Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 248/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 12 tháng 07 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030; Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ; Chỉ thị số 117/CT-BNN-BVTV ngày 07/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ; Quyết định số 5317/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 28/12/2020 về ban hành kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao nhận thức các tổ chức, cá nhân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tạo sự chuyển biến trong nhận thức cho người sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng về sản phẩm nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái nông nghiệp;

- Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu;

- Các ngành, các cấp tùy theo chức năng nhiệm vụ được phân công bám sát nội dung Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này để đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu và tình hình thực tiễn của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

a. Đến năm 2025

- Thực hiện 09 mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên các đối tượng cây trồng, thủy sản chủ lực và tiềm năng của Tỉnh.

- Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% (khoảng 1.294 ha) tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, hoa kiểng.

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ đạt 75 ha trên các loài thuỷ sản chủ lực của tỉnh, có giá trị kinh tế như: tôm càng xanh, cá sặc rằn, ếch…

- Nâng cao hiệu quả sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ cao gấp 1,3 - 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

- Tăng tỉ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón lên 10% năm 2025; tăng tỉ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học lên trên 20% trong tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật áp dụng trên đồng ruộng.

b. Đến năm 2030

- Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1,5% (khoảng 3.298 ha) tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực.

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ đạt 365 ha trên các loài thuỷ sản chủ lực của tỉnh, có giá trị kinh tế như: tôm càng xanh, cá sặc rằn, ếch…

- Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ cao gấp 1,5 - 1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

- Tăng tỉ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón lên 15% năm 2030; tăng tỉ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học lên trên 30% trong tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) áp dụng trên đồng ruộng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Quy hoạch xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung

- Căn cứ quy hoạch nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp và lợi thế về điều kiện sinh thái, sản phẩm có thế mạnh và thị trường tiêu thụ nhằm xác định các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực. Trên cơ sở đó tiến hành đánh giá đất đai, nguồn nước… để xác định, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung. Trên cơ sở vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung, thực hiện kêu gọi các doanh nghiệp, các hợp tác xã và người dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

- Xây dựng hệ thống phân phối theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất hữu cơ tập trung. Ưu tiên kết hợp với du lịch, nông nghiệp sinh thái. Trên cơ sở đó, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật và tập huấn, chuyển giao.

- Sử dụng vật liệu sẵn có, tái sử dụng, khép kín chu trình trong khu vực sản xuất tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ ổn định và phát kinh tế tuần hoàn (thông qua sử dụng sản phẩm từ trồng trọt làm thức ăn thuỷ sản và cung cấp nguyên liệu làm phân bón hữu cơ cho trồng trọt).

- Ưu tiên sử dụng các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi để sản xuất hữu cơ; lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi và giống cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

- Hình thành vùng sản xuất các sản phẩm bản địa, đặc trưng có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm để đầu tư sản xuất hữu cơ (Phụ lục 1, 2). Bên cạnh đó, các huyện, thành phố dựa vào thế mạnh về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo chỉ tiêu chung đề ra của Tỉnh.

2. Quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ

2.1. Quản lý đầu vào của sản xuất hữu cơ

- Quản lý giống cây trồng và thuỷ sản hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

- Quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào được sử dụng trong sản xuất hữu cơ như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thuỷ sản, chất bảo quản, chất phụ gia...

- Quản lý nguồn nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ như: nước tưới cho cây trồng, nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản...

- Quản lý các quy trình canh tác cây trồng hữu cơ, quy trình chăm sóc thuỷ sản hữu cơ.

2.2. Quản lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

- Các sản phẩm nông sản có nhãn sử dụng cụm từ “hữu cơ”, sử dụng logo sản phẩm hữu cơ Việt Nam khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận và ghi rõ thông tin theo quy định (khoản 2, Điều 11 của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ).

- Thực hiện việc giám sát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ và chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo quy định để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn đã được chứng nhận khi lưu thông trên thị trường.

- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ tại từng công đoạn sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn tại TCVN về nông nghiệp hữu cơ.

3. Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ

- Thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành về nông nghiệp hữu cơ (thực hiện các khoản 1, 2, 3 Điều 16 và khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17 Chương VI về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ).

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách, đặc biệt là khuyến khích doanh nghiệp, tư nhân đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đầu tư trong lĩnh vực này.

4. Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ làm nòng cốt, bố trí làm việc tại Tỉnh, mỗi đơn vị cấp huyện phân công ít nhất một cán bộ phụ trách.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ trong công tác quản lý, kiểm tra giám sát các tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

- Đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ về quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, kỹ năng đánh giá, giám sát sản xuất, kỹ năng marketing và bán hàng…

- Nâng cao chất lượng, vai trò của các cơ sở giáo dục (trường trung học cơ sở, trung học phổ thông); các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường đại học trên địa bàn tỉnh trong công tác giáo dục - đào tạo về nông nghiệp hữu cơ cho học sinh, sinh viên và người lao động.

5. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ kết hợp với phát huy kiến thức bản địa, sản xuất hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực của Tỉnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính.

- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nông nghiệp.

- Đánh giá thực trạng độ phì nhiêu đất, nhu cầu dinh dưỡng cho các cây trồng chủ lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.

- Bảo tồn, phục tráng, khai thác, phát triển và xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản bản địa, đặc hữu, có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao.

- Nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, đặc biệt kháng sâu bệnh, phù hợp với sản xuất hữu cơ; nghiên cứu, phát triển và sử dụng con giống, vật tư đầu vào hữu cơ trong nuôi trồng thuỷ sản.

- Hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất và chế biến để tăng giá trị sản phẩm: công nghệ sấy thăng hoa, hệ thống giám sát, tưới tiêu tự động, công nghệ blockchain trong giám sát và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

6. Xây dựng và nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ

6.1. Lĩnh vực trồng trọt

- Triển khai thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ theo liên kết chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm hữu cơ cho một số sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của các địa phương và mô hình nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại.

- Xây dựng 06 mô hình về sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt hữu cơ (lúa, ớt, xoài, nhãn, cây có múi, hoa); hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân (Phụ lục 3).

- Lựa chọn các đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp cùng tham gia thực hiện mô hình. Ưu tiên cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định. Doanh nghiệp ký cam kết với cơ sở sản xuất tham gia mô hình về việc cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, thực hiện tư vấn hướng dẫn kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

- Cụ thể, xây dựng mô hình thí điểm sản xuất các loại cây trồng đạt chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ. Hỗ trợ chứng nhận các mô hình thí điểm sản xuất cây trồng đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Tùy theo tổ chức, cá nhân liên kết tiêu thụ đề nghị chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam hoặc Quốc tế.

6.2. Lĩnh vực thuỷ sản

- Xây dựng 03 mô hình thuỷ sản hữu cơ trên cá sặc rằn, tôm càng xanh và ếch được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam (Phụ lục 3).

- Tổ chức hội nghị đánh giá kết quả các mô hình để làm cơ sở nhân rộng cho các giai đoạn tiếp theo.

7. Thông tin tuyên truyền

- Truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ.

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực thi các chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong sử dụng, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và nhà quản lý về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, giám sát, chứng nhận nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.

- Tổ chức công bố vùng sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển theo tiêu chuẩn hữu cơ tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030.

8. Bảo quản, chế biến và liên kết tiêu thụ sản phẩm hữu cơ

- Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

- Kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích và chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.

- Mời gọi các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm có chứng nhận để hỗ trợ liên kết tiêu thụ đối với những sản phẩm từ các mô hình nông nghiệp hữu cơ trong Tỉnh.

- Phối hợp với Hiệp hội hữu cơ Việt Nam triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Tỉnh.

- Liên kết các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, nông sản an toàn hoặc thành lập mới các cửa hàng kinh doanh nông sản hữu cơ.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN (Phụ lục 4)

Tổng kinh phí dự trù thực hiện giai đoạn 2022 - 2025: 9.172.960.000 đồng. Nguồn kinh phí được lồng ghép từ các nguồn vốn:

- Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ xây dựng các đề án, dự án, tư vấn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của các bộ ngành và lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học và công nghệ, khuyến nông, Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, các dự án ODA và chương trình khoa học và công nghệ khác có liên quan.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN (Phụ lục 2, 3 và 4)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Phụ lục 5)

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; là đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ ngày 15/12 hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh; ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch.

2. Các sở, ngành, đơn vị liên quan; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố

- Căn cứ các chỉ tiêu và nội dung được phân công tại Kế hoạch, các Sở, ngành, đơn vị liên quan; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện.

- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/5) và hàng năm (trước ngày 20/11) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Định kỳ hàng năm, 03 năm tổ chức sơ kết, cuối giai đoạn tổng kết kết quả triển khai thực hiện.

Yêu cầu sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khẩn trương phối hợp thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung Kế hoạch nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT; TNMT; YT; TC; KHCN; GDĐT; CT;
- TTXTTMDLĐT;
- Cục QLTT Đồng Tháp;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Trường ĐH ĐT;
- Trường CĐCĐ ĐT;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu VT, NC/KT(VA).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Minh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRỒNG TRỌT HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 12/07/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Stt

Vùng sản xuất

Địa điểm
(ấp, xã)

Qui mô 2022 - 2025 (ha)

Qui mô 2026 - 2030 (ha)

 

I

Vùng sản xuất lúa hữu cơ

605

1.710

 

1

Tân Hồng

Tổng

70

250

 

THT Tân Tiến, ấp Hoàng Việt, xã Tân Phước

20

50

 

Cả Mũi - Bắc Diện, ấp Thi Sơn, xã Tân Thành A

50

200

 

2

Huyện Hồng Ngự

Ấp Bình Hòa Hạ, xã Thường Lạc

10

10

 

3

Tam Nông

 

300

1000

 

Ấp Hồng Kỳ, xã Phú Cường

100

250

 

Ấp Phú Lợi, xã An Long (ô bao số 4)

100

350

 

Ấp An Phú, xã An Long (ô bao số 5)

100

400

 

4

Thanh Bình

Tổng

200

400

 

THT số 4, 6 và 7 - Ấp 2, xã Phú Lợi

100

200

 

HTX NN An Thạnh, Ấp Thị, xã An Phong

100

200

 

5

Huyện Cao Lãnh

HTX Thuận Tiến, Ấp 5, xã Gáo Giồng

25

50

 

II

Vùng sản xuất rau - màu hữu cơ

140

250

 

1

Hồng Ngự

Tổng

40

40

 

Ấp Long Hòa, xã Long Thuận

30

30

 

Ấp Phú Hòa A, xã Phú Thuận A

10

10

 

2

Tam Nông

Ấp K10 và Phú Nông, xã Phú Hiệp

10

40

Kiệu, Khoai môn

3

Thanh Bình

Tổng

30

50

 

Tổ hợp tác rau màu, ấp Tân Hội, xã Tân Bình

10

20

Rau, màu

HTX NN Tân Long, Ấp Thạnh An, xã Tân Long

5

10

Rau, màu

THT số 1, 2 Ấp Bắc, xã Tân Thạnh

15

20

Ớt

4

Châu Thành

Tổng

30

70

 

Ấp Phú An, An Hòa Nhì, xã Tân Bình

20

40

 

Ô bao số 1, Ấp Tân Quới, xã Tân Phú Trung

10

30

 

5

Lấp Vò

Tổng

30

50

 

Xã Mỹ An Hưng B

20

30

Khoai môn

Xã Mỹ An Hưng B

10

20

Ớt

III

Vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ

548

1.333

 

1

Tam Nông

xã Phú Đức, xã Phú Hiệp

15

75

Thanh long ruột đỏ

2

Thanh Bình

Tổng

243

600

 

Tân Dinh Hội Quán, Ấp Tân Dinh, xã Tân Hòa

43

100

Xoài cát HL

Đất Ngọt Hội quán, Ấp Tân Thới, xã Tân Quới

50

150

xoài

Tân Mỹ Hội quán, Ấp 1, xã Tân Mỹ

50

100

xoài

Tình quê Hội quán, Ấp Bình Trung, xã Bình Thành

100

250

xoài

3

Huyện Cao Lãnh

Tổng

30

60

 

 

Ấp 3, ấp 4-xã Mỹ Long

15

30

Chanh không hạt

Ấp Mỹ Hưng Hoà, xã Mỹ Xương

5

10

xoài

TXT xoài chú Bảy Hiệp Ấp Tây Mỹ, xã Mỹ Hội

5

10

xoài

Ấp 2, xã Mỹ Hiệp

5

10

Ổi

4

Châu Thành

Tổng

65

140

 

HTX Nông sản an toàn An Hòa, xã An Nhơn

50

100

 

HTX Sầu riêng, xã Phú Hựu

10

30

 

ấp Tân Hòa, xã Tân Phú Trung

5

10

 

5

Lai Vung

Tổng

55

160

 

Tân Thành, Vĩnh Thới

50

150

Quýt Đường, Cam Soàn

Tiểu vùng 11, Ấp Long Hưng 2, xã Long Hậu

5

10

Quýt Hồng

6

TP Cao Lãnh

Tổng

140

298

 

xã Tịnh Thới

90

168

Xoài

xã Tân Thuận Tây

20

100

Xoài

ấp 1, xã Mỹ Ngãi

30

30

Xoài

IV

Sản xuất hoa kiểng hữu cơ

1

5

 

1

TP Sa Đéc

 

1

5

 

Cộng

I. Vùng sản xuất lúa hữu cơ

605

1.710

 

II. Vùng sản xuất rau- màu hữu cơ

140

250

 

III. Vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ

548

1.333

 

IV. Vùng sản xuất hoa kiểng hữu cơ

1

5

 

Tổng: I II III IV

1.294

3.298

 

V. Vùng thuỷ sản hữu cơ

75

365

 

Tổng cộng diện tích

1.369

3.663

 

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DIỆN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 12/07/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Stt

Đối tượng sản xuất hữu cơ

Giai đoạn 2022 - 2025 (ha)

Đến năm 2030 (ha)

Địa phương thực hiện

2022

2023

2024

2025

Tổng

 

 

1

Cây lúa

20

100

150

335

605

1.710

Các huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình và Cao Lãnh; các thành phố: Cao Lãnh và Hồng Ngự

2

Cây rau màu

10

20

40

70

140

250

Các huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tháp Mười và thành phố Cao Lãnh

3

Cây ăn trái

0

150

200

198

548

1.333

Các huyện: Tân Hồng, Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, Thanh Bình, Tháp Mười và thành phố Cao Lãnh

4

Hoa kiểng

0

1

0

0

1

5

Thành phố Sa Đéc

6

Thuỷ sản

6

10

20

39

75

365

Các huyện: Cao Lãnh, Hồng Ngự, Tháp Mười

Tổng cộng

36

281

410

642

1.369

3.663

 

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 12/07/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Stt

Tên mô hình

Quy mô

Sản phẩm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp thực hiện

Thời gian dự kiến thực hiện

I

Sản xuất trồng trọt hữu cơ (06 mô hình)

 

1

Xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ

02 mô hình, 10 - 20 ha/mô hình

Gạo hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND huyện Tam Nông, Tháp Mười

2022 - 2023

2

Xây dựng mô hình sản xuất ớt hữu cơ

01 mô hình, 1-2 ha/mô hình

Ớt hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND huyện Thanh Bình

2023 - 2024

3

Xây dựng mô hình sản xuất xoài hữu cơ

01 mô hình, 1 ha/mô hình

Xoài hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND thành phố Cao Lãnh

2023 - 2025

4

Xây dựng mô hình sản xuất nhãn hữu cơ

01 mô hình, 1 ha/mô hình

Nhãn hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND huyện Châu Thành

2023 - 2025

5

Xây dựng mô hình sản xuất cây có múi hữu cơ

01 mô hình, 1 - 2 ha/mô hình

Chanh không hạt, quýt Hồng hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND huyện Cao Lãnh, Lai Vung

2023 - 2025

II

Sản xuất thuỷ sản hữu cơ (03 mô hình)

 

1

Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh hữu cơ

01 MH, diện tích: 05 ha; mật độ 5 con/m2

Tôm hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND huyện Cao Lãnh

2022

2

Mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm hữu cơ

01 MH, diện tích: 01 ha; mật độ 5 con/m2

Cá sặc rằn thương phẩm hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND huyện Tháp Mười

2023

3

Mô hình nuôi ếch thương phẩm hữu cơ

01 MH, diện tích: 01 ha; mật độ 20 con/m2

Ếch hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND huyện Tháp Mười

2024

 

PHỤ LỤC 4

DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 12/07/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

ĐVT: đồng.

Stt

Nội dung

Phân kỳ kinh phí theo từng năm

Tổng cộng

2022

2023

2024

2025

1

Hội nghị triển khai thực hiện Kế hoạch Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025

25.000.000

 

 

 

25.000.000

2

Đào tạo, tập huấn

195.700.000

195.700.000

180.000.000

180.000.000

751.400.000

3

Xây dựng Mô hình (MH) hữu cơ

2.451.772.000

2.822.000.000

1.870.068.000

1.197.720.000

8.341.560.000

3.1

Lúa (02 thực hiện và duy trì trong 2 năm liên tục)

902.332.000

902.332.000

 

 

1.804.664.000

3.2

Ớt (01 MH thực hiện và duy trì trong 2 năm liên tục)

 

279.900.000

242.100.000

 

522.000.000

3.3

Xoài (01 MH thực hiện và duy trì trong 3 năm liên tục)

 

399.240.000

399.240.000

399.240.000

1.197.720.000

3.4

Nhãn (01 MH thực hiện và duy trì trong 3 năm liên tục)

 

399.240.000

399.240.000

399.240.000

1.197.720.000

3.5

Cây có múi (01 MH thực hiện và duy trì trong 3 năm liên tục)

 

399.240.000

399.240.000

399.240.000

1.197.720.000

3.6

Tôm càng xanh (01 MH)

1.549.440.000

 

 

 

1.549.440.000

3.7

Cá sặc rằn (01 MH)

 

442.048.000

 

 

442.048.000

3.8

Ếch (01 MH)

 

 

430.248.000

 

430.248.000

4

Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025

 

 

25.000.000

 

25.000.000

5

Hội nghị tổng kết thực hiện Kế hoạch Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025

 

 

 

30.000.000

30.000.000

Tổng kinh phí

2.672.472.000

3.017.700.000

2.075.068.000

1.407.720.000

9.172.960.000

 

PHỤ LỤC 5

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 12/07/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Stt

Đơn vị chủ trì

Nội dung thực hiện

1

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ; ban hành kế hoạch thực hiện từng năm.

- Chủ trì đề xuất và xây dựng các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung liên quan đến Kế hoạch.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

2

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương đánh giá, xác định vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ; quy định việc thực hiện các yêu cầu về sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, lồng ghép công tác bảo tồn với việc phát triển vùng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Tỉnh.

- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thúc đẩy tái sử dụng chất thải, phế phụ phẩm hữu cơ trở thành nguyên liệu sản xuất, hạn chế vứt bỏ, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

3

Sở Y tế

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh dược liệu hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định. Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương triển khai nội dung thanh tra, truy xuất nguồn gốc làm minh bạch sản phẩm hữu cơ.

- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phát triển các sản phẩm y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ nguyên dược liệu hữu cơ, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng dinh dưỡng cao và giá trị sinh học đặc thù đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

4

Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan góp ý xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ.

- Thẩm định kinh phí từ đề xuất phân khai vốn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán theo quy định hiện hành.

5

Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, mô hình điểm phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ trong các Chương trình khoa học và công nghệ.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức cá nhân đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, trong đó ưu tiên các sản phẩm nông sản hữu cơ.

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh.

6

Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp triển khai bồi dưỡng kiến thức về sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho học sinh tại các trường học phổ thông; từng bước đưa nông sản hữu cơ vào bếp ăn tập thể của các trường học trong Tỉnh.

- Triển khai đưa nông sản hữu cơ vào bếp ăn tập thể của các trường học.

7

Sở Công Thương

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán, hộ dân sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản hữu cơ đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc, tư vấn phát triển bao bì, nhãn hiệu, để nâng cao giá trị sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, thông qua các chính sách khuyến công, xúc tiến thương mại, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bao bì, nhãn hiệu, thương mại điện tử.

- Kết nối tiêu thụ những sản phẩm từ các mô hình nông nghiệp hữu cơ trong Tỉnh với các hệ thống phân phối như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, chuỗi sản phẩm cung ứng an toàn, cửa hàng nông sản an toàn, doanh nghiệp chế biến nông sản trong và ngoài Tỉnh.

8

Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư

Tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân Tỉnh các chính sách xúc tiến về thương mại sản phẩm hữu cơ; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm hữu cơ trên địa bàn Tỉnh, thực hiện công tác hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ trên địa bàn Tỉnh theo quy định của pháp luật.

9

Cục Quản lý thị trường Đồng Tháp

- Thực hiện quản lý thị trường đối với sản phẩm hữu cơ.

- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ lưu thông trên thị trường.

10

Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp

- Phối hợp triển khai, đào tạo về sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho sinh viên theo học tại trường.

- Xây dựng khung chương trình đào tạo chính quy cho sinh viên về môn học nông nghiệp hữu cơ.

11

Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển diện tích nông nghiệp hữu cơ cấp huyện, trên cơ sở kế hoạch của cấp tỉnh, đảm bảo mục tiêu đề ra ở từng giai đoạn.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2022 về phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 248/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 12/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Huỳnh Minh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản