Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/CT-BGTVT | Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2013 |
Thực hiện Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và chở quá số khách cho phép, Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai hàng loạt các giải pháp, trong đó đã chỉ đạo và trực tiếp tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại 21 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua thanh tra, kiểm tra cho thấy, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của nhiều địa phương còn chưa được coi trọng, có nơi còn buông lỏng, thiếu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên; còn nhiều đơn vị kinh doanh vận tải không bảo đảm điều kiện kinh doanh, chưa quan tâm đến công tác quản lý an toàn giao thông.
Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về vận tải bằng xe ô tô đến mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm các thông tin dễ tiếp thu, phù hợp với từng đối tượng. Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tiến hành biên dịch các quy định liên quan ra tiếng dân tộc để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến đối với người dân tộc thiểu số ở địa phương.
b) Tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời tham mưu trình Bộ trưởng xem xét, giải quyết, trường hợp chậm trễ trong việc tham mưu, buông lỏng trong công tác quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải chịu trách nhiệm.
c) Tăng cường công tác thanh tra hoạt động vận tải; tăng cường hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải trong công tác quản lý nhà nước về vận tải; các đơn vị kinh doanh vận tải trong việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.
d) Chỉ đạo các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
a) Lập các chiến dịch kiểm định kỹ thuật đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao như: xe chở hành khách có thời gian sử dụng trên 10 năm; xe chở công - ten - nơ; xe đầu kéo sơ mi rơ moóc;
b) Triển khai ngay việc thực hiện kiểm định thiết bị giám sát hành trình gắn của xe gắn trên phương tiện;
c) Chỉ đạo đơn vị đăng kiểm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra các Sở GTVT để tiến hành thanh tra đột xuất các đơn vị kinh doanh vận tải có nhiều phương tiện chất lượng thấp.
a) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Kế hoạch thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của địa phương, cụ thể:
- Mở đợt tuyên truyền sâu rộng các quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bằng nhiều hình thức đến các đối tượng để thực hiện, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các hợp tác xã vận tải, tránh việc truyên truyền hình thức, không phù hợp với đối tượng tiếp nhận thông tin, trong đó, yêu cầu các doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ lái xe trong việc chấp hành pháp luật về vận tải, an toàn giao thông, đặc biệt là việc chấp hành quy định về tốc độ, hành trình, thời gian lái xe.
- Kiểm soát chặt chẽ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thẩm định kỹ các điều kiện trước khi cấp giấy phép kinh doanh vận tải, đặc biệt là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ, trong đó đặc biệt lưu ý các đơn vị kinh doanh vận tải là các hợp tác xã. Trường hợp để đơn vị kinh doanh vận tải không bảo đảm điều kiện hoạt động, Giám đốc Sở Giao thông vận tải phải chịu trách nhiệm.
- Tổ chức Đoàn liên ngành do Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với ngành Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế của tỉnh, thành phố tiến hành thanh tra toàn diện đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm, đặc biệt là buông lỏng quản lý hoạt động của phương tiện và người lái xe; đơn vị không bảo đảm điều kiện kinh doanh; hoạt động kinh doanh vận tải không có giấy phép; không có bộ phận quản lý, theo dõi an toàn giao thông hoặc có nhưng không hoạt động; không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm, không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, khoán trắng cho lái xe... Kết quả thanh tra, xử lý phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và Trung ương.
Kế hoạch kiểm tra của Đoàn liên ngành phải được xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước 15 tháng 9 năm 2013.
b) Có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh vận tải đến các đối tượng quản lý, trong đó cần đặc biệt chú ý đến những quy định liên quan đến an toàn giao thông; yêu cầu các doanh nghiệp phải có kế hoạch và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lái xe, nếu phát hiện lái xe sử dụng chất ma túy, doanh nghiệp phải loại ra khỏi đơn vị ngay;
c) Có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của bến xe theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các bến xe có nhiều tuyến liên tỉnh, có lưu lượng xe khách đông; những bến xe có tuyến xe chạy về bến xe Mỹ Đình thành phố Hà Nội;
d) Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến các thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đã được phát hiện qua kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2013; thay thế, chuyển đổi ngay vị trí công tác đối với Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải phụ trách về vận tải thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi can thiệp, dung túng cho những đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30 tháng 9 năm 2013.
a) Vụ Tổ chức cán bộ: theo dõi, tham mưu chỉ đạo để Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Vụ tham mưu thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao; xử lý nghiêm đối với các cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong công tác tham mưu quản lý vận tải; phối hợp với Thanh tra Bộ tăng cường thanh tra công vụ theo quy định;
b) Vụ Vận tải: theo dõi, tiếp nhận thông tin, kịp thời tham mưu Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải, đặc biệt là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
c) Vụ An toàn giao thông: chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ rà soát, tham mưu bổ sung đầy đủ các hành vi và hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, không để tình trạng phát hiện hành vi vi phạm mà cơ quan nhà nước không có chế tài xử lý.
d) Vụ khoa học Công nghệ: theo dõi, tiếp nhận và tổng hợp thông tin phản ảnh, kiến nghị về những vướng mắc trong việc thực hiện Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô số 31:2011/BGTVT ngày 08 tháng 3 năm 2011 để tham mưu, xử lý kịp thời.
a) Tham mưu trình Bộ trưởng kế hoạch tiếp tục tiến hành kiểm tra tại 42 tỉnh, thành phố trong việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm Trưởng đoàn;
b) Hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ đối với thanh tra ngành Giao thông vận tải thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về vận tải;
c) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Chỉ thị này.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 29/2003/CT-TTg về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 3524/CT-BNN-TC năm 2007 về chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý tài chính nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, Tổ chức quốc tế và Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2010 chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Công văn 10788/BGTVT-VT năm 2013 hướng dẫn triển khai nội dung tại Thông tư 18/2013/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 4106/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Đề án "Đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Công văn 3639/BGTVT-TTr năm 2017 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô, xử lý vi phạm về "xe dù, bến cóc" do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Công văn 3118/BGTVT-TTr năm 2024 tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Chỉ thị 29/2003/CT-TTg về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 3524/CT-BNN-TC năm 2007 về chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý tài chính nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, Tổ chức quốc tế và Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2010 chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Công điện 95/CĐ-TTg về chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và chở quá số khách cho phép do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 18/2013/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Công văn 10788/BGTVT-VT năm 2013 hướng dẫn triển khai nội dung tại Thông tư 18/2013/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Quyết định 4106/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Đề án "Đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Công văn 3639/BGTVT-TTr năm 2017 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô, xử lý vi phạm về "xe dù, bến cóc" do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Công văn 3118/BGTVT-TTr năm 2024 tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chỉ thị 16/CT-BGTVT năm 2013 chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm và tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 16/CT-BGTVT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 28/08/2013
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra