Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2904/KH-UBND | Bến Tre, ngày 12 tháng 07 năm 2011 |
Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
Luật Công nghệ thông tin;
Luật Giao dịch điện tử;
Nghị định của Chính phủ số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 08 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;
Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 12 tháng 03 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
a) Công tác ban hành văn bản chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền để triển khai Chỉ thị 58-CT/TW
Thông tri số 40-TT/TU ngày 21/12/2000 của Tỉnh ủy Bến Tre về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2005 và đến năm 2010.
Quyết định số 2309/2002/QĐ-UB ngày 28/6/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001-2005.
Quyết định số 2248/2002/QĐ-UB ngày 21/6/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001-2005 và đến năm 2010.
Quyết định số 1912/2005/QĐ-UBND ngày 08/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về quy trình tiếp nhận, cập nhật, chuyển xử lý văn bản đến; soạn thảo, trình duyệt, ban hành văn bản đi trên mạng tin học ở các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Chỉ thị số 11/2005/CT-UBND ngày 08/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai các ứng dụng thuộc Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001-2005.
Quyết định số 602/2005/QĐ-UB ngày 02/3/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh Bến Tre.
Quyết định số 1205/2006/QĐ-UBND ngày 11/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Quyết định số 11/2008/QĐ-UB ngày 06/5/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hành Quy chế phối hợp công tác phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.
b) Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW
Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre, theo Đề án 112 của Chính phủ.
Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bưu chính, viễn thông tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Thời gian qua, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước đã được các cấp lãnh đạo quan tâm. Tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức chiếm 79%, tỷ lệ các đơn vị có kết nối mạng nội bộ (LAN) chiếm 96,67%, 100% đơn vị có kết nối Internet băng thông rộng. Mạng truyền số liệu chuyên dụng giai đoạn 2 đã hoàn tất lắp đặt truyền dẫn và thiết bị đầu cuối, hiện đang chuẩn bị đưa vào vận hành khai thác.
Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin: xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai, hướng dẫn các sở ban ngành tỉnh, các huyện và thành phố, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh thông tin (quy chế quản lý và vận hành mạng nội bộ, quy chế vận hành và khai thác hệ thống quản lý văn bản và điều hành); quy định cán bộ, công nhân viên chức trao đổi thư điện tử trong công việc bằng địa chỉ chính thức của tỉnh (Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Bến Tre).
3. Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
Về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước phục vụ chỉ đạo, điều hành: Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành tại Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre, Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành. Đến nay các cơ quan gần như đã "điện tử hóa” tất cả các quy trình hoạt động của mình, 100% số lượng văn bản trao đổi của cán bộ công chức đều được thực hiện qua hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành. Ngoài các chức năng phục vụ cán bộ công chức như quản lý văn bản đi/đến, trao đổi nội bộ, quản lý tài liệu ISO, tạo mới hồ sơ công việc, hệ thống thư điện tử..., hệ thống này còn cho phép giải quyết hồ sơ một cửa của tổ chức công dân gửi trực tiếp từ tổ một cửa. Qua hệ thống này, tổ một cửa tạo mới hồ sơ, lưu vào hệ thống, sau đó chuyển đến lãnh đạo phê duyệt và giao cho các phòng ban chuyên môn xử lý. Hệ thống này được tổ chức theo mô hình phân tán nhưng đảm bảo việc liên thông giữa Sở với các đơn vị trực thuộc. Khi cần sự phối hợp giữa các phòng, ban hay đơn vị trực thuộc thì người xử lý hồ sơ sẽ sử dụng chức năng này để luân chuyển hồ sơ công việc đến các phòng, ban trong nội bộ Sở hay phòng ban của đơn vị trực thuộc cần phối hợp xử lý. Được triển khai theo mô hình web nên lãnh đạo hay cán bộ trong cơ quan có thể giải quyết công việc khi đi công tác. Ngoài việc tiết kiệm đáng kể chi phí văn phòng phẩm, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ, công chức, còn tạo ra sự công khai minh bạch trong cơ quan.
Thực hiện Chỉ thị 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Sở đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành tạo hộp thư điện tử cho cán bộ công chức giúp cho cán bộ đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho công chức ứng dụng triệt để, hiệu quả hệ thống thư điện tử, một trong những ứng dụng quan trọng của mạng máy tính, Internet vào việc trao đổi thông tin góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT, tạo thói quen trao đổi thông tin qua môi trường mạng, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử. Tổng số cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước hiện nay là 12.077 người, trong đó hơn 88% cán bộ công chức có địa chỉ thư điện tử và hơn 70% cán bộ công chức sử dụng thư điện tử trong công việc.
Ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ:
Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc - TABMIS (viết tắt từ tiếng Anh “Treasury And Budget Management Information System”) là một trong 3 cấu phần và là cấu phần quan trọng nhất của Dự án Cải cách Quản lý Tài chính công. Đến nay, hệ thống đã được triển khai đến 100% cơ quan tài chính cấp huyện, góp phần hiện đại hóa công tác: quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Sở Tài chính, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách và đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia.
Hệ thống cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trang thông tin doanh nghiệp: hiện đã triển khai và khai thác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thông qua hệ thống này, Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý, thẩm định hồ sơ và quản lý hoạt động cấp giấy phép cho doanh nghiệp được nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời phổ biến thông tin về thủ tục đăng ký kinh doanh, đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh một cách rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thông tin vô tuyến phục vụ công tác chỉ huy từ Công an các huyện, thành phố, trại tạm giam và các đơn vị chiến đấu được tổ chức thành hệ thống mạng, quy định tần số theo nhóm hoạt động thông qua hệ thống chuyển tiếp đã kéo dài cự ly liên lạc đáp ứng kịp thời phục vụ trong mọi tình huống. Mạng thông tin hữu tuyến hiện có 288 kênh số, 02 đường trung kế, đã triển khai 195 số tại các đơn vị nghiệp vụ. Các phần mềm nghiệp vụ của đơn vị An ninh, Cảnh sát phục vụ công tác theo dõi và báo cáo thông qua đường truyền dẫn nội bộ được nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Về ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục: toàn tỉnh hiện nay có 152 trường tiểu học (18% có giảng dạy tin học), 125 trường trung học cơ sở (62% có giảng dạy tin học), 30 trường trung học phổ thông (100% có giảng dạy tin học), 100% các trường, cơ sở giáo dục đã được kết nối Internet băng rộng. Trong thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Viễn thông Bến Tre triển khai Hệ thống thông tin quản lý giáo dục VNPT-School nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác dạy và học, là cầu nối thông tin giữa gia đình và nhà trường, đáp ứng việc phổ biến thông tin rộng rãi tới cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh trong toàn tỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống thông tin quản lý giáo dục VNPT-School đã và đang được triển khai hơn 95% các trường học trong toàn tỉnh và sẽ tiếp tục triển khai đến tất cả các trường học trong những năm học tiếp theo. Hiện tại, phụ huynh học sinh đã có thể theo dõi quá trình học tập, chuyên cần của con em mình thông qua cổng thông tin VNPT-School web portal (http://vnptschool.vienthongbentre.vn). Hàng năm, tỉnh cũng tổ chức hội thi tin học trẻ nhằm tạo sân chơi cho học sinh từ Tiểu học đến Trung học phổ thông có điều kiện phát huy kỹ năng CNTT của mình đồng thời phát hiện những học sinh có năng lực để đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng CNTT nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.
Về ứng dụng CNTT trong ngành y tế: hiện nay 100% cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện có máy vi tính và kết nối Internet băng rộng, đã triển khai các phần mềm nghiệp vụ Bsoft, Medisoft, quản lý tai nạn thương tích tại các cơ sở y tế giúp thống kê, tổng hợp số liệu. Thực hiện chương trình hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh đã chủ trì phối hợp cùng các chuyên gia và các bệnh viện đầu ngành tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bến Tre, Sở Y tế tỉnh Bến Tre triển khai hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa. Đây là một trong những bước đột phá quan trọng trong việc ứng dụng CNTT vào ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác khám, chữa bệnh của tỉnh.
Về nông nghiệp: toàn tỉnh hiện có hơn 106 bưu điện văn hóa xã, trong đó trên 70% điểm có kết nối Internet. Trang thông tin điện tử ngành nông nghiệp được xây dựng và bước đầu đáp ứng nhu cầu về thông tin liên quan đến nông-lâm-ngư nghiệp như chủ trương, chính sách của ngành, thông tin về thị trường, các khuyến cáo, hướng dẫn của ngành, các chuyên gia và giải đáp thắc mắc cho người dân.
4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
Tỉnh Bến Tre đã đưa Trang thông tin kinh tế xã hội của tỉnh lên mạng Internet với tên miền www.bentre.gov.vn giới thiệu tiềm năng kinh tế xã hội của tỉnh nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, cung cấp các chính sách pháp luật cho người dân và doanh nghiệp với hơn 1.000 thủ tục hành chính thuộc tất cả các lĩnh vực của các sở, ban ngành. Một số sở, ngành tỉnh cũng chủ động xây dựng trang thông tin điện tử của ngành nhằm giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của ngành và đưa các dịch vụ công trực tuyến thuộc ngành, lĩnh vực của mình quản lý phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.
Dự án “Tin học hóa việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông hiện đại” đã được triển khai tại Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre và Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, hiện đang trong giai đoạn hoàn chỉnh các tính năng của phần mềm theo yêu cầu thực tế. Số lượng dịch vụ hành chính công được cung cấp trên mạng là 62, trong đó dịch vụ đạt mức 1 là 3, dịch vụ đạt mức 2 là 57, dịch vụ đạt mức 3 là 2.
STT | Chỉ tiêu | Số lượng tính đến 5/2010 | |
Cấp tỉnh | Cấp huyện | ||
1 | Số lượng cơ quan chuyên trách về CNTT | 01 | 0 |
2 | Tổng số cán bộ chuyên trách về CNTT (kiêm nhiệm) | 25 | 9 |
3 | Số cán bộ được cử đào tạo về CNTT |
|
|
| - Trong nước | 01 | 0 |
- Nước ngoài | - | - |
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm, trình độ tin học cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước có nhiều chuyển biến đáng kể:
- Về tin học cơ bản: có 482 cán bộ cấp xã, phường được bồi dưỡng trình độ A, 80 cán bộ cấp xã, phường được đào tạo trình độ B.
- Về đào tạo chuyên sâu công nghệ thông tin: có 40 cán bộ cấp huyện, 45 cán bộ cấp Sở ngành được đào tạo quản trị mạng. Đây là lực lượng nòng cốt để triển khai các ứng dụng CNTT những năm tiếp theo.
- Về ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở của Tỉnh: đã đào tạo cho hơn 300 cán bộ, công chức về sử dụng phần mềm nguồn mở thay thế các phần mềm thương mại tương tự.
STT | Tên chương trình, dự án | Thời gian thực hiện | Kinh phí (VNĐ) | |
Trung ương | Địa phương | |||
1 | Dự án đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường | 2005-2010 | 15.570.000.000 |
|
2 | Tin học hóa cơ quan quản lý hành chính nhà nước | 2006-2007 | 7.070.000.000 |
|
3 | Tin học hóa các cơ quan Đảng | 2007-2010 | 6.951.000.000 |
|
4 | Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước | 2008 | 1.100.000.000 |
|
5 | Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước | 2009-2010 | 300.000.000 | 6.000.000.000 |
6 | Ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở | 2009-2010 | 260.000.000 |
|
| Cộng |
| 31.251.000.000 | 6.000.000.000 |
II. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Mục tiêu tổng quát
Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước:
- Xây dựng hoàn thiện hạ tầng CNTT (mạng Internet, mạng diện rộng, mạng nội bộ, chữ ký số) cho các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Xây dựng hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành tác nghiệp, trao đổi thông tin nhằm tạo môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước góp phần làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.
- Nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp: triển khai ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa, xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người và doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, gửi/nhận hồ sơ, thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ mạng, góp phần làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước hiệu quả hơn, minh bạch hơn và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
100% các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố có mạng nội bộ, kết nối mạng diện rộng của tỉnh và mạng Internet. Đảm bảo tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức đạt tối thiểu 90%.
100% các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, 50% công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện qua môi trường mạng, 60% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử qua mạng.
100% cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh được cấp địa chỉ thư điện tử của tỉnh, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử để trao đổi thông tin. 100% hồ sơ quản lý cán bộ, công chức các cấp có thể được quản lý chung trên mạng.
Đảm bảo điều kiện kỹ thuật cho 100% các cuộc họp giữa Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có thể được thực hiện trên môi trường mạng.
b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
100% các cơ quan nhà nước từ cấp huyện, thành phố, sở, ban ngành hoặc tương đương trở lên có cổng hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.
100% các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và Thành phố ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa.
1. Hạ tầng kỹ thuật
Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dụng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối từ Ủy ban nhân dân Tỉnh đến sở, ban ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước bao gồm máy tính, mạng máy tính, các giải pháp an toàn, an ninh thông tin,... cho các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đến cấp xã phường.
Xây dựng, triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Tỉnh.
2. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước
Triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành moffice cho Ủy ban nhân dân Tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (giai đoạn 2) và đến cấp xã, phường (giai đoạn 3).
Triển khai hệ thống hội nghị truyền hình giữa cấp tỉnh đến cấp huyện và thành phố.
Phát triển hệ thống quản lý thông tin tổng thể, triển khai các ứng dụng nâng cao hiệu quả quản lý nội bộ như quản lý cán bộ, tài chính kế toán, phát triển các ứng dụng chuyên ngành phục vụ các công tác nghiệp vụ.
3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
Xây dựng cổng thông tin điện tử tỉnh tích hợp trang thông tin điện tử của tất cả các sở ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố.
Xây dựng và cung cấp tất cả dịch vụ hành chính công mức độ 2 cho phép người dân tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và được thông báo tình trạng xử lý các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước qua mạng. Đến 2015, xây dựng và triển khai các dịch vụ hành chính công cơ bản đạt tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông theo hướng bảo đảm kết nối giữa các hệ thống thông tin tại bộ phận một cửa với cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp qua mạng Internet; đảm bảo tính liên thông giữa các đơn vị trong quy trình xử lý thủ tục; đảm bảo tin học hóa tối đa các hoạt động trong quy trình thủ tục hành chính.
Ứng dụng CNTT trong ngành y tế bao gồm xây dựng hệ thống quản lý y tế phục vụ công tác quản lý ngành y tế, công tác điều trị triển khai cho tất cả các bệnh viện các cấp để quản lý việc khám chữa bệnh và y tế dự phòng trên phạm vi toàn tỉnh.
Ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục bao gồm xây dựng cổng thông tin điện tử Ngành giáo dục của tỉnh cùng với các ứng dụng, công cụ phục vụ công tác dạy và học, tăng cường tài nguyên thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.
Ứng dụng CNTT trong nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, tư vấn, hỗ trợ và cung cấp thông tin về lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp cho người dân. Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp tích hợp lên bản đồ số của tỉnh phục vụ công tác quản lý, quy hoạch phát triển ngành. Các cơ sở dữ liệu được tổ chức cập nhật, trao đổi thường xuyên hai chiều giữa người dân và các cơ quan nhà nước để kịp thời hỗ trợ người dân trong sản xuất, kinh doanh.
Xây dựng cổng thông tin doanh nghiệp tỉnh Bến Tre cùng với các ứng dụng cơ bản cần thiết cho việc hỗ trợ quản lý và vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến đến hình thành sàn giao dịch điện tử, tối ưu hóa việc kết nối giữa các doanh nghiệp và các dịch vụ hành chính công, các dịch vụ cộng thêm khác nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp, tạo ưu thế cạnh tranh.
4. Nguồn nhân lực CNTT
Đào tạo, nâng cao trình độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan về quản trị mạng, an toàn và an ninh thông tin.
Đào tạo, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong cho đội ngũ cán bộ, công chức cho các cơ quan đến cấp xã, phường.
1. Giải pháp tài chính
Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn trên quy mô toàn tỉnh và đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực CNTT.
Ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác đảm bảo thực hiện dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT nhằm đảm bảo kết nối, liên thông giữa các đơn vị, địa phương để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, đào tạo nhân lực CNTT, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
2. Giải pháp triển khai
Hoàn thiện và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo về CNTT của tỉnh để triển khai công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo về ứng dụng CNTT ở các cấp, các ngành, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý CNTT ở tất cả các cấp.
Kết hợp chặt chẽ việc triển khai Chương trình này với Chương trình cải cách hành chính để ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước có tác dụng thực sự thúc đẩy cải cách hành chính và tăng hiệu quả của ứng dụng CNTT.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về CNTT. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức đánh giá xếp hạng chỉ số sẵn sàng CNTT hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Đảm bảo ứng dụng CNTT đồng bộ trong toàn tỉnh, thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước để có những giải pháp thúc đẩy kịp thời. Xem xét đưa tiêu chí hiệu quả ứng dụng CNTT vào phong trào thi đua, bình xét thi đua.
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ứng dụng và phát triển CNTT, đào tạo nguồn nhân lực CNTT, tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và các lợi ích trong việc xây dựng chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp.
3. Giải pháp môi trường chính sách
Có chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho ứng dụng và phát triển CNTT tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT.
Xây dựng chính sách thu hút và giữ chân nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao về tỉnh làm việc; chính sách thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử, quy định về an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên toàn tỉnh, đảm bảo tận dụng triệt để hạ tầng kỹ thuật được trang bị để trao đổi các văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước.
Hoàn thiện các văn bản quy định về ứng dụng CNTT bao gồm:
- Bảo đảm nguồn kinh phí cho ứng dụng CNTT trong kế hoạch ngân sách hàng năm của cơ quan nhà nước;
- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý đầu tư cho ứng dụng CNTT;
- Xây dựng và ban hành kiến trúc hệ thống và tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc triển khai chính phủ điện tử tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015.
5. Các giải pháp triển khai
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phải gắn liền với cải cách hành chính trên cơ sở phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.
- Triển khai thí điểm mô hình ứng dụng CNTT tại một số cơ quan, đơn vị, đánh giá hiệu quả của mô hình ứng dụng CNTT so với nhu cầu đòi hỏi thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm và nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh.
6. Liên kết, hợp tác và phát triển thị trường
Chủ động liên kết, hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo, trong và ngoài nước có uy tín trong việc xây dựng các chương trình đào tạo (đặc biệt là đào tạo chuyên sâu về CNTT), chuyển giao công nghệ,...
Đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác với các bộ, ngành và tỉnh/thành trong cả nước để cùng phát triển CNTT.
Triển khai các hoạt động tìm hiểu thực tế mô hình ứng dụng CNTT tiêu biểu tại các tỉnh, mô hình phát triển chính phủ điện tử thành công tại các nước.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án CNTT với chức năng là cơ quan quản lý ngành, đảm bảo sự đồng bộ, sự nhất quán của toàn bộ hệ thống.
Hàng năm, báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch với Ủy ban nhân dân tỉnh; kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh. Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh; đồng thời hướng dẫn và tổ chức thực hiện; sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch hàng năm. Tăng cường mối quan hệ, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ và sự hỗ trợ, tăng cường năng lực quản lý, ứng dụng và phát triển CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về CNTT từ tỉnh đến các huyện, thành phố. Là đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch được duyệt.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án CNTT trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với Sở, ngành có liên quan trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về CNTT.
Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch phát động thi đua ứng dụng CNTT. Hàng năm có báo cáo đánh giá và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh biểu dương, khen thưởng những đơn vị ứng dụng hiệu quả CNTT trong công tác quản lý nhà nước, triển khai thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan cân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cho các dự án ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan bố trí nguồn kinh phí cho các dự án ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ngành liên quan xây dựng các quy định về tiêu chuẩn trình độ, kỹ năng sử dụng phương tiện và ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn. Nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị của tỉnh; tăng cường ứng dụng CNTT để thực hiện chương trình cải cách hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện tử.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, phổ cập CNTT và Internet cho cán bộ, viên chức các ngành các cấp trong toàn tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ, ứng dụng CNTT vào sản xuất và đời sống.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham gia thực hiện các dự án CNTT liên quan đến Khoa học và Công nghệ, chuyên ngành quản lý.
6. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và chỉ đạo triển khai công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm CNTT của tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT tham gia thị trường trong nước và quốc tế; khảo sát, điều tra, đánh giá nhu cầu và hiện trạng sử dụng Internet của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng giải quyết, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác tối đa thế mạnh của thương mại điện tử trong kinh doanh.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các trường học và học sinh các cấp.
8. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT: cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của ngành và sự phát triển KT-XH của tỉnh, vừa bảo đảm mục tiêu kinh doanh của đơn vị, vừa góp phần thiết thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển CNTT nói riêng. Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về Cục Thống kê và Sở Thông tin và Truyền thông để quản lý, theo dõi, tổng hợp.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: căn cứ vào nội dung Kế hoạch này, chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để triển khai thực hiện các dự án về ứng dụng và phát triển CNTT thuộc phạm vi địa phương mình, đảm bảo đầu tư và thực hiện các dự án theo đúng nội dung, tiến độ đề ra.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
V. DANH MỤC DỰ ÁN (kèm phụ lục)./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Kế hoạch số 2904/KH-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
TT | Dự án, hạng mục, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Ghi chú |
A | VỐN ĐẦU TƯ |
|
|
I | PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT |
|
|
1 | Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
2 | Hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bến Tre | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
3 | Xây dựng cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre và nâng cấp hệ thống thư điện tử, trung tâm tích hợp dữ liệu | Văn phòng UBND Tỉnh |
|
4 | Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Bến Tre | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
II | PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN |
|
|
1 | Hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành M-Office cho các cơ quan nhà nước tỉnh Bến Tre (giai đoạn 2) | Sở Thông tin và Truyền thông | Đến cấp huyện |
2 | Hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành M-Office cho các cơ quan nhà nước tỉnh Bến Tre (giai đoạn 3) | Sở Thông tin và Truyền thông | Đến cấp xã, phường |
3 | Ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông hiện đại cho các cơ quan nhà nước tỉnh Bến Tre | Sở Nội vụ |
|
4 | Hệ thống hội nghị truyền hình giữa cấp tỉnh đến cấp huyện và thành phố. | Văn phòng UBND Tỉnh |
|
5 | Hệ thống quản lý thông tin tổng thể về kinh tế xã hội của Tỉnh | Sở Kế hoạch và Đầu tư |
|
6 | Ứng dụng CNTT ngành Giáo dục | Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
7 | Ứng dụng CNTT ngành Y tế | Sở Y tế |
|
8 | Ứng dụng CNTT ngành Nông nghiệp | Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
|
9 | Ứng dụng CNTT ngành Tài chính | Sở Tài chính |
|
10 | Ứng dụng CNTT ngành Công an | Công an Tỉnh |
|
11 | Ứng dụng CNTT ngành Tư pháp | Sở Tư pháp |
|
12 | Ứng dụng CNTT ngành Tòa án | Tòa án Tỉnh |
|
13 | Ứng dụng CNTT ngành Xây dựng | Sở Xây dựng |
|
14 | Ứng dụng CNTT ngành Công thương | Sở Công thương |
|
15 | Ứng dụng CNTT ngành Thanh tra | Thanh tra Tỉnh |
|
16 | Ứng dụng CNTT ngành Giao thông | Sở Giao thông Vận tải |
|
17 | Ứng dụng CNTT ngành Tài nguyên - Môi trường | Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
18 | Ứng dụng CNTT trong quản lý khoa học công nghệ | Sở Khoa học và Công nghệ |
|
19 | Ứng dụng CNTT ngành Lao động, thương binh, xã hội | Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
|
20 | Ứng dụng CNTT ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
21 | Ứng dụng CNTT ngành Công thương | Sở Công thương |
|
22 | Ứng dụng CNTT ngành Nội vụ | Sở Nội vụ |
|
23 | Ứng dụng CNTT ngành Thông tin và Truyền thông | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
24 | Ứng dụng CNTT tại Văn phòng UBND Tỉnh | Văn phòng UBND Tỉnh |
|
25 | Ứng dụng CNTT tại UBND Thành phố | UBND Thành phố |
|
26 | Ứng dụng CNTT tại UBND Huyện Giồng Trôm | UBND Huyện Giồng Trôm |
|
27 | Ứng dụng CNTT tại UBND Huyện Ba Tri | UBND Huyện Ba Tri |
|
28 | Ứng dụng CNTT tại UBND Huyện Châu Thành | UBND Huyện Châu Thành |
|
29 | Ứng dụng CNTT tại UBND Huyện Bình Đại | UBND Huyện Bình Đại |
|
30 | Ứng dụng CNTT tại UBND Huyện Mỏ Cày Bắc | UBND Huyện Mỏ Cày Bắc |
|
31 | Ứng dụng CNTT tại UBND Huyện Chợ Lách | UBND Huyện Chợ Lách |
|
32 | Ứng dụng CNTT tại UBND Huyện Mỏ Cày Nam | UBND Huyện Mỏ Cày Nam |
|
33 | Ứng dụng CNTT tại UBND Huyện Thạnh phú | UBND Huyện Thạnh phú |
|
B | VỐN SỰ NGHIỆP |
|
|
1 | Xây dựng kiến trúc hệ thống và tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc triển khai chính phủ điện tử Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015 | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
2 | Kinh phí cho việc vận hành và duy trì mạng truyền số liệu chuyên dụng của Tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
3 | Kinh phí bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho người quản lý công nghệ thông tin của các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện và Thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
4 | Kinh phí bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin, cán bộ công chức các cấp | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
5 | Kinh phí bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo các cơ quan nhà nước | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
6 | Kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CNTT | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
7 | Kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
8 | Kinh phí xây dựng quy chế quản lý đầu tư trong ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Bến Tre | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
- 1Quyết định 708/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh
- 2Quyết định 628/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Giao dịch điện tử 2005
- 3Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Chỉ thị 11/2005/CT-UBND về việc đẩy mạnh triển khai các ứng dụng thuộc Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2005 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Luật Công nghệ thông tin 2006
- 6Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 7Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 8Chỉ thị 34/2008/CT-TTg về tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 438/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 11Quyết định 602/2005/QĐ-UB về quy định sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh Bến Tre
- 12Quyết định 1205/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng Internet trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 13Quyết định 708/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh
- 14Quyết định 628/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 15Quyết định 1912/2005/QĐ-UBND về quy trình tiếp nhận, cập nhật, chuyển xử lý văn bản đến; soạn thảo, trình duyệt, ban hành văn bản đi trên mạng tin học ở các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã của tỉnh Bến Tre
- 16Quyết định 73/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch bưu chính, viễn thông tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Kế hoạch 2904/KH-UBND năm 2011 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015
- Số hiệu: 2904/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/07/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Trương Văn Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra