Pưh, Krông Pa và thị xã An Khê

b) Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình năm 2024 là 1.900 triệu đồng.

3.3. Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025

a) Nội dung

- Tổ chức lồng ghép các lớp tập huấn về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cán bộ cấp huyện, cấp xã, Tổ công nghệ số cộng đồng ; trong đó, tập trung vào các nội dung, mục tiêu, giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; các kiến thức, kỹ năng áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào các hoạt động quản lý điều hành của chính quyền cơ sở, an ninh mạng, thương mại điện tử; áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức sản xuất

- Đối với mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo:

+ Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình thí điểm chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 tại xã Biển Hồ, TP.Pleiku.

+ Báo cáo sơ kết kết quả thực hiện Chương trình, kết quả triển khai thực hiện mô hình thí điểm tại xã Biển Hồ, thành phố Pleiku để làm cơ sở nhân rộng mô hình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chương trình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt

b) Kinh phí thực hiện

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện năm 2024 là 7.430 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 5.200 triệu đồng,

- Ngân sách địa phương: dự kiến là 744 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 372 triệu đồng

+ Ngân sách huyện: 372 triệu đồng.

- Vốn huy động: 1.486 triệu đồng.

3.4. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

a) Nội dung

- Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên theo quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức tuyên truyền, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP.

- Tổ chức đoàn công tác liên nghành kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm OCOP đã được công nhận hằng năm.

- Tiếp tục triển khai thực hiện dự án “Mô hình phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang”.

b) Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình phân bổ năm 2024 là 16.596 triệu đồng, trong đó:

- Vốn sự nghiệp hỗ trợ thực hiện Chương trình là 9.466 triệu đồng, gồm: 7.955 triệu đồng ngân sách Trung ương và 1.511 triệu đồng ngân sách tỉnh.

- Vốn thực hiện Mô hình phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang: 7.130 triệu đồng, gồm 6.130 triệu đồng vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương và 1.000 triệu đồng vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh.

3.5. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

a) Nội dung

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và quảng bá các thành tựu khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới.

Đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

b) Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí triển khai chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì triển khai thực hiện.

3.6. Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

a) Nội dung

- Nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới; tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền đến các cấp chính quyền cơ sở và mọi tầng lớp Nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp nhằm giữ vững ổn định, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra về tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; làm tốt công tác rà soát, đánh giá, tổ chức xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn nông thôn.

b) Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình phân bổ năm 2024 là 2.630 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 1.315 triệu đồng.

- Ngân sách tỉnh: 1.315 triệu đồng.

3.7. Xây dựng thí điểm Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện

a) Nội dung

Hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt dự án sau khi có văn bản góp ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và triển khai thực hiện theo đúng quy định.

b) Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện năm 2024 là 4.500 triệu đồng, gồm 4.050 triệu đồng vốn đầu tư phát triển và 450 triệu đồng vốn sự nghiệp.

4. Thực hiện các Bộ tiêu chí nông thôn mới

4.1. Thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới (Theo Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 20/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Gia Lai phấn đấu có thêm 7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, gồm các huyện: Kbang, Đak Pơ, Đak Đoa, Ia Grai, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Pưh.

Năm 2024, tiếp tục phấn đấu hoàn thiện, đạt chuẩn thêm một số tiêu chí cho 07 huyện.

(Chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo)

4.2. Thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới theo Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 16/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh a) Quy hoạch

Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã theo Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn cho giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo quy hoạch đã được phê duyệt.

b) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã như đường giao thông các loại, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, trạm y tế, công trình cấp nước, cơ sở hạ tầng thương mại, nhà ở dân cư.

Ưu tiên đầu tư cho các tiêu chí chưa đạt chuẩn của các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn trong năm như: Giao thông tại xã Ia Pếch (huyện Ia Grai), Ia Piơr (huyện Chư Prông); trường học tại xã Ia Piơr (huyện Chư Prông); Ia Yeng, Chư A Thai (huyện Phú Thiện); cơ sở vật chất văn hóa tại xã Ia Pếch (huyện Ia Grai), Ia Piơr (huyện Chư Prông); Ia Yeng, Chư A Thai (huyện Phú Thiện); nhà ở dân cư tại xã Ia Piơr (huyện Chư Prông), Ia Yeng (huyện Phú Thiện).

c) Kinh tế và tổ chức sản xuất

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương, các chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập trên địa bàn nông thôn.

Thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp với các tiêu chí và cách làm cụ thể, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với quy mô lớn hơn phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; phát triển lâm nghiệp đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao mức đảm bảo cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Kêu gọi các dự án đầu tư vào nông nghiệp, tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm chủ lực của địa phương, phát triển thị trường kết nối chặt chẽ hơn với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, các mô hình liên kết sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn. Tiếp tục triển khai thực hiện 35 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh đã phê duyệt tại Quyết định số 161/QĐ-UBND. Rà soát, đăng ký triển khai thực hiện thêm các dự án mới.

Triển khai có trọng tâm, trọng điểm các chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới: (1) Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; (2) Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; (3) Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân nông thôn.

d) Văn hóa - Xã hội - Môi trường

Chú trọng công tác giáo dục trên địa bàn các xã, đặc biệt là giáo dục mầm non, tiểu học. Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Nâng cao chất lượng của hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn nông thôn, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.

Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” từ tỉnh đến xã, đặc biệt là phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và các lễ hội. Thực hiện công tác bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa theo đúng quy định. Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân nông thôn.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn tham gia cải tạo môi trường, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp.

e) Hệ thống chính trị

Rà soát và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho 100% cán bộ, công cức cấp xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân nông thôn. Củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống chính trị cấp xã, cấp thôn, làng trên địa bàn, đảm bảo đạt chuẩn theo các quy định của chương trình nông thôn mới.

Thực hiện có hiệu quả đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, không để xảy ra các tụ điểm phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, khiếu kiện đông người kéo dài. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

(Chi tiết tại Phụ lục V kèm theo)

4.3. Thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 16/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Tập trung đầu tư, hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt của 04 xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm.

(Chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo)

4.4. Thực hiện các tiêu chí làng nông thôn mới

Huy động, bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án trên địa bàn thôn, làng để đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt chuẩn của thôn làng đăng ký phấn đấu đạt chuẩn trong năm, trong đó tập trung vào các tiêu chí giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, y tế, môi trường, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật,...

5. Kế hoạch huy động nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình năm 2024

Dự kiến nguồn vốn huy động triển khai thực hiện Chương trình năm 2024 là 3.851.039 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 399.765 triệu đồng (327.982 triệu đồng vốn đầu tư phát triển và 71.783 triệu đồng vốn sự nghiệp).

- Ngân sách địa phương: 387.797 triệu đồng (173.841 triệu đồng ngân sách tỉnh, 157.533 triệu đồng ngân sách huyện và 56.423 triệu đồng ngân sách xã).

- Vốn lồng ghép: 1.310.045 triệu đồng.

- Vốn tín dụng: 1.663.016 triệu đồng.

- Vốn doanh nghiệp: 33.480 triệu đồng.

- Vốn Nhân dân đóng góp: 56.936 triệu đồng.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về công tác tuyên truyền, hướng dẫn

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động để tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và người dân nông thôn tham gia thực hiện Chương trình. Xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia, Nhân dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới, Nhân dân làm là chính; thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới và phong trào “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới”.

2. Về hoàn thiện cơ chế, chính sách

Tiếp tục rà soát, nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh, theo định hướng của Trung ương, để địa phương phát huy tối đa nội lực trong xây dựng nông thôn mới, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được hỗ trợ.

3. Về mô hình quản lý, tổ chức thực hiện

Trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn trong tổ chức, quản lý Chương trình cho các cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới để xây dựng bộ máy giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp thực sự chuyên trách, đảm bảo công việc nhất là ở cấp xã, huyện. Phát huy vai trò của các thành viên Ban chỉ đạo; thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn của các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố.

4. Về công tác lập kế hoạch và huy động nguồn lực thực hiện

Thực hiện công tác lập kế hoạch đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển chung của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trong quá trình thực hiện phải lựa chọn các hạng mục/nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách có kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện; làm tốt công tác huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho Chương trình, khuyến khích Nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; trong đó, phải xác định rõ cơ chế huy động vốn của các thành phần tham gia, đặc biệt là nguồn lực tại chỗ.

Tăng cường phân cấp nâng cao tính chủ động trong việc thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; phát huy vai trò của người dân và cộng đồng dân cư, bảo đảm cơ chế rõ ràng để người dân chủ động bàn bạc, quyết định, tổ chức thực hiện Chương trình theo quy hoạch. Giao cho thôn, làng và cộng đồng dân cư làm các công trình đơn giản trên địa bàn. Đầu tư mạnh nguồn lực cho phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân.

5. Về thực hiện các Chương trình chuyên đề

Tận dụng các nguồn lực được hỗ trợ để triển khai hiệu quả 06 Chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm mang lại hiệu quả tại địa phương.

6. Về triển khai Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025

Các sở, ban, ngành thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, đánh giá kết quả các tiêu chí nông thôn mới của ngành quản lý trong Bộ tiêu chí về nông thôn mới các cấp; đồng thời nắm bắt, đề xuất giải pháp giải quyết những vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện.

7. Về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình

Chủ động, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình ở các địa phương, trong đó tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; tình hình sử dụng vốn ngân sách Trung ương, vốn đối ứng ngân sách địa phương; kết quả thực hiện các Bộ tiêu chí nông thôn mới. Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo kế hoạch. Tăng cường hoạt động giám sát của cộng đồng để các công trình, dự án được thực hiện đúng quy hoạch, thiết kế, đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát, lãng phí.

8. Công tác đánh giá, thẩm tra, thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; đánh giá lại, xét thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Căn cứ Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tổ chức đánh giá, thẩm tra, thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2023, 2024; triển khai tổ chức đánh giá, công nhận 2-3 lần trong năm khi xã đủ điều kiện.

Tổ chức đánh giá, thẩm định kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đối với 91 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; xét, thu hồi Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đối với các xã vi phạm vào các điều kiện sau: có từ 30% đến dưới 50% số tiêu chí xã (trong đó có một trong các tiêu chí: Thu nhập; Môi trường và an toàn thực phẩm; Quốc phòng và An ninh) hoặc có từ 50% số tiêu chí xã trở lên không đáp ứng mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh theo Quyết định số 463/QĐ-UBND ngày 18/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phân công nhiệm vụ phụ trách thực hiện các Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và các văn bản phân công nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện và thẩm tra, thẩm định các tiêu chí nông thôn mới do ngành phụ trách.

Lồng ghép, bố trí các nguồn vốn từ các chương trình, dự án do ngành phụ trách để hỗ trợ các địa phương xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các xã, huyện phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2024.

Thực hiện theo dõi, kiểm tra, hỗ trợ địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới theo nhiệm vụ đã được phân công tại Quyết định số 01/QĐ- BCĐCTMTQG ngày 05/4/2022 của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025 về Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025.

Thường xuyên theo dõi, phát hiện các khó khăn vướng mắc của địa phương trong triển khai xây dựng nông thôn mới để kịp thời xử lý, hỗ trợ để cuối năm đạt chuẩn các mục tiêu đã đề ra.

Tổ chức thực hiện công tác truyền thông, tập huấn theo phân công tại Phụ lục III, Phụ lục IV kèm theo.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới)

Tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới theo định kỳ, đột xuất của tỉnh, Trung ương.

Tổ chức triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.

Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong năm ngay sau khi xã đủ điều kiện: Tổ chức Đoàn công tác tỉnh đi thẩm định xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; tổng hợp kết quả thẩm định; tổ chức Hội đồng thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định công nhận.

Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định, thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới: Tổ chức Đoàn công tác tỉnh đi kiểm tra, thẩm định kết quả xây dựng nông thôn mới của 91 xã; tổng hợp kết quả thẩm định và xây dựng báo cáo thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thu hồi; công khai trên Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai và Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện: Tổ chức thẩm tra, đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; tổ chức công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao theo quy định; tổ chức đánh giá, xét thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định các công trình đề xuất đầu tư đạt chuẩn huyện nông thôn mới của các huyện và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ địa phương triển khai thực hiện.

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh cho các địa phương triển khai thực hiện và tổng hợp kết quả thực hiện, giải ngân nguồn vốn.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện theo kinh phí đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 309/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 về việc phân bổ dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và tổng hợp kết quả thực hiện, giải ngân nguồn vốn.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung, hoạt động, dự án và các chương trình mục tiêu quốc gia, Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị và địa phương triển khai thực hiện; theo dõi, kiểm tra, báo cáo kết quả giải ngân vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình theo đúng quy định.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

6. Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai hiệu quả Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

8. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

9. Sở Y tế

Chủ trì triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025, cụ thể:

- Hướng dẫn, triển khai xây dựng thôn nông thôn mới thông minh.

- Hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình và Chương trình chuyên đề về chuyển đổi số phục vụ xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục chỉ đạo việc đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nhằm dễ dàng tiếp cận với người dân, tạo hiệu ứng tốt cho công tác truyền thông. Tích cực nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới hình thức các chuyên trang, chuyên mục có liên quan đến công tác tuyên truyền để thu hút sự chú ý của người dân, góp phần nâng cao nhận thức và giúp người dân hiểu lợi ích của việc chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.

11. Sở Công Thương

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Tổ chức xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gắn rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã tiếp tục thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đã đạt chuẩn.

Chỉ đạo các phòng, ban phụ trách tiêu chí nông thôn mới tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, đề xuất các giải pháp thực hiện hoàn thành các tiêu chí thuộc lĩnh vực phụ trách để giúp xã đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.

Chủ động, ưu tiên cân đối bố trí, lồng ghép các nguồn lực đầu tư trên địa bàn để hỗ trợ các xã thực hiện các tiêu chí chưa đạt; chỉ đạo dứt điểm, quyết liệt đối với các xã theo kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Nhân dân trên địa bàn về mục đích đạt chuẩn nông thôn mới để tạo nên sự đồng thuận cao trong cộng đồng. Vận động người dân thực hiện tổ chức phát triển sản xuất, tham gia sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp vào sản xuất một cách có hiệu quả. Tổ chức thực hiện các mô hình thuộc các Chương trình chuyên đề, các dự án liên kết sản xuất theo đúng quy định.

Tổ chức thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao 2-3 lần trong năm ngay khi xã đủ điều kiện.

Chủ động triển khai, đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn; hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm định, xét, thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đối với các xã đủ điều kiện thu hồi.

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã thực hiện: Hồ sơ minh chứng đối với các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới; tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thiện hồ sơ đề nghị và hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Trong quá trình thực hiện tiêu chí nông thôn mới có những vướng mắc, đề nghị phối hợp với các sở, ngành phụ trách tiêu chí nông thôn mới và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có hướng giải quyết.

Chỉ đạo các phòng, ban của huyện, Ủy ban nhân dân các xã thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo về tiến độ kết quả triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Định kỳ trước ngày 20 tháng cuối quý báo cáo tiến độ xây dựng nông thôn mới về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

13. Quy định chung

Đối với các tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới, đề nghị các sở, ban, ngành hướng dẫn xã duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới.

Đối với các tiêu chí, chỉ tiêu huyện đã báo cáo đạt chuẩn, nhưng sau khi các sở, ban, ngành tiến hành thẩm tra, thẩm định chưa đạt chuẩn, đề nghị các sở, ban, ngành tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ địa phương thực hiện để đạt chuẩn theo quy định.

Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 tháng cuối quý), các thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

14. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Tiếp tục phát động Phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Tham gia xây dựng nông thôn mới theo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, vận động khơi dậy và phát huy sự đóng góp, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, giám sát thực hiện Chương trình theo hướng lựa chọn phụ trách nội dung, lĩnh vực, mô hình cụ thể, thiết thực.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Chánh VP, các PCVP UBND tỉnh;
- Văn phòng điều phối NTM tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX, NC, CNXD, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Dương Mah Tiệp

 

PHỤ LỤC I

BÌNH QUÂN TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN CUỐI NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 05/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Số thứ tự

Địa phương

Bình quân tiêu chí/xã

1

Thành phố Pleiku

19

2

Thị xã An Khê

19

3

Thị xã Ayun Pa

19

4

Huyện Đak Đoa

14,69

5

Huyện Mang Yang

14,18

6

Huyện Đak Pơ

16,43

7

Huyện Kbang

16,08

8

Huyện Kông Chro

13,15

9

Huyện Ia Pa

16,22

10

Huyện Krông Pa

15,31

11

Huyện Phú Thiện

17,11

12

Huyện Chư Sê

18,29

13

Huyện Chư Pưh

16,63

14

Huyện Chư Prông

14

15

Huyện Đức Cơ

13,22

16

Huyện Ia Grai

17,08

17

Huyện Chư Păh

14,33

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH TẬP HUẤN, NÂNG CAO NĂNG LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 05/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

I

Tiếp tục tăng cường nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở (Nội dung số 2 thuộc nội dung thành phần số 11)

 

 

970

1

Tổ chức 01 lớp tập huấn cho các đoàn thể cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện, xã theo các nội dung của khung chương trình tập huấn; Tổ chức đoàn công tác đi tham quan, học tập mô hình xây dựng nông thôn mới

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

Các sở, ban, ngành và địa phương

200

2

Tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã, thôn, làng trên địa bàn về các nội dung của khung chương trình tập huấn

Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện

Các cơ quan, đơn vị liên quan

770

II

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

 

 

724

1

Tổ chức 01 lớp tập huấn về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

Các sở, ban, ngành và địa phương

29

2

Tổ chức (03 lớp tập huấn) về: hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ nâng cao năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với sản phẩm OCOP; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở của các sản phẩm OCOP; hướng dẫn tạo lập và đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp; hướng dẫn thực hiện kiểm nghiệm (thử nghiệm)/phân tích chất lượng sản phẩm OCOP.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành và địa phương

100

3

Tổ chức tập huấn Chương trình mỗi xã một sản phẩm cho các cán bộ cấp huyện, xã và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký tham gia chương trình OCOP

Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện

Các cơ quan, đơn vị liên quan

595

III

Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025

 

 

20

1

Tổ chức 01 lớp tập huấn về Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

Các sở, ban, ngành và địa phương

20

IV

Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

 

 

368

1

Tổ chức 13 lớp tập huấn về Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới

Công an tỉnh

Các sở, ban, ngành và địa phương

368

 

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 05/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí thực hiện (tr.đồng)

I

Cấp tỉnh

702

1

Quản lý, duy trì và cập nhật thông tin tuyên truyền trên trang thông tin điện tử

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

Các sở, ban, ngành và địa phương

 

2

Xây dựng và phát hành chuyên mục về xây dựng nông thôn mới và OCOP trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

3

Phát hành chuyên trang về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP trên Báo Gia Lai

Báo Gia Lai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

4

Biên soạn và in ấn, cung cấp miễn phí cẩm nang các sản phẩm OCOP

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành và địa phương

 

5

Thực hiện các phóng sự chuyên đề về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và OCOP để phục vụ tuyên truyền tại các buổi tập huấn, hội nghị

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

 

6

Tổ chức các hoạt động truyền thông về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

7

Tổ chức cuộc thi về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành và địa phương

 

II

Cấp huyện, xã

3.870

1

Cập nhật thông tin, kết quả, tiếp nhận và giải đáp kịp thời những phản hồi về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và OCOP trên trang thông tin điện tử của địa phương

UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

2

Thực hiện các phóng sự chuyên đề về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các chương trình chuyên đề

UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

3

Thực hiện chương trình phát thanh về xây dựng nông thôn mới trên đài truyền thanh xã

UBND các xã

 

4

Các nội dung khác theo quy định tại Thông tư số 55/2023/TT-BTC theo kế hoạch của địa phương

UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã

 

 

PHỤ LỤC IV

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 05/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Huyện

Tiêu chí đã đạt

Dự kiến tiêu chí đạt năm 2024

1

Kbang

4/9 tiêu chí, gồm tiêu chí số 3, 4, 8, 9

Đạt thêm 02 tiêu chí, gồm tiêu chí số 1, 2

2

Đak Pơ

4/9 tiêu chí, gồm tiêu chí số 3, 4, 6, 9

Đạt thêm 02 tiêu chí, gồm tiêu chí số 1, 2

3

Ia Grai

2/9 tiêu chí, gồm tiêu chí số 4, 9.

Đạt thêm tiêu chí số 1

4

Phú Thiện

4/9 tiêu chí, gồm tiêu chí số 2, 3, 4, 9

Tiếp tục duy trì 4 tiêu chí đã đạt

5

Đak Đoa

2/9 tiêu chí, gồm tiêu chí số 3, 4

Đạt thêm tiêu chí số 2

6

Chư Sê

4/9 tiêu chí, gồm tiêu chí số 2, 3, 4, 6

Đạt thêm 02 tiêu chí, gồm tiêu chí số 1, 9

7

Chư Pưh

2/9 tiêu chí, gồm tiêu chí số 3, 4

Tiếp tục duy trì 2 tiêu chí đã đạt

 

PHỤ LỤC V

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 05/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Tiêu chí

Số xã đạt chuẩn đến cuối năm 2023

Kế hoạch thực hiện năm 2024

Số xã đạt chuẩn đến cuối năm

Tỷ lệ (%)

1

Quy hoạch

169

182

100

2

Giao thông

153

165

91

3

Thủy lợi

176

177

97

4

Điện

181

182

100

5

Trường học

139

148

81

6

Cơ sở vật chất văn hóa

119

136

75

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

182

182

100

8

Thông tin và truyền thông

145

166

91

9

Nhà ở dân cư

135

142

78

10

Thu nhập

100

109

90

11

Nghèo đa chiều

101

110

60

12

Lao động

131

141

77

13

Tổ chức sản xuất

113

140

77

14

Giáo dục và Đào tạo

160

168

92

15

Y tế

117

153

84

16

Văn hóa

171

179

98

17

Môi trường và An toàn thực phẩm

96

118

65

18

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

125

148

81

19

Quốc phòng và an ninh

158

171

94

 

PHỤ LỤC VI

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 05/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Tiêu chí đã đạt

Dự kiến tiêu chí đạt năm 2024

1

Biển Hồ - TP. Pleiku

16/19 tiêu chí, gồm các tiêu chí số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 18, 19.

03/19 tiêu chí, gồm các tiêu chí số 13, 14, 17.

2

Nam Yang - Đak Đoa

07/19 tiêu chí, gồm các tiêu chí số 2, 4, 7, 9, 10, 11, 13.

12/19 tiêu chí, gồm các tiêu chí số 1, 3, 5, 6, 8, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 19

3

Ia Blang - Chư Sê

9/19 tiêu chí, gồm các tiêu chí số 1, 2, 3, 4, 7, 9, 15, 16, 19

10/19 tiêu chí, gồm các tiêu chí số 5, 6, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 17, 18

4

Cửu An - An Khê

13/19 tiêu chí, gồm các tiêu chí số 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 14, 16, 18.

06/19 tiêu chí, gồm các tiêu chí số 5, 8, 13, 15, 17, 19.

 



[1] Kbang 4 thôn, làng; Ia Pa 03 thôn; TP.Pleiku 02 làng; TX An Khê 09 thôn, làng; Đak Đoa 04 làng; Đức Cơ 01 làng; Chư Prông 09 thôn, làng; Krông Pa 01 làng; Phú Thiện 07 thôn, làng; TX Ayun Pa 02 Bôn; Ia Grai 12 thôn, làng; Chư Pưh 02 thôn, huyện Chư Păh 01 làng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 303/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

  • Số hiệu: 303/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 05/02/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Dương Mah Tiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản