Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2766/KH-UBND | Khánh Hòa, ngày 18 tháng 3 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Thực hiện Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030; UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2023 - 2025
- Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39%; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên giảm dưới 1,4%.
- Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá: Tại nơi làm việc xuống dưới 30%; tại nhà hàng xuống dưới 75%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 80%; tại khách sạn xuống dưới 60%.
- Ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36%; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên giảm dưới 1%.
- Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá: Tại nơi làm việc xuống dưới 25%; tại nhà hàng xuống dưới 65%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 70%, tại khách sạn xuống dưới 50%.
- Tiếp tục ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Về tổ chức điều hành
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại (PCTH) thuốc lá các cấp, ngành, địa phương, thành phần gồm có: Lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và các thành viên có liên quan.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động thực hiện Chiến lược hàng năm, phân công trách nhiệm cụ thể của các thành viên Ban Chỉ đạo; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường phối hợp liên ngành, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp trong việc tham gia, giám sát thực hiện công tác PCTH của thuốc lá.
2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp liên ngành đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, các quy định của pháp luật có liên quan như: Luật PCTH của thuốc lá, Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới, Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về PCTH của thuốc lá đến năm 2030... để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội về công tác PCTH của thuốc lá; đề cao tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện công tác PCTH của thuốc lá.
- Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược; đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo từng thời kỳ; lồng ghép hoạt động PCTH của thuốc lá vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án khác của địa phương.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật PCTH của thuốc lá, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị; niêm yết quy định/nội quy treo tại phòng làm việc; đưa nội dung không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào trong tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đưa nội dung PCTH của thuốc lá vào hương ước, quy ước tại thôn, bản, tổ dân phố.
- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành giữa các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác PCTH của thuốc lá; phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc tham gia, giám sát thực hiện công tác PCTH của thuốc lá.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác PCTH của thuốc lá; lấy kết quả thực hiện công tác PCTH của thuốc lá là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền các cấp.
3. Giải pháp về nâng cao năng lực
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và người tham gia hoạt động PCTH của thuốc lá từ cấp tỉnh đến cấp xã.
- Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho các cơ quan (sở, ban, ngành, đoàn thể...) trong việc xây dựng và thực thi Luật PCTH của thuốc lá tại các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tập huấn cho các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan chức năng có liên quan trong việc triển khai Luật và áp dụng các biện pháp chế tài xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Truyền thông thay đổi thái độ, hành vi
- Xây dựng chương trình, kế hoạch truyền thông về PCTH của thuốc lá phù hợp với từng giai đoạn.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông đa phương tiện nhằm phổ biến đến từng người dân các quy định của tỉnh, tác hại của khói thuốc thụ động, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ của người dân với hành vi hút thuốc lá nơi công cộng, nơi có quy định cấm. Chiến dịch truyền thông cần hướng tới những người hút thuốc nhằm giáo dục ý thức tôn trọng các quy định của pháp luật, kêu gọi sự ủng hộ, hợp tác và thay đổi hành vi về việc hút thuốc lá nơi công cộng, nơi làm việc và nơi có quy định cấm.
- Phát triển các tài liệu truyền thông thích hợp. Tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí để cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động truyền thông trên báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử... ứng dụng các loại hình truyền thông mới trên mạng internet, nhất là mạng xã hội,
- Thường xuyên cập nhật tài liệu, thông tin về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới; lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá, môi trường sống không khói thuốc lá; chính sách, pháp luật về PCTH của thuốc lá.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục về tác hại và PCTH của thuốc lá cho học sinh tại các cơ sở giáo dục; xây dựng tài liệu giáo dục và tổ chức các hoạt động truyền thông về PCTH của thuốc lá phù hợp với các cấp học, bậc học.
- Nâng cao năng lực truyền thông trực tiếp cho đội ngũ cung cấp dịch vụ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã; các nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên tại cộng đồng trong việc vận động, hướng dẫn người dân nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động PCTH của thuốc lá.
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp để đa dạng hóa các loại hình truyền thông đến các nhóm đối tượng ưu tiên đối với công tác PCTH thuốc lá.
5. Huy động sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng
Các tổ chức đoàn thể như công đoàn, thanh niên và phụ nữ là lực lượng nòng cốt được huy động trong công tác tuyên truyền vận động cộng đồng và hỗ trợ triển khai, giám sát việc thực thi các quy định của Luật.
6. Kiểm tra, giám sát
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về PCTH của thuốc lá hoặc lồng ghép nội dung thuốc lá trong hoạt động kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực thi Luật PCTH của thuốc lá trên địa bàn tỉnh; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định Luật PCTHTL theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và các văn bản hướng dẫn xử phạt khác có liên quan đến PCTH của thuốc lá. Tiến hành khen thưởng, động viên kịp thời những tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện việc không hút thuốc.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về PCTH của thuốc lá trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường sử dụng giải pháp về công nghệ thông tin, các mạng xã hội trong giám sát việc tuân thủ pháp luật về PCTPI của thuốc lá.
7. Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật
Đảm bảo sự sẵn có và tăng cường chất lượng hỗ trợ xây dựng mô hình cơ quan đơn vị không khói thuốc.
- Các bệnh viện thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế là bệnh viện không khói thuốc.
- Cập nhật kiến thức, kỹ năng nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến về tư vấn, thực hiện các nội dung liên quan cai nghiện thuốc lá.
- Tăng cường giám sát, hỗ trợ việc triển khai mô hình cai nghiện thuốc lá tại các bệnh viện
8. Giải pháp nâng cao năng lực báo cáo, thống kê, giám sát, theo dõi, đánh giá
- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống ghi chép, thống kê, báo cáo tại các tuyến về công tác triển khai PCTH thuốc lá.
- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc thực hiện hệ thống gửi/ nhận báo cáo thống kê bằng văn bản thay đổi, xây dựng dữ liệu về chương trình PCTH thuốc lá.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học đánh giá can thiệp PCTH của thuốc lá định kỳ từng giai đoạn để có bộ chỉ số bằng chứng khoa học giúp điều chỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp cho từng giai đoạn.
III. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
Nguồn tài chính triển khai cho các hoạt động PCTH của thuốc lá trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
1. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh.
2. Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá - Bộ Y tế.
3. Nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
4. Nguồn tài trợ của chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế.
5. Các nguồn khác (nếu có).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Chủ động tham mưu UBND tỉnh đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng thời kỳ; lồng ghép hoạt động PCTH của thuốc lá vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án khác của địa phương; huy động nguồn lực, bố trí ngân sách hằng năm đáp ứng yêu cầu của công tác PCTH của thuốc lá.
- Tham mưu kiện toàn, phân công trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo chương trình PCTH của thuốc lá tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch hoạt động hằng năm để thực hiện Chiến lược; tổ chức các cuộc họp, hội thảo của Ban Chỉ đạo của tỉnh; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện và công tác thi đua, khen thưởng trong PCTH của thuốc lá theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược; đề xuất các chế độ, chính sách hỗ trợ, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về PCTH thuốc lá. Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với công tác PCTH của thuốc lá thuộc thẩm quyền quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện quy định không hút thuốc lá nơi công cộng, nơi làm việc. Trên cơ sở kết quả rà soát, xây dựng dự thảo báo cáo kết quả rà soát để tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp; đề xuất UBND tỉnh các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của việc thực hiện chính sách không khói thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, các cơ quan có liên quan tổ chức lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Luật PCTH của thuốc lá; tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, hướng dẫn xây dựng nội quy, quy định việc không hút thuốc lá trong trường học... trong các hoạt động chính khóa, ngoại khóa, sinh hoạt lớp hàng tuần cho các thầy, cô giáo, học sinh, sinh viên tại các trường trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Giao thông Vận tải
- Phối hợp với Sở Y tế, các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các đợt truyền thông cao điểm để cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc ngành quản lý thực hiện việc không hút thuốc ở các nơi công cộng như bến tàu, bến xe, trên các tuyến xe buýt...
- Thực hiện nghiêm các quy định về cấm hút thuốc lá trên các phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Luật PCTH của thuốc lá; lồng ghép truyền thông PCTH của thuốc lá vào các hoạt động truyền thông trong ngành giao thông, vận tải.
4. Sở Công Thương
-Tổ chức thực hiện các hoạt động PCTH thuốc lá cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong toàn ngành.
- Quản lý, cấp giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá.
- Thực hiện nghiêm các quy định về cấm khuyến mại thuốc lá, sử dụng thuốc lá để khuyến mại trọng việc quản lý hoạt động khuyến mại.
5. Cục Quản lý thị trường
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc mua bán trái phép các sản phẩm thuốc lá truyền thống và các loại thuốc lá thế hệ mới trên thị trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về PCTH của thuốc lá nhằm thay đổi hành vi hút thuốc lá.
7. Sở Văn hóa và Thể thao
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành có liên quan xây dựng chương trình công tác truyền thông cho Nhân dân về PCTH của thuốc lá trên các loại hình văn hóa nghệ thuật. Truyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa không mời và không sử dụng sản phẩm thuốc lá.
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát việc cấm quảng cáo thuốc lá và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cấm quảng cáo thuốc lá và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về quảng cáo sản phẩm thuốc lá.
- Tiếp tục tăng cường lồng ghép công tác PCTH của thuốc lá trong các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Gia đình văn hóa” ... Xây dựng các điểm du lịch không khói thuốc lá, lồng ghép các hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục pháp luật về PCTH của thuốc lá với các hoạt động truyền thông khác.
8. Sở Du lịch
- Phối hợp với Sở Y tế, các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các đợt truyền thông cao điểm để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh không hút thuốc lá nơi công cộng.
- Phối hợp tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các khu, điểm du lịch có khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá.
9. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán của Sở Y tế và các cơ quan có liên quan lập cùng thời điểm xây dựng dự toán hằng năm, Sở Tài chính tổng hợp, cân đối theo khả năng ngân sách, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo đúng quy định.
10. Công an tỉnh
- Tăng cường thực hiện công tác PCTH của thuốc lá trong lực lượng Công an nhân dân.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương và các ngành, cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác phòng chống kinh doanh thuốc lá bất hợp pháp.
- Tổ chức công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc phạm vi trách nhiệm.
- Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành theo kế hoạch.
11. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường hoạt động PCTH của thuốc lá; ban hành quy định về cấm hút thuốc lá đối với cán bộ chiến sỹ trong lực lượng khi làm nhiệm vụ; phối hợp với ngành chức năng liên quan tham gia công tác chống buôn lậu thuốc lá.
12. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Khánh Hòa
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức phát sóng và đăng tải thông tin về phòng, chống tác hại của thuốc lá, phổ biến pháp luật về PCTH của thuốc lá và các biện pháp cai nghiện thuốc lá.
- Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về PCTH của thuốc lá. Hạn chế tối đa việc đăng tải các tác phẩm có cảnh hút thuốc lá.
13. Các sở ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
Chủ động phối hợp với Sở Y tế triển khai các quy định và các biện pháp cần thiết áp dụng trong đơn vị, tổ chức mình để thực hiện có hiệu quả Luật PCTH của thuốc lá; duy trì việc kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở, ngành, cơ quan, tổ chức mình quản lý, gương mẫu, tự giác chấp hành việc không hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc. Phát động phong trào thi đua thực hiện quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan, tuyên dương các đơn vị, cá nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế văn hóa công sở.
14. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược lồng ghép hoạt động PCTH của thuốc lá vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án khác của địa phương; đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp; chủ động huy động nguồn lực, bố trí ngân sách hằng năm đáp ứng yêu cầu của công tác PCTH của thuốc lá; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo PCTH thuốc lá tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mô hình mẫu triển khai quy định không hút thuốc lá trong công sở và nơi công cộng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, Chủ động phối hợp với Sở Y tế triển khai các biện pháp cần thiết áp dụng tại địa phương để thực hiện chính sách không hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc. Kiểm tra, đánh giá, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm việc không hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc. Riêng thành phố Nha trang tiếp tục duy trì xây dựng thành phố Nha Trang không khói thuốc.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
- Tăng cường thực hiện lồng ghép hoạt động PCTH của thuốc lá trong các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.., xây dựng lối sống lành mạnh tại cộng đồng dân cư.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tự giác, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về PCTH của thuốc lá và tham gia các hoạt động PCTH của thuốc lá theo kế hoạch thực hiện Chiến lược của tỉnh.
Phối hợp với chính quyền, vận động nhân dân hạn chế sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong các lễ hội, đám cưới, đám tang...
- Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động về PCTH thuốc lá về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch Chiến lược PCTH của thuốc lá về Sở Y tế (thông qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2023 thực hiện "Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2024 thực hiện “Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” tỉnh Ninh Bình
- 3Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 4Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2024 thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Kế hoạch 1462/KH-UBND năm 2024 thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2024 thực hiện “Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 7Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
- 1Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012
- 2Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 4Quyết định 568/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2023 thực hiện "Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2024 thực hiện “Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” tỉnh Ninh Bình
- 7Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2024 thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9Kế hoạch 1462/KH-UBND năm 2024 thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 10Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2024 thực hiện “Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 11Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 12Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
Kế hoạch 2766/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 2766/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 18/03/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Đinh Văn Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra