Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2403/KH-UBND

Kon Tum, ngày 23 tháng 10 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ VÀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG CÔNG-TEN-NƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Chỉ thị số 16/CT-BGTVT ngày 28/8/2013 về việc chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm và tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. UBND tỉnh Kon Tum xây dựng kế hoạch kiểm tra điều kiện kinh doanh của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích: Nhằm kiểm soát chặt chẽ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của các đơn vị vận tải trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý các tồn tại trong hoạt động kinh doanh vận tải; từng bước nâng cao chất lượng vận tải và thực hiện các giải pháp đồng bộ để hạn chế, đẩy lùi tai nạn giao thông.

2. Yêu cầu:

- Kiểm tra toàn diện đối với các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm, đặc biệt là buông lỏng quản lý hoạt động của phương tiện và người lái xe, đơn vị không đảm bảo các điều kiện hoạt động kinh doanh, điều kiện phòng cháy chữa cháy, hoạt động kinh doanh không có giấy phép, không có bộ phận quản lý, theo dõi an toàn giao thông hoặc có nhưng không hoạt động, không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm, không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, khoán trắng cho lái xe…

- Kết quả kiểm tra, xử lý phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

II. Nội dung:

1. Nội dung kiểm tra:

1.1. Điều kiện pháp lý để hoạt động kinh doanh:

- Đăng ký ngành nghề kinh doanh, Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chấp thuận khai thác tuyến của cơ quan quản lý tuyến.

- Điều kiện của người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 5, Điều 11 của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ).

1.2. Nơi đỗ xe theo quy định tại Khoản 6, Điều 11 của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô:

- Hợp đồng thuê điểm đỗ hoặc chứng nhận diện tích nơi đỗ xe thuộc quyền sở hữu của đơn vị;

- Việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường tại nơi đỗ xe.

- Trung tâm điều hành, giấy phép hoặc hợp đồng sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện để điều hành phục vụ hoạt động taxi.

1.3. Thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ, điểm 4, Điều 1 của Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 93/2012/NĐ-CP của Chính phủ) và các quy định hiện hành của nhà nước có liên quan:

- Lắp đặt thiết bị;

- Tình trạng hoạt động và yêu cầu kỹ thuật của thiết bị;

- Việc lưu trữ, trích xuất các dữ liệu theo yêu cầu kiểm tra, quản lý.

1.4. Phương tiện và quản lý phương tiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11, khoản 2 Điều 13 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ:

- Hợp đồng của xe thuê tài chính hoặc hợp đồng thuê xe của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản.

- Đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, niên hạn sử dụng, phương tiện;

- Bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện; hồ sơ theo dõi tình trạng kỹ thuật của phương tiện; địa điểm, hồ sơ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện.

1.5. Quản lý lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định tại Điều 65 của Luật giao thông đường bộ; khoản 4 Điều 11 của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 93/2012/NĐ-CP Chính phủ và Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải:

- Số lượng lái xe; nhân viên phục vụ trên xe; người lao động làm việc tại doanh nghiệp;

- Số lái xe, người lao động thuộc diện phải ký kết hợp đồng, cụ thể như sau:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

+ Hợp đồng lao động mùa vụ dưới 03 tháng;

+ Số người chưa được ký hợp đồng lao động (nêu rõ lý do).

- Thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH):

+ Số người thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; trong đó, số người đã tham gia và số người chưa tham gia;

+ Thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động;

+ Số sổ BHXH đã được cấp, số sổ BHXH chưa được cấp (nêu rõ lý do);

+ Số sổ BHXH đã trả và chưa trả cho người lao động khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp (nêu rõ lý do);

+ Việc trích nộp quỹ Bảo hiểm thất nghiệp từ 01/01/2012 đến nay.

- Giấy phép lái xe, thời gian làm việc của lái xe.

- Tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông đối với lái xe taxi, lái xe buýt và nhân dân phục vụ trên xe.

- Kiểm tra, giám sát lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải.

1.6. Thực hiện Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải về trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã.

1.7. Về phương án kinh doanh, chất lượng dịch vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 7 Điều 11 của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải (phương án kinh doanh và duy trì phương án kinh doanh; đăng ký, niêm yết chất lượng dịch vụ và duy trì chất lượng dịch vụ).

1.8. Công tác theo dõi an toàn giao thông theo quy định tại khoản 7 Điều 11, khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP của Chính phủ:

- Bộ phận theo dõi về an toàn giao thông; văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi về an toàn giao thông;

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi về an toàn giao thông; hồ sơ theo dõi về an toàn giao thông.

1.9. Kê khai, niêm yết giá cước và thực thu giá cước theo quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/8/2010 của Bộ Tài chính – Bộ Giao thông vận tải.

2. Thời gian kiểm tra:

2.1. Đối với các đơn vị chưa được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải (các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ): Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo thời gian kiểm tra cho các đơn vị kinh doanh vận tải và tổ chức kiểm tra, xử lý trong tháng 11/2013.

2.2. Lịch kiểm tra tại các đơn vị vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải:

STT

TÊN ĐƠN VỊ

THỜI GIAN

GHI CHÚ

1

Công ty TNHH Minh Quốc

10/11/2013

Chiều

2

Công ty TNHH Việt Tân

11/11/2013

Sáng

3

Công ty TNHH MTV Mai Linh Kon Tum

11/11/2013

Chiều

4

Công ty TNHH MTV Hùng Nhân

12/11/2013

Sáng

5

Công ty TNHH MTV Toàn Thịnh

12/11/2013

Chiều

6

Công ty TNHH Quang Hùng

13/11/2013

Sáng

7

Hợp tác xã Vận tải Đồng Tiến

14/11/2013

Sáng

8

Công ty TNHH MTV Đức Thành

14/11/2013

Chiều

9

Doanh nghiệp tư nhân Lộc Hoa

14/11/2013

Chiều

10

CN Công ty TNHH Thái Hòa

15/11/2013

Sáng

11

Hợp tác xã Vận tải cơ giới Tiền Phong

15/11/2013

Chiều

12

Hợp tác xã Vận tải cơ giới hàng hóa và hành khách Tây Nguyên

16/11/2013

Sáng

13

Doanh nghiệp tư nhân vận tải thương mại Tuấn Nguyên

16/11/2013

Chiều

14

Công ty TNHH MTV Đăng Tuấn Nguyên

16/11/2013

Chiều

15

Hợp tác xã vận tải dịch vụ ĐăkGlei

17/11/2013

Sáng

16

Hợp tác xã vận tải Bình Minh

17/11/2013

Chiều

17

Hợp tác xã Thành Công

17/11/2013

Chiều

III. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Sở Giao thông vận tải:

- Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra trước ngày 30/10/2013;

- Chủ trì Đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải của các đơn vị vận tải hành khách bằng xe ô tô và các đơn vị vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ trên địa bàn tỉnh.

- Báo cáo kết quả kiểm tra về UBND tỉnh để biết, chỉ đạo.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh:

Lập danh sách cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành gửi về Sở Giao thông vận tải trước ngày 25/10/2013, các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của đơn vị trong thời gian kiểm tra.

Trên đây là kế hoạch của UBND tỉnh về Kiểm tra điều kiện kinh doanh của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ trên địa bàn tỉnh; đề nghị các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 2291/KH-UBND ngày 14/10/2013 của UBND tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Các Sở: Giao thông vận tải, Y tế, Lao động, Thương binh - Xã hội;
- Công an tỉnh;
- Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Các Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đóng chân trên địa bàn tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTN7

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Hải

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2403/KH-UBND năm 2013 kiểm tra điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 2403/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/10/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Hữu Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/10/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản