Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 233/KH-UBND | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Thực hiện Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 3565/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành chỉ tiêu và danh mục các nhiệm vụ, đề án, dự án giai đoạn II (2016 - 2020), Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020” như sau:
1. Mục đích
Tiếp tục nâng cao nhận thức về pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống thanh thiếu niên; ý thức chấp hành pháp luật, hành động, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc giáo dục thanh thiếu niên chấp hành pháp luật; Phối hợp tích cực với Đoàn, Đội, Hội trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Phấn đấu 100% thanh thiếu niên trong các trường học được phổ biến chính sách pháp luật trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, công việc học tập phù hợp với lứa tuổi của các em như Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giao thông đường bộ, Luật thanh niên, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật bảo vệ môi trường, Bộ luật Hình sự, Luật phòng chống ma túy...; cán bộ đoàn được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
- Phấn đấu 80% thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiểu biết, hạn chế tái vi phạm pháp luật và tạo điều kiện hòa nhập tốt với cộng đồng; thanh thiếu niên tự do, sinh sống tại địa bàn cư trú được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ, đời sống và công việc của từng đối tượng.
- Giảm 15% trở lên số người vi phạm pháp luật là thanh thiếu niên, số vụ vi phạm pháp luật có thanh thiếu niên tham gia.
- Tăng cường lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các phong trào, hoạt động Đoàn, Hội; đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên, đảm bảo thiết thực, đi vào chiều sâu, xuất phát từ nhu cầu thực sự của thanh thiếu niên và gắn với vấn đề dư luận xã hội quan tâm, phù hợp với tâm lý và lứa tuổi thanh thiếu niên
- Chú trọng tuyên truyền, giới thiệu pháp luật cho thanh thiếu niên tự do, lao động tại địa bàn cư trú.
- Các hoạt động đề ra phải sát với nội dung của Đề án và yêu cầu thực tiễn; được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng tiến độ, khoa học, khả thi, tận dụng các nguồn lực hiện có; các biện pháp thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, trùng lắp; kết hợp với các dự án, chương trình khác đã và đang được triển khai trên địa bàn thành phố, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
- Thực hiện tốt chính sách xã hội hóa, huy động các nguồn lực, đóng góp của xã hội và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Đối tượng:
- Thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú.
- Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.
- Thanh niên là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong hệ thống Đoàn thanh niên Thành phố.
- Thanh thiếu niên trong trường học (học sinh, sinh viên).
- Đoàn viên, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức trong các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của Thành phố.
- Cán bộ Đoàn.
2. Nội dung:
- Triển khai các hoạt động phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến thanh niên cho thanh thiếu niên như (Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật hôn nhân, gia đình, Luật lao động, Luật phòng chống ma túy, Luật phòng, chống HIV/AIDS, Luật Bảo vệ môi trường....).
- Biên soạn tài liệu pháp luật dành cho thanh thiếu niên và tài liệu về kỹ năng nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên dành cho lực lượng cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Xây dựng mô hình Câu lạc bộ “Thanh niên với pháp luật”
- Chỉ đạo điểm một số đơn vị trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên (quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn).
- Tuyên truyền, phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng: Xây dựng phóng sự, chuyên mục, tin, bài viết phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên Báo, Đài phát thanh và truyền hình, Sóng phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, Trang thông tin điện tử...
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho thanh thiếu niên;
- Tổ chức giới thiệu, nói chuyện chuyên đề pháp luật;
- Phát hành tài liệu sách hỏi - đáp, tờ gấp pháp luật cho thanh thiếu niên thuộc đối tượng của Đề án.
- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho thanh thiếu niên, sinh hoạt câu lạc bộ “Thanh niên với pháp luật” ...
III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Năm 2017:
- Triển khai Kế hoạch của thành phố đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã trên toàn Thành phố.
- Chỉ đạo điểm một số đơn vị trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên (quận, huyện, thị xã; phường, xã, thị trấn).
- Xây dựng chuyên mục viết, tin, bài phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên các Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, sóng phát thanh và truyền hình Hà Nội, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, Trang thông tin điện tử...
- Tổ chức các hội nghị tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên là phạm nhân.
- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Bộ luật dân sự thu hút nhiều thanh thiếu niên tham gia.
- Tiếp tục chỉ đạo điểm xây dựng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp cho các đối tượng thanh thiếu niên.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Tổ chức cuộc thi sân khấu hóa tìm hiểu pháp luật cho học viên các Trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội trên địa bàn thành phố
- Xây dựng mô hình câu lạc bộ “Pháp luật với thanh niên”.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên là công nhân lao động
- Tổ chức hội nghị, tập huấn, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên cho cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố
- Xây dựng và tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cho thanh niên.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật thu hút nhiều thanh thiếu niên tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau: thi viết, sân khấu hóa, thi trên mạng....
- Biên soạn, in, phát hành tài liệu (sách, tờ gấp) pháp luật, sổ tay pháp luật.
- Xây dựng phóng sự, chuyên mục, tin, bài viết phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình, Sóng phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, Trang thông tin điện tử...
3. Năm 2020
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Nhân rộng mô hình câu lạc bộ “Pháp luật với thanh niên”, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho thanh thiếu niên ...
- Tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức pháp luật cho cán bộ Đoàn các cấp.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật thu hút nhiều thanh thiếu niên tham gia.
- Biên soạn, in, phát hành tài liệu (sách, tờ gấp) pháp luật, sổ tay pháp luật
- Xây dựng phóng sự, chuyên mục, tin, bài viết phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình, Sóng phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, Trang thông tin điện tử...
- Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án.
IV. KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Nguồn kinh phí triển khai thực hiện do ngân sách Thành phố cấp hàng năm.
Sở Tư pháp Hà Nội phối hợp với Sở Tài chính Hà Nội dự toán kinh phí hàng năm trình UBND Thành phố phê duyệt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực triển khai Kế hoạch.
- Trên cơ sở các nhiệm vụ của Đề án đã nêu ở mục II hàng năm ban hành Kế hoạch cụ thể triển khai có chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ Kế hoạch đề ra, kiến nghị khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND Thành phố và Bộ Tư pháp.
- Tham mưu giúp UBND Thành phố ban hành văn bản triển khai về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Theo dõi, đề xuất biểu dương khen thưởng đơn vị làm tốt, cá nhân tiêu biểu trong triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thanh thiếu niên trong các trường học thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo viên môn pháp luật trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc.
- Kết hợp triển khai với thực hiện Đề án: “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường”.
- Tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan cho các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trong các trại giam, trường giáo dưỡng, và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú.
- Phối hợp với Sở Tư pháp tiếp tục triển khai chương trình phối hợp giữa UBND Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an ninh, trật tự cho sinh viên các trường Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong các cơ sở dạy nghề thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố; thanh niên là công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; đoàn viên, thanh niên tại các doanh nghiệp thuộc Thành phố quản lý.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng, thực hiện phóng sự, chương trình, chuyên mục tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên kênh phát thanh, truyền hình.
6. Sở Nội vụ.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở, ban, ngành, đơn vị của Thành phố.
7. Sở Tài chính Hà Nội
Đảm bảo ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Căn cứ Kế hoạch của thành phố, hàng năm xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương mình; chú trọng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả cao trong thanh thiếu niên ở địa phương; quan tâm và có giải pháp tích cực phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên lao động, tự do sinh sống trên địa bàn cư trú và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.
9. Đề nghị các tổ chức đoàn thể Thành phố.
a) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố.
- Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong hệ thống Đoàn thanh niên Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ Đoàn.
- Xây dựng câu lạc bộ pháp luật cho thanh niên.
b) Hội Nông dân Thành phố.
Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên là nông dân các các quận, huyện, thị xã bằng các hình thức thích hợp.
c) Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố
Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố phổ biến, giáo dục pháp luật cho nữ thanh niên các các quận, huyện, thị xã bằng các hình thức thích hợp.
Căn cứ Kế hoạch này, hàng năm Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Đề án xây dựng Kế hoạch cụ thể và đôn đốc các Sở, ban, ngành đoàn thể hữu quan thực hiện các nội dung của Đề án, đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 75/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015” trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong năm 2015
- 2Kế hoạch 141/KH-UBND thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2014
- 3Kế hoạch 1033/KH-UBND năm 2016 tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 5Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2016 nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Quyết định 377/QĐ-UBND về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 259/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 8Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Luật Thanh niên 2005
- 2Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 3Bộ Luật Hình sự 1999
- 4Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 5Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 6Luật giao thông đường bộ 2008
- 7Quyết định 2474/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Bộ Luật lao động 2012
- 9Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 10Hiến pháp 2013
- 11Luật bảo vệ môi trường 2014
- 12Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 13Kế hoạch 75/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015” trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong năm 2015
- 14Luật ngân sách nhà nước 2015
- 15Bộ luật dân sự 2015
- 16Kế hoạch 141/KH-UBND thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2014
- 17Kế hoạch 1033/KH-UBND năm 2016 tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 18Quyết định 3565/QĐ-UBND năm 2016 về chỉ tiêu và danh mục nhiệm vụ, đề án, dự án giai đoạn II (2016-2020) Chương trình Phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011-2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 19Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 20Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2016 nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 21Quyết định 377/QĐ-UBND về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 22Quyết định 259/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 23Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 24Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 233/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/12/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra