Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 247/KH-UBND | Nghệ An, ngày 12 tháng 4 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 16/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
a) Tổ chức triển khai nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định của Hiến pháp năm 2013, các quy định pháp luật có liên quan và các nội dung của Kế hoạch quốc gia về triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (gọi tắt là Công ước CAT) tại Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2015; Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn tại Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2018; Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người chu kỳ III của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc tại Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2019 và Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam tại Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Xác định rõ nội dung công việc và lộ trình thực hiện trong việc tăng cường hiệu quả triển khai các quy định của Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn. Từ đó, góp phần nâng cao sự thụ hưởng của người dân đối với các quyền về sức khỏe, thân thể, đặc biệt là không bị tra tấn hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
c) Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban ngành, địa phương và tăng cường hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn, đảm bảo triển khai đúng tiến độ, hiệu quả toàn diện các kế hoạch thực hiện Công ước CAT của Việt Nam và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.
d) Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, đặc biệt là hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên Công ước và với các cơ quan của Liên hợp quốc trong việc tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.
2. Yêu cầu
a) Việc tổ chức, thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân quyền; phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Chương VIII của Luật Điều ước quốc tế năm 2016; bám sát các yêu cầu về chính trị, ngoại giao và nhiệm vụ phòng, chống tra tấn hoặc các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
b) Đối với các quy định của Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn có liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, khi thực hiện cần tính đến lộ trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
c) Việc tổ chức thực hiện Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở, ban ngành, địa phương,
d) Các sở, ban ngành, địa phương được giao nhiệm vụ phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể và tổ chức thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả, chất lượng.
đ) Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành, địa phương, có liên quan; kịp thời phản ánh, giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
1. Xây dựng, ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 16/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Tổ chức rà soát các quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng chống tra tấn và các hình thức đối xử trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người để tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp, góp phần từng bước hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường tính tương thích với các quy định của Công ước CAT, nhất là tổ chức nghiên cứu, góp ý về khả năng xây dựng định nghĩa về tra tấn theo Điều 1 Công ước và một tội danh riêng về tra tấn trong Bộ luật Hình sự; về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm tra tấn không phụ thuộc vào thời gian thực hiện tội phạm.
3. Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.
a) Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên môn của cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; tăng cường sử dụng, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong công tác công vụ.
b) Tiếp tục đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh; bảo quản, lưu trữ, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
c) Tiếp tục nâng cao hiệu quả thi hành các quy định về bảo đảm quyền, chế độ của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
d) Nâng cao hiệu quả và tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, đơn khiếu nại, đơn tố cáo liên quan đến tra tấn, nhất là tin báo, tố giác, đơn khiếu nại, đơn tố cáo các hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và các vụ việc được nêu tại Phiên trình bày và bảo vệ Báo cáo quốc gia định kỳ trước Ủy ban chống tra tấn và trong Bản khuyến nghị của Ủy ban chống tra tấn.
đ) Đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, công khai, theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi liên quan đến tra tấn, nhất là các hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
e) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, khảo sát, đánh giá việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác, đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến tra tấn, nhất là các hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; thi hành tạm giữ, tạm giam; điều tra, truy tố, xét xử; thi hành án hình sự, kịp thời phát hiện những sai sót, chấn chỉnh các vi phạm.
g) Nâng cao chất lượng hoạt động bồi thường, hỗ trợ cho nạn nhân của hành vi tra tấn, nhất là nạn nhân của các hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
h) Thống kê, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về chống tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; về các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn chuyên sâu về Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; về tình hình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến CAT (trong đó lưu ý đến việc phân loại theo giới tính, dân tộc, tôn giáo, phụ nữ, trẻ em).
i ) Nghiên cứu, đề xuất về xây dựng, thống kê, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm liên quan đến tra tấn; về bồi thường thiệt hại và hỗ trợ nạn nhân bị tra tấn (trong đó lưu ý đến việc phân loại theo giới tính, dân tộc, tôn giáo, phụ nữ, trẻ em).
4. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo về Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, về nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn
a) Sở Thông tin và truyền thông chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An và các cơ quan, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, chính quyền địa phương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến về Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, về nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT, trong đó ưu tiên tổ chức tuyên truyền, phổ biến chuyên sâu trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung này hoặc lồng ghép hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nội dung này trong các chương trình, hoạt động khác có liên quan.
b) Công an tỉnh tham gia nghiên cứu góp ý Bộ tài liệu giảng dạy, tập huấn về phòng, chống tra tấn cho sinh viên, học viên tại các cơ sở đào tạo về pháp lý, tư pháp, nhân quyền; cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, nhất là lực lượng làm công tác điều tra, truy tố, xét xử; thi hành tạm giữ, tạm giam; thi hành án hình sự; khám chữa bệnh trong các cơ sở giam giữ.
e) Tiếp tục tổ chức và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục, tập huấn về Công ước CAT, pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn và những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức và Nhân dân, bao gồm các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, tôn giáo, người dân sống ở khu vực miền núi, hải đảo; người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phạm nhân, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính bằng các ngôn ngữ dân tộc khác nhau.
g) Tăng cường thực hiện hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; truyền thông đối ngoại về nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT trên các phương tiện báo chí, truyền thông và trên không gian mạng.
h) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung của Kế hoạch này và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên phạm vi toàn quốc.
5. Mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn; tiếp tục rà soát, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tra tấn đã và đang triển khai.
6. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Chính phủ.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An được bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm của địa phương. Giao Công an tỉnh dự toán kinh phí thực hiện hàng năm theo quy định của pháp luật, giao Sở Tài Chính thẩm định, trình UBND phê duyệt dự toán kinh phí đảm bảo thực hiện theo từng năm.
1. Phân công nhiệm vụ
a) Công an tỉnh
- Công an tỉnh là cơ quan chủ trì hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch này, là đầu mối phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Công an tỉnh chủ trì tại kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trong từng năm; theo dõi tình hình, kết quả tham mưu UBND tỉnh đình kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả theo quy định. Đề xuất khen thưởng, động viên đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về quyền không bị tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phạm nhân người bị kết án tử hình người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào TGD, CSGDBB.
b) Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các đơn vị, địa phương rà soát các quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng chống tra tấn và các hình thức đổi xử trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người để tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp, góp phần từng bước thiện pháp luật nhằm tăng cường tính tương thích với các quy định của Công ước CAT
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh liên quan công tác phòng chống tra tấn và các hình thức đối xử trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
c) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
Nâng cao tính độc lập trong hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng và quyền được xét xử công bằng. Đồng thời, chủ động tham mưu các giải pháp giảm tỷ lệ án sơ thẩm phải sửa, hủy án đối với các vụ án hình sự; hạn chế tối đa tỷ lệ xét xử oan, sai trong hoạt động tố tụng.
c) Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
Tăng cường số lượng, đẩy mạnh chất lượng, đa dạng hóa các cơ sở hỗ trợ nạn nhân do tội phạm liên quan đến tra tấn; nghiên cứu khả năng sử dụng cơ sở hỗ trợ nạn nhân của hành vi mua bán người, bạo lực gia đình, bạo lực giới để hỗ trợ cho các nạn nhân của hành vi tra tấn.
d) Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh thẩm định, trình UBND phê duyệt dự toán kinh phí đảm bảo thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
đ) Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về việc triển khai thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 16/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tra tấn và về những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT.
e) UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở về Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, về nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT - Chỉ đạo Công an cấp huyện và các ngành liên quan xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, các mô hình về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án. Đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như: phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, tôn giáo, người dân sống ở khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa.
- Vận động các đoàn thể, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 16/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh tại địa phương.
g) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể (Hội Luật gia tỉnh Nghệ An, Đoàn Luật sư Nghệ An, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu chiến binh...) tạo điều kiện thuận lợi, thông qua hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ để phối hợp với Công an tỉnh trong triển khai thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 16/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
1. Công an tỉnh là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch này; định kỳ hàng năm tham mưu UBND tỉnh xây dựng các kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp; tổng hợp kết quả, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính Phủ theo đúng quy định.
2. Các sở, ban, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai có hiệu quả các nội dung trong kế hoạch; nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để hướng dẫn, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 91/KH-UBND thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn" năm 2023 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2023 về tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Kế hoạch 4281/KH-UBND năm 2023 về tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Hiến pháp 2013
- 2Quyết định 364/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Bộ luật hình sự 2015
- 6Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 7Luật điều ước quốc tế 2016
- 8Quyết định 65/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1975/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1079/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Kế hoạch 91/KH-UBND thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn" năm 2023 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 13Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2023 về tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 14Kế hoạch 4281/KH-UBND năm 2023 về tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Kế hoạch 247/KH-UBND năm 2023 tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 247/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 12/04/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Lê Hồng Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra