Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 303/KH-UBND

Lào Cai, ngày 24 tháng 9 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2018-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Thực hiện Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non, giai đoạn 2018-2025, UBND tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh rà soát, quy hoạch, sắp xếp hệ thống trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em 5 tuổi và chuẩn bị phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi. Thực hiện công bằng trong giáo dục mầm non; nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Tăng cường phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp 1.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Giai đoạn 2018-2020:

- Duy trì phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi ở 164 xã, phường, thị trấn. Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ em ra lớp đạt: thấp nhất là 30% đối với trẻ nhà trẻ, 97,5% đối với trẻ mẫu giáo, riêng trẻ 5 tuổi đạt 99,8% trở lên.

- Duy trì 100% nhóm, lớp được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú; giảm trung bình tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể nhẹ cân, thấp còi từ 0,2 đến 0,3%/năm trở lên; trẻ em thừa cân - béo phì được khống chế. 100% trẻ em 5 tuổi là người dân tộc thiểu số được chuẩn bị sẵn sàng tâm thế trước khi vào lớp 1. Tiếp tục thí điểm chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non từ 18% trở lên.

- Có từ 70% trở lên giáo viên có trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non, ít nhất 75% đạt chuẩn nghề nghiệp từ mức độ khá; ít nhất 40% nhà giáo biết một thứ tiếng dân tộc; ít nhất 50% nhà giáo là đảng viên; 100% trường mầm non có tổ chức cơ sở Đảng; ít nhất 80% cán bộ quản lý đạt chuẩn trình độ lý luận chính trị; 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng năng lực xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu mới.

- 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá, ít nhất 58% trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia.

- Bảo đảm 01 phòng học/lớp (nhóm); tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố đạt từ 90% trở lên; ít nhất 60% nhóm, lớp được trang bị đủ thiết bị dạy học và đồ dùng đồ chơi; 50% các trường có đủ phòng chức năng, hành chính quản trị, nhà bếp theo quy định; 100% các trường được lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin; 100% các trường, nhóm, lớp có đủ công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo yêu cầu.

2.2. Giai đoạn 2021-2025:

- Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ em ra lớp đạt thấp nhất là 31% đối với trẻ nhà trẻ, 98% đối với trẻ mẫu giáo, riêng trẻ 5 tuổi đạt 99.9% trở lên. Tăng tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở GDMN ngoài công lập từ 10% trở lên.

- Duy trì 100% nhóm, lớp được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú; giảm trung bình tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể nhẹ cân, thấp còi từ 0,2-0,3%/năm. Phấn đấu 30% trẻ mầm non được làm quen tiếng Anh.

- Phấn đấu đủ số lượng và đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định; ít nhất 85% giáo viên có trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non, 80% trở lên đạt chuẩn nghề nghiệp từ mức độ khá; ít nhất 50% nhà giáo biết một thứ tiếng dân tộc; ít nhất 55% nhà giáo là đảng viên; 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn lý luận chính trị và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng năng lực xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu mới.

- Trên 70% số trường mầm non đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia.

- Phấn đấu đạt 98% phòng học kiên cố, bán kiên cố (kiên cố 63%, bán kiên cố 35%); 100% nhóm, lớp được trang bị đủ thiết bị dạy học và đồ dùng đồ chơi; 70% các trường có đủ phòng chức năng, hành chính quản trị, nhà bếp theo quy định.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và nâng cao nhận thức về giáo dục mầm non:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về phát triển GDMN của tỉnh.

- Đưa chỉ tiêu huy động trẻ đến trường vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để chỉ đạo thực hiện và đưa vào tiêu chuẩn bình xét, đánh giá các cơ sở GDMN, các tổ chức cơ sở Đảng, Chính quyền địa phương, đoàn thể để thực hiện các chỉ tiêu và quyền bình đẳng cho trẻ em.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nhà giáo tới cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở GDMN. Chú trọng tuyên truyền việc làm tốt, gương sáng nhà giáo, tập thể tiêu biểu trong đổi mới phát triển GDMN.

2. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường mầm non theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa:

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn hóa. Tổ chức nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Tiếp tục quy hoạch và mở rộng diện tích đất ở các trường và khoảng điểm trường để xây dựng đủ các phòng học, phòng chức năng, khu vui chơi, vận động, trải nghiệm cho trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”.

- Đầu tư xây dựng 317 phòng học; 327 phòng phục vụ học tập; 261 nhà bếp và kho; 301 phòng hành chính quản trị; 154 nhà vệ sinh. Mua sắm bổ sung 861 bộ thiết bị đồ dùng tối thiểu của nhóm, lớp; 389 bộ đồ chơi ngoài trời.

- Đẩy mạnh xây dựng trường mầm non đạt mức kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia. Ưu tiên kiên cố hóa trường, lớp với các phòng học tạm, nhờ, cấp 4 xuống cấp; cải tạo và bổ sung thêm công trình vệ sinh, nước sạch đạt chuẩn. Quan tâm đầu tư các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy trong các trường mầm non.

- Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) cho 100% các trường, lớp và ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy.

- Khuyến khích thành lập thêm ít nhất 01 trường mầm non và các nhóm, lớp độc lập tư thục. Nghiên cứu từng bước chuyển đổi 01 trường mầm non công lập thành trường mầm non ngoài công lập ở thành phố Lào Cai. Xây dựng ít nhất 03 trường mầm non chất lượng cao, ít nhất 01 trường mầm non quốc tế.

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo:

- Xây dựng đội ngũ với khoảng 570 cán bộ quản lý và 5.378 giáo viên đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp; có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng chương trình giáo dục mầm non theo xu hướng phát triển, tiếp cận giáo dục mầm non tiên tiến (trong đó cần đào tạo đạt chuẩn cán bộ quản lý khoảng 466 người; bồi dưỡng nâng chuẩn chuyên môn nghiệp vụ khoảng 1311 người; bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc khoảng 2809 người).

- Đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; cập nhật kiến thức, kỹ năng để thực hiện linh hoạt sáng tạo chương trình GDMN.

- Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

- Đảm bảo thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo. Tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên nòng cốt, tiêu biểu được tham quan, học tập các điển hình tiên tiến trong nước và khu vực.

4. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non:

- Ứng dụng CNTT, cải cách hành chính trong quản lý chỉ đạo, điều hành ở 100% cơ sở giáo dục mầm non theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông, trên cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác quản lý từ trường đến Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh hình thức và giảm tải cho giáo viên mầm non.

- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng mở nhằm tạo cho trẻ vui chơi, học tập, khám phá và trải nghiệm. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, phát triển khả năng tự tin, tự lập và khả năng giao tiếp; trẻ mẫu giáo ở những nơi có điều kiện được làm quen với tin học, ngoại ngữ, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, từng bước cho trẻ tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại; lựa chọn xây dựng trường mầm non chất lượng cao ở nơi đủ điều kiện.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tế vùng miền; tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm lớp độc lập tư thục; hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai có hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

- Thực hiện tốt trách nhiệm gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho trẻ an toàn về thể chất và tinh thần; hỗ trợ phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ mầm non thông qua chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với giáo dục phát triển vận động. Phối hợp tốt với ngành Y tế tăng cường công tác khám, phát hiện, can thiệp sớm trẻ em có khó khăn về thể chất và tâm lý; hướng dẫn, tuyên truyền trong cộng đồng, cha mẹ trẻ biết để kịp thời phát hiện, can thiệp sớm cho trẻ.

5. Đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa trong giáo dục mầm non và tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế:

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất để các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầm non; hỗ trợ tư vấn pháp lý về thủ tục thành lập trường, nhóm lớp tư thục; cấp giấy phép hoạt động. Khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng và phát triển trường mầm non chất lượng cao ở nơi có đủ các điều kiện.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND xã, phường, thị trấn đối với các cơ sở giáo dục mầm non là nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; khuyến khích nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục thành lập trường khi đủ điều kiện, để trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng trong điều kiện đảm bảo.

- Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục mầm non ở các địa phương có điều kiện, như thành phố Lào Cai, trung tâm các huyện.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn đầu tư, tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để phát triển giáo dục mầm non. Phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức hội nghị, hội thảo về chăm sóc và phát triển trẻ em và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về giáo dục mầm non.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Thực hiện nguồn kinh phí đã được bố trí theo Kế hoạch số 313/KH-UBND ngày 28/11/2018 của UBND tỉnh về đầu tư xây phòng học, xóa phòng học tạm và nhà ăn, bếp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2020; Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 21/3/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về thực hiện đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Các Chương trình, Đề án, Dự án, Kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hằng năm của các huyện, thành phố.

(Có các Biểu số liệu về hiện trạng và nhu cầu kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì trong việc tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non theo từng năm học; phối hợp với các sở, ban ngành kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch của các địa phương.

- Tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng chương trình giáo dục mầm non phù hợp với vùng miền. Hằng năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Phối hợp với các sở, ngành thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; cân đối bố trí giáo viên mầm non đảm bảo yêu cầu theo quy định hiện hành.

- Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư công của ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện một số nội dung thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo kế hoạch hằng năm và cho từng giai đoạn của kế hoạch.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố, tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch (đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi; kinh phí chi thường xuyên).

4. Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất cơ chế, nhu cầu tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo viên, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong các giai đoạn; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố thực hiện phân cấp quản lý giáo dục toàn diện đảm bảo quy định và hiệu quả cao.

5. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng:

Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý xây dựng cơ bản đảm bảo chất lượng xây dựng các công trình trường học theo tiêu chuẩn.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Lào Cai và các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ em. Tăng cường vận động nguồn lực hỗ trợ cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

7. Sở Y tế:

Chủ trì phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân và công tác y tế trường học, phòng chống dịch bệnh trong trường học và cộng đồng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ để nâng cao thể lực cho trẻ.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố trong việc quy hoạch quỹ đất dành cho các trường mầm non theo Đề án và quy hoạch mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non.

9. Sở Thông tin và Truyền thông:

Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tỉnh:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên tham gia tích cực việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non của tỉnh.

11. UBND các huyện, thành phố:

Căn cứ nội dung kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương để triển khai thực hiện trọng tâm và hiệu quả; đồng thời, chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch, cụ thể:

- Tiếp tục rà soát, quy hoạch trường, lớp; đảm bảo diện tích đất cho các trường, điểm trường (nếu thiếu cần đề xuất bổ sung quy hoạch sử dụng đất) và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường, điểm trường.

- Hằng năm, xây dựng chỉ tiêu, nhiệm vụ, dự toán ngân sách cùng với xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trình UBND tỉnh.

- Thực hiện kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non đảm bảo về số lượng, chất lượng cho các nhóm, lớp. Đặc biệt, bố trí, sắp xếp hợp lý giáo viên để tăng tỉ lệ huy động nhà trẻ ra lớp. Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em ở các loại hình cơ sở giáo dục mầm non theo quy định của nhà nước. Lập kế hoạch nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ quản lý, giáo viên trong quy hoạch, làm cơ sở cho công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên tự bồi dưỡng, tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non ở địa phương.

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, chương trình mục tiêu, xã hội hóa vào đầu tư đồng bộ, có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi phục vụ việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức bán trú, học 2 buổi/ngày. Bố trí ngân sách theo quy định hiện hành; Huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp (làm đường đi, sân chơi, hàng rào quanh khu vực trường...); góp thêm lương thực, thực phẩm và tự chủ hợp đồng nhân viên nấu ăn (phấn đấu đạt 80% trẻ được ăn đủ bữa chính và bữa phụ tại trường); Khuyến khích các thầy, cô giáo, phụ huynh tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi bổ sung thêm bộ thiết bị dạy học. Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn xã hội hóa đúng quy định, tiết kiệm và hiệu quả. Chỉ đạo sử dụng hiệu quả và bảo trì, bảo dưỡng các công trình xây dựng.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền chủ trương, chính sách về duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non tới các gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Tổ chức các đợt thi đua trong năm và có khen thưởng cho tổ chức cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non.

Căn cứ nội dung trên, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH1, QLĐT2, NC2, VX(1,4).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Xuân Trường

 

Biểu 01

HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ TRƯỜNG, LỚP ĐẢM BẢO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠT YÊU CẦU CỦA TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA

(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 24/9/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Đến tháng 4/2019

Dự báo phát triển trong giai đoạn 2020-2025

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Tăng/giảm

Tỷ lệ (%)

1

Trường/Tổng số

Trường

202

 

200

200

200

199

198

198

-4

 

1.1

Trường MN

Trường

194

 

192

192

192

191

190

190

-4

 

1.2

Trường liên cấp MN, TH, THCS

Trường

8

 

8

8

8

8

8

8

0

 

1.3

Công lập

Trường

190

94,1

188

188

187

186

185

185

-5

93,4

1.4

Ngoài công lập

Trường

12

5,9

12

12

13

13

13

13

1

6,6

1.5

Trường hoàn thành tự đánh giá

Trường

194

100

192

192

192

191

190

190

-4

100

1.6

Trường MN đạt tiêu chuẩn kiểm định CLGD

Trường

114

58,8

126

131

138

143

147

152

38

80

-

Chia ra: Cấp độ 2

Trường

85

 

97

100

103

105

106

109

18

 

-

Cấp độ 3 trở lên

Trường

17

 

18

20

22

25

26

26

10

 

1.7

Trường chuẩn Quốc gia

Trường

107

55,2

115

120

125

130

132

135

28

71,1

-

Chia ra: Mức 1

Trường

91

 

97

100

103

105

106

109

18

 

-

Mức 2

Trường

16

 

18

20

22

25

26

26

10

 

1.8

Trường MN chất lượng cao

Trường

0

 

1

2

3

3

3

3

3

 

1.9

Trường MN CL chuyển sang NCL ở vùng có ĐK.

Trường

0

 

0

0

0

0

1

1

1

 

2

Nhóm, lớp/Tổng số

 

2322

 

2322

2338

2338

2338

2338

2340

18

 

2.1

Công lập

lớp

2118

 

2118

2118

2118

2118

2118

2118

0

 

2.2

Ngoài CL (gồm cả nhóm, lớp độc lập tư thục)

lớp

204

 

204

220

220

220

220

222

18

 

3

Trẻ em ra lớp/ Tổng số

 

58072

 

59435

59717

59864

60189

60267

60050

1978

 

3.1

Trẻ dưới 36 tháng tuổi

Trẻ

9566

26,7

9955

10801

11064

11300

11350

11450

1884

31

3.1.1

Riêng 2 tuổi

Trẻ

8212

95,6

8993

9123

9336

9469

9667

10027

1815

99

-

Công lập

Trẻ

7539

78,8

7555

8236

8549

8610

8602

8514

975

70,9

-

Ngoài công lập (gồm cả trẻ trong N, L ĐLTT)

Trẻ

2027

21,2

2400

2565

2515

2690

2748

2936

909

29,1

-

Trẻ 3 - 5 tuổi

Trẻ

48506

 

49480

48916

48800

48889

48917

48600

94

 

3.1.2

Riêng 5 tuổi

Trẻ

16416

 

16415

16418

16424

16425

16427

16430

14

 

-

Công lập

Trẻ

46643

96,2

46784

46116

45940

45924

45907

45425

-1218

93,5

-

Ngoài công lập (gồm cả trẻ trong N, L ĐLTT)

Trẻ

1863

3,8

2696

2800

2860

2965

3010

3175

1312

6,5

 

Biểu 02

HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI

(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 24/9/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Đến tháng 4/2019

Dự báo phát triển trong giai đoạn 2020-2025

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Tăng/giảm

Tỷ lệ (%)

1

Khối phòng nhóm trẻ, lớp MG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tổng số phòng sinh hoạt chung

Phòng

2322

 

2322

2338

2338

2338

2338

2340

18

 

-

Phòng học kiên cố và BKC

Phòng

2005

86,3

2088

2175

2245

2300

2325

2340

335

100

-

Phòng học tạm

Phòng

82

3,5

42

24

18

0

0

0

-82

0,0

-

Phòng học mượn, nhờ

Phòng

235

10,2

235

235

235

235

235

235

0

10,0

-

Số phòng cần XD bổ sung

Phòng

317

 

63

67

60

55

35

37

317

 

-

Số phòng cần sửa chữa, nâng cấp

Phòng

255

 

40

45

43

44

45

38

255

 

1.2

Tổng số nhà vệ sinh của trẻ

Nhà/khu

1585

 

1653

1723

1755

1787

1811

1825

240

 

-

Số nhà/khu VS cần XD bổ sung

Phòng

154

 

36

38

27

23

22

8

154

 

-

Số nhà/khu VS cần sửa chữa, nâng cấp

Phòng

202

 

35

36

40

38

32

21

202

 

2

Khối phòng phục vụ học tập/ Tổng số

Phòng

287

 

401

514

596

641

683

799

512

 

 

Số phòng cần XD bổ sung

Phòng

327

 

60

70

60

55

45

37

327

 

3

Nhà bếp và kho/ Tổng số

Nhà/khu

951

 

971

991

1000

1005

1005

1005

54

 

-

Nhà bếp và kho đạt yêu cầu

Nhà/khu

710

74,7

744

785

830

855

879

903

193

89,6

-

Nhà bếp và kho cần XD bổ sung

Nhà/khu

261

 

45

50

40

46

37

43

261

 

4

Khối phòng hành chính quản trị/ Tổng số

 

876

 

919

960

1006

1051

1086

1177

301

 

-

Số phòng cần XD bổ sung

phòng

301

 

53

51

56

55

45

41

301

 

-

Số phòng cần sửa chữa, nâng cấp

phòng

153

 

33

30

25

25

20

20

153

 

5

Sân chơi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng số sân chơi

sân

1005

 

1005

1005

1005

1005

1005

1005

0

100

-

Sân có đồ chơi ngoài trời

sân

1005

 

1005

1005

1005

1005

1005

1005

0

100

-

Vườn cây, rau, hoa

Vườn

959

 

964

984

985

987

988

988

29

 

-

Sân chơi cần trang bị ĐCNT (1 bộ 5 ĐC)

Bộ

389

 

70

70

69

60

60

60

389

 

6

Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

 

2322

 

2322

2338

2338

2338

2338

2340

18

 

-

Số nhóm, lớp có đủ 100% danh mục QĐ

Nhóm, lớp

1191

51,3

1388

1606

1727

1829

1909

1992

801

85,1

-

Số nhóm, lớp có từ 50 % danh mục trở lên

Nhóm, lớp

1131

 

934

732

611

509

429

348

-783

24,9

-

Số nhóm lớp cần trang bị thêm TB, ĐD, ĐC

Nhóm, lớp

861

 

197

202

151

122

109

80

861

 

 

Biểu 03

HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 24/9/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Đến tháng 4/2019

Dự báo phát triển trong giai đoạn 2020-2025

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Tăng/giảm

Tỷ lệ (%)

1

Cán bộ quản lí

 

488

 

519

538

553

569

570

570

82

 

-

Hiệu trưởng

người

189

100

192

192

192

191

190

190

1

100

-

Phó Hiệu trưởng

người

299

 

327

346

361

378

380

380

81

 

-

Số HT, PHT còn thiếu

người

82

 

31

19

15

16

1

0

82

 

-

Đạt trình độ CM từ chuẩn trở lên

người

488

100

519

538

553

569

570

570

82

100

-

Đạt trình độ CM trên chuẩn

người

488

100

519

538

553

569

570

570

82

100

-

Số CBQL cần đào tạo đạt chuẩn

người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Chia ra: Lí luận chính trị

người

285

58,4

89

76

72

28

20

0

285

0

-

Bồi dưỡng QLGD

người

181

37,1

39

39

38

35

30

0

181

0

-

Xếp loại theo chuẩn Hiệu trưởng mức khá trở lên

người

356

72,9

380

400

418

435

440

456

100

80

2

Giáo viên

 

4294

 

4644

4676

4910

5144

5260

5378

1084

 

-

Tổng số GV (kể cả GV hợp đồng ngoài công lập)

người

4294

 

4483

4642

4766

4852

4906

4955

661

 

-

Trong đó GV biên chế

người

3911

 

3985

4092

4205

4277

4350

4399

488

 

-

Định biên

Người/lớp

1,85

 

2,0

2,0

2,1

2,2

2,25

2,3

 

2,3

-

Số GV còn thiếu cần bổ sung thêm

người

1084

 

350

32

234

234

116

118

1084

 

-

Đạt trình độ CM từ chuẩn trở lên

người

4197

97,4

4644

4676

4910

5144

5260

5378

1181

100

-

Đạt trình độ CM trên chuẩn

người

2983

69,5

3375

3695

3983

4173

4313

4570

1587

85

-

Xếp loại chuẩn nghề nghiệp mức khá trở lên

người

2938

70

3250

3365

3585

3858

4102

4302

1364

80

-

Số GV cần đào tạo nâng chuẩn

người

1311

 

389

264

249

209

200

0

1311

 

-

Trình độ CĐSPMN

người

778

 

256

164

149

109

100

0

778

 

-

Trình độ ĐHSPMN và thạc sỹ

người

533

 

133

100

100

100

100

0

533

 

-

Số GV cần BD cấp CC tin học

người

1129

 

219

208

202

200

200

0

1029

 

-

Số GV cần BD cấp CC ngoại ngữ/ tiếng Mông

người

1680

 

380

300

300

300

200

200

1680

 

3

Nhân viên (gồm CD, BV, YT, VT, TQ, KT)

 

630

 

943

1143

1343

1443

1543

1643

1013

 

-

Tổng số nhân viên

người

630

 

912

1025

1104

1160

1204

1262

632

 

-

Riêng NV cấp dưỡng

người

240

 

459

659

759

859

959

1059

819

 

-

Số nhân viên còn thiếu

người

1013

 

313

200

200

100

100

100

1013

 

-

Số NV cấp dưỡng còn thiếu theo định mức

người

819

 

219

200

100

100

100

100

819

 

-

Số được đào tạo đạt chuẩn trình độ chuyên môn

người

288

45,7

470

572

672

800

900

1000

712

60,9

-

Số NV cần đào tạo đạt chuẩn và nâng chuẩn

người

712

 

182

102

100

128

100

100

712

 

 

Biểu 04

HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ CHO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ

(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 24/9/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Đến tháng 4/2019

Dự báo phát triển trong giai đoạn 2020-2025

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Tăng/giảm

Tỷ lệ (%)

1

Thực hiện chương trình GDMN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng số nhóm, lớp

nhóm, lớp

2322

 

2322

2338

2338

2338

2338

2340

18

 

-

Tổng số trẻ em ra lớp

Trẻ

58072

 

59435

59717

59864

60189

60267

60050

1978

 

-

Nhóm, lớp học 2 buổi/ ngày theo CTGDMN

nhóm, lớp

2322

100

2322

2338

2338

2338

2338

2340

18

100

-

Trẻ em học 2 buổi/ ngày theo CTGDMN

Trẻ

58072

100

59435

59717

59864

60189

60267

60050

1978

100

-

Nhóm, lớp được LQ với tin học

nhóm, lớp

693

 

769

845

911

959

992

1021

328

 

-

Số trẻ em được LQ với tin học

Trẻ

16434

28,3

20760

23150

25730

26855

27756

30021

13587

50

-

Số nhóm, lớp được LQ với ngoại ngữ

nhóm, lớp

361

 

384

424

459

491

526

698

337

 

-

Số trẻ em được LQ với ngoại ngữ

Trẻ

9473

16,3

9985

11025

11935

12768

13680

18115

8642

30

2

Thực hiện chương trình GDMN chất lượng cao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng số nhóm, lớp

nhóm, lớp

0

 

16

26

36

36

36

36

36

 

-

Tổng số trẻ em theo học

Trẻ

0

 

500

750

1050

1050

1050

1050

1050

 

3

Kết quả theo dõi sự PT qua biểu đồ phát triển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng số trẻ em được theo dõi BĐPT

Trẻ

58072

 

59435

59717

59864

60189

60267

60050

1978

 

-

Trẻ SDD thể nhẹ cân

Trẻ

2926

5,1

 

 

 

 

 

3000

74

5

-

Trẻ thừa cân, béo phì

Trẻ

263

0,5

 

 

 

 

 

165

-98

0,45

-

Trẻ SDD thể thấp còi

Trẻ

4767

8,2

 

 

 

 

 

4769

2

7,9

-

Trẻ cần phục hồi SDD các thể

Trẻ

7956

13,7

 

 

 

 

 

7934

-22

13,2

4

Kết quả đánh giá sự phát triển theo CTGDMN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số trẻ hoàn thành chương trình GDMN

Trẻ

16432

99,8

16415

16418

16424

16425

16427

16430

-2

 

-

Số trẻ khuyết tật được hòa nhập

Trẻ

95

 

 

 

 

 

 

121

26

 

5

Kết quả tổ chức nấu ăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số nhóm, lớp được tổ chức ăn bữa phụ

nhóm, lớp

1340

57,7

1390

1450

1600

1700

1800

1872

532

80

-

Số trẻ được tổ chức ăn bữa phụ

Trẻ

30820

53,1

33360

34846

40000

42500

46000

48040

17220

80

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Lào Cai

  • Số hiệu: 303/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 24/09/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Trịnh Xuân Trường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản