- 1Nghị quyết 03-NQ/TW năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Quyết định 1219/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án “Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021”
- 1Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 281/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 12 năm 2020 |
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, DU LỊCH - DỊCH VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2021
Căn cứ Nghi quyết số 08/NQ-TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 06/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW; Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 3/12/2020 Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030; Kế hoạch số 51/KH-UBND, ngày 13/3/2018 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 với những nội dung sau:
PHẦN I. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
Xây dựng ngành Văn hóa của tỉnh ngày càng phát triển, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh, tạo tiền đề để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW.
1. Hoàn thành 100% các nhiệm vụ thuộc Chương trình công tác hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Xây dựng hồ sơ từ 5 - 10 di tích đề nghị các cấp xếp hạng, trong đó có di tích cấp quốc gia đặc biệt; Tiếp tục tiến hành số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về di tích trên địa bàn tỉnh.
3. Triển khai tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị từ 5 - 10 di tích (ngoài Quần thể di tích cố đô Huế) bằng nhiều nguồn vốn khác nhau.
4. Lập hồ sơ khoa học di sản Ca Huế để đề nghị UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
5. Lập dự án triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa trọng điểm: Thư viện tổng hợp, Bảo tàng tỉnh; sửa chữa, nâng cấp Trung tâm tập luyện và thi đấu 87 Nguyễn Huệ; triển khai giai đoạn 2 Dự án xây dựng Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật.
6. Tổ chức 250 buổi biểu diễn nghệ thuật; tổ chức 500 buổi chiếu bóng, tuyên truyền lưu động; cấp trên 3.000 thẻ bạn đọc, phục vụ trên 150.000 lượt bạn đọc tại thư viện; tổ chức 20 cuộc trưng bày, triển lãm; các bảo tàng có số lượng khách tham quan hàng năm từ 250.000 lượt người trở lên.
7. Xã hội hóa hoạt động văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Mở rộng các hoạt động giao lưu đối ngoại và hợp tác quốc tế về văn hóa, thể thao.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2021
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045”.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa theo đúng quy định. Đẩy mạnh công tác kiểm tra đối với hoạt động chuyên ngành trên địa bàn tỉnh; triển khai kế hoạch hoạt động của đội liên ngành kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động ca Huế trên sông Hương.
- Xây dựng, hoàn chỉnh dự thảo các Nghị quyết, Quyết định, Đề án trình HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành:
Quyết định ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam;
Đề án phát triển văn hóa Huế, con người Huế đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội (theo Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị);
Đề án Hồi cố sách và cơ sở dữ liệu của Thư viện Tổng hợp tỉnh;
Quyết định phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Kế hoạch lập hồ sơ Ẩm thực Huế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia;
Kế hoạch lập hồ sơ Áo dài Huế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia;
Kế hoạch triển khai Đề án “Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Bảo tàng gắn với phát triển Du lịch”;
Kế hoạch Phát triển Văn hóa đọc năm 2021;
Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển gia đình tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh: Dự án Di dời Bảo tàng Lịch sử tỉnh về 268 Điện Biên Phủ; lập Dự án xây dựng Bảo tàng Thừa Thiên Huế; Dự án xây dựng Thư viện Tổng hợp tỉnh; dự án Biểu diễn nghệ thuật ca Huế tại 148 Bùi Thị Xuân; Dự án xây dựng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2); Trung tâm hội nghị quốc tế đa năng;...
2. Về các hoạt động chuyên môn:
- Tập trung tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hóa, văn nghệ, trưng bày, triển lãm, thông tin tuyên truyền trên địa bàn chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2021. Tổ chức Ngày hội Áo dài Huế; các lễ hội truyền thống đầu Xuân Tân Sửu, Lễ hội Đền Huyền Trân; phối hợp tổ chức các hoạt động tại Festival nghề truyền thống Huế năm 2021. Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hoan Đưa Thông tin về cơ sở Thừa Thiên Huế lần thứ XI.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức thành công Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII năm 2021.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động chiếu bóng lưu động, trưng bày triển lãm, đưa sách báo về cơ sở phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân.
- Triển khai các kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch; Đề án đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo quản các di tích nằm ngoài Quần thể di tích cố đô Huế trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 (sau khi được phê duyệt); Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tổng kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Ca Huế giai đoạn 2017 - 2022; Kế hoạch sưu tầm, số hóa tài liệu Hán Nôm giai đoạn 2021- 2024.
- Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận nghệ thuật Ca Huế là di sản Văn hóa phi vật thể thế giới, xây dựng hồ sơ Ẩm thực Huế, Áo dài Huế trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- Theo dõi, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện đúng quy trình, thủ tục đối với các công trình, dự án tu bổ, tôn tạo di tích; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các di tích đã được phân cấp; thẩm định các hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, hồ sơ công nhận bảo vật quốc gia.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Triển khai Đề án Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025 (sau khi được phê duyệt). Xây dựng và triển khai Kế hoạch nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2021; thực hiện tốt công tác gia đình.
- Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương để di sản văn hóa trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững, góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai Đề án phát triển văn hóa Huế đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội nghị làn thứ năm BCHTW Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa và thể thao, nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ở các địa phương còn khó khăn.
- Thực hiện tốt công tác kiểm kê, số hóa di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn tỉnh; Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề truyền thống, di sản văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số; Khôi phục và phát huy giá trị các phố cổ, làng cổ, nhà vườn. Tiếp tục lựa chọn những di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu có giá trị nổi bật toàn cầu để làm hồ sơ trình UNESCO đưa vào Danh mục Di sản Thế giới. Tập trung xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Tập trung quản lý, tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, trưng bày, triển lãm, thư viện, chiếu phim, thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị văn hóa của tỉnh và cả nước. Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức các hoạt động phục vụ cơ sở, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Nghiên cứu xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ứng dụng công nghệ hiện đại; hình thành các sản phẩm văn hóa đặc sắc, phục vụ phát triển du lịch, gắn kết chặt chẽ phát triển văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Tiếp tục phối hợp tổ chức thành công các kỳ Festival Huế theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả thiết thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thống nhất và xuyên suốt từ tỉnh đến cơ, Đề án Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn.
- Triển khai thực hiện luật pháp, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, kế hoạch về lĩnh vực gia đình. Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, đầm phá, vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt công tác gia đình; gìn giữ và phát huy thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp có tính đặc thù của vùng văn hóa Huế, ngăn chặn đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, hủ tục.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể dục - thể thao. Triển khai công tác phối hợp, lồng ghép các hoạt động thể dục - thể thao với các hoạt động văn hóa, lễ hội, du lịch, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Phát triển các bộ môn thể thao giải trí phục vụ phát triển du lịch. Bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc đặc trưng ở các địa phương, các hình thức và phương pháp rèn luyện sức khoẻ cổ truyền.
- Triển khai thực hiện chiến lược phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2025 nhằm phát triển thể thao thành tích cao ổn định, vững chắc, đóng góp nhiều vận động viên cho các đội tuyển thể thao quốc gia và đạt thành tích cao tại Đại hội Thể dục thể thao Toàn quốc, các giải thể thao khu vực Đông Nam Á, Châu Á và thế giới. Tập trung xây dựng và phát triển một số môn thể thao là thế mạnh của Thừa Thiên Huế; Xây dựng hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận làm tiền đề để duy trì, phát triển thành tích thể thao ở các bộ môn có tiềm năng và lợi thế. Đăng cai tổ chức tốt các giải đấu thể thao quốc gia và quốc tế, góp phần thu hút và quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người xứ Huế nâng cao vị thế của tỉnh và góp phần phát triển du lịch, dịch vụ.
- Thực hiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực văn hóa, thể thao, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chú trọng đào tạo đội ngũ diễn viên các chuyên ngành nghệ thuật truyền thống như Ca Huế, Ca kịch Huế...
- Hoàn thiện các cơ chế, thể chế chính sách trong phát triển văn hóa, thể thao. Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo về văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao; chú trọng đào tạo kiến thức về quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho cán bộ cơ sở. Than mưu xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nguồn nhân lực tài năng trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, huy động nguồn lực xã hội đóng góp, hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân nâng cấp, khai thác phát triển nguồn nhân lực, quảng bá, phát triển thị trường văn hóa.
- Mở rộng các hoạt động giao lưu đối ngoại và hợp tác quốc tế về văn hóa, thể thao; Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá sâu rộng về văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa; Tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách trong phát triển văn hóa.
- Tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh, nâng cao chỉ số cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh cấp Sở. Duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015; tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý chất lượng theo hệ thống ISO điện tử.
- Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các quy định, quy chế về chế độ trách nhiệm; nâng cao đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; tập trung đổi mới phong cách, quy tắc ứng xử của cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả trong công việc.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Sở; sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin điện tử trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Sở với các phòng, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính công trực tuyến. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của Trang thông tin điện tử Sở nhằm cung cấp kịp thời thông tin thuộc lĩnh vực quản lý của Sở cho tổ chức và người dân. Xây dựng các phần mềm quản lý các lĩnh vực chuyên môn của Ngành.
- Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ về văn hóa; triển khai có hiệu quả các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên đề theo đúng quy định.
Bên cạnh việc triển khai các hoạt động trên các lĩnh vực chuyên môn, Sở Văn hóa và Thể thao chủ động phối hợp với các địa phương, các cơ quan, ban ngành có liên quan trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 nhằm thực hiện mục tiêu kép “vừa ngăn chặn dịch COVID-19, khắc phục hậu quả thiên tai; vừa phục hồi và phát triển kinh tế; giữ vững quốc phòng - an ninh”.
PHẦN II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - DỊCH VỤ
1. Mục tiêu:
Tiếp tục xây dựng và phát triển ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tập trung xây dựng thương hiệu du lịch: “Huế - thành phố của lễ hội”, “Huế - Kinh đô ẩm thực” và “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, tạo động lực nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trọng tâm năm 2021, triển khai các giải pháp phục hồi và cơ cấu lại ngành du lịch, nhất là thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch; xây dựng chiến lược dài hạn cũng như đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá với nhiều hình thức mới, nhất là quảng bá trực tuyến trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
2. Chỉ tiêu:
- Trên cơ sở nhận định và dự báo của các tổ chức y tế trong và ngoài nước thi tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ khá phức tạp, khó lường và đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Vì vậy, công tác dự báo khách du lịch năm 2021 sẽ phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh và khả năng kiểm soát dịch bệnh ở trong nước và trên thế giới. Chỉ tiêu tăng trưởng du lịch năm 2021 tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến theo 03 kịch bản như sau:
Phương án thấp: Nếu dịch bệnh COVID-19 chưa được kiểm soát tốt cả trong nước và quốc tế, các chỉ tiêu du lịch Thừa Thiên Huế dự kiến sẽ như năm 2020, đón khoảng 1,8 - 2 triệu lượt khách (chủ yếu là khách nội địa), bằng hoặc khả năng tăng 10% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước khoảng 4.000 - 4.400 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.
Phương án trung bình: Nếu dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt trong nước nhưng nhiều khu vực trên thế giới chưa mở lại được nhiều đường bay quốc tế đến các các thị trường chính; chỉ mở cửa cho 1 số thị trường gần, đã tương đối an toàn phòng dịch, dự ước năm 2021 đón khoảng 3-3,5 triệu lượt khách (khách nội địa chiếm khoảng 80%), tăng hơn 75% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước 6.500 - 7.000 tỷ đồng, tăng 60 - 70% so với cùng kỳ.
Phương án cao: Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt trong nước và trên thế giới nhờ có vắc xin, dự kiến đón khoảng 4 - 4,5 triệu lượt khách (khách nội địa chiếm khoảng 70-80%), gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt hơn 8.000 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.
Trong 03 phương án trên, phương án trung bình khả quan nhất. Các chính sách, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch sẽ xoay quanh mô hình này.
1. Tập trung triển khai Đề án/Kế hoạch phục hồi, kích cầu phát triển du lịch:
Tiếp tục triển khai Quyết định số 1219/QĐ-UBND, ngày 20/5/2020 về phê duyệt Đề án phục hồi phát triển du lịch sau dịch Covid-19. Năm 2021, tập trung các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:
1.1. Triển khai các cơ chế, gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động:
a) Tiếp tục kiến nghị với cơ quan Trung ương:
- Miễn hoặc giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Giảm 50% tiền thuê đất năm 2021 cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Gia hạn thời gian nộp bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp đến hết năm 2021.
- Đề xuất Bộ Công thương xem xét điều chỉnh giá điện cho các cơ sở kinh doanh du lịch ngang bằng với giá điện của các cơ sở sản xuất.
- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch (khoanh nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay).
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiến hành việc chi trả sớm chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thất nghiệp và gói trợ cấp xã hội cho người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ không lương.
- Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không tăng cường thêm tần suất các chuyến bay nội địa đến Thừa Thiên Huế, xem xét giảm giá vé và các loại phí cho hành khách bay đến Huế. Giảm chi phí cho các hãng bay tại sân bay Phú Bài.
b) Ở cấp tỉnh:
- Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế nghiên cứu chính sách trợ giá về giá nước đối với các cơ sở kinh doanh du lịch.
- Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiên cứu chính sách cho vay lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp du lịch.
1.2. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ kích cầu phát triển du lịch:
- Tham mưu để triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ, kích cầu phát triển du lịch: Chính sách giảm 50% phí tham quan các điểm di tích năm 2021 (trước mắt là 06 tháng để đánh giá tình hình), miễn phí các điểm di tích trong một số sự kiện đặc biệt.
- Sớm tham mưu để ban hành chính sách giảm trừ phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế
- Phối hợp các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng tour tuyến mới, phù hợp với tình hình mới, nhất là các loại hình sản phẩm sinh thái, cảnh quan, điểm đến vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch nội địa. Tập trung vào khu vực đồi núi, suối thác và vùng biển, đầm phá có cảnh quan đẹp, kết nối giao thông thuận tiện.
- Tiếp tục thúc đẩy công tác xúc tiến, quảng bá, tập trung khách du lịch nội địa, ngắn ngày, thông qua các chương trình, hình thức quảng bá phù hợp trong tình hình mới. Tập trung quảng bá trực tuyến trên các trang mạng xã hội, website du lịch; quảng bá Huế - kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài thông qua các kênh mạng xã hội, các blogger, youtuber và KOLs nổi tiếng. Tổ chức cuộc thi ảnh “Huế trong tôi” năm 2021 theo từng chủ đề riêng biệt của từng tháng bằng 02 hình thức ảnh đẹp và clip đẹp. Tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presrtrip và các hội chợ, road show quy mô lớn tại Thành phố HCM, Hà Nội nhằm thu hút thị trường khách nội địa.
- Hỗ trợ công tác đào tạo một số kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho các doanh nghiệp du lịch như e-marketing, d-marketing. In ấn và hỗ trợ các tài liệu thuyết minh cho hướng dẫn viên.
- Liên kết, hợp tác kích cầu, phục hồi phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước, đặc biệt liên kết 05 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Giải pháp đồng bộ các gói kích cầu, chương trình khuyến mãi của liên minh các khối doanh nghiệp du lịch, dịch vụ:
- Tổ chức các sự kiện, lễ hội phục vụ du lịch: Festival Nghề truyền thống Huế, Liên hoan phim lần thứ XXII, ngày hội áo dài Huế, lễ hội ẩm thực Huế, lễ hội Lân, Sen, Hiphop, các giải thể thao...
- Tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch, tập trung kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ trong tỉnh liên kết với nhau để hình thành, cung cấp các chương trình, sản phẩm trọn gói hấp dẫn, giá cả ưu đãi cho khách đến Thừa Thiên Huế, nhất là các dịch vụ vận chuyển, lưu trú.
- Xây dựng các sản phẩm mới, tập trung sản phẩm sinh thái, cảnh quan, điểm đến vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch nội địa.
- Đa dạng, nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch, tập trung các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cộng đồng, sản phẩm an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh gắn với lợi thế của địa phương như hệ thống suối thác, sông hồ, biển và đầm phá; các điểm vui chơi giải trí, nhất là các điểm dịch vụ về đêm.
2) Xây dựng các Nghị quyết, chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch:
- Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. Xây dựng Đề án ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xem đây là bước quan trọng trong nhiệm vụ cơ cấu lại ngành du lịch của tỉnh; hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm trong định hướng, đầu tư, phát triển.
- Xây dựng kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.
- Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị; các Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh; các chương trình hành động, Nghị quyết, Quyết định của tỉnh về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch. Tập trung triển khai quy hoạch tổng thể, phân khu các khu, điểm du lịch có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; đề xuất xây dựng quy hoạch phát triển du lịch đường thủy trên sông và đầm phá, biển và chính sách hỗ trợ liên quan.
- Nghiên cứu đề xuất các Đề án, chính sách, cơ chế phát triển du lịch trong tình hình mới. Chú trọng triển khai các chính sách về hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch homestay để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch.
- Tập trung xây dựng chiến lược quảng bá điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế 2021 - 2025 với nguồn lực đủ mạnh để đạt hiệu quả cao trong việc xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh và hình thức quảng bá và thu hút du khách hiệu quả phù hợp với bối cảnh mới của ngành du lịch.
3) Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu và hình thành một số sản phẩm mang tính đặc trưng:
- Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng, hoàn thiện các điểm đến về dịch vụ, sản phẩm vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm gắn với trung tâm thành phố Huế và phụ cận, khu vực biển, đầm phá, sông, suối thác phục vụ phân khúc thị trường khách nội địa đi theo nhóm nhỏ, gia đình, ngắn ngày (micro-tourism). Trong đó chú trọng các loại hình dịch vụ gắn với 02 chủ đề xuyên suốt: Huế - Kinh đô ẩm thực và Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam. Xây dựng các loại hình trải nghiệm của du lịch thông minh gắn với quản lý du lịch thông minh.
- “Làm mới” và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch di sản bằng cách huy động nhiều nguồn lực đầu tư khai thác các dịch vụ về đêm tại Đại Nội và khu vực phụ cận; tăng cường các loại hình dịch vụ trải nghiệm cung đình ở Đại nội và các điểm di tích; kết hợp một số điểm đến sinh thái, giáo dục, tâm linh và bối cảnh phim trường trong chương trình tour truyền thống.
- Hoàn thiện các dịch vụ và chỉnh trang các hạ tầng thiết yếu tại khu phố đêm Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu - Chu Văn An, không gian văn hóa nghệ thuật trục Lê Lợi để hấp dẫn hơn nữa với du khách và cộng đồng địa phương; xây dựng phố đêm tại các đường quanh Đại Nội Huế. Chú trọng chỉnh trang khu vực phía sau chợ Đông Ba, hình thành không gian đi bộ bờ Bắc sông Hương kết nối không gian đi bộ bờ Nam sông Hương gắn phát triển phố đêm với hình thành khu ẩm thực về đêm để phục vụ nhu cầu của du khách.
- Phát triển mạnh các dịch vụ du lịch trên sông Hương cũng như hai bờ sông Hương; xây dựng tuyến du lịch bằng đường thủy dọc theo sông Ngự Hà, sông An Cựu, sông Đông Ba.
- Sớm nghiên cứu, tổ chức thực hiện Festival 4 mùa để tạo ra sản phẩm du lịch quanh năm. Tăng cường tổ chức có chất lượng và quy mô các sự kiện văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống, sự kiện thể thao trên địa bàn nhằm làm phong phú sản phẩm du lịch. Tuyên truyền, vận động, thu hút các cơ quan Trung ương, các tổ chức, doanh nghiệp ngoài tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện trên địa bàn tỉnh nhất là các ngành văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục nhằm hỗ trợ, thu hút khách du lịch.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch truyền thống ở Huế như Nhã nhạc Cung đình Huế, Ca Huế, xích lô và các trò chơi dân gian, nhất là các đặc trưng văn hóa dân tộc ít người mang đậm bản sắc riêng để phục vụ phát triển du lịch.
- Xúc tiến đầu tư và xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh. Phát huy nét đặc trưng của du lịch tâm linh như Đền Huyền Trân, Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã, Tượng Quán Thế Âm, các cổ tự..., nhằm đáp ứng xu hướng của khách du lịch đang hướng tới trải nghiệm sự thanh tịnh. Nghiên cứu phát triển loại du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám chữa bệnh.
- Xúc tiến kêu gọi, từng bước khai thác các sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng biệt của Kinh thành Huế ở khu vực Thượng Thành, Eo Bầu sau khi thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại di tích Kinh Thành Huế, tạo cơ sở phát huy giá trị di sản cố đô Huế.
- Tập trung thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch cao cấp cùng các loại hình dịch vụ đẳng cấp cao ở vùng biển, đầm phá và các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp, những khu phố đêm sôi động, tạo nên sự đối đẳng và bổ sung cho thành phố di sản Huế nhằm thu hút du khách quốc tế.
- Phát triển du lịch gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề và nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Triển khai quyết liệt và có hiệu quả các mặt hàng lưu niệm, quà tặng của Huế để bán cho khách du lịch. Đặc biệt quan tâm thúc đẩy để đưa các sản phẩm OCOP của các địa phương trở thành những mặt hàng đặc trưng gắn với ngành du lịch Thừa Thiên Huế.
- Đầu tư hoàn thiện và hình thành các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại các địa phương có tiềm năng phát triển ở A Lưới (A Nor, A Roàng, Par Le,...), Hương Thủy (Thanh Toàn, Chín Chàng), Phong Điền (Phước Tích, A Đon, Khe Me, Hầm Heo,...), Phú Lộc (Lộc Bình, Nhị Hồ, Thủy Yên...), Quảng Điền (Cồn Tộc, Ngư Mỹ Thạnh...), Hương Trà (Rú Chá, Hải Dương, Thanh Phước, Khe Đầy,..), Nam Đông (Thác Mơ, Thác Phướng,...).
4) Đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất thiết yếu phát triển du lịch:
- Đầu tư và triển khai các gói hạ tầng phục vụ cho du lịch thông minh: thẻ du lịch thông minh gắn với hạ tầng giao dịch điện tử, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt; triển khai xây dựng các ki-ốt thông minh, ki-ốt thông tin và hỗ trợ du khách (Tourist information centre); hoàn thiện phần mềm quản lý ngành du lịch, đặc biệt là phần mềm quản lý lưu trú dùng chung, dữ liệu liên thông giữa các ngành du lịch, công an, kế hoạch và đầu tư, thống kê, thuế.
- Huy động các nguồn lực và tập trung đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm của tỉnh như: hoàn thành nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; cao tốc Cam Lộ - La Sơn; khởi động các dự án: đường Tố Hữu - sân bay Phú Bài, đường ven biển, cầu Thuận An, hạ tầng thuộc quy hoạch khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương,... Đề nghị các đơn vị hàng không, ngành giao thông phối hợp địa phương và với các doanh nghiệp lữ hành lớn nghiên cứu điều chỉnh các giờ bay đến Huế phù hợp, nâng tần suất và mở thêm các đường bay mới. Đẩy nhanh hoàn thiện tuyến đường Tự Đức - Thuận An (đoạn từ xã Phú Mỹ đến Thuận An) để kết nối giao thông thành phố Huế và biển Thuận An, Hải Dương và một số bãi biển khác lân cận để gắn du lịch di sản với du lịch biển. Tập trung hoàn chỉnh các quy hoạch, giải tỏa, chỉnh trang hạ tầng, dân cư đô thị du lịch biển Thuận An; kêu gọi và đẩy mạnh các dự án đầu tư về dịch vụ tại phố cổ Bao Vinh gắn với đề án bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh.
- Triển khai các hạng mục hạ tầng du lịch từ dự án Mê Kông giai đoạn 2, tập trung đầu tư xây dựng đường kết nối đường phía Tây thành phố Huế đi điện Hòn Chén, nâng cấp, mở rộng tuyến đường tiếp cận điểm du lịch Thiền Viện Trúc Lâm - Bạch Mã, các bến thuyền du lịch dọc theo sông Hương, đầm phá.
- Đẩy nhanh tiến độ khởi công, hoàn thiện tuyến đường dọc bờ sông Hương (phía Nam) đoạn từ cầu Dã Viên đến đường Huyền Trân Công Chúa và tuyến đường đi bộ nối dài đến chùa Thiên Mụ (phía bờ bắc).
- Tiếp tục đầu tư các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế nhằm phục vụ du lịch, ưu tiên các điểm đỗ xe tại các tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu,... Nâng cao chất lượng, tăng cường tần suất tuyến xe bus đi qua các điểm du lịch trên địa bàn thành phố, phụ cận và các huyện. Chất lượng các đội xe nối hai trung tâm du lịch trọng điểm Huế - Đà Nẵng. Kêu gọi các nhà đầu tư phát triển các mô hình xe citytour (hop-on, hop-off), xe điện trên địa bàn thành phố Huế và phụ cận.
- Đốc thúc triển khai thực hiện các dự án đầu tư chiến lược trên địa bàn tỉnh của các nhà đầu tư như BRG, Văn Phú, Ecopark, Savico, Vicoland Địa Trung Hải, Minh Viễn, PSH... Đặc biệt là dự án Laguna - Lăng Cô giai đoạn 2 với tổ hợp đầu tư mở rộng các khu nghỉ dưỡng cao cấp và nhất là hình thành được trung tâm giải trí vận hành Casino, đây là những hạng mục dự án tạo sự khác biệt, điểm nhấn và mang tính dẫn dắt, kết nối cho sự phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
- Kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch ưu tiên đầu tư các điểm đến, dịch vụ, sản phẩm về vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm gắn với vùng trung tâm thành phố Huế và phụ cận, khu vực biển, đầm phá, sông, suối thác phục vụ thị trường khách nội địa, các điểm dịch vụ dọc 02 bờ sông Hương sau khi khu vực này đã được chỉnh trang hạ tầng môi trường cảnh quan.
5) Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế trong tình hình mới, giai đoạn mới phù hợp với nhu cầu, xu hướng, thị trường du lịch có thay đổi hậu dịch COVID-19. Xây dựng các thương hiệu điểm đến của Huế để tuyên truyền, quảng bá gắn với tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh điểm đến.
- Đẩy mạnh kết nối lữ hành với các doanh nghiệp lớn để tăng lượng khách đến Huế. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thực chất và có hiệu quả đối với các đơn vị doanh nghiệp du lịch ở các thị trường lớn như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh.. để thu hút các thị trường khách nội địa. Đổi mới cách thức tổ chức, nội dung theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó chú trọng quảng bá, xúc tiến trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, Apps du lịch để khách du lịch quốc tế dễ truy cập.
- Tranh thủ nguồn lực, các chương trình xúc tiến, quảng bá và các trang mạng quảng bá của Tổng cục Du lịch, Hội đồng Tư vấn Du lịch quốc gia, một số kênh truyền hình trung ương và các tỉnh thành lớn để đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh.
- Đầu tư, nâng cấp Trung tâm thông tin và hỗ trợ du khách hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tốt nhất cho du khách về điểm đến du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh đó trung tâm này sẽ được đầu tư trang bị các phương tiện và không gian cần thiết thực hiện hoạt động quảng bá thông tin, trình diễn, giới thiệu các sản phẩm nghề truyền thống của địa phương,... Ngoài ra, xem xét đầu tư xây dựng thêm các ki ốt thông tin du lịch để hỗ trợ du khách tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.
- Thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp lữ hành, đoàn báo chí trong và ngoài nước đến khảo sát sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến nhằm thu hút khách. Tăng cường chương trình kích cầu du lịch trong năm để thu hút khách du lịch và giới thiệu quảng bá điểm đến cho du lịch Thừa Thiên Huế.
- Hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp quy mô lớn và có tính lan tỏa cao như các hãng hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Vietravel Airlines), doanh nghiệp lữ hành hàng đầu (Vietravel, Saigon Tourist, Bến Thành Tourist, Vivu Journey -Thiên Minh Group,..), các trang mạng du lịch trực tuyến (Traveloka, Agoda, Trip Advisor, Booking.com, ..), mạng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube, Tik Tok, Google..), một số đơn vị báo chí truyền thông lớn của quốc gia (Thời báo Kinh tế Sài gòn, Báo Tuổi trẻ, Thanh niên..) và khu vực, địa phương (VTV8, TRT), địa phương kết nghĩa (tỉnh Gifu và phủ Kyoto - Nhật Bản để quảng bá thương hiệu và xúc tiến quảng bá du lịch Huế đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
6) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch:
- Xây dựng dữ liệu nguồn nhân lực du lịch của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách tỉnh, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp để định hướng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Rà soát, cơ cấu lại nguồn nhân lực du lịch đảm bảo số lượng, chất lượng phục vụ tại các doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19. Xây dựng chính sách, giải pháp cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch về công tác đào tạo mới, đào tạo lại các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để các doanh nghiệp sớm vận hành trở lại bình thường.
- Chú trọng hình thành đội ngũ lực lượng thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch người địa phương; đào tạo các kỹ năng cần thiết cho người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, nghiệp đoàn xích lô, taxi, tiểu thương,..
- Tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh liên kết với các trường đào tạo chuyên ngành du lịch tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ chuyên ngành du lịch có chất lượng cao.
- Bổ sung biên chế để hoàn chỉnh bộ máy và tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện; bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành du lịch.
- Triển khai áp dụng bộ tiêu chí an toàn đối với dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực du lịch để các cơ sở lưu trú; các khu/ điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, biểu diễn nghệ thuật, giải trí trên địa bàn tỉnh để các đơn vị đảm bảo an toàn trong khai thác, kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém thúc đẩy phát triển du lịch; về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch...; xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện; thực hiện tốt Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn.
- Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành một điểm đến du lịch thông minh, bền vững. Chú trọng các dịch vụ tiện ích cho điểm đến thông minh, trải nghiệm thông minh, quản lý - kinh doanh thông minh. Đầu tư các hạ tầng thiết bị, các kios du lịch thông minh, số hóa dữ liệu ngành du lịch và xây dựng một số ứng dụng du lịch thông minh. Cụ thể, sẽ ưu tiên triển khai phần mềm quản lý lưu trú thống nhất, liên thông giữa các ngành du lịch, công an, thuế, thống kê. Thực hiện áp dụng Thẻ du lịch Huế (Hue travel passport), với nhiều chương trình ưu đãi được tích hợp, nhiều sản phẩm và dịch vụ sẽ được thanh toán qua thẻ này để thay thế cho tiền mặt; hình thức thanh toán có thể thực hiện bằng cách quét QR code từ phần mềm Hue-S hoặc cà thẻ từ các thiết bị POS; hệ thống vé điện tử cho các loại hình tham quan, du lịch.
- Hoàn thiện công tác thống kê du lịch để xác định rõ đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương để có những giải pháp, định hướng phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch.
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong hoạt động du lịch; kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện; phát huy vai trò định hướng của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh và sự chủ động của Hiệp hội Du lịch tỉnh, sự sáng tạo và năng động của các doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
(Các nhiệm vụ cụ thể về phát triển du lịch - dịch vụ được xác định tại các Phụ lục kèm theo).
1. Lĩnh vực phát triển văn hóa:
- Sở Văn hóa và Thể thao chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện lĩnh vực phát triển văn hóa;
- Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của Chương trình, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Hiệp hội Du lịch tỉnh và các địa phương liên quan tập trung triển khai thực hiện; định kỳ hàng quý, năm báo cáo kết quả hoạt động theo lĩnh vực được phân công về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Lĩnh vực phát triển du lịch - dịch vụ:
- Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện Chương trình phát triển du lịch - dịch vụ năm 2021 của tỉnh.
- Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của Chương trình, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Hiệp hội Du lịch tỉnh và các địa phương liên quan tập trung triển khai thực hiện; định kỳ hàng quý, năm báo cáo kết quả hoạt động theo lĩnh vực được phân công (qua Sở Du lịch) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
- Sở Du lịch - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất những giải pháp để Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo, xử lý.
- Định kỳ 06 tháng, Ban chỉ đạo Phát triển Du lịch tổ chức họp để đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và xác định công tác tập trung cho thời gian tiếp theo.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao) để xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, DỊCH VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2021 DO CÁC SỞ, BAN, NGÀNH KHÁC TRIỂN KHAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 281/KH-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Nhiệm vụ, hoạt động | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
| Tiếp tục triển khai các cơ chế, gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động: | ||||
| Kiến nghị Cơ quan Trung ương | ||||
1 | Đề xuất miễn hoặc giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. | Cục thuế Tỉnh | Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
2 | Đề xuất giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2021 cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. | Sở Tài nguyên Môi trường | Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
3 | Đề xuất Bộ Công thương xem xét điều chỉnh giá điện cho các cơ sở kinh doanh du lịch ngang bằng với giá điện của các cơ sở sản xuất. | Sở Công Thương | Sở Tài chính, Công ty Điện lực TT Huế, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
4 | Gia hạn thời gian nộp bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp du lịch. | Bảo hiểm Xã hội tỉnh | Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
5 | Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không tăng cường thêm tần suất các chuyến bay nội địa đến Thừa Thiên Huế, xem xét giảm giá vé và các loại phí cho hành khách bay đến Huế. Giảm chi phí cho các hãng bay tại sân bay Phú Bài. | Sở Giao thông Vận tải | Cảng vụ Miền Trung, Cảng Hàng không Phú Bài, các hãng hàng không | 2021 |
|
| Cấp tỉnh | ||||
6 | Triển khai việc chi trả sớm chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thất nghiệp và gói trợ cấp xã hội cho người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ không lương. | Bảo hiểm Xã hội tỉnh/Sở LĐTB&XH | Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
7 | Triển khai thực hiện việc cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho người lao động (Theo Văn bản số 10331/UBND-KH, ngày 16/11/2020 của UBND tỉnh TTH.) | Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh | Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
8 | Đề nghị Ngân hàng Nhà nước, NH thương mại thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch (khoanh nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay). | Văn phòng UBND tỉnh | Các ngân hàng thương mại, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
9 | Đề xuất điều chỉnh giá nước cho các cơ sở kinh doanh du lịch ngang bằng với giá nước của các cơ sở sản xuất trong năm 2021. | Văn phòng UBND tỉnh | Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế, Sở Tài chính, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
| Cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ kích cầu phát triển du lịch | ||||
10 | Tham mưu để ban hành chính sách giảm trừ phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế | Sở Tài chính | Trung tâm BTDT cố đô Huế, Sở Du lịch | 2021 |
|
11 | Chính sách giảm 50% phí tham quan các điểm di tích năm 2021, miễn phí các điểm di tích trọng các sự kiện, lễ hội như Festival Nghề truyền thống Huế, Liên hoan phim,..; | Sở Tài chính | Trung tâm BTDT cố đô Huế, Sở Du lịch | 2021 |
|
12 | Hỗ trợ công tác truyền thông, quảng bá cho các doanh nghiệp du lịch quảng bá sản phẩm du lịch - dịch vụ. | Sở Du lịch | Sở Văn hóa và Thể thao, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
13 | Hỗ trợ công tác đào tạo một số kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho các doanh nghiệp du lịch | Sở Du lịch | Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 | - |
| Triển khai các gói kích cầu, chương trình khuyến mãi của liên minh các khối doanh nghiệp du lịch, dịch vụ | ||||
14 | Xây dựng và cung cấp các chương trình, sản phẩm trọn gói hấp dẫn, giá cả ưu đãi cho khách đến Thừa Thiên Huế | Hiệp hội Du lịch | Sở Du lịch, các Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
15 | Xây dựng các sản phẩm mới, tập trung sản phẩm sinh thái, cảnh quan, điểm đến vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch nội địa. | Hiệp hội Du lịch | Sở Du lịch, các Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
1. Đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phát triển du lịch | |||||
1 | Tiếp tục triển khai hoàn thành đoạn từ tỉnh lộ 10 đến Thuận An của tuyến đường Tự Đức - Thuận An nhằm kết nối giao thông đường bộ thành phố Huế về biển Hài Dương, Thuận An, Vinh Thanh, Vinh Xuân và một số bãi biển khác lân cận để gắn du lịch di sản với du lịch biển. | Sở Giao thông Vận tải | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND các địa phương | 2021 |
|
2 | Khởi động các dự án: đường Tố Hữu nối dài - sân bay Phú Bài, đường ven biển, hạ tầng khu Chân Mây - Lăng Cô, Bao Vinh... | Sở Giao thông Vận tải | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND các địa phương. | 2021 |
|
3 | Sớm hoàn thiện các thủ tục để khởi công hạng mục xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông đến điện Hòn Chén thuộc Dự án hạ tầng du lịch sông Mê Công mở rộng giai đoạn II. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Giao thông Vận tải, Sở Du lịch, UBND các địa phương. | 2021 |
|
4 | Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các bãi đỗ xe phục vụ du lịch ở khu vực TP Huế, trước mắt ở khu phía Nam TP. | UBND thành phố Hue | Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng | 2021 |
|
5 | Quy hoạch các tuyến đường đỗ, đậu xe ô tô du lịch (nhất là khu vực các khách sạn lớn, nơi tổ chức các Hội nghị, Hội thảo) | Sở Giao thông Vận tải | Công an Tỉnh, UBND thành phố Huế, sở Xây dựng | 2021 |
|
6 | Xây dựng nhà vệ sinh công cộng, nhất là khu vực nội thành phục vụ khách du lịch và người dân. | UBND thành phố Huế | Sở Xây dựng, Trung tâm BTDT Cố đô Huế | 2021 |
|
7 | Tiếp tục làm việc với các hãng hàng không để tăng tần suất chuyến bay, điều chỉnh giờ bay đến Huế và mở một số tuyến mới ở trong nước và quốc tế. | Sở Giao thông Vận tải | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Hiệp Hội du lịch | 2021 |
|
8 | Tiềp tục dự án mở rộng và nâng cấp các hạng mục sân bay quốc tế Phú Bài để từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng tăng của hành khách đến Huế. | Sở Giao thông Vận tải | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, UBND thị xã UBND Hương Thủy | 2020-2021 |
|
9 | Triển khai dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” do KOICA tài trợ. | UBND TP Huế | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao | 2021-2023 |
|
10 | Triển khai mô hình xe citytour, xe điện, bus mui trần trên địa bàn thành phố Huế và phụ cận. | Sở Giao thông Vận tải | Sở Du lịch, UBND thành phố Huế, Doanh nghiệp | 2021 |
|
11 | Tham mưu UBND tỉnh xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển dịch vụ dưới sông và hai bờ sông Hương. | UBND thành phố Huế; Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng | 2021 |
|
12 | Phương án quy hoạch, nạo vét luồng lạch; quy định, quy cách thuyền hoạt động du lịch đầm phá. | Sở Giao thông Vận tải | Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các huyện, thị xã | 2021 |
|
13 | Tổ chức xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược vào đầu tư các dự án trọng điểm để phát triển du lịch; hỗ trợ, đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư đối với các dự án đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư. | Sở Kế hoạch và Đầu tư; BQLKhu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh. | Sở Du lịch, UBND các địa phương | 2021 |
|
2. Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch | |||||
14 | Tiếp tục hợp tác, liên doanh liên kết để phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm, hàng lưu niệm tại khu vực Đại Nội và phụ cận | Trung tâm BTDT Cố đô Huế | Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, các doanh nghiệp | 2021 |
|
15 | Tiếp tục đầu tư Hệ thống xe đạp thông minh | UBND thành phố Huế | Công ty Vietsoftpro, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Sở Du lịch, Hiệp Hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
16 | Triển khai phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu kết hợp cầu đi bộ của KOICA hỗ trợ cùng với các thiết chế văn hóa, nghệ thuật ở Lê Lợi; nghiên cứu xây dựng phố đêm, phố ẩm thực trên địa bàn thành phố; phương án khai thác dịch vụ, đi bộ ở cầu Tràng Tiền. | UBND thành phố Huế/ Trung tâm BTDT Cố đô Huế | Sở Du lịch, Sở Xây dựng, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Nhà đầu tư. | 2021 |
|
17 | Tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉnh trang và khai thác dịch vụ du lịch hai bờ sông Hương, sông Ngự Hà, Đông Ba, An Cựu | UBND TP Huế | Sở Du lịch, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Hiệp Hội du lịch tỉnh | 2021 |
|
18 | Triển khai Để án: Phát huy và xây dựng ca Huế trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc. | Sở Văn hóa, Thể thao | Sở Du lịch, Trung tâm BTDT Cố đô Huê, Hiệp Hội du lịch | 2021 |
|
19 | Nâng cao chất lượng dịch vụ ca Huế (bến thuyền, thuyền, diễn viên, an ninh trật tự, tour tuyến,...) để có sản phẩm du lịch đặc sắc về đêm phục vụ du lịch trên sông Hương | Sở Văn hóa, Thể thao | UBND TP Huế, Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải | 2021 |
|
20 | Xây dựng, thiết kế và triển khai phục vụ khách du lịch hàng lưu niệm, đặc sản Huế. | Sở Công Thương | UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế | 2021 |
|
21 | Triển khai các dự án đầu tư hậu cần dịch vụ cảng biển (mua sắm, giải trí, ăn uống tại) tại Chân Mây để phục vụ thủy thủ và khách tàu biển. | BQL Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh | Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Phú Lộc, Nhà đầu tư. | 2021 |
|
22 | Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái gắn với suối thác, đầm phá; nghề truyền thống; du lịch cộng đồng. | UBND các huyện, thị xã, thanh pho Huế. | Sở Du lịch, Hiệp Hội du lịch, các Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
23 | Phê duyệt và triển khai Đề án duy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Bao Vinh | UBND thị xã Hương Trà | Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng nhà đầu tư, các Doanh nghiệp du lịch | 2020-2021 |
|
3. Các hoạt động, sự kiện có quy mô để kích cầu du lịch | |||||
24 | Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2021 | UBND TP Huế | Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Sở Du lịch, UBND thành phố Huế | 2021 |
|
25 | Tổ chức liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII tại Huế | Sở Văn hóa, Thể thao | Các sở, ban ngành, đơn vị liên quan | 2021 |
|
26 | Tuyên truyền, vận động, thu hút các cơ quan Trung ương, các tổ chức, doanh nghiệp ngoài tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ, thu hút khách du lịch | Các sở, ngành địa phương | Hiệp Hội du lịch, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
27 | Tổ chức các sự kiện, hoạt động gắn với du lịch (Liên hoan chuyên ngành, sự kiện lễ hội văn hóa và thể thao; ẩm thực, áo dài, Marathon, các giải thi đấu toàn quốc...,) | Sở Văn hóa, Thể thao | Sở Du lịch, Hiệp Hội du lịch tỉnh, các Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
4. Cải cách và tăng cường quản lý nhà nước về du lịch | |||||
28 | Trình phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Bạch Mã để kêu gọi đầu tư. | Sở Xây dựng | VP UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch | 2021 |
|
29 | Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực toàn tỉnh, trong đó có lao động ngành du lịch phục vụ công tác định hướng, dự báo và đào tạo. | Sở LĐTB&XH | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, các đơn vị liên quan | 2021 |
|
30 | Đề tại nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng không gian hai bên bờ sông An Cựu thành tuyến phố thương mại du lịch đặc trưng của thành phố Huế” | Viện Nghiên cứu phát triển | Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị có liên quan | 2021 | - |
31 | Triển khai hệ thống vé điện tử cho các loại hình tham quan, du lịch. | Sở Thông tin Truyền thông | Trung tâm BTDT cố đô Huế; các đơn vị có liên quan | 2021 |
|
32 | Quy hoạch chi tiết/phân khu hoặc Đề án khai thác các điểm du lịch sinh thái (suối, thác, hồ) và các bãi biển. | UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế | Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch | 2021 |
|
33 | Kế hoạch/Đề án phát triển du lịch các huyện, thị xã, tp Huế | UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch | 2021 |
|
34 | Đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn, vệ sinh, môi trường các điểm tham quan du lịch, thương mại, khu vui chơi giải trí và khu vực công cộng. | UBND các huyện, thị xã và thành, phố Huế | Sở Du lịch, Công an Tinh, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Sở Công Thương | Thường xuyên |
|
35 | Triển khai an toàn du lịch, bộ quy tắc ứng xử du lịch thời kỳ bình thường mới tại các địa phương, điểm du lịch. | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, trung tâm BTDT Cố đô Huế | Hiệp Hội du lịch, Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
36 | Tập huấn, đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề thuyền du lịch trên sông, hồ, đầm phá. | Sở Giao thông Vận tải | UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Sở Du lịch, Hiệp Hội du lịch, Doanh nghiệp du lịch | Thường xuyên |
|
DANH MỤC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - DỊCH VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2021 DO SỞ DU LỊCH TRIỂN KHAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 281/KH-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Nhiệm vụ, hoạt động | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
| 1. Xây dựng các Nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. | ||||
1 | Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. | Sở Du lịch | VP UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan | 2021 |
|
2 | Đề án xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. | Sở Du lịch | Sở Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành, địa phương liên quan. | 2021 |
|
3 | Chiến lược/Kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch Huế giai đoạn 2021-2025 | Sở Du lịch | Sở Dụ lịch, Sở Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp Hội du lịch tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
4 | Đề xuất lập các Quy hoạch du lịch, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch | Sở Du lịch | Sở Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Hiệp Hội du lịch tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
5 | Kế hoạch/Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 | Sở Du lịch | Sở Kế hoạch và Đấu tư, Sở Xây dựng, Hiệp Hội du lịch tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
| |||||
6 | Tổ chức các lễ hội phục vụ phát triển du lịch (Sen, Hiphop và Lân Quốc tế) | Sở Du lịch | Sở Văn hóa và Thể thao, UBND TP Huế, Hiệp Hội du lịch tỉnh, các Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
7 | Tổ chức Ngày hội Du lịch miền Trung và Tây Nguyên (gồm hội thảo và gian hàng triển lãm du lịch các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên) | Sở Du lịch | Thời báo Kinh tế Sài Gòn; Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Hiệp Hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch, các địa phương liên kết khu vực miền Trung và Tây Nguyên | 2021 |
|
| 3. Nhiệm vụ liên quan quản lý nhà nước và phát triển du lịch | ||||
8 | Tiếp tục triển khai áp dụng bộ tiêu chí an toàn đối với dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực du lịch. | Sở Du lịch | Doanh nghiệp du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế. | 2021 |
|
9 | Tiếp tục triển khai các hạng mục của dự án hệ sinh thái du lịch thông minh (đầu tư hạ tầng thiết bị; số hóa dữ liệu ngành du lịch; xây dựng một số ứng dụng du lịch thông minh,...) | Sở Du lịch | Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, Hiệp Hội du lịch tỉnh | 2021 |
|
10 | Phê duyệt và triển khai một số nhiệm vụ của Đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” (sưu tầm, số hóa; xây dựng nhãn hiệu; quy hoạch, định hướng không gian; đầu tư thiết chế, quy hoạch vùng nguyên liệu) | Sở Du lịch | Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng, UBND các địa phương, các Doanh nghiệp du lịch | 2021 |
|
11 | Tổ chức Diễn đàn Du lịch Huế 2021 | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp Hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
12 | Tiếp tục Đề tài xây dựng nhãn hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” | Sở Du lịch | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, UBND UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Hiệp hội du lịch tỉnh | 2021 |
|
13 | Triển khai thực hiện NQ số 05 và QĐ số 52 về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. | Sở Du lịch | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Hiệp hội du lịch tỉnh | 2021 |
|
14 | Xây dựng Đề tài Khoa học: Các chỉ tiêu tăng trưởng du lịch TT Huế | Sở Du lịch | Sở Kế hoạch và Đấu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, UBND UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Hiệp hội du lịch tỉnh | 2021 |
|
15 | Đánh giá hiệu quả mô hình hoạt động các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh | Sở Du lịch | UBND các huyện, thị xã, tp Huế, Hiệp hội du lịch, cộng đồng địa phương. | 2021 |
|
16 | Điều tra tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ lập quy hoạch, quản lý, khai thác, phát huy giá trị và phát triển sản phẩm du lịch | Sở Du lịch | UBND các huyện, thị, tp Huế, Hiệp hội du lịch tỉnh, cộng đồng địa phương. | 2021 |
|
17 | Khảo sát, điều tra đề xuất công nhận khu du lịch, điểm du lịch cấp tỉnh, cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan | 2021 |
|
18 | Tổ chức hội thảo chuyên đề đối thoại với doanh nghiệp, sơ kết hàng quý, 6 tháng, năm với các địa phương và doanh nghiệp DL, chuyên gia về phát triển DL | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
19 | Chuyên đề ống kính du lịch truyền hình | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
20 | Triển khai các hoạt động liên kết, hợp tác với các khu vực, địa phương, đặc biệt liên kết 5 địa phương(Huế,ĐN,QN, QNgãi, BĐ), TPHCM, HN, các tỉnh trọng điểm miền Trung; các đối tác chiến lược trong và ngoài nước. | Sở Du lịch | Các ngành, địa phương, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
21 | Tổ chức khảo sát cho đối tượng làm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh tham gia khảo sát, học tập mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại các địa phương ngoài tỉnh. | Sở Du lịch | Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch HHDL, các cơ sở đào tạo du lịch | 2021 |
|
22 | Tiếp tục triển khai Chương trình Ngày Chủ nhật Xanh, phong trào “Chống rác thải nhựa”, và “Nói không với sản phẩm ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” trong du lịch. | Sở Du lịch | Sở Công Thương, Hiệp hội du lịch tỉnh, các Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
23 | Các nhiệm vụ, hoạt động khác (Nâng cấp và cập nhật website tiếng Anh; tích hợp CSDL GIS; triển khai Bộ quy tắc ứng xử du lịch bình thường mới,...) | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, các Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
| |||||
24 | Đào tạo nâng cao năng lực về nghiệp vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. | Sở Du lịch | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, Hiệp hội du lịch tịch, các Trường đào tạo du lịch; Doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phường. | 2021 |
|
25 | Tổ chức lớp bồi dưỡng quản lý khách sạn, nghiệp vụ buồng, bàn, bếp, lữ hành, lễ tân., của các DNDL vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh | Sở Du lịch | Trường Cao đảng du lịch Huế, Hiệp hội du lịch tỉnh | 2021 |
|
26 | Tuyển chọn thi nghề Quốc gia ngành Du lịch (buồng, bàn, bếp, lễ tân, hướng dẫn viên, thuyết minh viên...) | Sở Du lịch | Các đoàn thể, Tổ chức nghề nghiệp | 2021 |
|
27 | Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách du lịch cho đội ngũ xích lô,lãi xe taxi và các tiểu thương các chợ điểm mua sắm hàng lưu niệm, bến xe và bến thuyền trên địa bàn tỉnh | Sở Du lịch | Các đoàn thể, Tổ chức nghề nghiệp | 2021 |
|
28 | Tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề về du lịch cho hướng dẫn viên Theo nhiệm vụ và giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Nghị quyết số 03/TU | Sở Du lịch | Các đoàn thể, Tổ chức nghề nghiệp | 2021 |
|
| 5. Công tác truyền thông thông tin và xúc tiến quảng bá du lịch | ||||
| 5.1.Công tác truyền thông, thông tin | ||||
29 | Duy tu, bảo trì hệ thống bản đồ hướng dẫn du lịch city map đã được lắp đặt các năm 2018, 2019 và một số bản đồ tấm lớn tại Kim Long, huyện Phú Vang, Quảng Điền | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
30 | Truyền thông, quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch Thừa Thiền Huế trên các kênh trực tuyến: facebook, instagram, tiktok, youtube... | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hỉệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
31 | Đón KOLs - blogger du lịch quảng bá điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
32 | Vận hành Trung tâm Thông tin Du lịch và Hỗ trợ Du khách | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
33 | Quản trị trang tiếng Nhật vietnamhuekanko.com. Bao gồm chi phí duy trì tên miền, chi phí quản trị kỹ thuật, chi phí viết tin bài, chi phí cộng tác viên... | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
34 | Thuê đơn vị tư vấn, biên tập, thiết kế và xuất bản bộ ấn phẩm xúc tiến quảng bá mới, đa ngôn ngữ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu các thị trường du lịch tiềm năng. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
35 | Lễ đón du khách đến Huế bằng đường hàng không năm 2021 | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
36 | Duy trì và vận hành hệ thống máy cung cấp thông tin tự động tại sân bay Phú Bài. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
37 | Thuê viết một số bài báo quảng bá điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế trên các báo, tạp chí của địa phương và một số báo trung ương đóng trên địa bàn. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
38 | Phối hợp quảng bá điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế trên các kênh truyền thông và báo chí trong nước như: VTV1, các đài truyền hình các tỉnh và thành phố lớn trong cả nước, báo và tạp chí chuyên ngành du lịch, đặc san của các cơ quan trung ương. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
39 | Sản xuất mới và tái bản một số ấn phẩm phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá, bao gồm: bản đồ chỉ dẫn du lịch (bản tiếng Anh, Nhật); sách hướng dẫn du lịch Huế (bản tiếng Việt, tiếng Anh và bản 4 ngôn ngữ); ấn phẩm chùm tour khám phá Huế; một số tờ rơi, tập gấp phục vụ cho các công tác xúc tiến, quảng bá khác. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
40 | Tổ chức cuộc thi clip khám phá du lịch và ẩm thực Huế trên fanpage du lịch Huế. Mỗi quý tổ chức 01 lần. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
| 5.2. Công tác xúc tiến quảng bá | ||||
| Xúc tiến quảng bá trong nước | ||||
41 | Tham gia Ngày hội Du lịch TP HCM, kết hợp gặp gỡ các DN du lịch tại TP Hồ Chí Minh | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
42 | Tham gia một số các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế và Festival làng nghề truyền thống Huế | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
43 | Hưởng ứng năm du lịch quốc gia 2021 tại Ninh Bình | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
44 | Liên hoan du lịch làng nghề Hà Nội 2021 | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
45 | Tổ chức đón đoàn Famtrip các công ty Lữ hành tại thị trường nước ngoài đến khảo sát tuyến điểm du lịch tỉnh TT Huế. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
46 | Tổ chức đoàn khảo sát tuyến, điểm du lịch các tỉnh Tây Bắc | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
47 | Tổ chức đón đoàn Famtrip các DN du lịch trong nước đến khảo sát sản phẩm du lịch TT Huế, kết hợp tổ chức không gian kết nối các DN. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
48 | Tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động như liên hoan ẩm thực... tại các địa phương như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phú Yên, Nghệ An... | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
49 | Chương trình giới thiệu du lịch, kết hợp khảo sát các thị trường trọng điểm trong nước | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
50 | Tham gia Lễ hội Hoa Ban năm 2021 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
| Xúc tiến, quảng bá liên kết 04 địa phương (Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Bình) | ||||
51 | Xuất bản tập gấp chương trình, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch 03 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
52 | In bản đồ Du lịch 03 địa phương | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
53 | In túi xách du lịch 03 địa phương và quà tặng chung 03 địa phương. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
54 | Sản xuất Video du lịch 03 địa phương | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
55 | Tham gia Hội chợ VITM Hà Nội 2021 | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
56 | Tham gia Hội chợ VITM Đà Nẵng 2021 | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
57 | Tham gia Hội chợ ITE HCMC 2021 tại thành phố Hồ Chí Minh. | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
58 | Tổ chức chương trình giới thiệu du lịch 03 địa phương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
59 | Tổ chức chương trình giới thiệu 04 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Bình tại Hàn Quốc bằng hình thức trực tuyến | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
60 | Tổ chức chương trình giới thiệu 04 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Bình tại Úc bằng hình thức trực tuyến | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
61 | Tổ chức chương trình giới thiệu 04 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Bình tại Đức bằng hình thức trực tuyến | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
62 | Tham gia Hội chợ JATA Nhật Bản cùng thành phố Hà Nội | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, HHDL, DNDL. | 2021 |
|
63 | Tham gia Hội chợ WTM tại Anh cùng Tổng cục Du lịch | Sở Du lịch | Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch | 2021 |
|
- 1Kế hoạch 208/KH-UBND năm 2018 về triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019
- 2Kế hoạch 266/KH-UBND năm 2019 về triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 3Nghị quyết 159/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 402/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
- 5Kế hoạch 404/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
- 1Nghị quyết 03-NQ/TW năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 208/KH-UBND năm 2018 về triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019
- 6Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Kế hoạch 266/KH-UBND năm 2019 về triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 8Nghị quyết 159/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 9Quyết định 1219/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án “Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021”
- 10Kế hoạch 402/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
- 11Kế hoạch 404/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
Kế hoạch 281/KH-UBND năm 2020 về triển khai Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021
- Số hiệu: 281/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định