Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2598/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 04 tháng 4 năm 2024 |
Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 24/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao năng lực công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới” (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 06/CT-TTg), Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai, thực hiện như sau:
1. Quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả, đầy đủ các quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về An ninh hàng không và Chỉ thị số 06/CT-TTg; tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an ninh, an toàn hàng không tại địa phương.
2. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác nhằm nâng cao năng lực công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới. Tập trung công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và an toàn xã hội tại địa phương; tiếp nhận, xử lý tội phạm và các vụ việc vi phạm về an ninh trật tự, an toàn hàng không theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện các phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trên địa bàn; tuyên truyền, vận động nhân dân tuân thủ các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.
3. Xác định rõ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và cơ chế, mối quan hệ phối hợp của sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới.
1. Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo an ninh hàng không theo Chỉ thị số 06/CT-TTg:
a) An ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, cần được quan tâm một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp với tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.
b) An ninh hàng không được đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia, được xây dựng trên nền tảng của nền Quốc phòng toàn dân và thế trận An ninh nhân dân.
c) Công tác đảm bảo an ninh hàng không phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế trong đảm bảo an ninh hàng không.
d) Xây dựng hệ thống bảo đảm an ninh hàng không vững mạnh, hiệu quả, phát huy vai trò quản lý Nhà nước tại địa phương, tích cực chủ động thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn bảo đảm an ninh trât tự, an ninh hàng không. Thực hiện nguyên tắc bốn tại chỗ, bao gồm: Phương án đối phó tại chỗ, lực lượng tại chỗ, trang thiết bị tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
2. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương, Công an, Quân đội và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trong công tác đảm bảo an ninh hàng không, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cảng hàng không, sân bay.
3. Thực hiện hiệu quả công tác hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn về an ninh hàng không (theo thẩm quyền); rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về an ninh hàng không; các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.
4. Thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không theo đúng quy định; tham gia đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, kiểm soát an ninh đối với giấy tờ sử dụng đi tàu bay, đảm bảo an ninh vùng trời, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo đảm an ninh hàng không.
5. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, xây dựng và tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
6. Tích cực phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực hàng không đứng chân tại địa phương để triẻn khai thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không.
1. Công an tỉnh - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm đến an ninh, an toàn hàng không trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, quản lý dân cư, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, phòng cháy chữa cháy, tuần tra kiểm soát giao thông, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự tại Cảng hàng không Liên Khương.
b) Chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Đức Trọng, Đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam tại sân bay Liên Khương, Cảng hàng không Liên Khương và các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng và tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác điều phối, ứng phó với sự cố an ninh mạng, an toàn thông tin hàng không tại Cảng hàng không Liên Khương.
d) Chỉ đạo, hướng dẫn Công an huyện Đức Trọng về nguyên tắc, cơ chế phối hợp giữa Công an địa phương và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngành hàng không về đảm bảo an ninh trật tự, An ninh hàng không.
đ) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung kế hoạch khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Chủ động rà soát việc mua sắm vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện và đảm bảo các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nguyên tắc “bốn tại chỗ”; tham mưu hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn về an ninh hàng không, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về an ninh hàng không, các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh hàng không…
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý tàu bay không người lái, thiết bị bay siêu nhẹ, hoạt động bay của các câu lạc bộ dù lượn trên địa bàn (nếu có), tránh uy hiếp đến an toàn hàng không[1].
b) Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam tại Liên Khương, Cảng hàng không Liên Khương và UBND huyện Đức Trọng xây dựng Phương án ứng phó tàu bay không người lái, thiết bị bay siêu nhẹ can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không tại Cảng hàng không Liên Khương; giám sát, cưỡng chế hạ cánh khẩn cấp đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm hoạt động hàng không dân dụng trên địa bàn.
c) Phối hợp Công an tỉnh, Đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam tại Liên Khương, Cảng hàng không Liên Khương, UBND huyện Đức Trọng và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại Cảng hàng không Liên Khương.
d) Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thiết lập khu cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái, thiết bị bay siêu nhẹ liên quan hoạt động hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
a) Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an ninh, an toàn hàng không, vận động nhân dân tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
b) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, UBND huyện Đức Trọng tăng cường công tác kiểm soát hoạt động giao thông vận tải (dịch vụ taxi, xe bus, xe hợp đồng vận chuyển hành khách đi - đến…) nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an ninh hàng không tại Cảng hàng không Liên Khương.
c) Tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND huyện Đức Trọng triển khai có hiệu quả các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng hàng không Liên Khương.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác điều phối, ứng phó với sự cố an ninh mạng, an toàn thông tin hàng không tại Cảng hàng không Liên Khương.
b) Triển khai doanh nghiệp duy trì mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh thông suốt; thiết lập các đường dây nóng cho lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố tỉnh để trao đổi thông tin và xử lý kịp thời các tình huống, ưu tiên quyền sử dụng các mạng viễn thông phục vụ chỉ đạo, điều hành khi xảy ra tình huống can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
5. Sở Tài chính: Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương và trên cơ sở tổng hợp đề xuất của Công an tỉnh (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh), tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo an ninh, an toàn hàng không phù hợp quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy định khác có liên quan.
a) Chủ trì, chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn tỉnh xây dựng các kế hoạch liên quan công tác phòng, chống khủng bố như: kiểm soát y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh tại Cảng hàng không Liên Khương; công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên, huy động ngành y tế khi có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
b) Chỉ đạo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý thị trường… tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh phẩm… để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố.
7. Chi cục Hải quan Đà Lạt: Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua đường hàng không theo quy định của pháp luật nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các loại hàng hóa, vũ khí có liên quan đến hoạt động khủng bố tại địa phương.
8. Cảng hàng không Liên Khương:
a) Phối hợp Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Đức Trọng và các đơn vị liên quan tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại Cảng hàng không Liên Khương.
b) Căn cứ các quy định của pháp luật để rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ, trình độ chuyên môn, thân nhân, phẩm chất chính trị và đạo đức đối với lực lượng an ninh hàng không tại Cảng hàng không Liên Khương. Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, sàng lọc lực lượng, đảm bảo an ninh hàng không một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định.
c) Thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tăng cường hợp tác trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, kiểm soát an ninh đối với giấy tờ sử dụng đi tàu bay, đảm bảo an ninh vùng trời, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đảm bảo an ninh hàng không.
d) Đào tạo, huấn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp, ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật, quy định nội bộ của nhân viên an ninh hàng không, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
đ) Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn cơ sở về an ninh hàng không. Nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, phương tiện, trang bị, thiết bị an ninh hàng không: hoàn thiện hệ thống hàng rào vành đai, các cổng, cửa, các lối ra vào khu vực hạn chế, hệ thống bốt gác, đường tuần tra canh gác, chiếu sáng, bãi đỗ biệt lập theo tiêu chuẩn áp dụng tại các cảng hàng không, sân bay, công trình hàng không. Tiêu chuẩn hoá, đầu tư trang bị đầy đủ hệ thống phương tiện, trang thiết bị an ninh hàng không. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an tỉnh chủ động ứng dụng công nghệ mới về nhận diện sinh trắc học đối với người Việt Nam và người nước ngoài như: giải pháp về ki ốt tự động, camera nhận diện khuôn mặt; từng bước hiện đại hoá hệ thống thiết bị an ninh hàng không theo công nghệ tiên tiến của thế giới; tập trung nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hệ thống đảm bảo an ninh hàng không, xử lý khẩn nguy và thực hiện các biện pháp an ninh phòng ngừa. Tích cựcPhối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Đức Trọng triển khai có hiệu quả các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không.
9. Uỷ ban nhân dân huyện Đức Trọng:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự xã hội, an ninh, an toàn hàng không bằng nhiều hình thức đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
b) Phối hợp Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm soát hoạt động giao thông vận tải xung quanh và bên trong Cảng hàng không Liên Khương theo quy định.
c) Phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam, Cảng hàng không Liên Khương triển khai Phương án ứng phó tàu bay không người lái, thiết bị bay siêu nhẹ can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
d) Chủ trì, phối hợp đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam, Cảng hàng không Liên Khương, UBND huyện Đơn Dương, Lâm Hà triển khai phương án ứng phó, ngăn chặn việc sử dụng nguồn sáng công suất lớn, đèn chiếu laze, thả diều… uy hiếp đến an toàn bay tại Cảng hàng không Liên Khương.
đ) Phối hợp Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cảng hàng không Liên Khương và các đơn vị liên quan tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
1. Căn cứ nội dung Kế hoạch này và chức năng nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị được phân công nhiệm vụ tại mục III (nêu trên) xây dựng kế hoạch và tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện. Định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) kết quả thực hiện trước ngày 15/11.
2. Đề nghị Công an tỉnh - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND huyện Đức Trọng và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm (trước 01/12) tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Uỷ ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia.
3. Kinh phí thực hiện: Kinh phí hoạt động đảm bảo an ninh, an toàn hàng không do ngân sách nhà nước đảm bảo và sử dụng trong dự toán hàng năm của các cơ quan, địa phương, đơn vị theo phân cấp hiện hành. Việc lập dự toán và thanh quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành./.
[1] Theo Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 15/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường biện pháp quản lý, giám sát đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.
- 1Quyết định 230/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm tuyệt đối an ninh và an toàn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2019-2020
- 2Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTG về nâng cao năng lực công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg về nâng cao năng lực công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới tỉnh Đắk Lắk
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Nghị định 36/2008/NĐ-CP về việc quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không
- 5Quyết định 230/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm tuyệt đối an ninh và an toàn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2019-2020
- 6Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2020 về tăng cường biện pháp quản lý, giám sát đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 18/2020/QĐ-TTg về thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2023 về nâng cao năng lực công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTG về nâng cao năng lực công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 10Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg về nâng cao năng lực công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới tỉnh Đắk Lắk
Kế hoạch 2598/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg về "Nâng cao năng lực công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới" do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 2598/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 04/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Võ Ngọc Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra